Một cách nhìn khác về IDI - ASM

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 29/09/2018.

4324 người đang online, trong đó có 496 thành viên. 12:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18843 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Đọc kỹ báo cáo tài chính IDI từ khi lên sàn đến giờ, thử có cách nhìn khác về IDI:

    - Thứ nhất: Năm nào cũng lãi, xu hướng lợi nhuận đi ngang từ 2016 về trước, bùng nổ từ năm 2017, 6 tháng đầu năm 2018....;

    - Thứ hai: Dòng tiền tăng mạnh từ năm 2016 đến 2018, từ hơn nghìn tỷ đến hết quý 2/2018 lên> 2.000 tỷ, nó ghi nhận ở 3 mục (tiền và tương đương, đầu tư tài chính, ....), tốc độ tăng dòng tiền tăng hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, điều này kể cả MPC, VHC cũng không được như IDI, ngoài ra trên báo cáo tài chính quý 2/ 2018 thì IDI ứng trước tiền cho người nuôi cá tra gần ngàn tỷ nữa...;

    - Thứ ba: So với các doanh nghiệp trong ngành đang mở rộng quy mô sản xuất thì IDI cổ tưc ổn;

    - Thứ tư: Giai đoạn từ 2016 về trước là giai đoạn tăng vốn mạnh, đúng giai đoạn khủng hoảng ngành cá tra, nhiều doanh nghiệp phá sản, bán thanh lý ao nuôi..... trong giai đoạn đó IDI đã tăng tốc đầu tư dưới nhiều hình thức để chủ đông nguyên liệu, cụ thể hóa là đầu năm 2018 giá cá tra tăng cao IDI lãi lớn, hiện nay cá tra tăng tiếp hơn 2.000 đ/kg nguyên liệu, dự IDI lãi lớn trong quý 3,4/2018.

    - Thứ năm: Theo thuyết âm mưu thì dự rằng, lãnh đạo IDI trong giai đoạn tăng mạnh vốn điều lệ, họ đã mua theo mệnh giá số lượng cổ nhiều, nhưng tôi nghĩ cá nhân họ không có nhiều tiền như thế, nên họ vay mượn chính tiền từ IDI, giờ phải bán cổ để trả nợ, trả lãi nội bộ đến hạn. Mặt khác ASM là mẹ của IDI, họ chỉ cần nắm giữ cổ phiéu của ASM là kiểm soát được IDI mà k cần nắm cổ phiếu IDI. Nếu IDI tăng giá thì ASM sẽ tăng mạnh hơn, nên họ nắm cổ phiếu ASM là một mũi tên được hai đích. Theo thuyết âm mưu, nếu là tiền của họ thì họ đăng ký bán và sẽ mua rẻ hơn , vì khi họ bán mạnh sau đó IDI sẽ rơi do tâm lí nhiều người k tin vào tương lai của IDI. Họ có thể dùng tiền nhờ người khác đứng tên để mua IDI và biết rằng 2018-2019 IDI sẽ lãi lớn, cổ tưc cao, cổ phiếu ắt tăng giá...., cổ phiếu của họ do cháu chắt đứng tên ....sẽ được họ bán với giá cao mà không cần công bố thông tin.....Thực tế nhiều doanh nghêp có hiện tượng lẫnh đạo bán sạch cổ phiếu nhưng sau đó cổ phiếu tăng mạnh .....Tại sao lãnh đạo lại dồn dập bán hồi đầu năm khi biết rằng kết quả kinh doanh IDI tăng mạnh????, dù biết thi nhau bán thì tâm lý cổ đông bất an????.
    Về nguyên tắc ASM nắm 51% IDI đã là chi phối rồi, tội gì múc thêm 27 triệu cổ nắm 65% để làm gì. ASM thấy ro IDI tương lai tốt, và đầu tư 350 tỷ vào IDI sẽ giúp ASM tăng hiệu quả những năm tiếp theo.
    Giống như Anh Năng chủ của VCS, anh nám trên 90% vốn VCS để lam gì nêu như anh ấy không dự là đem tiền mua VCS là hiệu quả hơn việc anh ấy gửi tiết kiệm, mua đất,.....
    Thử đặt câu hỏi:
    ASM không có lý do gì để mua thêm 27 triêu cổ IDI nêu như không vì IDI ngày càng tốt lên????
    Các cổ phiếu giai đoạn tăng nóng về quy mô thì giá cổ phiếu rất thấp, nhưng đến khi dừng mở rộng quy mô thì EPS, cổ tức tăng mạnh??? lúc đó ai cũng thấy IDI như nữ hoàng???; nhìn dòng tiền tăng mạnh qua các năm tôi khăng định IDI tốt lên ????; sau khi ASM gom đủ 27 triệu cổ thì các bạn tính hộ cổ phiếu IDI trôi nổi bao nhiêu ????. Lúc đó IDI sẽ như VHC???.

    - Thứ sáu: Sau giai đoạn tăng nóng, đến nay ngành cá tra đã tái cơ cấu xong, thằng nào tồn tại thì chỉ có khoẻ lên; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có lợi cho một số ngành, trong đó có doanh nghiệp cá tra....;

    - Thứ bảy: Các chỉ số IDI gồm: Nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ; EPS, p/e, p/b; tiền mặt và tương đương/nợ ngắn hạn..... IDI thấy cực ổn và có xu hướng tốt lên;

    Khuyến nghị:

    - Tui chém gió về IDI mặc dù chỉ có rất ít IDI, dù IDI về 1.000 đồng/cổ thì cũng chả lỗ bao nhiêu. Còn chủ lực vẫn là VGT, VGT càng xuống thì mua thêm (học theo Anh Vượng) và chờ Chính phủ thoái vốn;
    - Tiền ai người ấy giữ, tự quyết mua hoặc bán tự chịu;
    - Khuyến nghị: Hãy đọc kỹ báo cáo tài chính và tự phân tích tại http://s.cafef.vn/hose/IDI-cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-da-quoc-gia-idi.chn. Con số thay cho mọi lời nói, hãy tự đọc, đừng tin ai nói.
    Suongkhongxuat, bongcomaytambietpari thích bài này.
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    4 tháng đầu năm 2018, giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra VN đạt 605 triệu USD; trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 145 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ.
    Cú hích để cá tra Việt Nam tiếp tục ‘vượt vũ môn’
    “Trong năm 2018, IDI phấn đấu đạt tổng doanh thu 6.800 tỉ đồng, lợi nhuận 680 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Để làm được điều đó, chúng tôi phải tiếp tục củng cố và thực hiện chiến lược theo sát tình hình, nắm bắt thông tin thị trường, dự phòng kịch bản ứng phó để cân đối diện tích và sản lượng nguyên liệu cho phù hợp”, ông Thành chia sẻ.
    Hiện nay, sản phẩm cá tra của IDI có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. IDI cũng nằm trong top đầu của 13/60 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Nhiều năm qua, IDI luôn giữ vững vị trí top đầu trong 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản hàng đầu VN. Sắp tới, bên cạnh việc duy trì và phát triển thị trường sẵn có, IDI sẽ tiếp tục tiếp cận các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, các nước Đông Âu… với tham vọng thống lĩnh được thị trường châu Á.
    hantran72vuphu81 thích bài này.
  3. 123TTT

    123TTT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/07/2017
    Đã được thích:
    5.311
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    So găng ba gương mặt sáng giá của ngành cá tra
    14/05/2018 08:54
    • ANV, IDIVHC.

      Sự “hồng hào” trông thấy này một phần đến từ việc nắm bắt cơ hội, sự khởi sắc của thị trường cá tra nguyên liệu năm 2017 - đầu 2018 và cả những cuộc tái cơ cấu mạnh bạo.

      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-ava-2.jpg
      Sự “hồng hào” trông thấy của các doanh nghiệp này một phần đến từ việc nắm bắt cơ hội, sự khởi sắc của thị trường cá tra nguyên liệu năm 2017 - đầu 2018 và cả những cuộc tái cơ cấu mạnh bạo.
      Lãi quý 1/2018 của ANV và IDI tiếp tục tăng vọt, VHC chững lại

      Mặc dù Hùng Vương (HVG) có mặt trong danh sách top 5 đơn vị xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam năm 2017, nhưng do đang chịu áp lực vay nợ quá lớn khi dùng vốn ngắn hạn đầu tư cho hàng loạt dự án dài hạn khiến Công ty này thua lỗ nặng nề. Trong khi đó, Vĩnh Hoàn (VHC), Nam Việt (ANV) và Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI) lại thừa thắng xông lên để đạt được kết quả vượt trội trong năm qua cũng như quý đầu năm 2018.

      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-xuat-khau.jpg

      Mới nhất, theo báo cáo tài chính quý 1/2018, lãi ròng của IDI tới gần 166 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ. ANV cũng có mức tăng trưởng vượt trội với 76 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, VHC thường có độ chững ở quý đầu năm khi lợi nhuận sau thuế chỉ gần 98 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.

      Những con số đầu tiên của quý này cho thấy một bức tranh hoạt động kinh doanh sẽ rất khác trong năm 2018 so với 2017. Dù năm 2017, ba doanh nghiệp này đã đạt được những con số lãi ròng không thể tốt hơn khi ANV có sự tăng vọt gần hơn 7 lần so với năm 2016 khi đạt 143 tỷ đồng; IDI gấp 3.5 lần với 337 tỷ đồng; còn VHC khi đã đạt được mức cao thì tốc độ tăng trưởng chững lại, chỉ gần 7% với 607 tỷ đồng.

      Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong cơ cấu doanh thu của IDI, ngoài cá tra thì còn có nguồn thu ngoài ngành là bất động sản. Bên cạnh đó, IDI có những nghiệp vụ với cổ đông lớn là Sao Mai (ASM) như bán cá tra, mua thức ăn thủy sản, xuất bán bột cá... với số tiền không hề nhỏ.

      Mặc dù IDI có sự vượt trội về doanh thu cũng như lợi nhuận so với ANV, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp năm 2017 của ANV lại ở mức cao, thậm chí nhích hơn so với VHC.

      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-lai-gop.jpg

      Đòn bẩy tài chính của IDI quá cao

      Xét về tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 3/2018 và nhiều năm qua, IDI khá vượt trội với 5,866 tỷ đồng, nhưng chiếm chủ yếu trong đó lại là nợ vay tài chính với hơn 3,000 tỷ đồng, vượt cả vốn chủ sở hữu khiến rủi ro về tài chính của IDI luôn thường trực. Điển hình dễ thấy nhất là chi phí lãi vay của IDI trong quý 1/2018 ngốn tới gần 40 tỷ đồng, còn năm 2017 là 178 tỷ đồng.

      Trong hai năm liền (2015, 2016), IDI ghi nhận chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm, chủ yếu do các khoản phải thu và tiền lãi vay.

      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-von-tai-san.jpg

      Trong khi đó, vay nợ của ANV đã giảm nhiệt, khiến cơ cấu nợ trên tổng tài sản giảm đáng kể và thuộc mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành. Còn VHC thì cho thấy khả năng tự chủ được đồng vốn rất cao. Đồng thời, lưu chuyển tiền thuần của ANV và VHC vẫn luôn duy trì ở mức dương trong các năm qua.

      Nguyên liệu: ANV tự cung 100%, VHC 65%, IDI chủ yếu liên kết để đáp ứng 78%

      Từ đầu năm 2017, việc tự chủ nguyên liệu của ngành cá tra nóng hơn bao giờ hết khi giá cá tra vẫn liên tục leo thang từng ngày. Với chi phí cá nguyên liệu bình quân chiếm khoảng 75% trong giá thành sản xuất, giá nguyên liệu chính là biến số ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này. Chính vì vậy, trong tình hình giá cá nguyên liệu biến động như hiện tại, doanh nghiệp nào có khả năng tự chủ nguyên liệu càng cao thì khả năng chiếm thị phần và tăng trưởng lợi nhuận càng lớn.

      Vì sản lượng xuất khẩu lớn nên với 530ha vẫn chỉ cung ứng cho VHC được 65% nguyên liệu và Công ty này đang có kế hoạch mở rộng vùng nuôi thêm 220ha tại Long An nhằm tăng tính tự chủ lên 70% vào cuối năm 2019. Về sản xuất, VHC có 6 nhà máy với tổng công suất 850 tấn/ngày, đồng thời nhà máy giá trị gia tăng và chế biến phụ phẩm có công suất lần lượt là 2,000 tấn/năm và 18,000 tấn/năm.

      Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp

      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-so-sanh.png

      Trong khi đó, ANV hiện đang có chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn, nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó tự chủ động được nguồn nguyên liệu cá cho sản xuất và thị trường. Trong đó, vùng nuôi cá nguyên liệu của ANV có diện tích 250ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp, không bị ảnh hưởng của xâm ngập mặn. Công ty tự chủ 100% thức ăn cho vùng nuôi với sản lượng 24,000 tấn/tháng, thậm chí có bán ra thị trường. ANV có 4 nhà máy sản xuất với công suất 600 tấn cá/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá và dầu cá với sản lượng trung bình là 800 tấn/năm.

      Còn với IDI, đến cuối năm 2017, vùng nuôi của đơn vị này chỉ 40ha cộng với liên kết là 200ha, nhưng mới chỉ đảm bảo cung ứng nguyên liệu được hơn 78%. Với 2 nhà máy hoạt động hết công suất chỉ 450 tấn/ngày khiến Công ty phải gia công bên ngoài nên yếu tố rủi ro sẽ cao hơn.

      Kế hoạch 2018: ANV - IDI tiếp tục đột biến, VHC lại giảm

      Về kế hoạch năm 2018, IDI đặt mục tiêu doanh thu 6,858 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 580 tỷ đồng (gấp 1.7 lần năm 2017). Mục tiêu đến 2020, vùng nuôi của Công ty đạt 400ha.

      Còn ANV, tổng doanh thu lên 3,200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng (cũng gấp 1.7 lần năm 2017). Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng sản xuất kinh doanh, năm 2018-2019, ANV phấn đấu giảm lãi vay về 0 với mục tiêu chủ động tài chính mà không cần vốn từ ngân hàng.

      Trong khi ANV và IDI đều đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh năm 2018 thì VHC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 2.5%, lên mức 620 tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong kế hoạch này của VHC, lợi nhuận nhóm sản xuất chính yếu là thủy sản và bột mỡ lại giảm 8%, về mức 573 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi VHC vừa quyết định bán cổ phần tại "mắt xích" Vạn Đức Tiền Giang từ 100% vốn xuống còn 35%.

      Việc VHC quyết định bán Vạn Đức Tiền Giang khiến nhà đầu tư khá khó hiểu và liệu VHC có thực hiện được kế hoạch 2018 như đã đặt ra hay không khi mà thiếu đi một mắt xích quan trọng này?

      Bởi Vạn Đức Tiền Giang được VHC mua hồi năm 2014 khi đơn vị này sở hữu hơn 83ha vùng nuôi có khả năng đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy. Thêm vào đó, nhà máy chế biến cá của Vạn Đức Tiền Giang có công suất thiết kế 114 tấn nguyên liệu/ngày. Tính riêng trong năm 2017, Vạn Đức Tiền Giang mang về cho VHC 178 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng chiếm 30% tổng lợi nhuận.

      Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận 2018
      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-ke-hoach-2018.jpg
      Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đến năm 2050, dân số thế giới vượt 9 tỷ người, nếu tỷ trọng cá tiêu thụ vẫn giữ nguyên như ngày nay thì đến thời điểm đó sản lượng cá phải tăng thêm 56% nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi nguồn thủy sản đánh bắt ngày càng bị giới hạn thì chắc chắn nhu cầu về nuôi trồng cá sẽ tăng để đảm bảo nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho lực lượng dân số ngày càng gia tăng. Theo đó, dự kiến đến năm 2030, tỷ trọng nguồn cá nuôi trong tổng nguồn cá nói chung sẽ vượt 60%, nghĩa là người tiêu dùng sẽ ăn nhiều cá nuôi hơn đánh bắt. Đây chắc chắn là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp thủy sản cần tận dụng để tạo ra chiếc bánh thị trường ngày càng lớn cho sản phẩm cá tra và các sản phẩm giá trị gia tăng có liên quan.

      Cổ phiếu: ANV có mức tăng ấn tượng nhất

      Biến động giá cổ phiếu thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư không chỉ về nội tại của doanh nghiệp mà cả triển vọng trong tương lai. Trong đó, đáng ghi nhận nhất là ANV với mức tăng vọt tới 496% trong vòng 12 tháng qua, hiện đang giao dịch quanh vùng 24,000 đồng/cp.

      VHC cũng có mức tăng mạnh 228% sau nhiều biến động, hiện đang quanh mức 54,00 đồng/cp. Tuy nhiên, tính riêng trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu VHC đã giảm tới hơn 20% có lẽ phần nào bị ảnh hưởng từ thông tin bán “mắt xích” quan trọng là Vạn Đức Tiền Giang được công bố gần đây.

      Trong khi đó, cổ phiếu IDI có sự tăng trưởng khá nhẹ với gần 92%, và giá khá thấp, chỉ quanh mức 14,000 đồng/cp.

      Biến động cổ phiếu ANV, IDI, VHC trong vòng 12 tháng qua
      https://image.*********.vn/2018/05/12/thuy-san-chart.jpg
      Nguồn: VietstockFinance
      Trong 3 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 438.2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường lớn nhất vẫn là Mỹ, Trung Quốc, nhưng có mức tăng mạnh nhất lại là khu vực Asean tới 56.5%, Trung Quốc - Hồng Kông tăng 45%, còn Mỹ hạ nhiệt hơn với 22.7%...

      Về thị trường xuất khẩu, ANV trải khá đều giữa châu Á, châu Âu và châu Mỹ để tránh được các rủi ro nếu có và nhất là không phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ như các doanh nghiệp khác. Trong đó, thị trường Nam Mỹ (Brazil, Mexico, Colombia) chiếm lớn nhất, đến châu Á, Trung Đông và cuối cùng là châu Âu. Năm 2018-2019, ANV sẽ đẩy mạnh xuất vào thị trường đầy tiềm năng là Trung Quốc.

      Tương tự đối với IDI, chủ yếu vẫn là châu Á, châu Mỹ, châu  và châu Phi... IDI cũng đang kỳ vọng việc xuất khẩu vào Trung Quốc - Hồng Kông sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay.

      VHC chủ yếu xuất vào Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, còn lại là các vùng khác như Canada, Autralia, Hồng Kông, Mexico, Nhật… Tuy nhiên, thị trường Mỹ có quá nhiều rủi ro với các rào cản kỹ thuật nên không chỉ các doanh nghiệp khác mà chính VHC cũng đang phát triển thêm khối thị trường mới nổi như Nhật, Trung Quốc, Tây Ban Nha…
    Mhoang79 thích bài này.
  5. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    DOANH NGHIỆP
    Thứ 7, 29/9/2018
    “Chiến mã” I.D.I và chiến lược “không bỏ trứng vào một giỏ”
    1:10:28 PM | 5/4/2018

    Năm 2017 là năm mà ngành chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam chịu khá nhiều thách thức khi phải vượt qua nhiều rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu. Mặc dù vậy, vượt qua những khó khăn trở ngại, xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn đạt kim ngạch gần 1,8 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm trước. Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Câu chuyện về “chiến mã” I.D.I (Công ty CP Phát triển đa quốc gia, thành viên của Sao Mai Group) dưới đây là một ví dụ cho sự nỗ lực vươn lên, khả năng nhạy bén của doanh nghiệp, tính chủ động trong mở rộng thị trường.

    Trong kinh doanh,việc “bỏ trứng vào một giỏ” hay nói cách khác là quá phụ thuộc vào một thị trường nào đó là điều hết sức nguy hiểm. Những động thái từ việc lập thêm rào cản thương mại bằng việc áp thuế chống bán phá giá ở mức cao và những chiêu bài truyền thông “dìm hàng” con cá Tra của Việt Nam của Liên minh Châu Âu gần đây thêm một cảnh báo nữa cho các doạnh nghiệp khi quá phụ thuộc vào một trường nào đó.

    Bứt phá ngoạn mục

    Trở lại với câu chuyện của I.D.I, một doanh nghiệp đã có sự bứt phá mạnh mẽ thời gian qua, đặc biệt trong năm 2017, khi ngành xuất khẩu cá tra bắt đầu có những dấu hiệu trở lại “thời kỳ vàng son” của nó.

    Bước chân vào thị trường khoảng 10 năm nay, nếu so với nhiều doanh nghiệp trong ngành lúc bấy giờ thì I.D.I như một đứa bé đang chập chững bước đi. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là “cậu bé tí hon I.D.I” ngày nào đã nhanh chóng vươn lên nằm trong Top đầu các doanh nghiệp thuỷ sản có hiệu quả kinh doanh tốt nhất Việt Nam.

    [​IMG]

    IDI tham gia các Hội chợ thuỷ sản lớn trên thế giới

    Kết quả kinh doanh của I.D.I đã khiến không ít doanh nghiệp trong ngành và các nhà đầu tư bất ngờ. Riêng năm 2017 doanh số xuất khẩu của I.D.I đạt tới 102 triệu USD, tăng gần 63% so với năm 2016. Doanh thu hợp nhất năm 2017 của IDI đạt 5.332 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 350 tỷ đồng. Với kết quả đó, dự kiến trong đại hội cổ đông tới đây, I.D.I sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu 6.500 tỷ và lợi nhuận sau thuế 580 tỷ.

    Theo bật mí của lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai (Công ty mẹ của I.D.I) thì kết quả kinh doanh ấn tượng đó là thành quả từ chiến thuật “không bỏ trứng vào một giỏ” khi doanh nghiệp này đã chủ động đa dạng hoá thị trường, đặc biệt với những thị trường mới tiềm năng. Không ai khác, I.D.I chính là doanh nghiệp tiên phong mở cửa thị trường Trung Quốc từ những năm 2010 và cũng là doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc - Hong Kong, với 13,5% thị phần toàn thị trường.

    Giá trị xuất khẩu của IDI sang Trung Quốc – Hong Kong trong năm 2017 đạt gần 55 triệu USD, tăng hơn 60% so với năm 2016. Với lượng khách hàng lớn, ổn định và ngày càng mở rộng, dự kiến doanh thu xuất khẩu của IDI tại Trung Quốc- Hong Kong sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

    Không chỉ ở thị trường Trung Quốc – Hong Kong, doanh số xuất khẩu của I.D.I qua các nước ASEAN cũng trên đà tăng trưởng mạnh mẽ: Thái Lan (tăng 230%), Singapore (tăng 70%), Philippines (tăng 31%), Malaysia (tăng 19%).

    Ngoài ra, một số nước châu Á khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của IDI như Ấn Độ (tăng 700%), Đài Loan (tăng 54%).

    Như vậy, không phải Mỹ, Châu Âu mà châu Á mới là thị trường lớn nhất của IDI với tỷ trọng tới hơn 64% doanh thu. Đây là thuận lợi rất lớn của IDI khi thị trường này được dự đoán là điểm sáng của ngành cá tra Việt Nam trong thời gian tới.

    Ở khu vực Nam Mỹ, IDI cũng đang chiếm thị phần lớn nhất tại Mexico với doanh số hơn 14 triệu USD tăng 44,5% so với 2016 và chiếm 13,5% thị phần. IDI cũng chiếm 12,2% thị phần ở Colombia và 4% thị phần ở Brazil.

    [​IMG]

    Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai gặp gỡ các đối tác tại Hội chợ BOSTON 2018
    I.D.I không ảnh hưởng “POR 13” của DOC

    Đối với thị trường Châu Âu, thị trường vốn được đánh giá là khó tính và đang “làm khó, làm dễ” con cá Tra Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra của IDI qua này năm 2017 vẫn tăng cao, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016, đạt hơn 5,6 triệu USD. Trong 2018, IDI dự kiến tiếp tục tiếp cận thêm các khách hàng tại một số nước tiềm năng như Hà Lan, Anh, Đức để tăng doanh số xuất khẩu qua châu Âu lên khoảng 10 triệu USD.

    Thời gian qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13), nâng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg - 7,74 USD/kg đối với cá tra Việt Nam. Rõ rằng đây là một rào cản sẽ tạo thêm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Còn đối với I.D.I, lãnh đạo Công ty cho biết, I.D.I chỉ xuất khẩu các sản phẩm không chịu thuế bán phá giá như cá nguyên con, cá cắt khúc vì thế không bị ảnh hưởng gì đến kế hoạch xuất khẩu cũng như tăng trưởng doanh thu của I.D.I trong thời gian tới.

    Cần phải nói thêm rằng, dù được xuất qua thị trường Mỹ với thuế suất bằng 0% nhưng I.D.I vẫn chủ động mở mũi thêm nhiều thị trường khác. Đây lại là điểm một lần nữa khẳng định cho sự sáng suốt về chiến lược phát triển thị trường bền vững “không bỏ trứng vào một giỏ” của I.D.I mà có lẽ các doanh nghiệp khác cũng cần phải suy nghĩ khi xây dựng chiến lược thị trường cho sản phẩm của mình.

    Quốc Hưng
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh
    25-09-2018 - 15:16 PM | Thị trường


    [​IMG]
    Trong 10 ngày giữa tháng 9/2018, giá cá tra nguyên liệu có xu hướng tăng, trong khi giá tôm nguyên liệu ổn định.



    Bộ Công thương cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại An Giang có xu hướng tăng mạnh do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tăng thu mua.

    Cụ thể, cá tra thịt trắng có giá dao động từ 32.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với tuần trước và tăng 6.500 - 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; cá tra thịt hồng có giá dao động từ 30.500 - 32.000 đồng/ kg, tăng 4.000 - 4.200 đồng/kg so với tuần trước và tăng 5.500 - 6.500 đồng/ kg so với cùng kỳ năm 2017.

    Tại Cà Mau, giá tôm nguyên liệu trong 10 ngày giữa tháng 9/2018 không đổi so với 10 ngày trước đó do cung cầu ổn định. Giá tôm sú dao động trong khoảng 180.000 - 310.000 đồng/kg, tùy kích thước; giá tôm thẻ chân trắng dao động khoảng 81.000 - 102.000 đồng/kg.

    Xuất khẩu cá tra, cá ba sa thường chiếm 43-45% về lượng và 25-26% về trị giá trong xuất khẩu thủy sản của cả nước.

    Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2018 lượng cá tra, cá basa xuất khẩu đạt 481,2 nghìn tấn, trị giá 1,196 tỷ USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Lượng cá tra, basa chỉ tăng nhẹ, nhưng trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhờ giá xuất khẩu tăng.

    Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 2,6 USD/kg, tăng 0,45 USD/kg so với cùng kỳ năm 2017 và tăng nhẹ so với tháng 6/2018. Giá cá tra xuất khẩu tăng chủ yếu là do nguồn cung nguyên liệu thấp hơn so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Dự báo, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này trong những tháng tiếp theo sẽ dao động ở mức 2,5 - 3 USD/kg.

    Hoa Kỳ trở lại vị trí là thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa đạt kim ngạch cao nhất của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra, cá basa sang Hoa Kỳ đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 259,4 triệu USD, giảm 10,7% về lượng, nhưng tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

    Hiện nay, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp cá tra, cá basa lớn nhất cho Hoa Kỳ với thị phần chiếm tới 95% về lượng và 93% về trị giá.


    Bộ Công thương dự báo trong các tháng cuối năm, nhiều khả năng xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng khả quan nhờ: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017 đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với mức thuế thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó (POR13); căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tận dụng giành thị phần với sản phẩm cá rô tra, basa sang thị trường EU sẽ phục hồi trở lại.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Xuất khẩu cá tra tạo đột phá, khả năng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD
    Giá cá nguyên liệu trong nửa đầu năm 2018 cao hơn mức giá trung bình năm 2017 khoảng từ 4.500 - 7.000 đồng/kg...


    [​IMG]
    Xuất khẩu cá tra đạt trung bình 200 triệu USD/tháng, so với mọi năm tăng khoảng 50 triệu USD/tháng, được vậy là nhờ giá xuất khẩu tăng lên và từ nhu cầu của thị trường.


    KHÔI NGUYÊN

    30/08/2018 10:09

    Tháng 8/2018, xuất khẩu thủy sản ước đạt 738,7 triệu USD, cộng dồn 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,47 tỷ USD. Bốn tháng còn lại là mùa tiêu thụ, các nhà nhập khẩu sẽ đẩy mạnh mua vào để phục vụ nhu cầu cuối năm, và đây cũng là mùa để các doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất khẩu với mong muốn chạm hoặc vượt mục tiêu 9 tỷ USD của năm 2018.

    Trong 3 sản phẩm xuất khẩu chính, gồm tôm, cá tra và cá ngừ thì mặt hàng cá tra có nhiều triển vọng lần đầu tiên đột phá để đạt mức trên 2 tỷ USD, cộng với sự tăng trưởng trở lại của ngành tôm và xuất khẩu cá ngừ với nhiều khả quan, trong khi đó xuất khẩu hải sản mỗi năm đều đạt từ 2,2 - 2,3 tỷ USD. Như vậy, khả năng xuất khẩu thủy sản năm nay đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra là hoàn toàn khả quan.

    Mục tiêu trong tầm tay

    Ông Trương Đình Hòe Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, xuất khẩu cá tra đạt trung bình 200 triệu USD/tháng, so với mọi năm tăng khoảng 50 triệu USD/tháng, được vậy là nhờ giá xuất khẩu tăng lên và từ nhu cầu của thị trường.

    7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt được 1,2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ, còn lại 5 tháng cũng là mùa nhập khẩu của các nước, nếu từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cá tra vẫn giữ mức 200 triệu USD/tháng thì năm nay hoàn toàn có khả năng đạt kim ngạch ít nhất 2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2017.

    "Song, vấn đề là khả năng tiếp tục thiếu cá nguyên liệu đến tháng 4/2019. Do sản lượng cá nuôi thu hoạch không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của các nhà máy, nên giá cá vẫn ở mức cao và giá xuất khẩu cũng cao", ông Hoè khẳng định.

    Đối với mặt hàng tôm, các tháng cuối năm bao giờ cũng là mùa tiêu thụ tôm, do vậy, giá tôm xuất khẩu đang nhích dần lên và hy vọng mặt hàng tôm sẽ có một kết quả sáng sủa hơn. Có khả năng năm nay, xuất khẩu tôm sẽ đạt từ 4 - 4,2 tỷ USD.

    Về mặt hàng cá ngừ, 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá ngừ đạt 356,49 triệu USD, còn lại 5 tháng kim ngạch xuất khẩu để cá ngừ có thể đạt từ 550 - 560 triệu USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, cá tra và cá ngừ có khả năng đạt 6,7 - 6,8 tỷ USD. Phần còn lại sẽ do hải sản đóng góp, có khả năng đạt 2 - 2,5 tỷ USD.

    "Thông thường, kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra xấp xỉ 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, phần còn lại là hải sản (bao gồm cá ngừ), hàng năm kim ngạch xuất khẩu hải sản thường mang về khoảng 3 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 có thể đạt và vượt mốc 9 tỷ USD như mục tiêu đề ra hồi đầu năm", ông Hòe chia sẻ.

    Cần chú trọng đến khâu giống cho cá tra

    Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, 2018 là năm đầu tiên xuất khẩu cá tra đột phá và có thể mang về hơn 2 tỷ USD. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long đang có 8 tỉnh nuôi cá tra với gần 5.000 ha mặt nước. Qua 20 năm hình thành và phát triển, con cá tra của khu vực này đã trở thành ngành hàng có bước phát triển vượt bậc, trong thời gian tới cần phát huy mạnh tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, để đưa ngành cá tra phát triển bền vững.

    Muốn vậy, các địa phương trong vùng phải quy hoạch lại sản xuất từ khâu giống, thức ăn, nuôi và chế biến xuất khẩu, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ. Đa dạng hóa sản phẩm, các mặt hàng giá trị gia tăng, chế biến sâu để nâng cao tính cạnh tranh và nhất là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

    Để có sản phẩm cá tra chất lượng tốt, cần chú trọng khâu giống, trong đó, ưu tiên bộ giống gốc. Việc hình thành 3 trục: Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng người nuôi liên kết chặt chẽ nhau, tạo sự thống nhất cao để thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng mạnh. Từ đó, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.

    Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi đạt 4.033 ha, sản lượng thu hoạch đạt 814.086 tấn. Hiện giá cá nguyên liệu trong nửa đầu năm 2018 cao hơn mức giá trung bình năm 2017 khoảng từ 4.500 - 7.000 đồng/kg. Giá cá nguyên liệu hiện đang ở mức từ 25.000 đồng - 27.000 đồng/kg, tùy chất lượng và hình thức thanh toán.

    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao, việc xây dựng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hết sức cần thiết. Từ đó ổn định cung - cầu về con giống, con giống có thương hiệu, bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Điều này góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững, đáp ứng các yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và quốc tế.
  8. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.779
    Có cần hỗ trợ TA ko bro? Lái phố Wall hỗ trợ hết mình :D
    Suongkhongxuat, vuphu81voiconchoichung thích bài này.
    Hungckvn65Hermes đã loan bài này
  9. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản?

    + Cách đây vài năm tôi có dịp hướng dẫn phân tích cơ bản (Fundamental Analysis – FA) cho vài bạn trẻ đang bước đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Trong số đó tôi chú ý tới một anh chàng đang ngồi nghe nhưng có vẻ không thực sự thích thú. Sau này mới biết, người bạn trẻ này rất coi trọng phân tích kỹ thuật (Technical Analysis – TA) và tự tin đã tìm ra câu thần chú vừng ơi mở cửa ra của Alibaba.

    + Cậu ấy khoe với tôi đánh rất nhiều trận liên tiếp không thua trong suốt cả năm, tiền kiếm được dễ dàng và gấp nhiều lần đám bạn đồng niên ngồi cùng giảng đường khi xưa. Nghe đến đây thì đa số đều nghĩ rằng bạn trẻ ấy đã tìm ra hệ thống giao dịch (trading system) rất hoàn hoả trong đầu tư chứng khoán và sẽ nhanh chóng trở thành Buffett của Việt Nam hoặc bèo nhất cũng là đại gia tương lai.

    + KHÔNG. Khẳng định là không. Tôi chắc chắn bạn trẻ ấy sẽ treo cổ ở xó nào đó trong tương lai gần, nếu may mắn hơn thì trở thành con nợ, một gánh nặng của gia đình và xã hội. Tại sao lại vậy? Vì chả có system nào cả, may mắn thắng trong một xu thế tăng (Uptrend) lại ngộ nhận thắng vì tài năng. Xin thưa, TA chỉ đưa ra kết quả 50% mà thôi, hiệu quả ngang với tung đồng xu, không hơn không kém.

    + Lúc này đa số cho rằng tôi khá bi quan và có vẻ thuộc trường phái FA. Thực sự không phải vậy, tôi ít tin TA vì nó đến từ thế giới bên ngoài, khi áp dụng vào thị trường cận biên rất khó và độ chính xác là không cao. Ví dụ với những cổ phiếu không có thanh khoản, khi đó giá tăng liệu có thể kết luận dòng tiền đang vào hay không? HDG có vốn hoá hơn 2.000 tỉ nhưng có ngày chỉ giao dịch 10 cổ phiếu!!!

    + Thanh khoản thấp dễ bị làm giá, kéo giá ảo, nếu lúc đó chỉ nhìn vào diễn biến giá thì độ tin cậy rất thấp. Ngoài ra, yếu tố rất quan trọng trong đầu tư là thanh khoản phải cao để dễ dàng mua bán khi cần, thế nên chúng ta mới thường nghe câu không sợ khó không sợ khổ chỉ sợ khô (thanh khoản). Mua vào dễ dàng nhưng bán cả tháng không xong thì đâu có giá trị về mặt đầu tư và quá nhiều rủi ro.

    + Vậy thanh khoản cao thì sao, có bị lừa hay không? Có, thanh khoản cao và đều như vắt chanh kiểu TNT, DRH, CDO khi xưa hoặc ROS, GTN, thậm chí cả NVL bây giờ. Mọi thứ luôn diễn ra bình thường nhưng ngay khi xảy ra chuyện lớn, đội làm giá lập tức thu quân và tất cả trở về với cát bụi. Cũng xin nói thêm, với trò làm giá rẻ tiền như vậy mà a Quyết còi nhà ta trở thành tỉ phú đô la dễ dàng chả tốn tí sức lực nào, rất khác so với cuộc chiến máu và nước mắt trên thương trường.

    + Chê bai là thế nhưng công bằng mà nói thì TA vẫn có đất dụng võ nếu được Việt hoá cho phù hợp với thị trường cận biên (tôi sẽ có một bài viết chuyên sâu hơn về TA). Tất nhiên nó cũng chỉ hiệu quả khi áp dụng cho nhóm cổ phiếu lớn, ít bị làm giá ảo, thanh khoản cao và có tính đại chúng như VNM, SSI, HPG…

    + Một điều thú vị mà tôi được chiêm nghiệm là đa số những người tự nhận là bậc thầy về TA trước kia đều rút lui khỏi chứng khoán trong tủi nhục và không hẹn ngày về. Đa số chuyển sang forex, vàng với nhiều lý do nhưng sự thực khó nghe là họ không thể áp dụng TA trong đầu tư chứng khoán. Thậm chí, người tự xưng là tác giả đầu tiên về TA (đúng hơn là dịch sang tiếng Việt sau đó gắn tên mình vào) như Lê Đạt Chí cũng chấp nhận suốt đời với nghiệp gõ đầu trẻ để kiếm cơm.

    + Nếu chấp nhận đắng cay trong nhiều năm với máu và nước mắt thì TA có thể tạo ra kết quả 60% thành công, cao hơn tí chút so với tung xúc xắc. Với TA như vậy thì người mới đầu tư biết bấu víu vào đâu? FA thì sao? Không, chả hơn bao nhiêu khi tỉ lệ thắng cũng ngang tung đồng xu, có chăng là giúp ích về mặt tâm lý khi đầu tư sai địa chỉ, lỗ quá ôm luôn với tâm lý để lâu ấy trâu hoá bùn (HAG).
    + FA giúp ích về mặt tìm ra cổ phiếu tốt nhưng không thể đưa ra thời điểm mua hợp lý. Nếu mua quá muộn, đến gần cuối bữa tiệc mới tham gia cầm chắc là rửa bát, nặng thì bị úp bô vào đầu. Mua quá sớm thì chả có vẹo gì để ăn, ví dụ lúc này ai chả biết VNM, MWG, VCB tốt nhưng giá chả tăng. Tất nhiên ai cũng nghĩ mua sớm tí chả sao, mất chút thời gian chờ đợi. Nhưng đời đâu có đơn giản, đôi khi mua sớm ôm nhầm hàng lởm chả bao giờ tăng giá mà lại không hề hay biết.

    + Lúc này chắc đa số người đọc đều nghĩ thằng đang viết bài này đếch biết gì về đầu tư chứng khoán thì phải, TA nó cũng chê, FA nó cũng bảo chả ăn thua. Với tôi, TA và FA là sự kết hợp hoàn hảo, là mỗi chiếc dép trái phải trong bài thơ “đôi dép”, nếu thiếu một trong hai, chiếc còn lại chả mấy giá trị. Nói một cách đơn giản, FA tìm ra cổ phiếu tốt, TA có nhiệm vụ tìm ra thời điểm mua.

    + Nếu TA có tín hiệu mua nhưng cơ bản không tốt thì cơ hội thành công rất thấp. Ngược lại, FA tốt nhưng TA không có điểm nổ nghĩa là chưa tới lúc hoặc có vấn đề gì đó trong các con số vô hồn ở báo cáo tài chính mà chúng ta không biết. Bởi vậy, TA và FA có tính chất tương hỗ và phủ quyết lẫn nhau, chỉ khi cả hai cùng cho tín hiệu mua thì mới tạm tin cậy trong việc ra quyết định xuống tiền.

    + Phân tích cơ bản để tìm ra doanh nghiệp tốt, có vị thế đầu ngành, kinh doanh đang mở rộng và quan trọng nhất là lợi nhuận tăng trưởng bền vững trong tương lai. Làm được như vậy nghĩa là đã có 51% thành công trong đầu tư với nhiều cơ hội chiến thắng. Phần còn lại dựa vào phân tích kỹ thuật để tìm ra thời điểm mua thích hợp, quan trọng nhất là điểm nổ của giá cổ phiếu. Chúng ta kết hợp hài hoà giữa TA và FA sẽ tạo ra kết quả vượt trội so với thị trường chung.

    Nguồn: FB Bùi Trang
  10. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Mỹ -Trung xung đột thương mại, cá tra Việt Nam hưởng lợi cả hai thị trường
    29-09-2018 - 10:15 AM | Thị trường


    Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang cả hai thị trường này.

    [​IMG]
    Thị trường tháng 9/2018: Dầu tăng giá mạnh, các mặt hàng khác đồng loạt giảm


    Theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

    Cụ thể, BVSC cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không ngừng nóng lên với việc Mỹ và Trung Quốc chính thức áp thuế lên gói hàng hóa mới của nhau kể từ ngày 24/09/2018 đang mang đến cơ hội cho những quốc gia trong vai trò xuất khẩu các mặt hàng thay thế sang cả hai thị trường rộng lớn và tiềm năng này.

    [​IMG]
    Xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. (ảnh minh họa: KT)

    Ngành thuỷ sản của Việt Nam mà điển hình là sản phẩm cá da trơn được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ xung đột thương mại Mỹ-Trung nếu như biết nắm bắt cơ hội.

    Cụ thể, trong gói đánh thuế của Tổng thống Donald Trump, các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị áp mức thuế là 10%. Năm 2017, cá rô phi Trung Quốc chiếm gần 45% tổng giá trị nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ, trong khi cá tra, basa chỉ chiếm gần 25%.

    Diễn biến này mở ra cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá thịt trắng (cá tra, cá basa) sang Mỹ để giành giật thị phần sụt giảm từ cá rô phi của Trung Quốc.

    Về phía Trung Quốc, năm 2017 là lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm cá tra của Việt Nam. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc đối với sản phẩm cá tra đang ngày một tăng lên.

    Mặc dù các sản phẩm thuỷ sản mà Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc đang bị áp thuế trả đũa không phải là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như tôm hùm, ngao, cua… nhưng việc giá các mặt hàng này tăng lên do thuế có thể sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải cân nhắc hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thay thế khác, trong đó có thể có cá tra của Việt Nam.


    Như vậy, "nhìn chung nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang cả hai thị trường này. Kết hợp với đề xuất của Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây về việc công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ sẽ là những thông tin mang tính hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cá tra"- BVSC nhận định.

    Theo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt 1,38 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trước đó, sau một thời gian phải nhường lại vị trí số 1 cho Trung Quốc, từ tháng 7 năm nay, Mỹ đã trở lại là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt giá trị 259,4 triệu USD (tăng 18,3% so cùng kỳ 2017). Với giá trị như trên, Mỹ là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam trong 7 tháng đầu năm và chỉ cao hơn 1 chút so với thị trường đứng 2 là Trung Quốc (258,3 triệu USD). Đứng thứ 3 là EU với 134,1 triệu USD./.
    trieuphu149 thích bài này.

Chia sẻ trang này