Múc tất tay MBB-VPB-ACB

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 10/10/2019.

3766 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 00:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12803 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. Trumdauco2019

    Trumdauco2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2019
    Đã được thích:
    3.244
    Mhoang79 thích bài này.
  2. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Từ nền tảng đang có, nhìn về tham vọng lớn của MB
    Minh Tâm - 15:15 11/11/2019
    (VNF) - Hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng mẹ cùng với mảng bảo hiểm vẫn sẽ là những lực đẩy lợi nhuận quan trọng của MB không chỉ trong năm nay mà trong cả giai đoạn 2019 - 2024. Trường hợp cần thiết, dư địa giảm trích lập dự phòng cũng là yếu tố hỗ trợ đáng kể. Nhưng như vậy có thể là chưa đủ.
    [​IMG]
    Mặc dù đến nay, MB đã là ngân hàng phục vụ đại chúng nhưng "cái lõi quân đội" vẫn có tầm quan trọng chiến lược.
    Ngày 4/11 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã chính thức đổi nhận diện thương hiệu và ngay lập tức "gây bão" dư luận. Khen có, nhưng chê cũng nhiều. Một sự kiện đặc biệt cho dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập ngân hàng đã ghi dấu trong lòng khách hàng cũng như công chúng theo chiều hướng cũng thật đặc biệt.

    MB được ra đời và đi vào hoạt động kể từ ngày 4/11/1994 với mục tiêu ban đầu là phục vụ các tổ chức, cá nhân trong lực lượng quân đội. Mặc dù đến nay, MB đã là ngân hàng phục vụ đại chúng nhưng "cái lõi quân đội" vẫn có tầm quan trọng chiến lược.

    Một trong những lợi ích rõ rệt, có thể thấy được là khi nhìn vào tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi khách hàng (tỷ lệ CASA). Tính đến hết tháng 9/2019, tỷ lệ này ở MB đạt mức 28%, thuộc hàng cao nhất hệ thống ngân hàng.

    Tỷ lệ CASA càng lớn, ngân hàng càng có lợi thế về chi phí vốn so với các đối thủ, bởi tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rất thấp.

    Có được điều này là nhờ các chi tiêu cho quốc phòng, từ doanh nghiệp cho đến cá nhân, đa phần đều được thực hiện qua MB. Đây là một lợi thế cực kỳ đặc thù và có tính bền vững cao.

    Từ nền tảng cốt lõi này, MB đã xây dựng được một ngân hàng có quy mô tổng tài sản trên 397.000 tỷ đồng, vốn tự có trên 37.000 tỷ đồng, từ quy mô khởi điểm chỉ 32,7 tỷ đồng tổng tài sản và 20 tỷ đồng vốn tự có.

    Dịp kỷ niệm 25 năm này, MB đang hướng đến mốc lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.000 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch cả năm (9.560 tỷ đồng), tăng 29% so với năm 2018.

    Đây là một mục tiêu tham vọng với một ngân hàng quy mô lớn như MB, trong bối cảnh đa phần các đối thủ cùng nhóm top trên chỉ duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng dưới 20% trong năm nay, nhiều trường hợp còn thấp hơn nhiều.

    Ở một khía cạnh khác, mục tiêu này thực sự tham vọng khi nhìn vào nền lợi nhuận cao của năm 2018. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm vừa qua của MB lên đến trên 68%.

    9 tháng năm 2019, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của MB ở mức 26,6%. Tính toán cho thấy, để đạt được mức lợi nhuận 10.000 tỷ đồng cho cả năm nay, quý IV, MB sẽ phải đạt tăng trưởng lợi nhuận tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Mặc dù tham vọng, nhưng nếu mục tiêu trên là một nhiệm vụ nhân một sự kiện kỷ niệm đặc biệt, thì không khó để ngân hàng này đạt được.

    [​IMG]

    Cùng với việc đổi nhận diện thương hiệu, dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, MB còn hướng đến mốc lợi nhuận hợp nhất 10.000 tỷ đồng

    Thứ nhất, ngân hàng mẹ của MB với những mảng kinh doanh truyền thống như tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngoại hối... vẫn đang tăng trưởng ổn định với tốc độ cao.

    9 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ MB đạt gần 29%, lên 7.086 tỷ đồng. Số liệu 10 tháng còn khả quan hơn khi lợi nhuận đạt hơn 8.000 tỷ đồng, nghĩa là tăng tới khoảng 1.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một tháng, giúp ngân hàng mẹ MB hoàn thành tới 96% kế hoạch năm và việc vượt kế hoạch riêng lẻ cả năm gần như chắc chắn.

    Bên cạnh sự ổn định với tốc độ tăng trưởng cao của ngân hàng mẹ, mảng bảo hiểm cũng là điểm sáng khi đem về tới 793 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng năm 2019, khác xa mức lỗ trước thuế 209 tỷ đồng của năm 2018 (riêng MB Ageas lỗ 319 tỷ đồng).

    MB là ngân hàng hiếm hoi sở hữu 2 doanh nghiệp bảo hiểm ở cả mảng phi nhân thọ (MIC) và bảo hiểm nhân thọ (MB Ageas). Với tệp khách hàng khổng lồ từ ngân hàng mẹ, thông qua bán chéo sản phẩm, triển vọng tăng trưởng mảng bảo hiểm của MB là rất sáng.

    Thứ ba, MB còn nhiều dư địa để giảm trích lập dự phòng. Thống kê cho thấy, nhiều năm qua, MB luôn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống ngân hàng, thường xuyên ở mức khoảng 100% (Xem thêm: Các ngân hàng đang bật 'chế độ phòng thủ nợ xấu' ở mức bao nhiêu?). Tính đến hết tháng 9/2019, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này là 103%.

    Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao cho thấy MB đang để dành ra nhiều nguồn lực để xử lý nợ xấu khi cần. Việc bền bỉ giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, khoảng 100% (tỷ lệ này cuối các năm 2015, 2016, 2017 và 2018 lần lượt ở mức 101%, 103%, 96% và 112%) cũng cho thấy ngân hàng này có truyền thống đề cao sự an toàn.

    Trong quý IV/2019, nếu MB có trích lập dự phòng ít hơn thông thường vì mục tiêu lợi nhuận 10.000 tỷ đồng cho cả năm nay thì tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung. Và năm 2020, ngân hàng này hoàn toàn có thể bù đắp lại để giữ tỷ lệ này ở mức khoảng 100% như truyền thống.

    [​IMG]

    MB bộc lộ rõ tham vọng lớn dưới thời CEO Lưu Trung Thái

    Nhìn xa hơn, giai đoạn 2019 - 2024, mục tiêu của MB là đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân 20%/năm, nghĩa là sau 5 năm, quy mô lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng gấp khoảng 3 lần. Con số này thực sự tham vọng và chắc chắn là một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất hệ thống ngân hàng.

    Hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng mẹ cùng với mảng bảo hiểm vẫn sẽ là những lực đẩy lợi nhuận quan trọng của MB không chỉ trong năm nay mà trong cả giai đoạn 2019 - 2024. Trường hợp cần thiết, dư địa giảm trích lập dự phòng cũng là yếu tố hỗ trợ đáng kể.

    Nhưng như vậy có thể là chưa đủ.

    Vài năm gần đây, MB đang đẩy mạnh phát triển mảng tín dụng tiêu dùng với đại diện là Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MB nắm 50% vốn điều lệ), thường được biết đến với thương hiệu MCredit.

    Đây được xem là một trong những điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy lợi nhuận toàn ngân hàng MB.

    Kết quả ban đầu là rất ấn tượng. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường FiinGroup, nếu như năm 2017, MCredit sở hữu 1,7% thị phần tín dụng tiêu dùng thì năm 2018, thị phần đã tăng vọt lên 5,2%, lọt top 5 công ty tài chính có thị phần tín dụng tiêu dùng lớn nhất (xếp sau FE Credit: 47,3%, Home Credit: 16,9%, HD Saison: 10,1%, Shinhan Finance - tiền thân là Prudential Finance: 5,3%).

    Đáng chú ý, theo tiết lộ của Tổng giám đốc MB Lưu Trung Thái, năm 2018, MCredit ghi nhận lợi nhuận trước thuế lên đến 320 tỷ đồng.

    Trên thực tế, mức lợi nhuận ấn tượng của doanh nghiệp này trong năm 2018 là một tất yếu trong bối cảnh thị phần tăng vọt, bởi theo các hợp đồng cho vay tiêu dùng, lợi nhuận phát sinh rất nhanh sau khi bắt đầu cho vay (kể cả chưa thu được vẫn ghi nhận dự thu, song song với đó là ghi nhận vào kết quả kinh doanh), do đó quy mô cho vay tăng vọt thì lợi nhuận cũng tăng vọt.

    Tuy nhiên, nguyên tắc là: lợi nhuận đến trước, nợ xấu đến sau.

    9 tháng năm 2019, chi phí dự phòng hợp nhất của MB ở mức 3.676 tỷ đồng, cao hơn khá nhiều chi phí dự phòng riêng lẻ của ngân hàng mẹ là 2.547 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất mảng tài chính - ngân hàng (bao gồm ngân hàng mẹ và MCredit) 9 tháng ở mức 6.539 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 6.747 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng mẹ (đã loại trừ thu nhập từ công ty con).

    Những số liệu trên hàm ý rằng MB đã phải tăng mạnh trích lập dự phòng cho MCredit và đây là nguyên nhân quan trọng khiến kết quả lợi nhuận 9 tháng của MCredit cũng không mấy khả quan.

    Thông tin này dù thiếu tích cực nhưng có thể lường trước vì như đã đề cập, "lợi nhuận đến trước, nợ xấu đến sau". Nếu muốn duy trì lợi nhuận dương hay tham vọng hơn là duy trì tăng trưởng lợi nhuận, MB buộc phải duy trì tốc độ mở rộng thị phần cực nhanh như năm 2018 và điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

    Thực tế thì có trường hợp vì công ty tài chính là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngân hàng nên trước áp lực tăng trưởng, công ty tài chính không có đủ thời gian chậm lại để điều chỉnh khi gặp vấn đề. Điều này tiềm ẩn rủi ro bởi những cú sốc nhỏ nếu không được xử lý rốt ráo thì nguy cơ hình thành cú sốc lớn sẽ ngày càng cao.

    MCredit hiện chưa phải là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của ngân hàng nên cần ưu tiên thị phần bền vững hơn là lợi nhuận trước mắt. Số dư dự phòng rủi ro ở mức cao sẽ là "tấm đệm" hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

    Thống kê mới nhất cho thấy, kết thúc nửa đầu năm 2019, MCredit đã vượt Shinhan Finance để lọt top 4 thị phần, tuy nhiên, quy mô thị phần mở rộng chậm hơn khá nhiều so với năm 2018, phần vì chủ động chậm lại sau một năm tăng "nóng", phần vì sự bành trướng thị phần của "cánh chim đầu đàn" FE Credit (tăng 2,2 điểm% thị phần), cùng với đó là sự cạnh tranh từ các tân binh, trong đó nổi bật lên là SHB Finance và Viet Credit.

    Dù vậy, điều này lại đặt ra một bài toán: bao giờ MCredit mới đóng góp lợi nhuận đáng kể vào lợi nhuận hợp nhất của MB?

    Nếu sự đóng góp này chậm hơn kế hoạch thì sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đầy tham vọng 20%/năm giai đoạn 2019 - 2024 mà ban lãnh đạo MB đặt ra.

    Trong một diễn biến mới đây, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thân cận cho biết MB đang kỳ vọng thu về 240 triệu USD (tương đương khoảng 5.500 tỷ đồng) từ việc bán lượng cổ phần tương đương 7,5% vốn điều lệ sau phát hành. Thương vụ dự kiến hoàn tất vào cuối tháng này.

    5.500 tỷ đồng vốn tự có tăng thêm sẽ giúp MB duy trì tăng trưởng tín dụng tối đa theo hạn mức cho phép trong nhiều năm tới mà vẫn đảm bảo hệ số an toàn vốn trên mức quy định, đồng thời cung cấp nguồn vốn giá rẻ phục vụ cho nhu cầu phát triển nói chung và hỗ trợ MCredit nói riêng.

    Minh Tâm
    giainganha1011 thích bài này.
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    MB lọt top 15 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam

    • MB xếp ở vị trí thứ 15 trong 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam -theo công bố của Vietnam Report. Kết thúc 10 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của MB đạt trên 8.000 tỷ, hoàn thành 96% kế hoạch cả năm.



      Tại Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019 (Profit 500), thứ hạng của MB đã tăng 10 bậc so với năm 2018.

      Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận tốt nhất dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập được định kỳ công bố thường niên từ năm 2017 với sự tư vấn của các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước với những tiêu chí như: các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE); lợi nhuận trước thuế; doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Các tiêu chí về Quy mô tài sản; Quy mô lao động; Tiềm năng tăng trưởng doanh thu; lợi nhuận …

      Đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận chung của toàn ngân hàng phải kể đến hoạt động dịch vụ. Tính đến 31/10/2019, thu dịch vụ của MB đạt trên 1.300 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng của hoạt động dịch vụ vào tổng thu nhập của MB ngày càng cao, chiếm khoảng 13% vào thời điểm cuối tháng 10/2019, gần gấp đôi tỷ trọng này ở năm 2016.

      Bên cạnh đó, hoạt động ngoại hối cũng là một điểm sáng trong bức tranh kết quả chung toàn MB. Kết thúc 10 tháng đầu năm 2019, chỉ tiêu thu ngoại hối đạt gần 550 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu bước tiến tích cực của MB.

      Tăng trưởng cao về hoạt động dịch vụ về cả số tuyệt đối cũng như tỷ trọng chứng tỏ hướng đi của MB đang rất phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, và góp phần không nhỏ vào chỉ tiêu lợi nhuận của MB. Với kết quả này, một số dự báo đã đánh giá MB có thể đạt mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.000 tỷ đồng ngay trong năm nay. Đây cũng là mục tiêu mà gần 16.000 nhân sự của tập đoàn này đang nỗ lực tối đa trong giai đoạn nước rút và để kỷ niệm 25 năm thành lập.

      [​IMG]
      Cũng vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 (4/11/2019), MB thay đổi nhận diện thương hiệu mới tại 300 điểm giao dịch trên toàn hệ thống. Thương hiệu mới của MB định vị MB là một ngân hàng thông minh, cam kết không ngừng đổi mới để cung cấp những giải pháp sáng tạo và an toàn, song hành cùng nhịp sống và sự phát triển năng động của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

      Thương hiệu mới định vị MB là một doanh nghiệp số. MB giúp khách hàng kết nối mọi lúc mọi nơi với đúng người, đúng nguồn lực để biến những cơ hội thành hiện thực nhanh chóng. Thương hiệu mới định vị MB là một ngân hàng chuyên nghiệp. MB mang lại cho khách hàng những chỉ dẫn đáng tin cậy để tự tin hoạt định tương lai và vững tâm tới đích.

      Minh Ngọc
  4. Trumdauco2019

    Trumdauco2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2019
    Đã được thích:
    3.244
    Nay vni chỉnh mạnh, mbb vẫn xanh là mạnh rồi ;))
    Mhoang79 thích bài này.
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Mai-kia VNI xanh thì em nó sẽ bùng nổ. :)
    Trumdauco2019 thích bài này.
  6. Trumdauco2019

    Trumdauco2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2019
    Đã được thích:
    3.244
    Sớm dượt 24 ;)) =))
    Mhoang79 thích bài này.
  7. Trumdauco2019

    Trumdauco2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2019
    Đã được thích:
    3.244
    Mbb nát với lái, ra tin tốt bị up bô liền ;)) =))
  8. mondeov6

    mondeov6 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2016
    Đã được thích:
    632
    Bác Hoàng cứ hô em nào là sml hết là sao nhỉ :D
    Mhoang79 thích bài này.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Cụ ko thấy tôi hô MBB VPB từ lúc 19.x cách đây 2-3 tháng ah, chứ có phải giơg mới hô đâu? Ai mua 19.x , 20.x đến giờ thì chắc cũng ăn vài vòng mấy con này rồi. Còn lên 1 đoạn xong rồi điều chỉnh thì là chuyện bình thường ở huyện thôi. Giá này vẫn đang là vùng đáy của MBB-ACB-VPP nên mua mới vẫn ngon. 3x từ giờ đến cuối năm là chuyện ko phải bàn cãi. :)
    mondeov6, whitewind007dautugiatri thích bài này.
  10. chientran4986

    chientran4986 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2017
    Đã được thích:
    323

Chia sẻ trang này