Nhận định thị trường phiên 22/12 - bình luận kỹ thuật một số cổ phiếu mới nhất trong ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MinhTue_52, 22/12/2023.

2079 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 05:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. MinhTue_52

    MinhTue_52 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2022
    Đã được thích:
    410
    1.Nhận định thị trường

    - Phiên 22/12: Phiên đáo hạn phái sinh ngày hôm qua diễn ra thận trọng của nhà đầu tư với thanh khoản thấp, cả phiên chỉ số duy trì trạng thái giảm điểm, cuối phiên với lực bán không mạnh vnindex có nhịp tăng hơn 1 điểm, đóng phiên ở mức 102.43 điểm. Với xu thế hiện tại, Vnindex phiên 22/12 tiếp tục hướng đến mốc 1110 điểm

    2. Một số bình luận về cổ phiếu trong ngày:

    DCM: Nhịp hồi phục của DCM trong ít phiên gần đây khá khiêm tốn, đồng thời tín hiệu dòng tiền vẫn đang thận trọng. Dự kiến DCM sẽ tiếp tục bị cản khi hồi phục và rủi ro suy yếu vẫn còn tiềm ẩn.

    + GMD: GMD đang dao động tại biên hẹp trong các phiên gần đây nhưng nhìn chung tín hiệu dòng tiền đang dần giảm và có diễn biến thận trọng. Do vậy rủi ro suy yếu ngắn hạn vẫn đang tiềm ẩn tại GMD.

    + VRE: VRE đang dao động tại biên hẹp trên vùng hỗ trợ 22,5. Hiện tại VRE vẫn đang được hỗ trợ và dao động ổn định trên vùng này. Đồng thời tín hiệu cung đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự kiến VRE sẽ tiếp tục được hỗ trợ và có cơ hội hồi phục ngắn hạn.

    3. Một số tin tức nổi bật

    3.1 Ba động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

    -Báo cáo mới nhất do ADB công bố mới đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mức 5,2% trong năm 2023, từ mức dự báo 5,8% trong báo cáo hồi tháng 9/2023. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khá tốt so với nhiều quốc gia trong khu vực. Lạm phát được kiểm soát tương đối tốt ở mức 3,8% - thấp hơn mục tiêu 4%.

    -Các yếu tố chính giúp nền kinh tế có khả năng phục hồi khá tốt vào năm 2023 bao gồm sự phục hồi của các dịch vụ trong nước, trong đó có du lịch, cũng như chi tiêu công.

    -Giải ngân đầu tư công đến cuối tháng 11 đạt 75% kế hoạch trong năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước ( Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11/2023 của Tổng cục Thống kê - GSO). Việc giải ngân vốn đầu tư công tuy còn chậm nhưng đã phần nào thúc đẩy tiêu dùng trong nước ở mức 9,6% trong tháng 11/2023 so với cùng kỳ năm 2022.

    -Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tích cực. Vốn FDI giải ngân đạt khoảng 20,3 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, là mức tăng 11 tháng cao nhất trong sáu năm qua.

    -Các chuyên gia cho rằng nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn vững vàng, với việc nới lỏng tiền tệ kịp thời trong nửa đầu năm, trong khi lạm phát được kiểm soát khá tốt dưới mục tiêu 4%.

    -Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa khi nợ công được kiểm soát tốt ở mức 38% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính đến cuối năm 2022. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vì đây là một trong những biện pháp kích thích tài khóa cần được ưu tiên.

    -Đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp kích thích các hoạt động kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng và khai khoáng, đồng thời mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn.

    3.2 UBCK yêu cầu CTCK tất toán tiền huy động/hợp tác tiền gửi với nhà đầu tư trước ngày 30/06/2024

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) yêu cầu các công ty chứng khoán (CTCK) không được thực hiện các hoạt động làm cho khách hàng/nhà đầu tư hiểu rằng CTCK có chức năng nhận tiền gửi và phải tất toán toàn bộ các giao dịch đã phát sinh liên quan đến hoạt động này, chậm nhất trước ngày 30/06/2024.

    -Thông qua trang thông tin điện tử (website) hoặc ứng dụng (app) hoặc ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng, một số CTCK thỏa thuận cho phép khách hàng/nhà đầu tư được hưởng/hỗ trợ lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch. Hoạt động này có thể khiến khách hàng/nhà đầu tư hiểu rằng CTCK có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

    -Bên cạnh đó, một số CTCK thực hiện thỏa thuận/ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại (NHTM), trong hợp đồng mẫu có nội dung NHTM được quyền trích tiền từ tài khoản thanh toán của CTCK để thu hồi nợ trong trường hợp CTCK không trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

    "Thỏa thuận này có thể gây hiểu nhầm việc trích tiền từ tài khoản thanh toán của CTCK, bao gồm tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên CTCK mở tại ngân hàng", văn bản UBCK nêu.

    -Do đó, để đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động của CTCK và thị trường chứng khoán, UBCKNN yêu cầu CTCK tuần thủ nghiêm quy định liên quan trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ. CTCK không được thực hiện các hoạt động làm cho khách hàng/nhà đầu tư hiểu rằng CTCK có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng.

    - Một số nhà đầu tư lo ngại rằng quy định này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình vay margin của các công ty chứng khoán nhưng như chúng ta đã thấy đây chỉ là quy định không cho công ty chứng khoán gây hiểu nhầm mình cũng có chức năng như một ngân hàng đầu tư và không gẩy ảnh hưởng đến hoạt động cho vay margin của các công ty chứng khoán

    3.3 DXG: DXG phát hành 9 triệu cổ phiếu ESOP giá 0 đồng

    - Ngày 27/12 tới đây, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) sẽ phát hành 9 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP), tương đương 1,48% số cổ phiếu đang lưu hành, với giá 0 đồng. Đất Xanh cho biết, việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm khuyến khích, động viên và tạo sự gắn bó giữa cán bộ công nhân viên với Công ty.

    -Nguồn vốn phát hành cổ phiếu được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, căn cứ BCTC hợp nhất được kiểm toán năm 2022. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng từ 1-4 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, tiến độ giải tỏa là 25% mỗi năm.

    - Theo mình đánh giá đây sẽ là thông tin không tích cực cho diễn biến giá cũng như tâm lý nhà đầu tư giao dịch cô phiếu DXG ngắn hạn trong thời gian tới

Chia sẻ trang này