Nền kinh tế và các TTCK trên thế giới đang bước vào một siêu chu kỳ tăng trưởng mới rất mạnh.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vn2350, 10/10/2015.

2077 người đang online, trong đó có 830 thành viên. 18:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1482 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. vn2350

    vn2350 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2014
    Đã được thích:
    1.030
    Nếu bác Thanh_1234 đọc các bài viết của tôi, bác trao đổi hay góp ý thì góp ý vào hòm thư của tôi. thanks bác.

    Chào các bạn.

    Có thời gian rảnh rỗi không biết làm gì, tinh thần lại thấy thoải mái tôi lại viết tặng các bạn bài viết này. Bài viết lại hơi dài các bạn chịu khó đọc. Tôi viết bài này từ ngày 29/09/2015 đến hôm nay 10/10/2015 mới xong.

    Không phải mất phí gì cứ chém gió bừa đi sợ gì, hết chém gió với các bạn ở trong nước nay tôi lại chuyển sang chém gió thế giới với các bạn (tôi đùa một tý cho vui). Nhân sự kiện lịch sử hiệp định TPP đã đc 12 nước thành viên kết thúc đàm phàm và thành công tốt đẹp ngày 05/10/2015 tại Atlanta Mỹ và kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10.

    Xoay trục đó là định hướng của anh cả Mỹ. Khi hiệp định TPP đc 12 nước tham gia đàm phán đã kết thúc và thành công tốt đẹp ngày 05/10/2015 tại Atlanta Mỹ sau hơn 5 năm đàm phán. Đây là bướt đột phá rất quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái bình dương, thúc đẩy kt tăng trưởng nhanh, mạnh bền vững trong tương lai gần nhất là từ 10 đến 12 năm tới tính từ năm 2015 này. Sau thời gian này sẽ có biến động rất lớn trong vài năm, ảnh hưởng nhiều hay ít tùy mỗi nước, có nước nhanh tróng tăng trở lại nhưng cũng có nước tăng chậm hơn và cũng có nước sẽ phải chịu chấp nhận tình trạng suy giảm hàng chục năm thậm trí hơn. Khu vực châu á - thái bình dương sẽ là khu vực phát triển năng động và tăng trưởng nhanh nhất, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đứng top đầu về tăng trưởng ở khu vực này và trên thế giới. Cơ hội rất lớn cho ttck phát triển mạnh, cơ hội rất lớn cho các nhà đt.

    Nhật Bản hay Ấn Độ nước nào sẽ vượt Trung Quốc trở thành nền kt lớn thứ hai thế giới từ năm 2030 trở đi ?. Việt Nam có lợi thế gì ở thời kỳ này ?

    TPP là một sân chơi kiểu mới, là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất , TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm 300 tỷ usd mỗi năm thậm trí hơn. Lợi ích của TPP mang lại rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ, theo phân tích của nhiều chuyên gia Việt Nam là nước có nhiều lợi thế và đc hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP. Tại sao Việt Nam lại là nước có nhiều lợi thế và đc hưởng lợi nhiều nhất ? . Các bạn tự tìm hiểu, nếu tìm hiểu đc sẽ thấy rất hay và thú vị, đặc biệt nó sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn tổng thể về nền kt, giúp cho công việc đầu tư của các bạn tốt hơn.

    Khi hiệp định TPP đc hoàn tất cũng là thời điểm nền kt thế giới bước vào một siêu chu kỳ phát triển mới tăng trưởng rất mạnh trong tương lai gần nhất là 10 đến 12 năm tới. Kể từ cuộc đại khủng hoảng bắt nguồn từ lĩnh vực nợ xấu từ tt BDS của Mỹ năm 2008 đến nay, một số nước đã nhanh tróng thoát đc đáy nhờ các giải pháp mạnh chưa từng có trong lịch sử đc đưa ra để ngăn chặn và kích thích kt tăng trưởng trở lại sau đại khủng hoảng trong đó có anh cả Mỹ. Trong thời gian gần đây IMF, WB, ADB.... đều có các báo cáo nhận định rất tiêu cực về nền kt thế giới nói chung và một số nước nói riêng, các định chế tài chính này còn hạ tăng trưởng kt thế giới trong năm 2015 và năm 2016 này xuống. Nếu đọc qua các cảnh báo và hạ tăng trưởng kt thế giới của các định chế tài chính này thì thấy rất nghiêm trọng, nhưng nhìn rộng ra thì lại thấy rất nhiều dấu hiệu tốt hỗ trợ nền kt thế giới tăng trưởng mạnh trong tương lai.

    Nếu FED tăng lãi suất trong t10 này hoặc là t12/2015 thì chứng tỏ nền kt thế giới nói chung và kt Mỹ nói riêng đã thoát được thời kỳ khó khăn nhất, đà tăng trưởng của nền kt thế giới sẽ tăng bền vững trở lại từ năm 2016 trở đi nhờ vào các chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói QE của các nước lớn như Trung Quốc, Châu âu, Nhật Bản...ngoài các chính sách này ra nền kt thế giới còn được hỗ trợ rất lớn từ giá dầu thấp được duy trì trong thời gian dài, giá nhiều hàng hóa đầu vào giảm mạnh đang ở mức rất thấp trong nhiều năm, thậm trí còn thấp kỷ lục, đặc biệt chính sách lãi suất siêu thấp vẫn đc rất nhiều nước duy trì để hỗ trợ nền kt. Trong một vài năm tới những bất ổn trên thế giới vẫn cứ tiếp tục xảy ra nhưng số vụ và tính chất nghiêm trọng sẽ giảm dần để tập chung cho tăng trưởng kt, nền kt thế giới sẽ tăng mạnh dần lên sau đó là đến thời bùng nổ. Có thể năm 2017, 2018 sẽ có một tiểu khủng hoảng nho nhỏ để thăm dò và thử thách tâm lý các nhà đt.

    Dự báo từ năm 2020 đến năm 2026 sẽ là thời kỳ bình yên đặc biệt là các năm 2025, 2026 nền kt thế giới và các tt CK, BĐS, dầu mỏ và các tt hàng hóa khác sẽ tăng rất mạnh đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ này trừ tt vàng . Chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói QE sẽ bắt đầu được thắt chặt từ từ, lãi suất bắt đầu được tăng dần rõ nét hơn trước năm 2020 một thời gian, từ năm 2020 trở đi sẽ bắt đầu tăng mạnh hơn, các chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói QE được dừng hẳn. Tại thời điểm này các tt CK, dầu mỏ và các tt hàng hóa khác vẫn duy trì đà tăng mạnh bất chấp các thông tin xấu ảnh hưởng tới tt có thể là các lần tăng lãi suất và một số các cảnh báo.....càng cảnh báo càng tăng mạnh và thời kỳ bùng nổ đã tới. Đây là thời điểm " chỉ được thắng không được thua, chỉ được sợ không được tham" và sau đó là thời kỳ " chỉ được tĩnh không được động, chỉ được xem, không được làm".

    Từ thời điểm này T10/2015 đến năm 2020 là thời kỳ vàng son cho các nhà đt mở rộng kd, thành lập DN mới, đầu tư vào ttck trừ tt BĐS và vàng, riêng ttck sẽ có những con sóng rất lớn, sau đó thỉnh thoảng có những đợt sụt giảm rất mạnh. Chúng ta hãy mạnh dạn đầu tư ở thời kỳ này, không sợ những cảnh báo và hạ dự báo tăng trưởng kt thế giới của các định chế tài chính hay các tổ chức và các quỹ đầu tư, những bất ổn trên thế giới ở thời điểm này là thử thách bản lĩnh của chúng ta. Nếu chúng ta không vượt qua được thì sẽ mất rất nhiều cơ hội lớn, ngược lại chúng ta vượt qua được thì sẽ có rất nhiều cơ hội lớn đến với chúng ta. Đây là thời điểm " chỉ được thua không được thắng, chỉ được tham không được sợ " thua ở đây là chủ động thua, thua xong rồi sẽ thắng thậm trí là thắng lớn.

    Dựa vào những dấu hiệu tích cực thực tế của nền kt thế giới và các nhận định rất bi quan và hạ tăng trưởng kt thế giới của các định chế tài chính hay các tổ chức và các quỹ đầu tư trong thời gian gần đây đầu t10/2015. Chúng ta cùng dự đoán một số ttck thế giới như Mỹ, Châu âu và một số ttck Châu á như Trung Quốc, Nhật Bản......đặc biệt khi FED quyết định tăng lãi suất trong t10 hay t12/2015 này thì các ttck này sẽ biến động như thế nào.

    1/ TTCK Mỹ.

    Từ cuộc đại khủng hoảng năm 2008 đến nay, sau khi lập được đáy 6547 điểm ngày 09/03/2009 (giảm từ đỉnh cao kỷ lục trước khủng hoảng là 14164 điểm đầu t10/2007). ttck Mỹ đứng trong top đầu là ttck tăng mạnh nhất thế giới tăng liên tiếp 7 năm liền. Cả nền kt và ttck Mỹ đều được hỗ trợ vào các biện pháp và các chính sách nới lỏng tiền tệ rất kịp thời chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của FED, đặc biệt là lãi suất thấp kỷ lục 0,25% được duy trì trong thời gian cũng dài kỷ lục từ trước tới nay. TTCK Mỹ đã tăng rất mạnh từ đáy đại khủng hoảng 6547 điểm lên 18312 điểm ngày 19/05/2015 phá đỉnh cao kỷ lục cũ rất xa.

    Nhiều khả năng khi FED quyết định tăng lãi suất, nền kt Mỹ vẫn tăng trưởng tốt nhưng ttck sẽ tăng chậm lại thậm trí có khi còn giảm. Chốt phiên gd ngày 08/10/2015 Dow jones tăng 138,46 điểm ~ 0,82% đạt 17050,75 điểm, mức kháng cự rất mạnh 18.312 điểm rất khó vượt được qua trong thời gian tới và mức hỗ trợ 15300 điểm nếu trường hợp xấu nhất có thể xuống dưới mức này. Tóm lại so với các ttck như Anh, Đức, Pháp và một số ttck Châu á như Trung Quốc, Nhật Bản thì Dow jones sẽ tăng chậm hơn thậm trí còn giảm khi các ttck này tăng.

    Dự báo trong 10 đến 12 năm tới tính từ thời điểm này t10/2015 Dow jones sẽ tăng lên đỉnh cao kỷ lục mới là 68.000 điểm +/- 5000 điểm, tức là tăng rất mạnh từ 17.050,75 điểm lên.

    2/ TTCK Trung Quốc.

    Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và phải đưa ra các gói QE để kích thích nền kt tăng trưởng trở lại. Tăng trưởng gdp Q1 và Q2 năm 2015 đều đạt 7% mức thấp nhất trong 25 năm qua, trong thời gian gần đây mà cụ thể là các ngày 11,12,13/08/2015 Trung quốc bất ngờ phá giá đồng NDT để hỗ trợ XK kích thích tăng trưởng kt . Căn cứ vào tình hình thực tế của kt TQ trong mấy năm gần đây đặc biệt là trong 9 tháng năm 2015 này, các định chế tài chính, các tổ chức, các quỹ đt, các chuyên gia kt đều nhận định rất bi quan về kt TQ, thậm trí một số tổ chức và một số chuyên gia còn dự báo kt TQ chỉ tăng trưởng 4 - 5%. Như đã phân tích ở trên nhờ vào giá dầu và các hàng hóa đầu vào đã giảm rất mạnh xuống mức thấp trong nhiều năm qua, mức thấp này sẽ đc duy trì trong thời gian dài để hỗ trợ nền kt, đặc biệt mức lãi suất thấp kỷ lục đc nhiều nước trên thế giới duy trì trong thời gian dài thì nhiều khả năng nền kt TQ sẽ lập đc đáy trong năm 2015 này và sẽ tăng mạnh trở lại trong 10 đến 12 năm tới, tuy nhiên sẽ không bằng thời kỳ trước.

    Tăng trưởng của nền kt thế giới phụ thuộc rất nhiều vào kt Mỹ và TQ, nền kt TQ lớn thứ hai thế giới. Nếu kt TQ không tăng thì kt thế giới sẽ khó tăng mạnh đc, một mình kt Mỹ không thể kéo lên đc chưa kể kt Châu âu, Nhật Bản vẫn tăng trưởng chậm vừa mới thoát đc đáy lên. Vì vậy bắt buộc nền kt của TQ phải tăng trở lại trong 10 đến 12 năm tới.

    TTCK Trung Quốc đã tăng rất mạnh từ 2000 điểm đầu t6/2014 lên 5166 điểm ngày 12/06/2016 bất chấp kt giảm sút và những bất ổn từ trong và ngoài nước. Mức tăng rất mạnh trong một năm qua và là ttck tăng mạnh nhất thế giới, sau khi đạt đỉnh 5166 điểm ttck này lại sụt giảm rất mạnh, giảm kinh hoàng có hôm giảm tới hơn 8,5% hơn 1400 cty phải ngừng gd trong thời gian ngắn. Chỉ số Shanghai Composite giảm từ 5166 điểm ngày 12/06 còn 2927 điểm ngày 26/08 tức giảm gần 50% trong hơn 2 tháng, cả thế giới đều phải chú ý và hoang mang cực độ về sự sụt giảm kinh hoàng này đặc biệt là giới đầu tự, tạo lên sự bất ổn và tâm lý sợ hãi, nghi ngờ cho giới đt. Một điều rất thú vị là đợt sụt giảm mạnh này chỉ các đúng một tháng Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm Mỹ bắt đầu từ ngày 22 đến 26/09/2015.

    Đáy của ttck TQ đã đc lập là 2927 điểm nhưng ttck TQ sẽ khó có thể tăng mạnh lên đc mà chỉ giao động trong vùng đáy này một thời gian nữa để chờ tín hiệu của nền kt , nếu có giảm thì mức hỗ trợ 2700 điểm sẽ rất khó thủng. Khi nền kt có dấu hiệu tích cực trong Q3 và Q4 thì ttck sẽ tăng mạnh trở lại vào cuối Q4/2015 hoặc là đầu Q1/2016. Đỉnh cao kỷ lục hơn 6092 điểm đầu t10/2007 sẽ vượt qua trong năm 2016 này.Chốt phiên gd ngày 08/10 chỉ số shanghai composite tăng 90,58 điểm ~ 2,97% đạt 3.143,36 điểm.

    Dự báo trong 10 đến 12 năm tới bắt đầu từ t10/2015 này chỉ số shanghai composite sẽ lên đỉnh cao kỷ lục mới là 18.100 điểm +/- 1000 điểm tức là tăng từ 3.143,36 điểm lên.

    3/ TTCK Nhật Bản.

    TTCK Nhật Bản đã tăng rất mạnh và bùng nổ dữ dội từ năm 1980 đến 1989, đỉnh cao kỷ lục 38.915,87 điểm đạt đc vào t12/1989. Từ đỉnh cao kỷ lục này Nikei 225 đã sụt giảm rất mạnh kéo dài từ năm 1989 đến nay t10/2015 chỉ số Nikei 225 chưa vượt đc đỉnh cũ do nền kt suy thoái và giảm phát kéo dài. Nhờ vào các chính sách, các biện pháp và các gói QE chưa từng có trong lịch sử đc đưa ra để ngăn chặn đà suy thoái và kích thích kt tăng trưởng trong mấy năm vừa qua đặc biệt là năm 2015 này. Nền kt Nhật Bản sẽ tăng trở lại từ năm 2016 trở đi và sẽ tăng mạnh trong 10 đến 12 năm tới.

    TTCK Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại từ cuối năm 2011, từ 8.160 điểm ngày 25/11/2011 lên 20.868 điểm ngày 24/06/2015 tăng gần gấp 3 so với đáy đại khủng hoảng 2008 là 7.086 điểm ngày 09/03/2009 và tăng hơn gấp đôi từ cuối năm 2011 đến nay, đặc biệt vượt đc cả đỉnh cao trước đại khủng hoảng là hơn 18.211 điểm ngày 20/06/2007. Chốt phiên gd ngày 08/10 Nikei 225 giảm 181,81 điểm ~ 0,88% đạt 18,141,17 điểm.

    Dự báo trong 10 đến 12 năm tới bắt đầu từ t10/2015 này chỉ số Nikei 225 sẽ tăng mạnh và đạt kỷ lục mới là 75.000 điểm +/- 5000 điểm, tức là tăng từ 18.141,17 điểm lên.

    4/ Các nước Châu âu. Anh, Đức, Pháp.

    Châu âu đã đi chậm hơn Mỹ trong việc khắc phục hậu quả của cuộc đại khủng hoảng năm 2008 và các biện pháp kích thích kt tăng trưởng trong mấy năm vừa qua, có thể là do đặc thù hay có một sự tính toán nào khác. Nền kt Châu âu đã và đang tăng trưởng chậm hơn nền kt Mỹ, ttck của các nước châu âu cũng tăng chậm hơn rất nhiều so với ttck Mỹ và một số ttck khác trên thế giới.

    Cuối năm 2014 FED bắt đầu dừng hẳn các gói QE thì cũng là lúc Châu âu mới bắt đầu tung các gói QE ra để hỗ trợ kt tăng trưởng. Có lẽ các gói QE của Châu âu cũng đã gấm dần vào nền kt và có độ trễ của nó, những bất ổn của khu vực này đã giảm đi rất nhiều, Hy Lạp là mối lo ngại nhất của Châu âu trong mấy năm vừa qua đặc biệt là t5,6,7/2015 tưởng chừng sẽ bị vỡ nợ đến nơi rồi nhưng sau đó cũng đc giải quyết. Tất cả đã và đang đc giải quyết êm đẹp để tập chung cho sự tăng trưởng kt, bắt đầu từ năm 2016 trở đi kt khu vực Châu âu sẽ tăng mạnh trở lại nhờ các chính sách, các biện pháp, các gói QE và lãi suất thấp kỷ lục đc duy trì trong thời gia dài. Ngoài các yếu tố này ra còn có các yếu tố khác như giá dầu và giá các hàng hóa đầu vào khác giảm mạnh cũng góp phần thúc đẩy kt tăng trưởng mạnh trong 10 đến 12 năm tới.

    Các ttck khu vực châu âu hiện đang rất thấp so với ttck Mỹ và một số ttck khác, đây cũng là lợi thế cho các ttck khu vực này, các ttck khu vực này còn đc hỗ trợ rất lớn từ nền kt bắt đầu tăng trưởng rõ nét trở lại từ năm 2016.

    a/ TTCK Anh.

    Chỉ số FTSE 100 của Anh đã tăng mạnh từ đáy đại khủng hoảng năm 2008 là 3512 điểm ngày 03/03/2009 lên 7.103 điểm ngày 27/04/2015 vượt qua đc đỉnh cao trước đại khủng hoảng là 6724 điểm ngày 11/10/2007. Từ đỉnh cao kỷ lục 7103 điểm FTSE 100 đã giảm mạnh trở lại còn 5898 điểm ngày 24/08/2015 sau khi đã lập đc đáy này chỉ sô FTSE 100 đã tăng mạnh trở lại, chốt phiên gd ngày 08/10/2015 chỉ số FTSE 100 tăng 38,47 điểm ~0,61% đạt 6374 điểm.

    Dự báo trong 10 đến 12 năm tới bắt đầu tính từ t10/2015 này chỉ số FTSE 100 sẽ tăng mạnh lên đỉnh cao kỷ lục mới đạt 37.000 điểm +/- 2000 điểm tức là tăng từ 6374 điểm lên.

    b/ TTCK Đức.

    So với ttck Anh, Pháp thì chỉ số DAX của Đức là tăng mạnh nhất từ đáy cuộc đại khủng hoảng năm 2008 đến nay, tăng từ đáy đại khủng hoảng là 3690 điểm ngày 03/03/2009 lên tới 12.374 điểm ngày 10/04/2015 vượt rất xa đỉnh cao kỷ lục trước đại khủng hoảng là 8.105 điểm ngày 16/07/2007. Từ đỉnh cao kỷ lục 12.374 chỉ số DAX đã giảm mạnh còn 9.427 điểm ngày 24/09/2015. Sau khi đã lập đc đáy này chỉ số DAX đã tăng mạnh trở lại. Chốt phiên gd ngày 08/10 chỉ số DAX tăng 22 điểm ~0,23% đạt 9.993 điểm.

    Dự báo trong 10 đến 12 năm tới bắt đầu tính từ t10/2015 này chỉ số DAX sẽ tăng mạnh trở lại và đạt đc đỉnh cao kỷ lục mới là 39.000 điểm +/- 3000 điểm tức là tăng từ 12.374 điểm lên.

    c/ TTCK Pháp.

    So với hai ttck Đức và Anh thì ttck của pháp tăng chậm nhất, chỉ số CAC 40 đạt đc đỉnh cao kỷ lục là 6922 điểm vào t11/2000, đỉnh trước đại khủng hoảng là 6168 ngày 01/06/2007. Từ đỉnh này chỉ số CAC 40 giảm rất mạnh xuống còn 2554 điểm ngày 03/03/2009 đáy đại khủng hoảng, từ đáy này chỉ số CAC 40 tăng rất chậm so với các ttck khác như Mỹ, Anh, Đức....tính đến thời điểm này ngày 08/10/2015 chỉ số CAC 40 chưa một lần nào lên đến đỉnh cao của cuộc đại khủng hoảng chứ chưa nói đến đỉnh cao kỷ lục cũ là 6922 điểm đạt đc vào t11/2000. Chốt phiên gd ngày 08/10/2015 chỉ số CAC 40 tăng 8,57 điểm ~0,18% đạt 4675 điểm còn các qua xa đỉnh 6168 điểm trước khủng hoảng.

    Bắt đầu từ thời điểm này t10/2015 trở đi chỉ số CAC 40 có nhiều cơ hội tăng mạnh hơn các ttck khác như Mỹ, Anh, Đức...Dự báo trong 10 đến 12 năm tới chỉ số CAC 40 sẽ tăng mạnh và đạt ddc đỉnh cao kỷ lục mới là 29.000 điểm +/- 2000 điểm tức là tăng từ 4675 điểm lên.

    5/ Nền KT và TTCK Việt Nam.

    Nền kt và ttck Việt Nam tôi đã phân tích và nói rất nhiều trong các bài viết trước rồi, bây giờ tôi chỉ nói sơ qua để các bạn tiếp tục tham khảo. Như tôi đã nói trong các bài viết trước mốc 2350 điểm chưa phải là đỉnh trong 10 đến 12 năm tới, khi vnindex lên đc mốc này tôi sẽ lại phân tích và đưa ra đỉnh tiếp theo

    Tôi nói lại lần nữa với các bạn rằng, tôi và các bạn đang đứng ở giai đoạn đầu của một siêu chu kỳ tăng trưởng của nền kt và ttck Việt Nam. Đến thời điểm này có rất nhiều yếu tố hỗ trợ cho một siêu chu kỳ tăng trưởng nhanh và mạnh này. Cuộc đại khủng hoảng năm 2008 đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam, Việt Nam đã tận dụng rất tốt cơ hội này đã xây dựng đc nền móng vững chắc cả chính trị, kinh tế, ngoại giao....cuối năm 2015 này Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời sang thăm Việt Nam, trước đó Thủ tướng Anh David Cameron đã sang thăm Việt Nam và đã đánh cồng chiêng tại sở gd Chứng khoán HCM.

    Năm 2015 có thể nói là năm có dấu ấn sâu đậm nhất của Việt Nam, là năm thành công nhất từ trước tới nay về mọi mặt đặc biệt là lĩnh vực kt, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đc ký kết như TPP, FTA, AEC....đặc biệt là hiệp định TPP đã đc 12 nước thành viên đàm phán xong ngày 05/10 tại Atlanta Mỹ, lượng vốn usd rất lớn của các siêu đại gia NN đã và đang tiếp tục đổ vào Việt Nam để đt, đây là lợi thế lớn nhất của Việt Nam. Khi lượng vốn siêu lớn này đc giải ngân hết thì nền kt và ttck sẽ như thế nào ?, cơ hội rất lớn cho Việt Nam nhưng thách thức không hề nhỏ.

    Để hội nhập sâu rộng với thế giới Việt Nam cũng phải cải cách, cơ cấu lại nền kt, mở rộng cửa để đón các nguồn vốn rất lớn của các siêu đại gia NN, nền kt Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng với thế giới bắt đầu từ năm 2016 trở đi. Đây có thể là một cuộc đổi mới lần thứ hai, lần thứ nhất từ năm 1986 đến năm 2015 Việt Nam chưa gây đc tiếng vang trên trường quốc tế thì lần đổi mới thứ hai này từ năm 2016 đến 2045 chắc chắn Việt Nam sẽ gây đc tiếng vang trên trường quốc tế. Mỗi một lần đổi mới có thể chia thành ba chu kỳ phát triển, mỗi chu kỳ từ 10 đến 15 năm thời gian có thể xê dịch một vài năm, theo tôi phân tích thì chu kỳ đầu và chu kỳ cuối là tăng trưởng mạnh nhất, chu kỳ giữa tăng chậm hơn và cũng có thể là giảm so với chu kỳ trước. Tóm lại là tính bình quân sẽ tăng trưởng cao hơn nhiều so với lần đổi mới thứ nhất. Chu kỳ thứ nhất có thể từ 10 đến 12 năm tính từ năm 2015 này, chúng ta cùng chào đón siêu chu kỳ đầu tiên này và tận dụng đc tốt nhiều cơ hội trong siêu chu kỳ này.

    Những yếu tố hỗ trợ nền kt và ttck trong tương lai là.

    Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới đã và đang đc hưởng lợi rất lớn từ giá dầu và giá các nguyên liệu đầu vào giảm mạnh. Khi giá các mặt hàng này giảm mạnh và đang ở mức rất thấp trong nhiều năm sẽ hỗ trợ rất lớn cho nền kt, dự báo giá các mặt hàng này sẽ đc duy trì ở mức giá thấp này trong vài năm tới nữa, nếu có tăng thì mức tăng cũng thấp và sẽ tăng từ từ, từ đáy thấp này lên.

    Ngoài sự hỗ trợ của các mặt hàng đầu vào này ra còn có một số các yếu tố quan trọng khác như.

    1/ Lãi suất.

    Như tôi đã nói trong bài viết trước nền kt chịu tác động mạnh nhất bởi hai yếu tố là lãi suất và giá dầu, hai yếu tố này là con dao hai lưỡi, nó là hai công cụ quan trọng để cơ quan quản lý và các siêu đại gia dùng để điều tiết nền kt, nền kt tăng trưởng cũng là nó và sụp đổ cũng là nó. Tôi hỏi các bạn hiện nay và trong vài năm tới lãi suất và giá dầu đang cao hay thấp?.

    Theo tôi phân tích và quan sát diễn biến thực tế của nhiều loại hàng hóa đầu vào và tiêu dùng thiết yếu chưa thể tăng lên đc vẫn phải duy trì ở mức thấp này trong thời gian dài. Khi các mặt hàng này đc duy trì ở mức thấp thì chỉ số cpi cũng chưa thể tăng lên đc, chưa nói đến cơ qua quản lý đã có rất nhiều kinh nghiệm quản lý và kiểm soát rất tốt về lĩnh vực này. Dự báo chỉ số cpi năm 2015 và các năm tiếp theo vẫn ở mức rất thấp, hiện tại sự chênh lệch của cpi và lãi suất có sự chênh lệch rất lớn, nhiều khả năng trong tương lai gần lãi suất sẽ còn giảm thêm một hai lần nữa, tuy nhiên mức giảm sẽ không nhiều. Mức lãi suất thấp kỷ lục của Việt Nam sẽ đc duy trì trong một vài năm tới để hỗ trợ nền kt tăng trưởng mạnh và bền vững trong tương lai.

    Tôi vấn bảo lưu giá dầu thế giới chưa thể tăng mạnh ngay lên đc, nếu có tăng mạnh chỉ là nhất thời. Tính TB trong một vài năm tới giá dầu chỉ giao động trong vùng giá từ 40 đến 50 usd.

    2/ Tỷ giá.

    Trong năm 2015 Ngân hàng NN đã có tổng cộng 4 lần tăng tỷ giá.

    Lần thứ nhất: ngày 07/01 biên độ là 1%, giá sàn là hơn 21.240 đ, giá trần là hơn 21.670 đ.

    Lần thứ hai: ngày 07/05 biên độ là 1% , giá sàn là hơn 21.450 đ , giá trần là hơn 21.890 đ.

    Lần thứ ba: ngày 12/08 biên độ là 2% , giá sàn 21.240 đ , giá trần là hơn 22.160 đ (ngày 11, 12, 13 /08/2015 TQ bất ngờ phá giá NDT)

    Lần thứ tư: ngày 19/08 biên độ là từ 1 đến 3% , giá sàn là 21.233 đ , giá trần là 22.547 đ

    Tỷ giá cũng là yếu tố rất quan trọng đối với nền kt, có thời điểm nó cực kỳ quan trọng. nếu không nói đến tỷ giá thì là một sai lầm lớn. Trong mấy năm gần đây vnd luôn bị mất giá so với đồng usd, có thời điểm cao nhất là trên dưới 23.000 vnd/1usd. Ngày 28/09/2015 Ngân hàng NN bất ngờ thông báo hại lãi suất đồng usd của các tổ chức xuống 0% và của các cá nhân còn 0,25%. Đây là quyết định có thể làm cho vnd không mất giá so với usd trong ít nhất là 6 tháng đến 1 năm tới, nhiều khả năng vnd sẽ tăng so với usd cũng trong ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm tới.

    3/ TTCK.

    Tôi không phân tích và nói lại nữa vì tôi đã nói rất nhiều trong các bài viết trước rồi, tôi vẫn bảo lưu các dự báo trung hạn và dài hạn của tôi về ttck.

    4/ TT Bất động sản và Vàng.

    Tôi cũng không phân tích và nói lại nữa vì tôi cũng đã nói nhiều trong các bài viết trước rồi, tôi vẫn khuyến cáo là hãy bán bất động sản và vàng bằng mọi giá để đầu tư sang các lĩnh vực khác hay là cùng nắm là gửi tiết kiệm, với số tiền các bạn bán BĐS và vàng gửi tiết kiệm ở thời điểm này t10/2015 3, 4,5 năm sau các bạn quay lại mua thì các bạn sẽ mua đc ít nhất là gấp đôi số lượng BĐS và Vàng thậm trí là hơn vì giá vàng và bđs sẽ giảm mạnh và có giá rất thấp trong 3, 4, 5 năm tới. Nếu biết cách đem số tiền này đt vào cp sau đó lại quay trở lại đt vào vàng và bđs trong 3, 4, 5 năm tới thì số lại nó sẽ như thế nào, nó gấp bao nhiêu lần.

    Quan sát các diễn biến gd của các tt CK, Vàng và các tt hàng hóa khác như dầu mỏ, hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào....đặc biệt là các dấu hiệu rất tốt từ Mỹ, nhiều khả năng FED sẽ tăng lãi suất trong t10 này. Khi FED quyết định tăng lãi suất vào t10 này thì các tt ck, dầu mỏ, các tt hàng hóa nguyên liệu đầu vào khác sẽ biến động mạnh. Vàng sẽ chịu tác động xấu nhất khi FED tăng lãi suất. Hiện nay có vài thông tin về biên bản của FED nói là sẽ chưa tăng lãi suất trong năm 2015 này mà sẽ chuyển sang đầu năm 2016. Tôi không tin vào khả năng này nắm

    Nhiều khả năng khi FED tăng lãi suất trong t10 này các ttck tôi đã phân tích qua ở trên sẽ giảm trở lại nhưng mức độ giảm không nhiều trừ ttck Mỹ, các ttck này sẽ nhanh tróng tăng trở lại và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt nhất là ttck Việt Nam sẽ tăng rất mạnh và là ttck tăng mạnh nhất thế giới trong cuối năm 2015 và đầu năm 2016. đầu năm 2016 sẽ có rất nhiều bài viết cả trong và ngoài nước nói về sự tăng mạnh của ttck Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho tất cả các nhà đt. Chúc các bạn thành công.
    GiaoThong, WBGS, stockping3 người khác thích bài này.
    choitoichet, minhnguyenhoangnpp2010 đã loan bài này.
  2. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    36.971
    Tầm vĩ mô
    npp2010 đã loan bài này
  3. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.624
    Bác lên làm cố vấn cho lão =đi thì chứng khoán VN mới phát triển được
    huynhhhungViet nguyen thích bài này.
  4. Soigia271

    Soigia271 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2015
    Đã được thích:
    7.057
    Thanks bác chủ Top về bài viết rất dài. NHNN phải mời bác làm Thống Đốc mới phải. Còn dân BĐS mà bắt được bác thì họ sẽ tùng xẻo bác đấy.
    Theo em thì chủ trương của Chính Phủ năm nay không nhằm vào phát triển TTCK mà tập trung vào BĐS để cái VAMC còn thu hồi nợ xấu đã mua được.
    Các chính sách ổn định tỷ giá mấy năm qua chỉ để chống găm giữ USD mà không đạt được hiệu quả thì cưỡng chế bằng cách đưa lãi suất về 0%.
    Còn 600 tấn vàng trong dân thì chẳng có cách gì mà moi được ra nữa rồi bác ạ
    Tiền dành cho TTCK vẫn còn eo hẹp lắm bác ạ :D
    Viet nguyen thích bài này.
  5. cusuhao1102

    cusuhao1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    1.376
    Góp ý với bác, bác nên đầu tư chứ đừng luót sóng. Không thì nên nghỉ. Bác thua lỗ quá nhiều rồi
  6. stockping

    stockping Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    6.340
    Cam on su dau tu cua tac gia
    tuetai thích bài này.
  7. KEPPER

    KEPPER Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    86
    dài quá
  8. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.624
    @Thanh_1234 là ai vậy bác
    WBGS thích bài này.
  9. ga_ri

    ga_ri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Đã được thích:
    198
  10. Thailo113

    Thailo113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/11/2014
    Đã được thích:
    5.056
    Nhìn xa trông rộng....chuẩn bác !!!
    KEPPER thích bài này.

Chia sẻ trang này