Mua và giữ GVR 2 năm X3 TK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duydu, 14/12/2020.

5360 người đang online, trong đó có 615 thành viên. 21:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37567 lượt đọc và 122 bài trả lời
  1. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    Nếu không nhìn thấy mục tiêu sẽ dễ dàng lạc lối. Cổ phiếu nếu không nhìn thấy câu chuyện tương lai cũng dễ mất hàng.

    Theo chia sẻ của Thành viên HĐQT Phạm Văn Thành, GVR đang phối hợp với các địa phương để quy hoạch các KCN, diện tích dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 lên đến 15.000 ha, trung bình mỗi năm cho thuê từ 600-1.000 ha.

    Với giá cho thuê như hiện nay ,chỗ rẻ thì 50$ chỗ trung bình thì 80-100$/m2 cho 1 đời dự án, cộng với giá vốn cực rẻ, thời gian triển khai nhanh (do chỉ cần chặt cây cao su là xong) thì nhẩm ra con số lợi nhuận chỉ riêng cho thuê (chưa bao gồm quản lý hạ tầng...) của mảng KCN nó khủng khiếp cỡ nào

    Bảng: Tổng hợp giá thuê đất khu công nghiệp tại các tỉnh thành Việt Nam năm 2020
    (Đơn vị: USD/m2/chu kỳ thuê)

    [​IMG]
    duydu đã loan bài này
  2. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    GVR: Trọng điểm là phát triển khu công nghiệp gắn liền khu dân cư, kế hoạch lãi 4 ngàn tỷ

    Tập đoàn tiếp tục thoái vốn các doanh nghiệp khác, kể cả các doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả, nhằm tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực có biên lợi nhuận cao là phát triển khu công nghiệp gắn liền với khu dân cư.

    Trọng tâm phát triển là khu công nghiệp gắn liền khu dân cư

    Hạ tầng khu công nghiệp (KCN) là lĩnh vực đáng chú ý, với kỳ vọng về dòng dịch chuyển sản xuất toàn cầu sẽ tìm đến Việt Nam trong những năm tới. GVR hiện đang quản lý 16 KCN với tổng diện tích gần 6,566 ha.

    “Đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao, tiềm năng và có nhiều lợi thế nên tập trung đầu tư mạnh trong năm 2020 và cho giai đoạn 2021-2025”, Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Bảo chia sẻ.

    Trong năm 2019, GVR chưa hoàn thành kế hoạch về diện tích cho thuê KCN vì chưa thực hiện được các thủ tục liên quan. Mảng KCN của GVR hiện có tỷ lệ lấp đầy cao, diện tích thương phẩm sẵn sàng cho thuê không còn nhiều.

    Trong năm 2020, GVR kỳ vọng sẽ triển khai các KCN Nam Tân Uyên, Rạch Bắp mở rộng và dự kiến đến cuối năm sẽ có sản phẩm thương mại. Phần còn lại, các KCN Bắc Đồng Phú, Nam Đồng Phú, Long Thành - Dầu Giây,… đang tiến hành thực hiên các thủ tục.

    Theo chia sẻ của Thành viên HĐQT Phạm Văn Thành, quá trình này mất nhiều thời gian, “khi bắt đầu làm thủ tục thì 2-3 năm nữa mới có sản phẩm thương mại”. Hiện, GVR đang phối hợp với các địa phương để quy hoạch các KCN, diện tích dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 lên đến 15 ngàn ha, theo đó, từ 600-1,000 ha sẽ được cho thuê mỗi năm.

    Đền bù đất đai sân bay Long Thành

    Về câu chuyện đền bù đất làm sân bay Long Thành, phía GVR cho biết ½ tiền đền bù đã hạch toán trong 2019, phần còn lại sẽ ghi nhận vào 2020. Giá đền bù 600 triệu đồng/ha, với tổng cộng 2 ngàn ha thì khoảng trên dưới 1,000 tỷ đồng tiền đền bù. Theo kế hoạch, GVR sẽ giao đất cho tỉnh Đồng Nai vào tháng 11/2020, theo đó tiếp tục bàn giao cho nhà đầu tư triển khai xây dựng sân bay.

    Ngoài ra, GVR cũng dự kiến giao cho địa phương trên dưới 1 ngàn ha đất mỗi năm. Giá đền bù theo giá Nhà nước tối đa chỉ 100-200 triệu đồng/ha, tuy nhiên, lãnh đạo GVR cho biết đã đấu tranh với các địa phương sử dụng đất để phát triển kinh tế với mức giá là 500-600 triệu/ha.
    kimibull2 đã loan bài này
  3. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    Queen-bee đã viết:
    Cuối tuần rảnh rỗi ngồi tổng hợp những mã khủng long vốn hóa lớn nhất trên sàn Hose và phát hiện vài điểm thú vị...

    Cách đây không lâu, VIC soán ngôi VNM tiến lên đầu bảng xếp hạng, giai đoạn ban đầu có sự bám đuổi về giá giữa VIC và GAS và sự bám đuổi về vốn hóa giữa VIC và VNM...

    Tiếp sau 1 thời gian khi VHM niêm yếm trên Hose thì cặp đôi nhà anh V thống trị sàn chứng khoán...

    Những bước đi của khủng long làm rung chuyển sàn Hose phải kể đến cặp đôi VIC-VHM cùng VRE, kế đến là dòng Bank với bộ tam sát VCB-BID-CTG và tiếp theo là nhóm SX: VNM-GAS-SAB-HPG...

    Thế chân vạc tạo nên cuộc đua kỳ thú trong từng giai đoạn, từng phiên khi nhà cái hoán đổi đối trọng để nâng đỡ thị trường...

    Bước qua giai đoạn Covid... nhóm bị ảnh hưởng nhiều là Hàng không, dịch vụ du lịch, BĐS... chính vị vậy VIC-VHM-VRE dậm chân tại chỗ... nhường lại sân chơi cho nhóm Bank... 1 thế lực mới lên ngôi với sự thống trị của anh cả VCB nay đã đứng đầu bảng xếp hạng... tuy thanh khoản của VCB không được ấn tượng nhưng mức giá và độ tăng trưởng vốn hóa của VCB thì chắc hẳn ai cũng phải kính nể... Cùng với đó là cuộc đua của cả nhóm Bank, trong đó CTG, TCB, VPB có nhiều điểm đột phá ấn tượng...

    Và cuối cùng... cần phải nhắc tới là gương mặt rất mới đang uy hiếp soán ngôi top ten... đó chính là GVR, 1 sát thủ đang âm thầm khẳng định vị thế trong thời gian gần đây... Với 4 tỷ cổ phiếu niêm yết, nếu xếp về số cp lưu hành hiện tại thì chỉ đứng sau mỗi BID, tuy nhiên với mức tăng ấn tượng bởi game chỉ số + BĐS KCN + Vàng trắng thì GVR rất có khả năng sẽ uy hiếp vị trí số 7 của SAB... hãy cùng chờ xem nhé...


    1 VCB Cổ phiếu lưu hành 3,708,877,448 Giá 98.9 Vốn hóa 366,807,979,607
    2 VIC Cổ phiếu lưu hành 3,382,430,890 Giá 104.7 Vốn hóa 354,140,514,183
    3 VHM Cổ phiếu lưu hành 3,289,513,918 Giá 85.3 Vốn hóa 280,595,537,205
    4 VNM Cổ phiếu lưu hành 2,089,645,346 Giá 110.4 Vốn hóa 230,696,846,198
    5 BID Cổ phiếu lưu hành 4,022,018,040 Giá 47 Vốn hóa 189,034,847,880
    6 GAS Cổ phiếu lưu hành 1,913,950,000 Giá 84.9 Vốn hóa 162,494,355,000
    7 SAB Cổ phiếu lưu hành 641,281,186 Giá 201.8 Vốn hóa 129,410,543,335
    8 CTG Cổ phiếu lưu hành 3,723,404,556 Giá 34.6 Vốn hóa 128,829,797,638
    9 HPG Cổ phiếu lưu hành 3,313,282,659 Giá 38.6 Vốn hóa 127,892,710,637
    10 TCB Cổ phiếu lưu hành 3,574,906,230 Giá 29.2 Vốn hóa 104,387,261,916
    11 GVR Cổ phiếu lưu hành 4,000,000,000 Giá 25.35 Vốn hóa 101,400,000,000
    12 MSN Cổ phiếu lưu hành 1,174,683,246 Giá 84.1 Vốn hóa 98,790,860,989
    13 VPB Cổ phiếu lưu hành 2,454,748,366 Giá 31.65 Vốn hóa 77,692,785,784
    14 VRE Cổ phiếu lưu hành 2,272,318,410 Giá 30.15 Vốn hóa 68,510,400,062
    15 VJC Cổ phiếu lưu hành 523,838,594 Giá 125 Vốn hóa 65,479,824,250
    16 MBB Cổ phiếu lưu hành 2,773,140,752 Giá 23.1 Vốn hóa 64,059,551,371
    17 ACB Cổ phiếu lưu hành 2,161,558,460 Giá 28.4 Vốn hóa 61,388,260,264
    18 MWG Cổ phiếu lưu hành 452,650,454 Giá 115 Vốn hóa 52,054,802,210
    19 FPT Cổ phiếu lưu hành 783,905,110 Giá 56.9 Vốn hóa 44,604,200,759
    20 BVH Cổ phiếu lưu hành 742,322,764 Giá 57.1 Vốn hóa 42,386,629,824
    vnihaho09, dongdatukimibull2 thích bài này.
  4. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    cophieu88 đã viết:
    Vấn đề VN30-VNINDEX 2021-Vai trò GVR


    Tôi không cần nêu lại tin này do GVR đang vận động tốt theo kịch bản gom-kéo của MMs, BBs. Nhưng nhiều anh em nhỏ lẻ chưa nhận ra vấn đề này, chỉ có Cá mập đã đánh hơi và đang hướng dòng tiền gom mạnh.


    https://vietnamfinance.vn/ros-eib-sab-sap-bi-loai-khoi-ro-vn30-20180504224247027.htm


    Chia sẻ với 555 anh em nhỏ lẻ là chính, tôi muốn diễn giải một số ý với các bạn như sau, mong các bạn có chuyên môn sâu nhận định bổ sung. Viết tin này, có lẽ cũng động vào kế hoạch gom của Cá mập hơi sớm, nhưng xin phép trước nếu có Cá mập nào đang nằm vùng ở pics này.


    Trước đây, theo Quy chế cũ thì với cổ mà tỷ lệ Free Float (FF) nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì vốn hóa theo FF phải lớn hơn 90% trung vị các cổ vnshare. Tức là vốn hóa theo FF tầm 4.000 tỷ trở lên, GVR có 120 triệu cổ tự do, nên cần giá trung bình trong một năm phải tầm 35 trở lên, và lúc đó 6 tháng tới phải kéo GVR giá đc 60-70 thì GVR mới có thể vào VN30 (một kịch bản khả dĩ-kịch bản 2 để dự phòng cho kịch bản 1).


    Nhưng, theo “Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index” phiên bản 3.0 để thay thế cho phiên bản 2.3 trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã công bố gần đây, sẽ lấy số cứng FF chỉ cần được 2.500 tỷ, tức giá trung bình của GVR tầm 20 là có thể vào VN30 rồi. Cái này, GVR chắc chắn đã thỏa mãn (kịch bản 1).


    Vậy là đã qua Vòng 1 (FF). Với các mã khác Vòng 1 trên qua rất dễ, nhưng với GVR lại gây hoài nghi nếu tham chiếu theo Quy chế 2.0 cũ. GVR qua các Vòng 2 thì quá đơn giản rồi, và đã qua rồi, như Top 20 vốn hóa lớn nhất.


    Ở chiều ngược lại, Quy chế mới có một số tiêu chí làm loại SAB (không thỏa mãn tiêu chí khối lượng giao dịch khớp lệnh), EIB (không thỏa mãn tiêu chí giá trị giao dịch khớp lệnh) và ROS (không thỏa mãn tiêu chí giá trị vốn hóa trung bình). Ví dụ, khối lượng trung bình phải lớn hơn 100k cổ/phiên và 9 tỷ/phiên. Các tiêu chí này khiến SAB và EIB bị loại, nhưng với GVR thì lại đơn giản rồi.


    Do vậy, tin tưởng GVR sẽ vào VN30 ở kỳ tháng 6-2021. GVR vào VN30 theo tiêu chí phân tích của Quy chế mới như trên, theo kịch bản 1 hay kịch bản 2, hay vào VN30 theo diện đặc cách như GAS khi vượt qua vốn hóa 100.000 tỷ, hay so on and so on? Có khá nhiều con đường có thể dẫn GVR đến thành ROME mà các bạn có thể tin tưởng và không phải hoài nghi.


    Nhưng ngay cả tạm thời nằm ngoài VN30 thì các bạn cũng đừng buồn. GVR Top10 vốn hóa thị trường thì cũng đáng để là Siêu Blue rồi.


    Cũng như tất cả các Siêu Cổ, Siêu Blue GVR đang mong có phiên rũ cổ đông nhỏ lẻ. Mục đích cũng chỉ để gom hàng về một mối. Cho dù thế nào, thì con đường GVR thành Siêu Blue là không thể cản được nữa. Khi tôi nói Siêu Blue, thì các mốc 27-37 chỉ là nhận định cho mục tiêu ngắn hạn và thuần túy theo TA dựa trên nền giá midcap hiện tại. GVR hẹn các bạn ở các mục tiêu xa hơn vậy rất nhiều.


    P/S: Chia sẻ view của tôi về VNINDEX sẽ còn tiến xa nữa! Hãy nhìn vào bối cảnh lượng tiền NHNN bơm ra thị trường + tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đáo hạn cuối năm 2020 nhiều như nước mà không chắc gia hạn ngân hàng. Đây là một động lực tốt chung cho toàn cảnh. VNINDEX gần như chắc chắn sẽ phá các đỉnh lịch sử, chào đón Thủ tướng tái bổ nhiệm nhiệm kỳ, và các kỳ đại hội TW Đảng trong 2021. Hàng cụ Tổng-Siêu Blue-Con Át Chủ Bài GVR sẽ góp sức vào chiến dịch này!

    Mốc 27-37 chỉ đơn thuần là phát kiến về TA của tôi khi GVR vượt 21 . Nếu xét thêm về mặt FA sau khi GVR thoái vốn xong SIP và đưa ra báo cáo TC mới cũng như vị thế và khả năng lọt vào rổ VNI-30 thì rất có thể mốc này sẽ sớm lạc hậu
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.766
    dongdatu đã viết:
    Các cổ phiếu trên TT đã tăng ở một mặt bằng khá cao .
    Nhưng nếu xét 1 cách toàn diện thì chỉ có GVR mới là cổ phiếu có thể X2 thậm chí X3... TK cho các nhà đầu tư ...
    Gía GVR 27.1 còn rất rẻ , nhưng có mua thêm được đâu ????
    vnihaho09, longvietjscduydu thích bài này.
    longvietjscdongdatu đã loan bài này
  6. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    target 1 đã đạt - chuẩn bị phi lên target 2 =37
    vnihaho09longvietjsc thích bài này.
    longvietjsc đã loan bài này
  7. longvietjsc

    longvietjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    1.149
    đầu năm 2021 là đạt tảrget 37-40 thôi
    ThienHuuduydu thích bài này.
  8. vnihaho09

    vnihaho09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Đã được thích:
    9.884
    tin nóng mới ra hôm nay , liệu GVR có trần 5 phiên nữa không???
    Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) sẽ có thêm gần 5.000 ha đất KCN trong 5 năm tới
    07:09 | 21/12/2020

    [​IMG]
    Các khu công nghiệp đang và sắp triển khai của GVR. (Nguồn: Chứng khoán BSC).

    Theo thống kê của BSC, GVR hiện đang sở hữu quỹ đất khoảng 407.800 ha. Với định hướng tập trung chuyển đổi đất cao su thành KCN, BSC cho rằng quỹ đất của GVR có lợi thế tiết kiệm thời gian và chi phí đền bù so với các KCN khác.

    Trong tháng 11/2020, tỉnh Đồng Nai đã duyệt phương án bồi thường khoảng 1.800 ha đất cao su của GVR để thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Với đơn giá 600 triệu đồng/ha, dự kiến doanh nghiệp sẽ thu về khoảng 1.080 tỉ đồng từ việc đền bù nói trên.

    Trong năm 2020, GVR dự kiến sẽ chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác 1.800 ha đất dự án Sân bay Long Thành và KCN Nam Tân Uyên (346 ha); giai đoạn 2021 - 2025 chuyển nhượng KCN VSIP (691 ha) và KCN Tân Lập 1; giai đoạn 2026 trở đi sẽ chuyển nhượng 3.400 ha đất để phát triển khu dân cư.

    Báo cáo của đơn vị chứng khoán cũng cho biết, GVR đang có kế hoạch tái cơ cấu thoái vốn các mảng kinh doanh không hiệu quả. Theo kế hoạch, GVR sẽ chuyển đổi 20 công ty nông nghiệp TNHH MTV sang CTCP, đồng thời tiếp tục thoái vốn các doanh nghiệp khác.

    Đầu tháng 11, GVR vừa có quyết định phê duyệt giá khởi điểm cổ phiếu khi thoái vốn tại CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (Vinaruco, Mã: VRG).

    Ngày 14/12 vừa qua, doanh nghiệp cũng đã hoàn tất thoái vốn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) khi công bố bán thành công 9,34 triệu cổ phiếu SIP.
    ThienHuu, Queen-beeduydu thích bài này.
  9. Luuhongviet808109

    Luuhongviet808109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2020
    Đã được thích:
    786
    Hôm nay xanh nhẹ lên tàu tiếp.
  10. vnihaho09

    vnihaho09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Đã được thích:
    9.884
    tin nóng mới ra hôm nay , liệu GVR có trần 5 phiên nữa không???
    Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) sẽ có thêm gần 5.000 ha đất KCN trong 5 năm tới

Chia sẻ trang này