Media đưa tin Thái lan bảo hộ ngành đường dày đặc !!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 10/12/2020.

8119 người đang online, trong đó có 1262 thành viên. 14:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10268 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Cách Brazil, Úc… bảo vệ ngành mía đường nước nhà

    [​IMG]

    Điều tra và sớm áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại sẽ bảo vệ ngành đường nước nhà và sinh kế cho 350.000 nông dân, 15.000 lao động

    Có nhiều lý do các quốc gia phải áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp cho ngành đường.

    Lợi ích trước mắt là tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng; bảo vệ sinh kế cho lao động; ổn định tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Song tầm vĩ mô hơn là bảo vệ an ninh lương thực quốc gia, tránh phụ thuộc vào nước khác.

    Vụ kiện Brazil - Thái Lan

    Năm 2016, Brazil đã kiện Thái Lan trợ giá mía cho nông dân trong nước, làm dư thừa sản lượng và kéo giá đường thế giới giảm xuống, đẩy thị phần Thái Lan tăng lên.

    Từ 2011 đến 2014, giá đường thế giới giảm tới 40%. Ngược lại, xuất khẩu đường Thái Lan tăng 70%. Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, mặc dù sản xuất đường của nước này kém hiệu quả so với các nhà sản xuất lớn (thời tiết khô hạn, chất lượng mía kém, quy mô đồng mía nhỏ, thiếu cơ giới hóa...).

    Vậy làm thế nào Thái Lan có thể tăng sản lượng, trong khi giá đường thế giới giảm đáy? Câu trả lời là sự can thiệp của Chính phủ Thái Lan, trợ cấp ngành đường nội địa suốt nhiều thập kỷ, mở rộng sản xuất và xuất khẩu đường, bất kể nhu cầu và giá cả thị trường thế giới.

    Thái Lan hỗ trợ ngành mía đường ít nhất 1,3 tỉ USD/năm, gồm 775 triệu USD trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua hệ thống tổng hợp giá và 500-525 triệu USD cho các khoản thanh toán trực tiếp khi giá đường thế giới giảm. Ngoài ra, các nhà máy đường và nông dân trồng mía còn hưởng lợi đáng kể từ các khoản vay ưu đãi và trợ cấp đầu vào (vật tư, phân bón...).

    Các chính sách này tạo điều kiện cho đường Thái Lan có thể bán phá giá khắp khu vực và toàn cầu. Trong khi đó, Chính phủ lại cố định giá đường cao trong nước, áp dụng chính sách CPP (customer pay producer), siết chặt hạn ngạch nhập khẩu.

    Đứng trước đơn kiện, Thái Lan buộc phải đưa ra một số thay đổi tạm thời để xoa dịu căng thẳng. Chính phủ đã thả nổi giá đường, bãi bỏ hạn ngạch và chỉ định lượng dự trữ đủ tiêu thụ trong nước. Đồng thời, huy động Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao, người trồng mía và nhà máy đường đàm phán với Brazil.

    Trước cam kết nghiêm túc của Thái Lan trong việc giải quyết vấn đề và tuân thủ quy định của WTO, tháng 3-2018, Brazil đã tạm hoãn vụ kiện và sẽ đợi cho đến khi Thái Lan hoàn thiện tái cơ cấu ngành mía đường, sửa đổi đạo luật mía đường.

    Vụ kiện Úc, Brazil, Guatemala - Ấn Độ

    Đầu 2019, Ấn Độ - nhà sản xuất đường thứ hai thế giới - đối mặt với cuộc điều tra của WTO về chính sách trợ giá và trợ cấp xuất khẩu. Khởi kiện Ấn Độ không chỉ có một, mà tới ba nước.

    Úc, Brazil và Guatemala liên kết đệ đơn lên cấp cao nhất, cáo buộc Ấn Độ gây "dư thừa" và "giảm giá" đường toàn cầu xuống dưới cả giá sản xuất. Ngành đường trị giá 1,35 tỉ USD ở Úc hiện tạo ra 40.000 việc làm, song lại bị đường Ấn Độ thay thế ở nhiều thị trường xuất khẩu lâu đời.

    Trước đó, Úc đã yêu cầu tham vấn với Ấn Độ và dẫn chứng chính sách của Ấn Độ không phù hợp với các điều 3.2, 3.3, 6.3, 7.2 (b), 8, 9.1, 10, 18.2 và 18.3 của hiệp định nông nghiệp; điều 3 và 25 của hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng; và điều XVI của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994.

    Ấn Độ đã không có hành động cụ thể đáp lại và tiếp tục khoản trợ cấp. Đến tháng 10-2019, WTO đồng ý với yêu cầu ba nước thành lập hội đồng tranh chấp gồm 15 nước với tư cách bên thứ ba, điều tra và phán quyết về việc trợ cấp của Ấn Độ có vi phạm quy tắc thương mại toàn cầu không.

    Do tính chất phức tạp của vụ kiện, WTO vẫn đang gấp rút điều tra và sẽ đưa ra phán quyết trước quý 2-2021.

    Úc, Brazil, Ấn Độ đều có mối quan hệ bền chặt, song hệ thống thương mại có giá trị quan trọng hơn cả đối tác thân thiết. WTO trở thành nhóm tổ chức giải quyết tranh chấp quốc tế tích cực nhất thế giới, với hơn 350 phán quyết về 500 vụ tranh chấp kể từ 1995.

    Vụ điều tra Việt Nam - Thái Lan

    Kể từ 1-1-2020, Việt Nam đã tuân thủ ATIGA bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Song ngành đường nước nhà lại đang chịu cú đấm kép từ cả đường lậu lẫn đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan.

    Đường Thái Lan có dấu hiệu phá giá sau khi nhận trợ cấp lớn từ chính phủ. Hiện nước này đang xuất khẩu đường sang Việt Nam với giá bình quân (334 USD/tấn) thấp hơn cả giá mua mía (410 USD/tấn) và giá bán hiện hành ở nội địa Thái Lan (755 USD/tấn).

    Việt Nam đang điều tra thu thập chứng cứ bước đầu bảo vệ ngành đường nước nhà. Trên lộ trình dài hơi này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Úc hay Brazil.

    Sau điều tra, Bộ Công thương sẽ xem xét áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, có thể đệ đơn lên tổ chức cấp cao yêu cầu Thái Lan thực hiện 2 thay đổi quan trọng: cần bỏ trợ cấp ngành đường và định giá đường cao hơn giá mía.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Nguyên nhân lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm vì sự lo ngại bị áp thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan có thể được áp dụng vào đầu năm 2021.

    Báo cáo sản xuất mía đường nửa đầu tháng 12 của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết theo thông tin từ tổ chức ISO, chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng bắt đầu dao động theo xu hướng giảm khi các khu vực sản xuất đường chính như vùng trung nam Bazil và Ấn Độ đều có thông tin về sản lượng tăng.

    Cùng với việc hầu như chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục trợ cấp đường xuất khẩu ra thị trường thế giới năm thứ ba liên tiếp đã dẫn đến việc các quỹ đầu cơ bắt đầu bán ra để chốt lời thay vì tiếp tục mua khống như trong tháng 11.

    [​IMG]
    Giá đường thô và đường trăng trong nửa đầu tháng 12. (Nguồn: ISO)

    Tại thị trường Việt Nam, đến ngày 15/12 đã có 3 nhà máy của ngành đường đường Việt Nam vào vụ ép 2020-2021 là Nhà máy đường Phụng Hiệp thuộc công ty mía đường Cần Thơ, Nhà máy đường Cao Bằng và nhà máy đường Sơn La với tổng lượng mía 113.412 tấn sản xuất được 8.949 tấn đường.

    Mặc dù đã bắt đầu vụ ép mới nhưng đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm nhập chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường.

    Theo VSSA giá thị trường vào đầu tháng bắt đầu nhích lên khi lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm vì sự lo ngại bị áp thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan có thể được áp dụng vào đầu năm 2021.

    Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:

    [​IMG]
    Diễn biến giá đường trong nước nửa đầu tháng 12. (Nguồn: VSSA)

    Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu như nhập khẩu chính ngạch hoặc nhập lậu qua biên giới tiếp tục hiện diện, cộng với đường sản xuất từ mía trong nước bắt đầu xuất hiện do vụ ép đã bắt đầu.

    Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường và giá đường trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực ép giá kìm giá từ khối đường nhập khẩu.

    Vụ mía 2020-2021 của ngành đường Việt Nam đã bắt đầu cộng với lượng đường nhập khẩu kỷ lục trong tháng 10 và 11 và đường nhập lậu đang gia tăng sự hiện diện. Như vậy các nguồn cung vẫn dồi dào, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 12/2020 và các tháng tới tại thị trường trong nước.

    "Giá đường trong nước sẽ phụ thuộc vào diễn biến áp dụng thuế chống bán phá giá và và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan trong thời gian sắp đến và khả năng kiểm soát đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu", VSSA dự báo.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Quảng Trị: Liên tiếp bắt giữ nhiều vụ đường kính nhập lậu
    CHỐNG HÀNG GIẢ 31/12/2020 09:58

    Từ 05/12/2020 đến nay, các Đội QLTT Quảng Trị đã bắt giữ 13.650 kg đường kính nhập lậu, xử phạt và tịch thu hàng với số tiền gần 190 triệu đồng.
    Quảng Trị: Thu giữ 2,4 tấn đường kính nhập lậuBình Phước: Ngăn chặn gần 1,2 tấn trái cây nhập lậuLong An: Bắt giữ xe mô tô vận chuyển 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
    Vào những tháng giáp Tết nguyên đán, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả từ biên giới Việt Lào qua tuyến đường Quốc lộ 9 về nội địa ngày càng gia tăng và phức tạp. Hàng hóa được gia cố, xé nhỏ, cất giấu trên các phương tiện vận chuyển nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng; hàng nhập lậu chủ yếu là: thuốc lá điếu nhập lậu, rượu, bia, nước giải khát, mỹ phẩm, đường kính, đồ điện tử, gạo nếp....

    [​IMG]
    QLTT Quảng Trị liên tiếp bắt giữ nhiều vụ đường kính nhập lậu
    Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các Đội nắm tình hình địa bàn, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát bắt giữ nhiều vụ buôn lậu có giá trị lớn.

    Từ 05/12/2020 đến nay, các Đội QLTT đã bắt giữ và xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng gồm các mặt hàng nhập lậu như đường kính, thuốc lá, bia, mỹ phẩm, giày dép, bánh kẹo... Trong đó đã bắt giữ 13.650 kg đường kính nhập lậu, xử phạt và tịch thu hàng với số tiền gần 190 triệu đồng.

    Trong thời gian tới, Cục QLTT Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT tập trung lực lượng, phương tiện, thời gian tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp để kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, nhất là những địa bàn trọng điểm, điểm tập kết, nơi phát luồng, giáp ranh giữa các huyện, tỉnh, nhất là hàng hóa từ tuyến biên giới Việt Lào về nội địa và hàng hóa từ nội địa được vận chuyển đi các tỉnh; những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ lớn trong dịp cuối năm, Tết Nguyên đán như mặt hàng bia, rượu, thuốc lá, nước giải khát, điện tử, điện lạnh, áo quần, giày, dép, pháo nổ, pháo hoa...và các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong phòng, chống dịch bệnh Covid 19.

    Yên Thư
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Hy vọng tuần tới hoặc tuần sau ký áp thuế
    Biện pháp nào giúp ngành mía đường Việt Nam được cạnh tranh sòng phẳng?

    KINH DOANH
    11:10 AM 01/01/2021
    Triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới
    Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, ngành mía đường Việt Nam đang có những "bước lùi" đáng kể từ sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được thực thi. Sau 11 tháng ATIGA có hiệu lực, 11 nhà máy mía đường đóng cửa, thâm hụt cán cân thương mại...

    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này, Việt Nam đã nghiêm túc mở cửa theo cam kết quốc tế, trong khi đường ngoại qua cửa nước ta lại được “ưu thế về giá” (hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được bãi bỏ và giảm thuế nhập khẩu xuống 5% cho các nước ASEAN), dẫn đến đường Việt Nam bị “yếu thế” ngay trên chính sân nhà.

    [​IMG]
    Ngành mía đường Việt Nam cần áp dụng các biện pháp PVTM để cạnh tranh công bằng. Ảnh: TTXVN.

    Mặt khác, cùng với đường nhập khẩu chính ngạch, thị trường mía đường Việt Nam đã và đang đối mặt với lượng lớn đường nhập lậu chưa được kiểm soát, dẫn đến giá đường thị trường bị đẩy thấp. Giá đường rẻ thì giá mía không thể cao. Giá thu mua mía thấp khiến nhiều nông dân ngậm ngùi bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến diện tích mía và sản lượng đường trong niên vụ vừa qua sụt giảm nghiêm trọng.

    Chính điều này đã gây sức ép lớn lên ngành mía đường nói chung về hoạt động sản xuất và duy trì vùng nguyên liệu.

    Các chuyên gia cho rằng, năng lực cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam không hề thua kém các quốc gia trong khối nếu được đưa về điều kiện ngang bằng. Nếu được áp dụng các biện pháp PVTM phù hợp với cam kết quốc tế thì cục diện ngành mía đường Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng tích cực và là lĩnh vực phát triển mạnh, không thua kém bất cứ ngành nào.

    Trên thực tế, đối với nhiều nước, các biện pháp PVTM này đã được sử dụng từ lâu. Với Mỹ, Canada hay EU đều có những quy định về PVTM các đây gần 100 năm. Hay như các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường của họ.

    Như vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại là một thực tế phổ biến trên thế giới, khi tự do hóa thương mại trong điều kiện công bằng thì biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại nhập, bình ổn nguồn cung trong nước.

    Ở Việt Nam, các quy định pháp luật trong nước liên quan đến PVTM cũng đã ban hành từ năm 2003 nhưng phải đến năm 2013, Việt Nam mới thực sự áp dụng PVTM với thép không gỉ về chống bán phá giá. Tuy nhiên, so với các nước, Việt Nam còn khá "non trẻ" trong việc áp dụng các biện pháp PVTM.

    [​IMG]
    PVTM là công cụ để giúp ngành sản xuất nội địa cạnh tranh công bằng thời hội nhập. Ảnh: Tạp chí Tài chính

    Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, tính đến tháng 11/2020, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 21 biện pháp PVTM, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với nhiều sản phẩm bao gồm đường... Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định áp dụng 7 biện pháp chống bán phá giá, 5 biện pháp tự vệ và 1 biện pháp chống lẩn tránh biện pháp tự vệ.

    Chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới” vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành - thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc Việt Nam cần phải làm ngay là tiến hành các biện pháp điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với mía đường nhập khẩu. Việt Nam chấp nhận hội nhập nhưng cũng yêu cầu các nước trong ATIGA cần chơi đúng luật.

    Việc tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể có khó khăn, tốn kém nhưng nên làm, và giai đoạn này, các ban ngành cần thực hiện một cách bài bản, có lộ trình và làm một cách mạnh mẽ.

    “Quá trình điều tra cần bảo đảm đúng về mặt hình thức, tuân thủ quy định luật pháp trong nước và quốc tế. Thứ hai là về kỹ thuật, nghĩa là điều tra hoàn toàn khách quan dựa trên số liệu thống kê đáng tin cậy. Theo đúng quy định, quy trình để thực hiện. Vì thế, dù tốn kém nhưng theo tôi, Bộ Công Thương vẫn phải dồn lực để làm” - ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

    Hồi tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.

    “Ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường. Bộ Công Thương sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài” - thông báo của Bộ Công Thương nêu rõ.

    Không chỉ Việt Nam, gần đây, Brazil và Úc đã liên minh với EU để chất vấn về tính hợp pháp của hệ thống hạn ngạch, trợ cấp đường của Thái Lan có phù hợp với các quy định do WTO đặt ra hay không? Cụ thể, Vào tháng 4/2016, Brazil đã chính thức đệ đơn khiếu kiện ngành mía đường Thái Lan ra WTO. Đây chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy các hành động bảo hộ của Thái Lan với ngành mía đường đã được nhìn nhận ở tầm quốc tế. Sau đó, Thái Lan đã phải tuyên bố điều chỉnh chính sách, năm 2019 đã có lộ trình sẽ thả nổi giá đường trong nước, điều chỉnh hạn ngạch….

    Bên cạnh những giải pháp căn cơ hỗ trợ phát triển ngành mía đường bền vững thì các giải pháp quản lý về thương mại đối với sản phẩm đường mía cũng được đặt ra, đặc biệt là điều tra và áp dụng biện pháp PVTM với đường nhập khẩu (NK). Đã có những đề xuất và đánh giá cho thấy thuế PVTM sẽ là biện pháp trực diện và hiệu quả để đảm bảo ngành mía đường VN được phát triển trong sự công bằng, bình đẳng.

    Theo đó, không chỉ gia tăng lợi nhuận cho các đối tượng trong chuỗi sản xuất đường của Việt Nam, thuế PVTM được áp dụng đồng bộ sẽ hạn chế được tình trạng gian lận thương mại, hợp thức hoá đường lậu dưới “lốt” các mặt hàng đường nhập khẩu chính ngạch được ưu đãi về thuế. Nếu ngành mía đường VN được triển khai thuế PVTM chặt chẽ, tuân thủ pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế với hiệu lực từ 5-10 năm thì cây mía Việt Nam sẽ có thêm thời gian “cứng cáp”, tự tin cạnh tranh sòng phẳng.

    Dưới sức ép cạnh tranh, mía đường Việt Nam vẫn đang kiên trì theo đuổi cuộc đua "đòi công bằng", chờ từng ngày áp thuế phòng vệ thương mại. Hội nhập luôn đi kèm khó khăn, điều quan trọng là cả người nông dân và nhà máy gắn bó với cây mía lúc này cần sát cánh cùng nhau, tìm giải pháp ứng phó để thoát khỏi "cơn bĩ cực" trước mắt và phát triển ngành mía đường lâu dài.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    SLS nay có tím ko, dự là thông tin quyết định sắp ra áp thuế khoảng 15-18% nhỉ (dự báo)
    --- Gộp bài viết, 05/01/2021, Bài cũ: 05/01/2021 ---
    ~o)~o)
    Superboy1202 thích bài này.
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Lựa chọn nào cho nhà máy đường còn lại ở ĐBSCL?
    05-01-2021 - 09:15 AM | Thị trường
    Hậu Giang, thủ phủ mía ở ĐBSCL, trước đây có 3 nhà máy đường nhưng hiện chỉ còn 1 nhà máy hoạt động và nhà máy này cũng đang “hấp hối” vì “đói” mía.
    [​IMG]
    Thu hoạch mía ở Hậu Giang Ảnh: C.K


    Nguồn tin của phóng viên Tiền Phong cho hay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) thông báo ngưng tiếp nhận mía và kết thúc vụ sản xuất 2020-2021 từ 0 giờ ngày 5/1/2021. Nhà máy Đường Phụng Hiệp của CASUCO cũng là nhà máy duy nhất hiện còn hoạt động tại Hậu Giang và là một trong 3 nhà máy còn hoạt động ở vùng ĐBSCL (trước đây toàn vùng có 10 nhà máy).

    Đối với các vùng mía xa, công ty đã có thông báo đôn đốc bà con thu hoạch xong trong tháng 12/2020. Dự báo, sản lượng mía ép cả vụ sẽ không tới 90.000 tấn, chưa bằng 50% của vụ 2019-2020 (206.000 tấn) và chưa bằng 10% của vụ 2016-2017 hay vụ 2017-2018. Thông thường, tháng 4 mới là thời điểm kết thúc vụ sản xuất của nhà máy đường, nhưng hiện đã hết mía.

    "Mấy ngày gần đây, mía về không đủ ép, nhà máy phải dừng 3 ngày rồi chạy 3 ngày do nguồn mía cạn kiệt", nguồn tin nói. Những người làm mía đường lo lắng vụ tới liệu có được 50.000 tấn, nếu đủ số này thì cũng chỉ sản xuất được 1 tháng.


    Ngày 31/12/2020, CASUCO tổ chức đại hội cổ đông thường niên nhưng chưa có kế hoạch sản xuất cho vụ tới. Ý kiến của các cổ đông được chia ra hai nhóm khác nhau. Một bên muốn tiếp tục duy trì sản xuất, hy vọng Nhà nước sẽ có chính sách để đường nội có giá tốt so với đường ngoại nhập. Trong khi bên còn lại không đồng tình vì cho rằng, nếu tiếp tục sản xuất sẽ lỗ bởi không đủ nguồn mía nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.

    Những năm gần đây, giá mía bấp bênh, trong khi giá thành sản xuất cao, người dân bỏ mía, diện tích mía giảm dần qua từng năm và niên vụ 2019-2020 chỉ còn khoảng 5.400ha. Mặc dù năng suất ổn định nhưng chi phí sản xuất cao nên người trồng mía vẫn không có lãi.

    Tại cuộc giao ban báo chí quý IV/2020 gần đây, đại diện Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, cây mía đã bị loại ra khỏi danh sách nông sản chủ lực của tỉnh.
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Những giải pháp phòng vệ thiết thực cho ngành Mía đường
    05/01/2021 12:00

    [​IMG]
    Trước cú đấm kép từ đường lậu và đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan, các biện pháp phòng vệ đã được đưa ra thảo luận nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành Mía đường Việt Nam, trong khi vẫn đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và ATIGA.

    Theo số liệu thống kê, trong tổng số 950.000 tấn mía đường được nhập về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020, gần 85% là đường nhập từ Thái Lan, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ và gần 3 lần cả năm 2019. Đó là chưa kể hàng trăm tấn đường nhập lậu được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ thời gian qua.

    Đường giá rẻ tràn vào Việt Nam ồ ạt được cho là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành Mía đường trong nước. Sản lượng đường mía Việt Nam niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800.000 tấn, giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong khi đó, nhiều nông dân phải bỏ nghề, 11/40 nhà máy mía đường phải đóng cửa.

    Trước thực trạng này, để tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong khu vực, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhiều biện pháp phòng vệ cho ngành Mía đường đã và đang được nghiên cứu, thảo luận.
    Áp thuế phòng vệ thương mại

    Trong nhóm các giải pháp, áp thuế phóng vệ thương mại (PVTM) là một trong những nội dung được đưa ra bàn luận đầu tiên. Sắp tới, nếu kết quả điều tra cho thấy mặt hàng mía đường nhập khẩu từ Thái Lan có biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp vượt quá quy định của pháp luật và cam kết quốc tế, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đường Việt Nam, nhiều khả năng thuế PVTM có thể được kích hoạt để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước.

    Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy áp thuế PVTM cao cũng đồng nghĩa giá đường sẽ được đẩy lên. Nhờ vậy, nông dân có thể bán được mía giá tốt, tăng thêm thu nhập. Nhưng điều đó cũng dễ dẫn đến tình trạng người trồng mía “chủ quan”, không đầu tư cải thiện năng suất, từ đó đánh mất lợi thế khi hội nhập.

    Mặt khác, mức thuế cao sẽ khiến giá thành sản xuất các sản phẩm từ đường như bánh kẹo, nước ngọt… gia tăng, gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng đường và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu giá đường cao, trong khi năng lực sản xuất nội địa chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ dễ phát sinh tình trạng nhập lậu đường, thị trường đường rơi vào tay các đầu nậu buôn lậu. Điều này không chỉ gây bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất đường trong nước vì phải cạnh tranh với đường lậu, gây thiệt hại cho ngành Mía đường mà còn khiến nhà nước bị thất thu nguồn thuế.

    Ở một kịch bản khác, nếu áp thuế PVTM quá thấp, giá đường sẽ gia tăng không đáng kể. Lúc này, tình trạng đường nhập lậu sẽ được kiểm soát. Thuế PVTM thấp cũng kéo theo giá đường, nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của nhiều dòng sản phẩm chế biến thực phẩm, nước uống cũng giảm đi tương ứng. Giá thành đầu vào của các doanh nghiệp sử dụng đường giảm nên những sản phẩm này khi đến tay người tiêu dùng sẽ có giá thành “mềm” và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, cả nông dân và nhà sản xuất đường sẽ phải chịu áp lực về chi phí khi thu nhập từ đường và mía không đủ bù đắp. Vì vậy, Nhà nước dù siết được tình trạng đường lậu nhưng vẫn chưa thể khôi phục toàn bộ ngành Mía đường.

    Mỗi kịch bản đều đem lại những lợi ích và tiềm ẩn nhiều bất cập. Vì thế, Nhà nước cần xác định một mức thuế PVTM hợp lý giữa đường thô và đường trắng để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, ổn định thị trường và tái lập môi trường cạnh tranh công bằng.

    Ngoài ra, để chính sách thuế PVTM phát huy hiệu quả tối đa, việc áp thuế cần được kéo dài 4-5 năm và có thể gia hạn không hạn chế số lần. Đây cũng là phương thức áp thuế PVTM mà Mỹ đang áp dụng cho hàng trăm mặt hàng nhập khẩu, trong đó có đường.

    Tiến hành điều tra, khởi kiện các sự việc bán phá giá, trợ cấp quá mức
    Tiến hành điều tra và khởi xướng các vụ kiện tụng liên quan đến bán phá giá, trợ cấp quá mức cũng được xem là động thái quyết liệt để bảo vệ ngành Mía đường Việt Nam. Tháng 9/2020, Bộ Công thương đã khởi xướng cuộc điều tra chống phá giá, chống trợ cấp với một số sản phẩm mía đường nhập khẩu từ Thái Lan.

    Nếu có đủ bằng chứng thuyết phục, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Brazil khởi kiện Thái Lan ra toà án quốc tế, yêu cầu nước này điều chỉnh giá đường cao hơn giá mía, gỡ bỏ chính sách trợ cấp mà Chính phủ Thái Lan đang thực hiện để bảo hộ ngành Mía đường nội địa. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ đẩy giá đường thế giới lên cao hơn giá thu mua mía. Từ đó, nông dân Việt Nam có thể bán được mía giá tốt, thu lãi lớn; đồng thời các nhà máy mía đường cũng vượt qua được giai đoạn khó khăn và tăng tốc phát triển.

    Phát hiện và xử lý nghiêm với đường lậu

    Đối với đường lậu, để kịp thời phát hiện và xử lý, nhiều biện pháp “mạnh tay” đã từng bước được triển khai. Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường được giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP trình Bộ Công Thương và Chính phủ theo hướng nâng cao mức xử phạt và các hình thức răn đe đối với hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ mặt hàng đường nhập lậu.

    Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt.

    Khi những giải pháp trên được triển khai đồng bộ và quyết liệt, tin rằng ngành Mía đường Việt Nam sẽ sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn, phát huy tiềm lực, khẳng định vị thế chủ chốt của mình đối với nền kinh tế đất nước và vươn ra khu vực cũng như thế giới.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303
    Việt Nam áp thuế chống phá giá với đường mía Thái Lan
    Tuyết Nhung09/02/2021, 16:55
    Đường mía Thái Lan phá giá, gây thiệt hại lớn cho ngành mía đường Việt Nam trong suốt thời gian dài. Vì vậy, Bộ Công Thương quyết định áp thuế tạm thời với mặt hàng này.
    Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Bộ Công Thương cho biết đã bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21.9.2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước.


    Trải qua gần 5 tháng điều tra theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

    Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

    Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

    Kết quả điều tra cũng cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%. Do đó, mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan là 48,88%.

    Tuy nhiên, sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước (gồm cả tạo điều kiện về nguyên liệu cho sản xuất), người tiêu dùng; căn cứ trên thông tin thu thập, tính toán được trong quá trình điều tra, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các bên liên quan khác, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.

    Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức cao hơn.

    Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào Quý 2/2021.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.303

Chia sẻ trang này