Ngon nhé...............................đồng loạt ...................................tiến!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ssivietnam, 11/10/2018.

5425 người đang online, trong đó có 709 thành viên. 08:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5517 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Đúng là tâm lý đám đông đáng sợ thật. Hôm nay rất nhiều hàng được gom vào tay cá mập. Thị trường sẽ sớm bật lại. Ngưng bán trên mọi mặt trận.........................................................Hay mua vào!!!
    --- Gộp bài viết, 11/10/2018, Bài cũ: 11/10/2018 ---
    mới phiên sáng đã khớp hơn 5000 tỷ
    hàng ngon vào tay cá mập:((:((:((:((:((:((:((
    QCK thích bài này.
  2. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Tin chứng khoán 11/10: Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank lên 50%
    Thanh Long - 07:10 11/10/2018
    (VNF) - "Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và chúng tôi muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ", ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG cho biết.
    [​IMG]
    Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank lên 50%
    Tin chứng khoán: Ngân hàng Nhật muốn nâng sở hữu tại VietinBank

    Trong cuộc đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì mới đây, ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và chúng tôi muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBanklên 50% vốn điều lệ".

    Trả lời kiến nghị của của vị lãnh đạo ngân hàng Nhật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho hay, việc tăng vốn của ngân hàng VietinBank là rất cần thiết để đảm bảo năng lực tài chính.

    Về tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư, Thống đốc bày tỏ: Chính phủ Việt Nam rất hoan nghênh các nhà đầu tư tham gia vào các ngân hàng Việt Nam và đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng yếu kém, ngân hàng cần phải xử lý. Trong những trường hợp như vậy thì Chính phủ không khống chế tỷ lệ sở hữu, có thể lên đến 100% vốn của các ngân hàng.

    Hiện Ngân hàng MUFG đang sở hữu 19,73% vốn điều lệ VietinBank. Nếu ngân hàng này muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại VietinBank thì cơ hội đang ở trước mắt bởi trong một diễn biến mới đây, nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - đang tìm kiếm người mua 8,02% cổ phần tại VietinBank, sau hơn 7 năm đầu tư.

    Tính theo thị giá cổ phần VietinBank chốt phiên 10/10, lượng vốn mà IFC muốn bán có giá trị lên đến gần 8.000 tỷ đồng.

    VN-Index thử thách lại ngưỡng 1.000 điểm?
    Phiên 10/10, thị trường tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp. Tất cả các chỉ số đều giao dịch khá tích cực trong phiên sáng nhưng áp lực gia tăng dần trong phiên chiều. Điểm tích cực là lực cầu ở giá thấp khá tốt đã giữ các chỉ số không giảm quá sâu.

    VN-Index giảm 2,23 điểm (-0,22%) xuống 993,96 điểm, do chịu tác động chủ yếu bởi một số mã giảm mạnh như MSN, BID, VNM, CTG, NVL, trong khi GAS, SAB, VRE VJC và HPG nâng đỡ chỉ số. Chỉ số VN30 giảm nhẹ hơn 1,1 điểm (-0,11%) xuống 966,27 điểm.

    Các nhóm ngành chủ chốt như Ngân hàng, Chứng khoán, Dầu khí tiếp tục sụt giảm trong khi thị trường chưa tìm được trụ cột mới dẫn dắt và áp lực từ khối ngoại là rất lớn.

    Trong khi đó, phần lớn các cổ phiếu Dệt may có diễn biến khá khả quan như STK (+4,4%), EVE (+1,2%), GIL (+1,4%). Riêng TCM và TNG bất ngờ cùng giảm sàn và trắng bên mua. Ở nhóm Thủy sản, HVG tiếp tục giảm sàn trong khi nhiều cổ phiếu vẫn tăng tốt như MPC (+5,1%), VHC (+1,2%), FMC (+0,2%).

    Ở nhóm Dầu khí, GAS có phiên tăng 1,4% trong khi hầu hết các cổ phiếu cùng ngành đều chịu áp lực bán khá mạnh.

    Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index đã có phiên giao dịch giảm điểm với cây nến ngày là nến giảm có thân ngắn, chỉ số đã hồi lại khi tiến gần ngưỡng hỗ trợ trong phiên tại mức 990.

    "Trong phiên tiếp theo, VN-Index có khả năng tiếp tục phản ứng với ngưỡng hỗ trợ 990 và hồi lại. Đà hồi phục này có thể giúp VN-Index tăng lên và thử thách ngưỡng cản 1000, đồng thời xác định xu hướng tiếp theo", SSI nêu quan điểm.

    Còn theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong phiên tới, nếu chỉ số đóng cửa ở mức tăng điểm thì có thể kết thúc nhịp điều chỉnh lần này và quay trở lại xu hướng tăng điểm kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay
  3. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cường quốc đấu nhau, thế giới hưởng lợi
    Thành Nguyễn - 12:00 11/10/2018
    Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra những thỏa thuận có lợi để lôi kéo các đồng minh nhằm tạo lợi thế trong cuộc đối đầu khốc liệt.
    [​IMG]
    Tập Cận Bình (trái) gặp Donald Trump khi đến thăm Mỹ năm 2017. Ảnh: Reuters.
    Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn hôm qua ra tuyên bố quyết liệt rằng nước này sẽ "không chịu lùi bước" trước lời đe dọa sẽ áp thuế lên gần như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump. Ông Chung còn cho rằng Mỹ "không hiểu gì về lịch sử và văn hóa Trung Quốc" và cảnh báo nước này "không nên xem thường quyết tâm và ý chí" của Bắc Kinh.

    Giới quan sát cho rằng thông điệp này của Bắc Kinh cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài với quyết tâm "chiến đấu đến cùng" từ cả hai phía. Trong cuộc chiến đó, chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc đều là lôi kéo thật nhiều đồng minh về phía mình để gây sức ép với đối phương, điều có thể khiến nhiều quốc gia trên toàn cầu được hưởng lợi, theo Business Times.

    Theo Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (CEPS), những bước đi gần đây của Mỹ tiết lộ ngày càng rõ chiến lược thương mại của Tổng thống Trump. Mỹ vừa ký hiệp định thương mại mới với Mexico và Canada (USMCA), trong đó có "điều khoản thuốc độc" nhằm giữ chân các đối tác này và trừng phạt bất cứ nước nào tham gia hiệp định tự ý ký thỏa thuận thương mại với một quốc gia có nền kinh tế "phi thị trường".

    [​IMG]

    Trump phát biểu về hiệp định USMCA tại Nhà Trắng hôm 1/10. Ảnh: Reuters.
    Mỹ cũng đang tìm cách đàm phán để ký thỏa thuận tương tự với Nhật và Liên minh châu Âu, nhằm tăng sức ép thương mại tối đa lên Trung Quốc, buộc nước này phải nhượng bộ. Mỹ cuối tháng 9 cũng ký hiệp định thương mại tự do sửa đổi với Hàn Quốc, được Trump ca ngợi là "cột mốc lịch sử về thương mại" song phương, dù giới phân tích cho rằng nó không khác quá nhiều so với hiệp định trước đây.

    Gros cho rằng những thỏa thuận thương mại Mỹ vừa ký cho thấy các nước chỉ cần đưa ra một số nhượng bộ nhỏ là đủ làm hài lòng Trump và có thể tiếp tục hưởng lợi từ các hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Đối thủ duy nhất mà Trump muốn dồn sức đối phó là Trung Quốc, quốc gia bị ông coi là "kẻ thù số một" của Mỹ.

    Nếu Trump quyết tâm thực hiện lời đe dọa áp thuế với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các nhà sản xuất ở châu Âu sẽ được hưởng lợi thế cạnh tranh trước sản phẩm Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Trong khi đó, việc Bắc Kinh trả đũa bằng đòn áp thuế tương tự với hàng hóa của Washington sẽ khiến giá các mặt hàng này tăng lên, tạo lợi thế cho hàng sản xuất ở châu Âu và châu Á.

    Một phần quan trọng trong thương mại Mỹ - Trung do đó sẽ được chuyển sang cho châu Âu, Nhật và các nền kinh tế châu Á gần thị trường Trung Quốc. EU nhiều khả năng là bên được hưởng lợi nhiều nhất bởi họ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của cả Mỹ và Trung Quốc.

    "Miếng bánh" này có thể sẽ ngày càng lớn hơn cùng với mức độ khốc liệt trong đòn áp thuế ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ hiện nay đang áp mức thuế 10% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có thể tăng lên tới 25% vào năm sau, cao gấp 10 lần mức thuế trung bình mà Mỹ áp với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Giá trị hàng hóa chịu thuế của Trung Quốc cũng có thể tăng lên đáng kể nếu hai nước không sớm đạt được thỏa thuận giải quyết chiến tranh thương mại.

    Lôi kéo đồng minh
    Trong bối cảnh đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ra sức thuyết phục các nền kinh tế trên thế giới tăng cường hợp tác thương mại với mình để giảm nhẹ thiệt hại từ đòn áp thuế của đối phương và tạo lợi thế trên chiến trường thương mại, theo Bloomberg.

    189 thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tuần này sẽ gặp nhau tại hội nghị thường niên trên đảo Bali, Indonesia, nơi lãnh đạo các nước sẽ thảo luận về tình hình kinh tế toàn cầu. Đây được cọi là cơ hội để các quan chức Mỹ và Trung Quốc vận động cho liên minh kinh tế của mình, theo bình luận viên Andrew Mayeda và Enda Curran.

    Một bên sẽ là Tổng thống Trump với lập luận rằng ảnh hưởng tiêu cực từ các đòn áp thuế của ông là cái giá cần phải trả để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành vi mà ông gọi là "thủ đoạn thương mại bất công và ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ".

    [​IMG]

    Ông Tập (phải) tiếp Thủ tướng Anh Theresa May đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 2. Ảnh: AP.
    Ở bên kia chiến tuyến, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tìm cách thuyết phục mọi người rằng Trung Quốc là quốc gia ủng hộ toàn cầu hóa và trật tự thương mại hiện nay. Ông Tập và nhiều quan chức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về việc phá vỡ trật tự này, đồng thời cam kết sẽ dần dần mở cửa thị trường Trung Quốc.

    Không chỉ hứa hẹn mở cửa thị trường với châu Âu, Bắc Kinh còn đưa ra "củ cà rốt" là những khoản đầu tư lớn thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập nhằm kết nối cơ sở hạ tầng từ châu Á tới châu Âu.

    Trong một cuộc họp hồi tháng 7, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom ca ngợi những cam kết mở cửa thị trường và chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh họ cần được thấy "những lời nói này biến thành hành động vững chắc".

    "Cuộc đấu tranh giành giật đồng minh thương mại ngoài các liên minh chính trị đang thực sự diễn ra", George Magnus, nhà kinh tế học thuộc Trung tâm Trung Quốc ở Đại học Oxford, nói. "Đây không phải là cuộc tranh chấp thương mại bình thường như những gì diễn ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Nhật vào thập niên 1980. Đây là vấn đề sống còn".

    Gros nhận định những đòn đánh quyết liệt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến diện mạo thương mại toàn cầu thay đổi đáng kể. Những biến động đó chắc chắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho Mỹ và Trung Quốc, khi người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu phải chi nhiều tiền hơn, nhưng lại đem đến lợi ích cho hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.

    "Trong lúc Mỹ tìm cách ký các thỏa thuận thương mại mới, Trung Quốc cũng có thể đối phó bằng cách tăng cường hợp tác với các nước khác, chẳng hạn như nhập đậu nành từ Brazil thay vì Mỹ", chuyên gia này nói. "Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới có lý do để tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại kéo dài này".
  4. Tontine

    Tontine Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2011
    Đã được thích:
    1.479
    Vừa có lệnh mua 300K BID giá 33.
  5. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.314
  6. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    Nikkei: Việt Nam xây thêm 2 cảng biển giữa lúc chiến tranh thương mại khiến sản xuất bùng nổ
    Hoàng Lan - 11:35 11/10/2018
    (VNF) - Kế hoạch xây dựng 2 cảng biển lớn tại phía Bắc Việt Nam trị giá 7.000 tỷ đồng (khoảng 302 triệu USD) của Vinalines vừa được chính phủ phê duyệt.
    [​IMG]
    các nhà sản xuất đang dịch chuyển ra khỏi biên giới Trung Quốc và tiến vào Việt Nam/Ảnh:Nikkei
    Dự án của Vinalines dự kiến sẽ tăng gấp đôi không gian bốc dỡ hàng hóa tại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, ngoài khơi ven biển thành phố Hải Phòng, bổ sung thêm 2 siêu cảng vào dự án hồi tháng 5.

    Bốn công trình này sẽ hỗ trợ việc gia tăng năng lực sản xuất được chuyển đến Việt Nam từ Trung Quốc, nơi mà chi phí nhân công đang tăng lên.

    Chiều dài dự kiến của cảng Lạch Huyện là 750m, đủ sức chứa các tàu container lớn. Thời gian hoàn thành dự án chưa được tiết lộ.

    Các cảng của Vinalines sẽ bù đắp công suất phục vụ hiện đang thiếu hụt cho các cảng đang được khai thác bởi các tên tuổi lớn tại Việt Nam như Tân Cảng Saigon, hãng vận tải Nhật Mitsui OSK, Wan Hai Lines của Đài Loan và Itochu của Nhật Bản.

    Điều kiện kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu về phương tiện vận tải bao gồm các tàu lớn ngày càng tăng.

    Các tàu cảng sẽ phục vụ nhu cầu vận chuyển của khu vực miền Bắc Việt Nam, khu vực đang có xu hướng chuyển đổi thành trung tâm sản xuất. Các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Samsung Electronics hiện được đặt tại miền Bắc và các nhà máy này đang "nuôi dưỡng sự phát triển của một chuỗi cung ứng tại Việt Nam".

    Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, các nhà sản xuất đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi biên giới Trung Quốc và tiến vào Việt Nam.

    “Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới”, Giám đốc điều hành một công ty logistics Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam cho biết.

    Trước khi cảng Lạch Huyện chính thức đi vào hoạt động, cảng Hải Phòng chỉ có thể tiếp nhận các tàu nhỏ do mực nước cạn. Những tàu này sẽ chở hàng đến Hồng Kông hoặc những nơi khác, sau đó hàng hóa tiếp tục được chuyển lên các container lớn.

    Cảng Lạch Huyện cũng có thể giúp hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam đến Mỹ hoặc châu Âu mà không phải qua cảng trung gian.
  7. VIEo1

    VIEo1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2017
    Đã được thích:
    3.490
    Lý do khiến chứng khoán Mỹ bị bán tháo ngày 10/10
    [​IMG]
    Như Tâm/Theo CNN Money

    (NDH) Mới tuần trước, Dow Jones còn đang hướng đến lần đầu tiên chạm mốc 27.000. Tuy nhiên, chốt phiên 10/10, chỉ số này lại bất ngờ giảm mạnh
    Dow Jones giảm 832 điểm, tương đương 3,2%, vào ngày 10/10. Cổ phiếu công nghệ cũng “hứng đòn”, khiến Nasdaq mất 4%, ngày tệ nhất kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý Brexit diễn ra tháng 6/2016. Ngay cả ông lớn như Amazon, cổ phiếu cũng giảm 6%.

    Nguyên nhân đợt bán tháo tại thị trường chứng khoán Mỹ có thể là từ thị trường trái phiếu. Hai thị trường này có mối quan hệ trái chiều – chứng khoán tăng thì trái phiếu giảm và ngược lại.

    Lãi suất đang tăng

    Trong 10 năm qua, Phố Wall dần trở nên quen với chính sách tiền tệ nới lỏng. Lãi suất thấp đến khó tin của Fed đã khuyến khích nhà đầu tư đón nhận rủi ro bằng việc tham gia thị trường chứng khoán. Lãi suất đi vay thấp đồng nghĩa lợi nhuận doanh nghiệp cũng cao hơn.

    Xu hướng này đang đảo chiều, chủ yếu là vì những lý do tốt: kinh tế Mỹ thực sự mạnh, Fed tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và đảm bảo kinh tế không quá nóng.

    Fed không còn thúc đẩy kinh tế bằng chính sách lãi suất cận 0% nữa và đã tăng lãi suất 8 lần từ cuối năm 2015. Fed thậm chí còn bắt đầu giảm quy mô bảng cân đối 4,5 nghìn tỷ USD của cơ quan này.

    Lãi suất tăng, nhà đầu tư rời khỏi trái phiếu khiến giá trái phiếu giảm, lợi suất tăng. Họ lo ngại khoản dầu tư của họ sẽ kém sinh lời hơn nếu bị lạm phát đuổi kịp.

    Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm 3,24% ngày 10/10, lần đầu tiên trong vòng 7 năm. Cuối tháng 8, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm là 2,85%.

    [​IMG]

    không nhẽ tin này giờ mới biết ah hay chỉ là té nước theo mưa
  8. huytq2011

    huytq2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    1.926
    đang mua vào
    ssivietnam thích bài này.
  9. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.084
    :x:x:x:x:x:x:x:x:x
    --- Gộp bài viết, 11/10/2018, Bài cũ: 11/10/2018 ---
    @};-
  10. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.839
    Tâm lý bày đàn bán tháo cùng bọn tay long thôi
    Nhỏ lẻ toàn bị dắt mũi:D%%-
    Mai lại đua xanh cho xem.

Chia sẻ trang này