Ngành xây dựng – Bước chuyển mình trong năm 2019

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 14/01/2019.

7682 người đang online, trong đó có 1132 thành viên. 13:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4157 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Sau giai đoạn 2015-2017 khá tích cực, nhiều công ty xây dựng, đặc biệt là những công ty hoạt động trong phân khúc nhà ở và thương mại, đã gặp khó khăn trong việc kéo dài đà tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2018. Trở ngại xảy ra một phần là do ngành đang trở nên bão hòa, khi các yếu tố nội tại như cạnh tranh trong ngành, sức ép từ khách hàng và hành lang pháp lý, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của các công ty trong ngành.

    Tuy nhiên, với vị thế một ngành công nghiệp có giá trị vốn hóa hơn 115 nghìn tỷ đồng, thì luôn có những điểm sáng đến từ các công ty có cấu trúc tài chính lành mạnh thể hiện vị thếcủa mình so với các đối thủ trong giai đoạn khó khăn. Hơn nữa, với sự ưu tiên tư chính phủ, tốc độ tăng trưởng của ngành dù chậm lại nhưng vẫn sẽ được duy trì ổn định trong thời gian tới.

    Ngành xây dựng 2018: Tăng trưởng chậm lại

    Ngành xây dựng 2019: Bước chuyển mình sang phân khúc mới

    ----------------------

    Reivew ngành xây dựng năm 2018
    Ngành xây dựng duy trì mức tăng khá tốt là +8.46% trong 9T2018 so với cùng kỳ năm ngoái theo tổng cục thống kê. Giá trị ngành xây dựng 9T2018 đạt 137.1 ngàn tỷ đồng (+8.46% YoY) trong đó tính riêng quý 3 giá trị ngành đã đạt 57.5 ngàn tỷ đồng (+9.2% YoY). Ngành xây dựng nhìn chung tăng trưởng nhờ vào dòng vố đầu tư khố tư nhân và nước ngoài có sự cải thiện trong 9T2018.

    [​IMG]

    Vốn đầu tư xã hội cải thiện tăng 10.9% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu từ nguồn tư nhân và nước ngoài. Vố đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành 9T2018 ước đạt 1,253.2 nghì tỷ đồng (+10,9% YoY) và bằg 34% GDP, bao gồm: (1) Vốn khu vực Nhà nước đạt 420.5 ngàn tỷ đồng (+5% YoY) chiếm 33,6% tổng số; (2) Khu vực ngoài Nhà nước đạt 533.1 ngàn tỷ đồng (+17.7% YoY) chiếm 42.5%; (3) Khu vực có vố đầu tư trực tiếp nước ngoài (+8.4% YoY) đạt 299.6 ngàn tỷ đồng chiếm 23.9%.

    Thanh toán vốn đầu tư công 11T2018 ước đạt 239.6 ngàn tỷ đồng giảm -5.2% hơn so với cùng kỳ năm 2017 (Vố đầu tư 11T2017 đạt 252.8 ngàn tỷ đồng). Hiện tại, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của nhà nước chỉ đạt 59.94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 61.62% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Qua đó, tốc độ giải ngân cho đầu tư công hiện khá chậm làm cho nhiều dự án cấp nhà nước trì trệ và ảnh hưởng tới doanh thu của nhiều doanh nghiệp xây dựng trong ngành phải giảm công việc xuốg do thiếu dự án.

    Lợi nhuận của ngành xây dựng giảm mạnh -29.7% trong lũy kế 9T2018 mặc dù doanh thu ngành vẫn tăng +8.3% so với cùng kỳ 2017. Tính tới thời điểm cuối Q3/2018, tổng doanh thu thuần của 145 doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM đạt 121.5 ngàn tỷ đồng (+8.3% YoY), tổng LNST chỉ đạt 5.76 ngàn tỷ đồng (-29.7% YoY). Lưu ý LNST Q2/2017 ngành xây dựng có sự đóng góp đáng kể từ doanh thu hoạt động tài chính của CII, nếu loại trừ khoản mục này, LNST cốt lõi ngành xây dựng giảm -12.6% YoY. Biên LNG ngành là 11.7% (-1.12% YoY) do chi phí nguyên vật liệu tăng và sự thay đổi cơ cấu xây dựng KCN tăng lên với mức BLNG không bằng phân khúc dân dụng.

    [​IMG]

    Đánh giá ngành xây dựng năm 2019
    Cơ hội đầu tư

    Xây dựng tăng trưởng song hành cùng GDP, nhưng đang bước vào giai đoạn ‘trưởng thành’
    Lấy giá của năm 2010 làm mốc tham chiếu, thì trong hơn 10 năm, từ năm 2005 đến 2017, giá trị ngành xây dựng vẫn đang gia tăng tuyến tính cùng GDP. Với sự đi lên của nền kinh tế, ngành xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 7,1% trong giai đoạn 2018-2019, và tỉ trọng đóng góp của ngành vào GDP sẽ giảm xuống còn 6,2% trong năm 2019.

    Đóng góp của ngành xây dựng vào GDP (%)

    [​IMG]

    Xây dựng phân khúc công nghiệp là điểm sáng
    Trong năm 2017-2018, phân khúc nhà ở thương mại ghi nhận sự nổi lên của các dự án ở xa trung tâm thành phố, và bây giờ, xu hướng này sẽ được viết tiếp bởi những dự án nằm xa trung tâm hơn. Đây là những khu vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi quỹ đất rộng, chi phí thu hồi không quá cao, và giao thông nối từ các khu xa trung tâm vào thành phố đã được nâng cấp đáng kể. Trong số đó có thể kể đến dự án VinCity như một ví dụ cho sự phát triển của phân khúc nhà ở trung cấp.

    Cạnh tranh trong ngành khốc liệt, cùng với sự khó khăn trong việc phát triển phân khúc nhà ở và thương mại buộc các công ty xây dựng phải thâm nhập sâu vào ngành và thi công các dự án có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn, như phân khúc xây dựng công nghiệp hoặc cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng trong phân khúc xây dựng công nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi:

    • Nguồn vốn FDI ổn định.
    • Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra làn sóng dịch chuyển của các nhà sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh tác động của việc tăng thuế.
    Trên thực tế, các công ty xây dựng lớn như Coteccons hay Hòa Bình đã đa dạng hóa các hoạt động của họ theo hướng gia tăng giá trị và tỉ trọng của phân khúc xây dựng công nghiệp trong tổng cơ cấu doanh thu.

    Trong năm vừa qua, biến động về lợi nhuận ngành là một yếu tố đáng lo ngại. Biên lợi nhuận gộp của các công ty xây dựng có vốn hóa thị trường trên 100 tỷ đồng chứng kiến sự sụt giảm kể từ năm. Một lý do có thể giải thích cho một tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn là việc các nhà thầu đã bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đầu vào, và họ không thể chuyển hoàn toàn phần chi phí tăng lên này cho khách hàng.

    Biên lợi nhuận gộp của các công ty vốn hóa trên 100 tỷ VND (%)

    [​IMG]

    Xây dựng cơ sở hạ tầng được cho là sẽ đem lại ‘Lợi nhuận lớn – Rủi ro cao’
    Theo nghiên cứu của BMI, Việt Nam được phân loại là một trong những thị trường cận biên đang phát triển với tốc độ nhanh, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhu cầu cho các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trải dài nhiều cấp độ, từ các cấp cơ bản (ví dụ: đường cao tốc, đường sắt nặng) đến các dự án có giá trị cao hơn (năng lượng tái tạo, giao thông đô thị). Cùng với đó, giá trị của xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm trên 45% giá trị toàn ngành xây dựng.

    Lợi nhuận khi đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ bản của Việt Nam được coi là cao trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này xuất phát từ sự tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung, nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, và số lượng lớn dự án cần vốn đầu tư. Cùng với tỷ lệ đô thị hóa ở mức thấp, phát triển cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

    Xây dựng cơ bản luôn là ưu tiên số một của chính phủ, khi chi phí cho các công trình xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% tổng chi tiêu chính phủ từ năm 2015 đến 2018. Con số kế hoạch cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 là 390 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, xây dựng cơ bản là một điểm nhấn cho ngành xây dựng cũng như cho tăng trưởng chung của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018.

    Rủi ro
    Tính kịp thời của các dự án xây dựng
    Độ trễ từ khi trình dự án đến giải ngân xây dựng là khá lớn. Thời hạn phê duyệt dự án biến động tùy theo loại dự án và ưu tiên ngắn hạn của Chính phủ.

    Áp lực dòng tiền
    Nhiều công ty xây đang phải đối mặt với vấn đề dòng tiền âm. Theo phân tích của chúng tôi về 148 công ty xây dựng đã công bố kết quả tài chính của họ cho đến quý 3 năm 2018, chỉ có 57% tổng số công ty có dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh. Các công ty xây dựng phải trả tiền ứng trước cho các nhà thầu phụ để thúc đẩy tiến độ của các dự án, sau đó cần có thời gian để họ thu tiền từ các nhà đầu tư. Áp lực về dòng tiền là khá lớn trong năm 2018. Song song, ngành xây dựng chịu áp lực từ số ngày khoản phải thu bị kéo dài, khi số ngày phải thu đã tăng 18% từ 155 ngày trong năm 2014 lên 184 ngày trong năm 2017. Trong 9 tháng 8 năm 2018, con số này đạt đến mức cao 281 ngày. Vấn đề này có thể được giải quyết trong quý cuối cùng của năm, khi các công ty có thể thu tiền từ nhà đầu tư dự án và ghi nhận doanh thu.

    Số ngày phải thu (ngày)

    [​IMG]

    Trong bản tin sau xin được gửi đến Anh các phân tích và đánh giá những cổ phiếu niềm yết tiềm năng trong nhóm ngành xây dựng như CTD, HBC, VCG, PC1, CII, FCN.
    gongromnovaG thích bài này.
  2. Orientpro

    Orientpro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    807
    chi CTD thoi
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    NHiều mã hấp dẫn đó bro, nhất là những mã có nhiều quỹ đất sạch quanh Thủ Đô như HDG, NTL, SJS.
  4. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.160

    Cho bài nhận định về vcg đi bác, :-bd
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    VCG lâu nay mình ít theo dõi, ngày xưa thời anh Hà Giám đốc Trung Tâm đấu thầu VCG rồi xuống giám đốc VC2 sau đó lên TGĐ Vinaconex thì mình hay qua tiếp xúc với anh ấy vì cùng dân Nam Định nên biết nhiều thông tin. Cơ bản nó là doanh nghiệp mạnh nhất Bộ Xây dựng khi đó. Thừa hưởng nhiều năng lực cũng như quỹ đất các công ty con sát nhập về điển hình như Lên hiệp nhà tấm lớn (VC1), bê tông dự ứng lực đúc trước (XMC), liên hiệp máy xây dựng (VMC), đúc trụ quay và ống khói lớn (VC9), thi công nhà cao tầng (VC2, V12). KHi đó VCG còn được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý cũng như ứng dụng khoa học của các nước tiên tiến khi hợp tác với VINATA, KOBE...

    Mấy năm vừa rồi mình thấy VCG đi xuống khi một số công ty con xuống dốc không phanh điển hình như V15, V11, XMC... có thể do cơ chế nửa nạc nửa mỡ mặc dự án vẫn còn rất nhiều.

    Sau đợt đấu giá vừa rồi anh Thanh Thép lên chủ tịch HĐQT thì mình nghĩ VCG sẽ rất tốt. Từ khi mình học Đại học Xây dựng cách đây hơn chục năm trước thế hệ Giảng viên làm kinh tế ở trường xây dựng như anh Bân Bê Tông, Thành Thép Delta, Thanh Thép Cotana... đã nổi danh trường rồi. Họ có kiến thức, có quan hệ, lãnh đạo các cơ quan quản lý về ngành chủ yếu là học trò. Như anh Thanh không phải tự nhiên mà làm được dự án ECOPARK khi trước đó đền bù cho dân Quân Quan, Cửu Cao, Phụng Công có 1 triệu/m2 trong khi đất đó dân trồng hoa hàng năm mõi sào cho thu nhập đơn vị hàng trăm triệu rồi.

    Với những lợi thế sẵn có cùng kinh nghiệm quản lý và sự hậu thuẫn từ sau thì mình nghĩ VCG sẽ trở lại trong top đầu những doanh nghiệp xây dựng bất động sản trong thời gian tới. Có thể hướng đi của VCG sẽ khác rất nhiều so với các doanh nghiệp trên sàn nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ rất cao khi vào tay tư nhân quản lý.
    VCG mình nghĩ mọi người nên theo dõi vì có thể nó sẽ là 1 game khủng hậu M&A của năm 2019.

    Sắp đến giờ giao dịch rồi mình xin dừng bút tại đây, tối rảnh chém tiếp nhé.

    Chúc mọi người giao dịch thành công.
  6. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.419
    Bạn làm trong ngành xây dựng hay sao mà biết nhiều thông tin ngành xây dựng thế?
  7. ZBlueDragonZ

    ZBlueDragonZ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2018
    Đã được thích:
    423
  8. baconsoc

    baconsoc Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2018
    Đã được thích:
    1.129
    mẹ thằng này tui ms có mấy cổ mà nó giao dịch ít quá,. đù má nó xem ức chế
    Mhoang79 thích bài này.
  9. ZBlueDragonZ

    ZBlueDragonZ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2018
    Đã được thích:
    423
    uhm tui cũng có 1 ít, mua theo dõi mà giao dịch ức chế thật =.= lèo tèo lèo tèo
  10. baconsoc

    baconsoc Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2018
    Đã được thích:
    1.129
    chất lệnh đúng theo kiểu chắc có 1 thằng nó diễn sao ấy. nhìn khắm vãi

Chia sẻ trang này