Nắng hạn khủng khiếp ở miền Trung, miền Nam. Sông cạn 15-30% so b quân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 19/02/2019.

4039 người đang online, trong đó có 434 thành viên. 08:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4056 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Nắng nóng.... lợi nhuạn PPC quý 1/2019 tăng 27% so cùng kỳ, quý 2 còn tăng khủng hơn???
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Từ hôm nay, miền Bắc sẽ bước vào đợt nắng khủng khiếp đầu tiên, khả năng trên 40 độ C

    Bình luận bài viết này

    Theo dự báo, nhiệt độ cao nhất trong tháng 4/2019 tại các tỉnh Bắc Bộ sẽ đạt mức 38 - 40 độ C, trời nắng gay gắt và không khí ngột ngạt, oi bức.
    Mới đây, Trung tâm Dự báo khí tượng - Thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực miền Bắc đã đưa ra một thông báo, cho biết từ ngày 19 - 21/4 sẽ xuất hiện nắng nóng với nền nhiệt rất cao, không khí ngột ngạt vì nắng nóng bao trùm.

    Theo đó, những ngày tiếp theo sẽ có một đợt sóng nhiệt đới cao, di chuyển từ phía Tây Lào sang phía Đông, gây ra đợt nóng đột ngột cho các tỉnh từ miền núi phía Bắc cho tới Nam Trung Bộ. Nhiệt độ bắt đầu tăng từ 18/4 ở mức 35 độ C, từ ngày 19/4 sẽ tăng lên thành 36 - 37 độ C. Đây được coi là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2019.


    Miền Bắc sẽ bước vào đợt nóng đầu tiên trong năm 2019, với mức nhiệt cao nhất có thể lên tới 38 độ C

    Được biết, đợt nắng nóng này sẽ đạt cực đại vào ngày 21/4, trong đó những vùng đồng bằng thấp sẽ có mức nhiệt khí tượng từ 38 - 39 độ C, và nhiệt độ thực tế có thể lên tới trên 40 độ C.

    Cụ thể trong ngày 19/4, nhiệt độ cao nhất tại khu vực Đông Bắc Bộ trung bình là khoảng 36 độ C, trời ít mấy, không mưa và nhiệt độ thấp nhất xấp xỉ 27 độ C. Tới ngày 21/4, nền nhiệt cao nhất trong ngày sẽ lên tới 38 độ C, trời ít mây, không mưa và oi bức. Khu vực Hà Nội vào buổi trưa nhiệt độ ngoài trời có thể đạt xấp xỉ 38.5 - 39.5 độ C.

    Theo dự báo, nhiệt độ cao nhất trong tháng 4/2019 tại các tỉnh Bắc Bộ sẽ đạt mức 38 - 40 độ C. Trong khi đó, khu vực Trung Bộ sẽ nắng nóng gay gắt hơn, cao nhất đạt 39 - 40 độ C và có nơi có thể xảy ra nhiệt độ quanh ngưỡng 40 - 41 độ C. Riêng khu vực Nam Bộ sẽ bước vào một đợt nắng mới dữ dội hơn, được dự đoán là đợt nóng gay gắt nhất trong mùa khô 2019, trước khi bước vào mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 5.


    Khu vực Nam Bộ cũng sẽ đón nhận một đợt nắng dữ dội trước khi bước sang mùa mưa

    Trung tâm Dự báo khí tượng - Thủy văn quốc gia cũng đưa ra dự báo trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2019, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước sẽ phổ biến ở mức cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 0,5 - 1°C. Các đợt nắng nóng không kéo dài và có khả năng tập trung trong tháng 5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5 - 6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5 - 8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.

    Tại khu vực Bắc Bộ, trong mùa mưa lũ năm 2019, dự báo đỉnh lũ trên các sông suối khu vực Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động 2, báo động 3, riêng tại một số sông suối nhỏ sẽ là trên mức báo động 3. Lũ quét và sạt lở đất có khả năng xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu mùa mưa lũ, nhiều đợt lũ quét và sạt lở đất tập trung tại vùng núi phía Tây Bắc.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  3. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Thời tiết cực đoan 2019: Nắng nóng đến sớm, bão xuất hiện muộn trên Biển Đông
    Thứ Ba, ngày 02/04/2019 19:00 PM (GMT+7)
    Tin nóng[/paste:font]
    [​IMG]

    Nắng nóng dự báo sẽ xuất hiện sớm ở khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Ảnh minh họa.

    Nắng nóng đến sớm, bão xuất hiện muộn

    Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, theo các kết quả dự báo mới nhất, từ tháng 4 cho đến khoảng tháng 7-8/2019, thời tiết sẽ duy trì trạng thái El Nino (pha nóng).

    Tuy nhiên, El Nino trong giai đoạn này có cường độ yếu và không kéo dài. Do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ trung bình từ tháng 4-8/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C.

    “Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 4-5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5-6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5-8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ. Khu vực miền Đông Nam Bộ còn xuất hiện nhiều ngày nắng nóng trong tháng 4/2019”, vị đại diện thông tin.

    [​IMG]

    Mùa bão 2019 trên Biển Đông sẽ xuất hiện muộn hơn trung bình nhiều năm. Ảnh minh họa.

    Vị đại diện cho biết thêm, những tháng cuối năm 2019, nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng giảm dần và thời tiết sẽ chuyển về pha trung tính ENSO (không nóng, không lạnh). ENSO sẽ khiến mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN.

    Dự báo, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với TBNN. Cụ thể, sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ trong những tháng nửa cuối năm 2019.

    Nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt là thời kỳ giao mùa từ tháng 4 đến tháng 5/2019 trên phạm vi toàn quốc.

    Bắc Bộ đề phòng lũ quét, Trung và Nam Bộ lo chống hạn hán, xâm nhập mặn

    Tháng 4/2019, nguồn nước so với trung bình nhiều năm (TBNN) khu vực Tây Bắc phổ biến ở mức cao hơn từ 5-20%; khu vực Việt Bắc phổ biến xấp xỉ TBNN; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ thiếu hụt từ 20-30%.

    [​IMG]

    Hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến khó lường ở miền Trung và Nam Bộ. Ảnh minh họa.

    Từ tháng 5-8/2019, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện nhiều đợt lũ, đỉnh lũ các sông ở mức BĐ1-BĐ2, các sông suối nhỏ trên BĐ3. Lũ quét và sạt lở đất có khả năng xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu mùa mưa lũ, nhiều đợt lũ quét và sạt lở đất tập trung tại vùng núi phía Tây Bắc.

    Khu vực Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên từ tháng 4-5/2019 nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, đặc biệt tình hình hạn hán thiếu nước xảy ra cục bộ ở những vùng nằm ngoài khu vực cấp nước của các công trình thủy lợi.

    Từ tháng 6-8/2019, dòng chảy trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên có xu thế tăng dần; các sông khác ở Trung, Nam Trung Bộ giảm dần. Mùa khô năm 2019 ở các tỉnh ven biển Trung, Nam Trung Bộ khả năng kéo dài tới tháng 8/2019, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông tại các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ.

    Tình trạng xâm nhập mặn vùng đồng bằng Nam Bộ ít gay gắt hơn so với năm 2016 nhưng vẫn cao hơn năm 2018. Hệ thống sông Vàm Cỏ và vùng bán đảo Cà Mau-Kiên Giang độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 5/2019. Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ vẫn cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Trong 5 tháng tới, mực nước ven biển tại Trung và Nam Bộ chủ yếu dao động theo thủy triều và ở mức trung bình cùng kỳ của nhiều năm.

    Ven biển Bắc Bộ có khả năng xuất hiện nước dâng do bão trong tháng 7 và 8. Khu vực ven biển Bắc Bộ, Bắc và Giữa Biển Đông vẫn có khả năng có sóng lớn do hoạt động của gió mùa Đông Bắc và trong bão, ATNĐ vào tháng 7 và 8. Hoạt động của gió mùa Tây Nam trong tháng 7 và 8 gây sóng lớn tại khu vực Nam Biển Đông.
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Hàng loạt địa phương hứng chịu nắng nóng khủng khiếp, lên tới 43 độ
    Thời sự 20/04/2019 22:23
    Du khách thích thú, người dân chật vật đối phó nắng nóng đầu hè ở Huế
    Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, ngày hôm nay (20/4), nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với nền nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 36-39 độ; riêng khu Tây Bắc Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ phổ biến 38-41 độ, có nơi trên 41 độ như: Mường La (Sơn La) 42.0 độ, Phù Yên (Sơn La) 41.7 độ, Hòa Bình 41.1 độ, Con Cuông (Nghệ An) 42.0 độ, Quỳ Châu (Nghệ An) 41.3 độ, Tương Dương (Nghệ An) 42.0 độ, Tây Hiếu (Nghệ An) 42.2 độ, Đô Lương (Nghệ An) 41.5 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 43.4 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 43.0 độ.

    [​IMG]
    Nắng nóng, người dân đổ về công viên nước hồ Tây giải nhiệt (ảnh: Minh Khánh)

    Cơ quan khi tượng dự báo, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên ngày mai (21/4), nắng nóng tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, riêng khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, các tỉnh Bắc và trung Trung Bộ có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ từ 38-40 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.

    Riêng khu vực Hà Nội, trời nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.

    Dự báo, đợt nắng nóng diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thể kéo dài đến ngày 22/4; riêng khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ, các tỉnh trung và Nam Trung Bộ nắng nóng có thể kéo dài hơn.

    Từ nay đến 24/4, ở các tỉnh Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 12-16 giờ.

    Do ảnh hưởng của nắng nóng có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ. Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. Do vậy, người dân cần hạn chế tham gia giao thông, lao động ngoài trời vào thời điểm từ 11 giờ đến 16 giờ hàng ngày, đồng thời cần bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  5. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Tây Nguyên đối diện với khô hạn
    Đăng ngày 18/04/2019
    Tiêu điểm > Biến đổi khí hậu > Tây Nguyên đối diện với khô hạn

    Từ cuối năm 2018 tới nay, khu vực Tây Nguyên ít mưa. Nước của các con sông, dòng suối xuống thấp. Tới thời điểm này, các tỉnh Tây Nguyên đã chính thức đối diện với nguy cơ khô hạn. Vì vậy, việc tìm thêm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cả vùng là rất quan trọng.

    [​IMG]
    Nhiều nơi tại Tây Nguyên thiếu nước, đồng ruộng khô cằn.
    Lượng mưa ít, hạn hán gia tăng

    Đầu tháng 3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn mùa khô năm 2018-2019. Trong đó, đáng chú ý là diễn biến hạn hán tại các tỉnh Tây Nguyên.

    Mùa khô ở các tỉnh Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Theo dự báo, trong thời gian còn lại của mùa khô (tháng 3/ 4/2019), lượng mưa phổ biến tại khu vực ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 – 70%. Mùa mưa được dự báo chỉ có thể chính thức bắt đầu từ khoảng tháng 5. Trong khi đó, nền nhiệt độ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 – 1,0 độ C.

    Với tình hình nguồn nước hiện nay và thông tin dự báo khí tượng, thủy văn ở khu vực Tây Nguyên, khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước vào thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 30.000ha (gồm 26.000ha cây lâu năm và 4.000ha lúa, màu). Trong đó tỉnh Kon Tum khoảng 1.000ha, Gia Lai 8.000ha, Đắk Lắk 10.000ha, Đắk Nông 5.000ha, Lâm Đồng 5.000ha…

    Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng hạn hán, thiếu nước ở các tỉnh Tây Nguyên năm 2019 ở mức “hạn nhẹ”, thời điểm ảnh bị hưởng cao nhất vào cuối mùa khô (từ giữa đến cuối tháng 4/2019).

    Đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới (hiện công trình thủy lợi chỉ bảo đảm tưới được gần 21% diện tích canh tác ở khu vực Tây Nguyên). Trường hợp nắng nóng xảy ra liên tiếp ở mức độ cao hơn dự báo, tình trạng hạn hán sẽ tăng cao hơn.

    Tới thời điểm này, tỉnh Đắk Nông hiện có 626 ha lúa và hoa màu bị thiếu nước tưới. Các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên chưa xảy ra hạn hán, nhưng dấu hiệu thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đã khá rõ.

    Từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phổ biến dưới 30mm, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 15%. Trong khi đó, tổng dung tích trữ của các hồ chứa tại Tây Nguyên hiện chỉ đạt 64%, thấp hơn 9,5% so với trung bình nhiều năm.

    [​IMG]

    Vai trò của các nhà máy thủy điện

    Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, nắng nóng tiếp tục kéo dài và không có mưa, khả năng sẽ có hơn 1.000 ha cây trồng các loại tại tỉnh Gia Lai bị hạn. Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðắk Lắk, đến thời điểm hiện tại, mực nước tại các hồ chứa chỉ còn khoảng 50% so với dung tích thiết kế, trong đó đã có 9 hồ đập cạn kiệt. Do vậy, dự báo đến cuối vụ Đông Xuân, các huyện Ea Kar, Krông Bông, Krông Pác, Cư M’gar, Buôn Ðôn, Ea Súp, Krông A Na có thể xuất hiện hạn hán trên diện rộng.

    Tại các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông), tình hình khô hạn chưa thực sự gay gắt nhưng dự báo cho thấy, nếu tiếp tục không mưa thì tình hình cũng sẽ khó khăn.

    Để bảo đảm chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn; tiếp tục thực hiện việc dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước ở các vùng/lưu vực sông, kịp thời cảnh báo cho người dân.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khuyến cáo các địa phương và người dân trong vùng chủ động sử dụng các vùng trũng, thấp để tích trữ nước; tổ chức nạo vét, đào ao, khoan giếng, ưu tiên dành nước tưới cho các giai đoạn cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng và tăng cường sử dụng các biện pháp nông nghiệp để phòng, chống hạn hán.

    Về dài hạn, cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cấy trồng từ lúa sang loại cây trồng có nhu cầu nước thấp; kiểm soát chặt chẽ để hạn chế việc canh tác ngoài quy hoạch, nhất là ở vùng không chủ động cung cấp nguồn nước.

    Phân phối nguồn nước trong công trình thủy lợi hợp lý để bảo đảm cho cả mùa khô, khi xảy ra thiếu nước, phải ưu tiên cung cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm. Xây dựng lịch điều tiết các hồ chứa thủy điện để phục vụ thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, trong đó có biện pháp tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên…

    Một trong những vấn đề cần đặt ra và thực hiện quyết liệt, chính là việc điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất từ những đập, hồ thủy điện. Tại khu vực Tây Nguyên, thời gian qua đã hình thành nhiều đập, hồ thủy điện phục vụ cho các nhà máy thủy điện.

    Trong nhiệm vụ, chức năng của mình, thì chủ các hồ, đập thủy điện cũng phải tham gia điều tiết nước cho khu vực. Thực tế cho thấy, khi vào mùa mưa, lượng nước dâng lên nhanh chóng thì không ít hồ thủy điện lại tiến hành xả lũ, gây ngập những vùng xung quanh và hạ du, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân.

    Trong khi đó, vào mùa khô, lượng nước ít thì các nhà máy thủy điện lại tiến hành tích trữ nước. Với lý do cần đủ nước chạy máy phát điện nên nhiều nhà máy đã không thực hiện việc xả nước để điều tiết nước cho khu vực, trong khi người dân lại rất cần.

    Vì vậy, muốn có được điều này thì rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, trong việc thống nhất kế hoạch với các nhà máy thủy điện. Đồng thời, các nhà máy thủy điện cũng cần thấy trách nhiệm của mình phục vụ cộng đồng, giải quyết tình trạng thiếu nước vào mùa khô cho khu vực mình đứng chân.

    * Theo dự báo, trong thời gian còn lại của mùa khô (tháng 3, 4/2019), lượng mưa phổ biến tại khu vực Tây Nguyên ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 30 – 70%. Trong khi đó, nền nhiệt độ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 – 1,0 độ C.

    Khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước vào thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng toàn vùng bị ảnh hưởng khoảng 30.000ha. Đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới (hiện công trình thủy lợi chỉ bảo đảm tưới được gần 21% diện tích canh tác ở khu vực Tây Nguyên).
  6. xanhbatngat39

    xanhbatngat39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    2.462
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    PPC có nên mua và nắm giữ năm nay???
    Hết khấu hao - Tiền mặt cao - Tăng trưởng mạnh - Dòng tiền lớn
    --- Gộp bài viết, 22/04/2019, Bài cũ: 22/04/2019 ---
    PPC có nên mua và nắm giữ năm nay???
    Hết khấu hao - Tiền mặt cao - Tăng trưởng mạnh - Dòng tiền lớn - Có triển vọng lên 3x trong năm nay (tính cả cổ tức)?
  8. somine

    somine Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2016
    Đã được thích:
    1.427
    Nghe đồn có cục lãi to được giấu lại thì phải :D
  9. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Lỗ dự phòng ... quý 1= 126 tỷ nhưng quý 1/2019 vẫn tăng so cùng kỳ 27%????
    Định kỳ thì tháng 5 chia cổ tức???
  10. diquathoigian

    diquathoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    11.738
    Lúc mưa ngập nước thì chẳng có kế hoạch, phương pháp trữ lại, nắng lên tháng lại kêu la hạn hán....không hiểu nổi.
    Như Ninh, Bình Thuận đấy....có một số hộ nhận thức được 2 năm nay họ đào ao, hồ, mưa dẫn nước tích vào, bây giờ vẫn đủ nước tưới cây cối, hoa màu...

Chia sẻ trang này