Nguyên tắc kỷ luật trong giao dịch chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 20/01/2018.

2522 người đang online, trong đó có 184 thành viên. 00:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3717 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.035
    1. Đừng nghĩ đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, đầu tư hiệu quả nhất là đầu tư theo xu hướng thị trường.

    2. Bán ngay khi mua cổ phiếu rồi mà chúng suy yếu không lên nổi. Nên xem xét dứt điểm bán bằng được, đổi sang tiền mặt, để tận dụng được cơ hội mới.

    3. Chọn những cổ phiếu hạng kém và già rẻ là cách tồi nhất, tốt ko lên rẻ chỉ lên theo mà thôi.

    4. Lưu ý cái chết T+3 (cẩn thận với bulltrap, beartrap)

    5. Khi chưa có kinh nghiệm thì ko sử dụng vốn vay, rất nhiều người thành công sau đó vay để mua mạnh vào, nhằm dục tốc bất đạt muốn có lợi nhuận khổng lồ ngay mà chiến trường thì toàn người có kinh nghiệm chiến thắng.

    6. Đừng bao giờ mua cổ phiếu đang rớt giá ngoại trừ biết trước được thông tin gì có thể làm đổi chiều.

    7. Đừng bao giờ mua bình quân giá xuống đó là sai lầm rất lớn, chỉ mua bình quân khi giá tăng.

    8. Tâm lý dao động và muốn kiếm tiền nhanh, không có sẵn cho mà lấy đâu. Nó là một quá trình kiên nhẫn chờ đợi thời cơ chín muồi.

    9. Mua theo thông tin là con dao 2 lưỡi, tự hỏi mình có test được thông tin hay không.

    10. Phải tìm cho bằng được điểm mua đúng và bán đúng, mua đúng là hoàn thành đến 70% còn bán đúng chỉ là tìm đỉnh thị trường suy yếu.

    11. Sai lầm lớn nếu đặt ra giá cổ phiếu để mua, và đặt ra vni tăng giảm đến bao nhiêu. Trong khi đó bán đúng là căn cứ thị trường và mua đúng cũng căn cứ thị trường.

    12. Đầu tư thành công không phải luôn luôn đúng mà là giảm thua nhiều nhất, không ai gặp may mắn mãi mãi.

    13. Mọi người luôn cho rằng cp tôi đang giữ rất tốt xuống tí không sao, tất cả các cổ phiếu đều có rủi ro, bán khi mới bắt đầu lỗ, bán ngay.

    14. Tỷ lệ thắng thua của NĐT bình quân hàng năm là 70% thua lỗ, 20% hòa vốn và 10% chiến thắng. Để lọt vào top 10% thắng cuộc đó bạn phải xây dựng cho mình một bộ nguyên tắc đầu tư và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc đầu tư đó trong giao dịch. Đừng để thị trường làm lung lây quyết tâm theo con sóng của mình, kệ nó ai lời thì lời, đừng ham.

    15. Mỗi lần thua lỗ phải tìm đâu là sai lầm, rút ra bài học. Học từ sai lầm của chính mình và sai lầm của người khác nữa.

    16. Dấu hiệu bán cổ phiếu khi có dấu hiệu kỹ thuật, bán khi cuối đoạn tăng giá độ ngột và mạnh, yếu bán giá sàn mất 7% cũng bán, bán khi test đỉnh không thành, bán khi có tin làm cho VNI suy yếu, bán khi chúng vượt qua trục tăng trưởng, bán khi đường lên giá dài hạn bị phá vỡ.

    17. Rất nhiều sai lầm bán ra khi chù kỳ tăng trưởng chưa có dấu hiệu dừng, một chu kỳ tăng có nhiều đoạn nghỉ tạm thời, không nhận biết và bán quá sớm.

    18. Chú tâm đến cổ phiếu có thành tích lên giá cao hơn thị trường. Chú tâm những dấu hiệu mua gom cổ phiếu với những lệnh đặt mua lớn.

    19. Một chu kỳ đang rớt, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư mua vào sớm trong mức kháng cự, đó là cơ hội bán ra thoát lỗ.

    20. Phải biết làm giàu trên những đợt suy thoái, phải biết học từ suy thoái, bạn chỉ có thể giàu nhanh nhất từ suy thoái, chứ không giàu nhanh từ thị trường bình thường được.

    21. VNI test lại 1000 tôi mua? Đó là cự kỳ sai lầm, ko có chỉ số cao hay thấp, chỉ có chỉ số lên hay xuống thôi. quan tâm quá đến chỉ số sẽ thiên lạc trong mua bán.

    22. Thông tin đến bạn đầy đủ, cũng chính là cổ phiếu đó hết thời, quyết định khi thông tin vừa hé mở may ra mới có cơ may chiến thằng.

    23. Thà tôi lãi 60% ở cổ phiếu mà tôi hiểu, còn hơn lãi 100% cổ phiếu mà tôi không hiểu, chờ may rủi thì không đúng mãi.
  2. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.035
    Lượng đặt mua gấp 2,3 lần lượng chào bán, IPO PVOil sẽ tiếp nối thành công của BSR?
    Thanh Long - 15 phút trước
    (VNF) - Tổng cộng 3.195 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 483 triệu cổ phần PVOil, gấp 2,3 lần lượng chào bán.

    [​IMG]
    Phiên IPO PVOil sắp tới đang rất thu hút sự chú ý của giới đầu tư
    Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố thông tin về tình hình đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil).

    Theo đó, có tổng cộng 3.195 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua hơn 483 triệu cổ phần PVOil, gấp 2,3 lần lượng chào bán.

    Các nhà đầu tư đăng ký mua bao gồm: 3.091 cá nhân trong nước đăng ký mua hơn 188 triệu cổ phần; 8 cá nhân nước ngoài đăng ký mua 44.800 cổ phần; 42 tổ chức trong nước đăng ký mua 144 triệu cổ phần và 54 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 151 triệu cổ phần.

    Ngày 25/1 tới, PVOil sẽ chính thức IPO 206,85 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 13.400 đồng/cổ phần.

    Ngoài ra, PVOil cũng bán 462,5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Được biết, đã có 8 nhà đầu tư ngỏ ý muốn làm cổ đông chiến lược của PVOil bao gồm Shell, Idemitsu, KPE, Puma (Thụy Sỹ), SK (Hàn Quốc) và nhà đầu tư đến từ Trung Đông; cùng với đó là 2 tổ chức trong nước gồm Quỹ đầu tư Sacom và Công ty Sovico.

    Với lượng đặt mua rất khả quan trên, phiên IPO sắp tới của PVOil được dự báo sẽ tiếp nối thành công của BSR.

    Ngày 17/1 vừa qua, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chính thức IPO với số lượng đặt mua cao gấp 2,7 lần lượng chào bán với giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phần.

    Sau 1 ngày đấu giá, kết quả toàn bộ 241,55 triệu cổ phần của BSR (tương đương 7,79% vốn điều lệ) đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư, trong đó có 62 nhà đầu tư tổ chức và 561 nhà đầu tư cá nhân.

    Giá trúng bình quân là 23.043 đồng/cổ phiếu, gấp rưỡi giá khởi điểm. Giá trúng thành công cao nhất là 14,8 triệu đồng/cổ phiếu; giá trúng thành công thấp nhất là 20.800 đồng/cổ phiếu.
    Chickenhero thích bài này.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.035
    Thời niên thiếu và sinh viên, tôi đặc biết có ác cảm với những người làm trong lĩnh vực kế toán tài chính.

    Trong suốt 7 năm đi làm việc cho người khác, tôi cũng đặc biệt dị ứng với các sự vụ liên quan đến tài chinh vì trong mắt tôi hình dung: cứ dính đến tài chính là có vẻ thiếu trong sạch. Sau này do đặc thù công việc, tôi buộc phải đối diện với các bản báo cáo tài chính đầy ma thuật, và tôi cũng chỉ thường xem lướt qua lấy lệ, may thay phần việc đó sau này có người tin cậy gánh đỡ hoàn toàn.

    Khi tham gia trên TTCK, tôi bị buộc phải đọc các BCTC và các bản cáo bạch, bản nào cũng dài dòng, rắc rối và đầy vẻ phức tạp. Phải chăng những người lập ra nó càng muốn it người hiểu được nó càng tốt? Và tôi đã dành thời gian 6 tháng của mình chỉ để học cách đọc các BCTC và các bản cáo bạch. Tôi đã phát hiện ra rất nhiều điều thú vị trong các báo cáo này. Và tôi lại càng thấy rằng: chỉ có tin vào chính bản thân thì mới có thể trụ vững trên thị trường.

    Rất phức tạp để nói để các bạn hiểu làm cách nào để hiểu toàn bộ một bản BCTC hoặc một bản cáo bạch, nhưng vì khoản đầu tư của chúng ta, chúng ta buộc phải nghiên cứu chung Tôi sẽ liệt kê một số kinh nghiệm đơn giản, không đòi hỏi bạn phải là một chuyên gia tài chính mà vẫn nắm được những cái quan trọng và cốt lõi nhất của DN:

    - Khi đọc bản cáo bạch: phần thông tin về tăng trưởng, doanh số, lợi nhuận, lợi thế nghành, bạn có thể bỏ qua, phần này công ty nào cũng ca hay, múa giỏi nhưng đa phần các thông tin đều lạc hậu, hay bỏ qua nó.

    - Bạn đặc biệt chú ý đến phần danh sách cổ đông chiến lược, những công ty mà không có các cổ đông chiến lược là cac tổ chức tài chính, quỹ đầu tư tầm cỡ. Bạn hãy bỏ qua, đừng thương tiếc gi cả.

    - Hãy xem “tổng số người lao động” va phần chi phi “quản ly doanh nghiệp”, bạn có thể võ đoan tiền lương trung bình của người lao động trong công ty bằng cách lấy hai con số này chia cho nhau, tránh xa các công ty có mức lương trung binh dưới 4 triệu.

    - Hãy đặc biệt chú ý đến sự tương xứng giữa con số “doanh thu” va “lợi nhuận sau thuế”, chúng phải tăng tương ứng với nhau, nếu doanh thu tăng không đáng kể mà lợi nhuận lại tăng vọt, hay cảnh giác bởi các trò tiểu xảo của các nhân viên lập báo cáo, rất có thể họ được miễn thuế thu nhập trong kỳ vừa rồi hoặc thậm chi được đền bù đất, hoặc họ hạch toán cả lợi nhuận (từ tháng nào đó) do họ đầu tư các cổ phiếu mà có thể CP này đang rất tệ hại vào thời điểm bạn đang đọc báo cáo, hoặc họ chỉ đưa ra con số lợi nhuận trước chi phi, nếu bạn có ý định đầu cơ dài hơn 6 tháng, hãy cực kỳ cảnh giác với các công ty có thông tin chênh lệch bất thường này.

    - Đừng chú ý đến tên công ty, thường các công ty yếu kém luôn chọn cho mình những cái tên đặc biệt hay.

    - Hay xem phần nợ/tổng tai sản của họ, cẩn thận với các công ty có tỷ lệ nợ thấp hơn 25% và cao hơn 75%.

    - Chỉ chú ý đến con số “lợi nhuận sau thuế” thôi nhé, nhiều công ty có cách hạch toán rất hay cho chính họ: doanh thu rất cao và giá vốn rất thấp, nhưng chi phi còn cao hơn nữa, và cái cuối cùng thuộc về bạn là “lợi nhuận sau thuế” lại bé xíu hoặc tăng không đáng kể.

    - Thường các công ty có bề dày về thương hiệu và tài sản lớn lại đạt được các chỉ số tài chính rất tầm thường, nhưng thực ra những BCTC của họ đa phần là rất trung thực đấy, hãy đặc biệt chú ý đến các công ty này, chỉ cần có một nhân tố mới (sản phẩm, lãnh đạo, dự án, đối tác…) là họ sẽ lột xác ngay, và các cổ phiếu này sẽ là những khoản đầu cơ rất tốt của bạn.

    - Những công ty chậm nộp BCTC hoặc rất sốt sắng đưa thông tin về tình hình kinh doanh của họ, đừng vội hấp tấp với các công ty kiểu như vậy. Họ đều có dụng ý cả đó, và đa phần là các dụng ý đó mang thiệt hại đến khoản đầu tư của bạn.

    - Nhiều công ty vẽ ra được rất nhiều dự án và đặc biệt là đều rất hấp dẫn. Nhưng bạn hãy cẩn thận và kiên nhẫn, kinh doanh không dễ đến mức cứ nói được là làm được. Cái mà chúng ta cần là người thật, việc thật, dự án thật đang triển khai.

    - Các công ty có cơ cấu và nghành nghề kinh doanh đơn giản thường là những công ty có lợi nhuận cao nhất. Bất cứ ai chuyên tâm vào việc gì họ đều chuyên nghiệp và it thất bại, thành tựu họ đạt được cũng lớn hơn những kẻ đa năng khác. Kinh nghiệm của tôi là hãy tránh xa những công ty kiêu ngạo và có ý định trở thanh người số 1 trong ngành nghề của mình.
  4. MinhKhoi

    MinhKhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    7.277
    @};-:x
  5. HueHung

    HueHung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Đã được thích:
    345
    Rất hữu ích, cám ơn bạn.
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.035
    :drm4
    MinhKhoi thích bài này.
  7. cophieutangtruong68

    cophieutangtruong68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2017
    Đã được thích:
    2.043
    tập chung vào cp chất đi bác
  8. ntdz27

    ntdz27 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Đã được thích:
    308
    Mải mê trade đôi khi ta lại vội vàng và bỏ qua những nguyên tắc cơ bản đã đề ra. Rất cần những bài nhắc nhở như thế này để review lại những quyết định trong quá khứ và hiện tại.
    Tiện đây hỏi chủ thớt có giao dịch phái sinh ko nhỉ, nếu có kinh nghiệm gì về pp day trading, giao dịch dạng flash thì xin được chia sẻ và trao đổi nhé. Thanks.
  9. KhongDeTienRoi

    KhongDeTienRoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2017
    Đã được thích:
    4.880
    Biết mà nhiều lúc vẫn quên.
    Tình hình này là thi thoảng lại phải đọc lại sách cho nhớ :)
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.035
    Tks bro
    --- Gộp bài viết, 20/01/2018, Bài cũ: 20/01/2018 ---
    Công ty mình chưa triển khai phái sinh nên mình cũng không rõ.
    MinhKhoi thích bài này.

Chia sẻ trang này