Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên “tích cực”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhtruongvnds, 29/04/2017.

8629 người đang online, trong đó có 1366 thành viên. 09:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 751 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. minhtruongvnds

    minhtruongvnds Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2014
    Đã được thích:
    763
    Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên “tích cực”
    Moody's Investors Service vừa công bố triển vọng tín nhiệm của Việt Nam, qua đó cho thấy các kỳ vọng khả quan.
    Cụ thể, Moody’s xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành trái phiếu không đảm bảo có ưu tiên cao (senior unsecured debt) của Việt Nam ở mức B1, đồng thời thay đổi triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực”.

    http://image.*********.vn/2017/04/29/moodys1.jpg

    Sở dĩ, Moody’s đưa ra triển vọng tích cực về Việt Nam là vì:

    • Dòng FDI vào dồi dào – được thúc đẩy bởi cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra – sẽ tiếp tục góp phần đa dạng hóa nền kinh tế và cải thiện thành quả kinh tế so với các quốc gia có cùng mức xếp hạng tín nhiệm.
    • Sự ổn định vĩ mô và môi trường bên ngoài vẫn được duy trì.
    • Tăng trưởng kinh tế lạc quan và môi trường vĩ mô ổn định sẽ giúp duy trì khoản nợ Chính phủ ở mức hiện tại.
    Đồng thời, Moody’s nâng mức trần đối với xếp hạng nợ và tiền gửi bằng đồng nội tệ của Việt Nam từ Ba1 lên Baa3. Trong khi đó, mức trần đối với xếp hạng nợ và tiền gửi bằng đồng ngoại tệ duy trì ở mức Ba2 và B2; đối với nợ và tiền gửi bằng ngoại tệ ngắn hạn ở mức “Đầu tư không tốt” (Not Prime).

    Yếu tố đầu tiên: Dòng FDI đổ vào Việt Nam sẽ cải thiện sức mạnh kinh tế

    Yếu tố đầu tiên khiến Moody’s thay đổi triển vọng là dòng FDI mạnh sẽ tiếp tục duy trì thành quả kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia khác. Dòng FDI cho phép Việt Nam đa đạng hóa nền kinh tế của mình và giành thị phần trong hoạt động thương mại quốc tế, qua đó góp phần vào triển vọng tăng trưởng GDP mạnh và bền vững.

    Sự gia tăng tính cạnh tranh và thực hiện cải cách đã hỗ trợ dòng vốn FDI ròng bình quân ở mức 5.2% GDP trong giai đoạn 2014-2016. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do trong vài năm gần đây, qua đó thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế.

    Và nhờ có sự cải thiện trong môi trường đầu tư, Việt Nam đã tăng bậc xếp hạng lên thứ 60 trong 138 quốc gia dựa trên báo cáo về chỉ số Global Competitiveness Index giai đoạn 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới , tăng từ thứ 70 trong báo cáo năm 2013-2014. Bên cạnh đó, xét theo chỉ số Doing Business Indicators của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cũng nâng bậc xếp hạng từ thứ 99 (trong năm 2014) lên thứ 82 trong 190 quốc gia trong năm 2017.

    Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã thúc đẩy việc hình thành vốn cố định, qua đó cho phép xuất khẩu nước này tăng trưởng vượt trội trong khu vực và so với các quốc gia khác. Việt Nam đã trở thành một nút thắt quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng thuộc lĩnh vực thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, khi các khoản đầu tư nước ngoài giúp đa dạng hóa nền kinh tế hướng tới hoạt động sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Và kết quả là, thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới gần như tăng gấp đôi, từ 0.7% (năm 2013) lên 1.2% trong năm 2016.

    Với sự cải thiện không ngừng trong cơ sở hạ tầng, sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số trong độ tuổi lao động, và việc thúc đẩy cải cách để hỗ trợ FDI của Chính phủ, Moody’s kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 6.3%/năm cho tới năm 2019.

    Yếu tố thứ 2: Ổn định vĩ mô và môi trường bên ngoài

    Cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh, Moody’s kỳ vọng sự ổn định vĩ mô sẽ được duy trì.

    Được biết, thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trước năm 2012 đã đi kèm với lạm phát cao, thâm hụt lớn trong tài khoản vãng lai, biến động tỷ giá và sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản. Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2015, lạm phát tại Việt Nam đã tăng trở lại. Cụ thể, lạm phát chạm mức 5% trong quý đầu của năm 2017, sau khi ở mức bình quân 2.7% trong năm 2016 và 0.6% trong năm 2015.

    Trong năm 2017, Moody’s kỳ vọng lạm phát sẽ ở dưới mức mục tiêu 5%.

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã ghi nhận 6 năm liên tiếp có thặng dư trong cán cân vãng lai nhờ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh và dòng kiều hối ổn định.

    Yếu tố thứ 3: Ổn định hóa nợ Chính phủ

    Tăng trưởng kinh tế mạnh và sự ổn định vĩ mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ổn định nợ của Chính phủ.

    Trong tương lai gần, hãng tín nhiệm này kỳ vọng nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng cùng với đà tăng của nhu cầu nội địa và giá dầu quốc tế với điều kiện là Chính phủ Việt Nam không thông qua bất kỳ đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp nào nữa.

    Sức mạnh tài khóa cải thiện cũng sẽ thay đổi cấu trúc tài trợ đối với nợ Chính phủ. Chính phủ đang tăng sử dụng các nguồn tài trợ bằng đồng nội tệ và nguồn tài trợ trong nước, qua đó làm giảm tỷ trọng nợ bằng đồng ngoại tệ. Tỷ lệ này đã giảm từ 49.9% (năm 2013) xuống 39.8% trong năm 2016, qua đó làm giảm sự nhạy cảm của Việt Nam với các cú sốc tỷ giá./.
    pigbankthatha_chamchi thích bài này.

Chia sẻ trang này