MLS khủng long nhất trên 3 sàng EPS 2 quý 14

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungquanhien, 11/08/2020.

4924 người đang online, trong đó có 589 thành viên. 19:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3919 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. haosura

    haosura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2020
    Đã được thích:
    160
    nghĩ lại thì con này cũng ko đến nỗi quá tệ, nhưng có vấn đề là tại sao công ty mua bán nợ chạy tán loạn vậy khi nó thật sự ngon thế, được mua bán nợ thì chắc cũng có năng lực tài chính nên ko có nhu cầu thu hồi vốn sớm như vậy, cứ để quý 3 coi sao đã, niềm tin thị trường ở con này yếu, quý ba chắc ko thể tăng đến 50-60%, mà nếu tăng 50-60% thì coi như bỏ, không phù hợp tốc độ tăng eps.
  2. Cophieugiatri68

    Cophieugiatri68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2020
    Đã được thích:
    257
    Mấu chốt là nó được nhà nước thoái bớt vốn cho tư nhân.Chứ nhà nước nắm nhiều quá cũng không tốt bác ạ.Có tư nhân vào sẽ tốt hơn hẳn,mặc dù hiện tại nó rất tốt.Nhưng tốt hơn ít nhất ở mức độ quản lý và minh bạch thông tin.Còn DATC thoái vốn chẳng qua nó là doanh nghiệp đặc biệt,giúp cơ cấu nợ lúc MLS khó khăn,bây giờ hết khó khăn thì thoái thôi,chức năng của nó là vậy,giống SCIC cũng thoái vốn các công ty đang làm ăn tốt vậy thôi.
    ChickenKool thích bài này.
  3. kss

    kss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    1.130
    Nhà nước khôn lắm, lúc cty lãi đỉnh cao thì mới ra tay thoái vốn. Sống phụ thuộc giá lợn thế này bấp bênh lắm
  4. Cophieugiatri68

    Cophieugiatri68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2020
    Đã được thích:
    257
    Nếu là của bác thì bác có thoái giá 22-24 không?Tấm gương DBC bác thấy không,nước ngoài bán liên tục giá <20(mà chưa chia 15% cổ nhé)sau đó thì sao giá tăng mấy lần.Nó biết lúc đó DBC làm ăn lãi cao mà vẫn bán.Tại sao?Khả năng thuyết âm mưu rất cao.
  5. khoang75

    khoang75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Đã được thích:
    778
    CTY Mua bán nợ chay ra cho các tay người nhà nó hết đấy. Ai mua vao khi chưa biết TT KD Quy II? Chỉ có nội bộ thôi!
    ChickenKool thích bài này.
  6. Cophieugiatri68

    Cophieugiatri68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2020
    Đã được thích:
    257
    Vậy mới nói.Khả năng có thành quả cho ai tin tưởng MLS.
  7. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.462
    6 tháng cuối năm tình hình giá heo hơi vẫn ổn định trên 80k/kg thì dự cả năm EPS của MLS ~30k được không các bác? Nhìn BCTC Q2 của MLS sạch sẽ nhỉ, Cty làm ăn ngày càng tốt lên, giá cp cứ thế tăng theo thôi!

    Giá lợn hơi hôm nay 17/8: Tiếp tục đi ngang, nguồn cung thịt lợn tạm ổn định
    MINH ANH/TIEUDUNG.VN 17-08-2020 06:38

    Kinhtedothi - Giá lợn hơi hôm nay 17/8 tiếp tục đi ngang, hiện đang được thu mua trong khoảng từ 80.000 - 87.000 đồng/kg. Theo Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, kể từ ngày 12/6 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu được 97.338 con lợn sống Thái Lan để giết mổ làm thực phẩm nhằm hạ nhiệt giá lợn trong nước.

    Giá lợn hơi hôm nay 17/8 tại miền Bắc

    Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng từ 83.000 - 86.000 đồng/kg.

    Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Nam Định giá lợn hơi hôm nay được thu mua từ 85.000 - 86.000 đồng/kg.

    Còn tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam giá lợn hơi hôm nay ở mức thấp hơn từ 83.000 - 84.000 đồng/kg.

    [​IMG]
    Giá lợn hơi hôm nay 17/8: Tiếp tục đi ngang, nguồn cung thịt lợn đã tạm ổn định.

    Giá lợn hơi hôm nay 17/8 tại miền Trung - Tây Nguyên

    Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay đang dao động trong khoảng từ 80.000 - 86.000 đồng/kg.

    Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận giá lợn hơi hôm nay đang dao động ở mức 85.000 - 87.000 đồng/kg.

    Còn tại tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Bình Thuận, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức thấp hơn từ 80.000 - 84.000 đồng/kg.

    Giá lợn hơi hôm nay 17/8 tại miền Nam

    Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay được thu mua từ mức 85.000 - 87.000 đồng/kg.

    Còn tại tỉnh An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ giá lợn hơi ở mức thấp 80.000 - 83.000 đồng/kg.

    Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 80.000 - 87.000 đồng/kg.

    Theo thông tin từ Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, kể từ ngày 12/6 đến nay đã có 40 lượt công ty đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với hơn 5 triệu con lợn hơi sống từ Thái Lan vào Việt Nam. Trong đó, đã có 18 công ty nhập khẩu được 97.338 con lợn hơi sống vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm.

    Bên cạnh đó, nguồn thịt lợn đông lạnh do 130 công ty nhập từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga cũng tăng 223% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm nay, các đơn vị này đã nhập hơn 93.000 tấn thịt lợn các loại.

    Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đánh giá: "Nguồn cung thịt lợn về cơ bản đã tạm ổn, nhờ vậy giá lợn gần đây tương đối ổn định và có chiều hướng giảm. Báo cáo của các sở NN&PTNT địa phương cho thấy đã tái đàn được khoảng 80% so với tổng đàn thời điểm trước dịch. Dự kiến từ cuối quý này sang đầu quý sau, nguồn cung thịt lợn, nhất là sản phẩm lợn tái đàn sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu thịt lợn trên thị trường"
  8. nvh8892

    nvh8892 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2019
    Đã được thích:
    2.252
    thực ra thì MLS đâu cần phải đi PR và tranh cãi.
    Lãi 1 năm gấp đôi, gấp 3 vốn thì giá 3x nghĩ đi nghĩ lại với đủ loại mô hình phân tích FA, mình vẫn chả thấy chỗ nào hợp lý
    Nó chí ít cũng phải 60 với PE=2

    còn mấy ông đi cãi này nọ mà không chịu phân tích thì cãi cái gì không biết nữa?
    Heo rẻ thì xuất qua TQ cho tỷ dân họ ăn, lũ lụt đầy ra, heo đâu mà họ ăn?
    Heo cao thì tự lãi => tái đàn: nhà nước nói phải hết năm mới ổn => còn người dân thì nói 2021 mới ổn

    Bán heo thời đắt đỏ thì toàn tiền tươi => đọc BCTC và dùng tí kiến thức tài chính là thấy mà => còn không thấy thì tìm bài phân tích BCTC Q2 của ông @vanhuynh_ng ổng viếtrõ từng chút một đó
    mtam137 thích bài này.
  9. mtam137

    mtam137 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    7.462
    Giá heo hơi hôm nay 21/8 đi ngang trên cả nước. Tuy nhiên ở Hà Tĩnh vẫn ở mức cao là 87k/kg. https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-h...nh-nguong-85000-dong-kg-20200821002111012.htm
    Thế này thì chăn nuôi Mitraco lại lồi mồm rồi. 2 quý cuối năm tái đàn tăng nhanh, sản lượng heo hơi ra thị trường sẽ tăng mạnh hơn 6 tháng đầu năm. Dự Doanh thu - lợi nhuận 2 quý cuối năm còn khủng hơn.
    #MLS

    Hà Tĩnh: Khan giống tái đàn


    10.000 con lợn nái trên địa bàn Hà Tĩnh đã phải tiêu hủy hoặc giảm đàn do ảnh hưởng của DTLCP, khiến việc tìm kiếm lợn giống tái đàn hậu dịch gặp khó khăn.

    [​IMG]
    Trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu người chăn nuôi chỉ được tái đàn lợn khi đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học. Ảnh: Võ Dũng.

    Khuyến khích tái đàn cả trang trại và nông hộ
    Trao đổi với Báo NNVN, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh thông tin, hậu dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) toàn tỉnh mất hơn 44.000 con lợn (từ 406.000 con giảm còn 362.000 con). Tổng đàn giảm một phần do dính bệnh phải tiêu hủy, phần nữa bà con không tái sản xuất do lo ngại dịch bệnh.

    Trong tổng số 44.000 con lợn mất đi có đến 10.000 con lợn nái; trong đó, khoảng 4.000 con tiêu hủy do dịch, số còn lại bà con bán đi hoặc lợn ốm chết, giảm đàn.

    Hậu dịch, tỉnh Hà Tĩnh khuyễn khích tái đàn cả trong trang trại và nông hộ, song tập trung mạnh ở khối trang trại vì việc đảm bảo an toàn dịch bệnh ở các đơn vị lớn được thực hiện cực kỳ chặt chẽ. Con số tổng hợp đến thời điểm này cũng cho thấy, tỷ lệ chăn nuôi trang trại toàn tỉnh cũng đã tăng lên đạt 55%, cao hơn trước đây từ 15 – 25%.

    “Mặc dù chúng tôi khuyến khích tái đàn cả trong trang trại và nông hộ nhưng việc tăng đàn đang gặp 2 khó khăn chính. Một là khan giống, hai là dịch bệnh giảm nhưng chưa hết hẳn nên bà con đầu tư tái sản xuất có tâm lý dè dặt”, ông Hùng nhấn mạnh.

    Phân tích về yếu tố khan giống, ông Hùng cho hay, 22.000 con lợn giống đang nuôi trong trang trại là giống ngoại (2 máu), trong khi 13.000 con lợn nái dân nuôi là nái lai (3 – 4 máu). Do đó, việc lựa chọn lợn giống để tái sản xuất của khối trang trại và nông hộ cũng khác nhau.

    Hiện hầu hết con giống các trang trại sản xuất ra chỉ đủ phục vụ hoạt động tái sản xuất của chính trang trại trại đó, còn con giống sản xuất trong nông hộ thiếu hụt nghiêm trọng, thậm chí một số vùng chăn nuôi nông hộ đảm bảo an toàn dịch bệnh cũng không thể mua được con giống, giá lợn giống hiện nay đã tăng lên 2,5 – 2,8 triệu đồng/con có trọng lượng 7kg.

    “Người chăn nuôi nông hộ ở Hà Tĩnh rất chuộng giống lợn nái lai vì nó dễ nuôi, có sức chống chịu tốt và giá rẻ hơn lợn nái ngoại. Tuy nhiên, thời điểm này với số nái lai hiện có thì con giống sản xuất ra không thể đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi của 26.000 hộ”, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhẩm tính.

    Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn tập trung toàn bộ nguồn lực đẩy mạnh tái sản xuất hậu DTLCP.

    Theo ông Lê Tiến Cát, giám đốc công ty, giai đoạn này tái đàn là phù hợp và cực kỳ cần thiết, nhưng chỉ nên tái đàn mạnh ở khối trang trại, còn nông hộ vẫn phải giám sát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh.

    Hay nói cách khác, muốn tăng đàn, tái đàn an toàn thì quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường, phải đảm bảo cách ly “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Tái đàn mà để dịch bệnh bùng phát thì thiệt hại lần thứ hai này sẽ khiến người chăn nuôi khánh kiệt.

    [​IMG]
    DTLCP cuốn bay 10.000 con lợn nái của tỉnh Hà Tĩnh, khiến cho việc tái đàn thời điểm này gặp khó khăn do khan giống. Ảnh: Võ Dũng.

    Trong quá trình chống chọi với DTLCP, Công ty Lâm nghiệp Hương Sơn vẫn bảo toàn được đàn nái bố mẹ 350 con. Hiện giá lợn đang cao, để nâng cao hiệu quả sản xuất công ty đang đề xuất cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương mở rộng thêm 4 dãy chuồng nuôi 2.000 con lợn thịt, với tổng mức đầu tư 3,5 – 4 tỷ đồng.

    Ngoài nguồn lực tự có của doanh nghiệp, trang trại còn được Bộ NN-PTNT hỗ trợ khoảng 200 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ xử lý môi trường chăn nuôi cho các xã biên giới để lắp thêm máy móc, thiết bị xử lý môi trường. Đây là nguồn lực kích cầu hết sức kịp thời, góp phần giúp các trang trại chăn nuôi khôi phục sản xuất bền vững.

    Chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi
    Một doanh nghiệp khác đã và đang được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao trong việc thực hiện các giải pháp vượt qua “bão” DTLCP và tăng đàn, tái đàn hiện nay là Công ty CP Chăn nuôi Mitraco (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh).

    Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, mỗi tháng bình quân công ty dành hàng tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch (vượt 4 – 5 lần so với định mức).

    Khi dịch bệnh tạm ổn, doanh nghiệp bắt tay ngay vào việc tái cấu trúc chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất thông qua việc chuyển đổi công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi gắn với thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn sinh học và bảo vệ môi trường trong các trang trại liên kết với nông dân, góp phần tăng cường công tác quản lý dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.

    Cụ thể, duy trì lại chăn nuôi lợn nái liên kết thường xuyên ở 30 - 35 hộ tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Khê; chuyển đổi công nghệ từ chuồng hở sang chuồng kín bằng cách cho hộ dân liên kết ứng trước tiền gia công để đầu tư, bình quân mỗi trại khoảng 300 triệu đồng. Hiện đã có khoảng 15 trại đầu tư chuyển từ chuồng hở sang chuồng kín.

    Ông Hồ Sỹ Huy Thảo, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Mitraco cho rằng, việc sử dụng chuồng hở chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay không còn phù hợp, bởi thời tiết ở Hà Tĩnh nắng nóng kết hợp gió Lào thường tác động tiêu cực đến sức đề kháng và tăng trưởng của gia súc.

    Trong khi công nghệ khép kín, sử dụng công nghệ làm mát, đảm bảo điều kiện nhiệt độ cho lợn phát triển, đặc biệt là thay đổi tư duy chăn nuôi cách ly người ra vào trại, không nuôi thêm gia súc, gia cầm nào trong khu vực chăn nuôi lợn của người dân.

    Xét về hiệu quả, chăn nuôi chuồng kín có thể tăng năng suất, sản lượng thêm 20 – 30% so với chuồng hở, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho người chăn nuôi liên kết. Nhưng điều quan trọng nhất là chăn nuôi chuồng kín có tính an toàn cao, khả năng bị dịch bệnh ít hơn.

    [​IMG]
    Việc bảo vệ thành công đàn nái của Công ty CP Chăn nuôi Mitraco đã góp phần đắc lực giúp người chăn nuôi liên kết ở Hà Tĩnh tái đàn, tăng đàn, cung cấp lượng thịt ổn định cho thị trường. Ảnh: Võ Dũng.

    “Thành công lớn nhất chúng tôi đạt được có lẽ là việc vượt qua khủng hoảng, bảo vệ an toàn đàn nái cấp ông bà, bố mẹ đúng như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT.

    Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi, nhanh nhất phục vụ cho việc tái đàn, bổ sung đàn, tăng đàn tại trang trại và tại địa phương; cung cấp con giống cho hộ liên kết, cung cấp sản lượng thịt cho thị trường sau khủng hoảng dịch bệnh, giảm áp lực khan hiếm hàng hóa; góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, xây dựng nông thôn mới”, ông Hồ Sỹ Huy Thảo nói.

    Tính đến thời điểm này, công ty đang duy trì được 200 nái ông bà; 2.500 nái bố mẹ. Dự kiến trong năm nay công ty sẽ tăng đàn tại chỗ lên đạt khoảng 3.000 con và đến tháng 6/2021 tăng đủ theo thiết kế chuồng trại 4.000 con nái ở các Trại Kỳ Phong, Thạch Vĩnh và 3 trại nái gia công.

    Theo ông Thảo, muốn tăng đạt 4.000 con nái bố mẹ vào năm sau thì năm nay bắt buộc công ty phải nhập được 200 con nái ông bà với tổng vốn đầu tư từ 6 – 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện việc nhập nái ông bà, cụ kỵ đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hệ thống giao thông đình trệ.

    Công ty đang tích cực tìm kiếm đơn vị đủ năng lực cung cấp giống nái ông bà ở thị trường trong và ngoài nước để kịp thời nhập bổ sung vào tổng đàn

Chia sẻ trang này