Những điều trông thấy mà đau đớn nòng !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 29/10/2013.

3661 người đang online, trong đó có 105 thành viên. 01:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13393 lượt đọc và 124 bài trả lời
  1. Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com


    Chào các bạn thân mến !
    Một ngày mới bắt đầu khi chúng ta thức dậy...
    Việc đầu tiên là đánh răng, rửa mặt và vệ sinh thân thể...
    Buổi tối trước khi đi ngủ, việc cuối cùng trước khi lên giường cũng là vệ sinh thân thể để có một giấc ngủ ngon và sức khoẻ ổn định !
    Cuộc sống mưu sinh hàng ngày lắm lúc làm ta căng thẳng mỏi mệt... Nhiều người tìm cách quân bình sức khoẻ tâm sinh lý bằng cách tập yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền... Người có điều kiện thì đi spa... nghe nhạc, thưởng thức mỹ thuật hội hoạ điêu khắc... hoặc du lịch tham quan danh lam thắng cảnh...
    Nói chung, nhiều người đã có ý thức tốt trong việc nâng cao sức khoẻ bản thân bằng cách vệ sinh thân thể và thư giãn tâm hồn...
    Cuộc sống ngày càng phát triển theo đà hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những thuần phong mỹ tục được gìn giữ... đã thấy xuất hiện nhiều phong cách sống, nhiều lối ứng xử văn hoá được du nhập từ bên ngoài cũng như không ít những hủ tục đã bị dẹp bỏ một thời nay lại tái sinh và phát triển hổn loạn...
    Trong đời sống xã hội gần đây đã có nhiều nét đẹp mới cần được duy trì như phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện vì người nghèo, cứu trợ nạn nhân bão lụt...
    Bên cạnh đó, vẫn còn những hiện tượng không đẹp , thậm chí vô văn hoá trong đời sống xã hội mà mỗi người có lương tri khi chứng kiến phải cảm thấy xấu hổ thay cho đồng bào của mình !

    Chúng ta hãy cùng nhau phát huy những nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh với những hiện tượng xấu trong đời sống xã hội, xem việc này là thường xuyên như vệ sinh thân thể hàng ngày... vì mục đích xây dựng một xã hội ngày càng văn minh và hạnh phúc !

    Chủ đề này như một tấm gương để chúng ta soi xét nhìn nhận những thói hư tật xấu để tự sửa chữa và giúp người quanh ta cùng sửa chữa để cuộc sống quanh ta ngày càng tốt đẹp và đáng sống hơn !

    Mong ban quản trị F319 và các bạn thành viên ủng hộ chủ đề này !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Ps: Do địa điểm xảy ra sự việc nên tiêu đề được viết như trên, không phải vì gõ nhầm hoặc sai chính tả đâu ạ !
    [:D]

    tuoithindep đã loan bài này
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tranh giành áo mưa miễn phí ở Hà Nội

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tranh-gianh-ao-mua-mien-phi-o-Ha-Noi/2131696679/157/

    Thứ sáu, 13 Tháng chín 2013, 13:18 GMT+7

    3.000 chiếc áo mưa được Đại sứ quán Hà Lan phát tặng miễn phí trước cửa UBND quận Ba Đình (HN) là một hành động đẹp, nhưng...
    Theo thông tin từ website của Đại sứ quán Hà Lan, chương trình với khẩu hiệu “Đừng để bị ướt mưa" là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan.

    Cảnh tranh giành áo mưa
    Thông tin từ Đại sứ quán Hà Lan cho biết chương trình sẽ phát miễn phí tới tận tay từng người đi đường, nhằm nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu cho người dân VN.
    Với hoạt động này, Đại sứ quán Hà Lan muốn nhấn mạnh sự hợp tác đầy hứa hẹn về quản lí môi trường nước giữa Việt Nam và Hà Lan, hướng tới một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi người đồng thời thể hiện thiện chí trong mối quan hệ giữa hai nước.

    [​IMG]

    Chương trình phát tặng áo mưa miễn phí của ĐSQ Hà Lan hoàn toàn mang ý nghĩa nhân văn Bắt đầu vào lúc 2g00 chiều 12/9, vị đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó.
    Nhiều người hiếu kì đi ngang qua cũng ghé lại quan sát, hào hứng trước sự kiện phát miễn phí 3000 chiếc áo mưa của ĐSQ Hà Lan lần này.
    Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình.
    Chị Lê Thị N., một người dân gần khu vực sân khấu hí hửng chạy ra ngoài khi trên tay ôm tới 5 chiếc áo mưa, mà theo chị N. thì phải chen "thật nhiệt tình" mới lấy được nhiều như vậy.
    Sau 15 phút sự kiện diễn ra, nhiều người chạy hẳn lên sân khấu, tranh giành, thậm chí giật áo mưa từ tay vị đại diện người Hà Lan và các tình nguyện viên.
    Ngay sau đó, các tình nguyện viên của chương trình phải đứng dàn lập thành hàng rào trước sân khấu, người dân tham gia bị đẩy ra xa khu vực chính bởi các tình nguyện viên và lực lượng an ninh khu vực Liễu Giai.
    Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu.
    Chương trình phát tặng áo mưa miễn phí của ĐSQ Hà Lan hoàn toàn mang ý nghĩa nhân văn và là dịp để thể hiện sự yêu mến của Hà Lan với Việt Nam như mục đích đã được nêu trước đó.
    Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, sau nhiều lần phải dừng chương trình vì sự hỗn loạn của người dân tham gia, tới khoảng 14g35, tức là chỉ sau 35 phút từ lúc bắt đầu, các tình nguyện viên và nhân viên ĐSQ Hà Lan đã tỏ ra "ái ngại" trước quang cảnh này và bằng những cách nhanh nhất phát hết số áo mưa còn lại cho đám đông "rất hào hứng" bên dưới sân khấu.
    Viet Bao.vn (Theo Khám phá)

    Ôi thủ đô ngàn năm văn hiến ! ~X
    Xấu hổ quá đi mất ! X_X

    X_XX_XX_XX_XX_X
    tuoithindeptulacoiphuc thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Hỗn Loạn Giành Giật Áo Mưa Ở Hà Nội

    X_XX_XX_XX_XX_XX_XX_XX_X


    tuoithindeptulacoiphuc thích bài này.
    tuoithindep đã loan bài này
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thứ ba, 29 Tháng mười 2013, 07:57 GMT+7

    Buffet miễn phí: Khách nhảy cả vào bếp để ăn

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Buffet-mien-phi-Khach-nhay-ca-vao-bep-de-an/2131719359/124/

    Sau sự việc hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để giành được một suất ăn miễn phí tại một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội), những nhân viên phục vụ nhà hàng, người chứng kiến không khí ngày hôm đó, vẫn chưa hết bàng hoàng.

    Người chưa ra, kẻ đã vội chen vào
    Con phố Đoàn Trần Nghiệp, ngày 24/10 chật kín vì dòng người đổ về để tham gia bữa tiệc buffet miễn phí của một nhà hàng sushi mới khai trương. Theo lời nhân viên nhà hàng thì nhìn từ camera mới thấy sự đông đúc đến lạ thường, hơn 1000 khách hàng đổ về từ các tuyến phố, những con phố dẫn đến đây cũng tắc đường vì quá đông.

    Bạn Trần My - Tổ trưởng order của nhà hàng cho biết: "Nếu như các khách hàng chịu khó xếp hàng cẩn thận thì sẽ không có tình trạng chen lấn, xô đẩy như vậy, ai cũng muốn chen lên trước, nên bên ngoài rất lộn xộn".

    Theo lời chia sẻ của My thì kế hoạch của nhà hàng là 11h bắt đầu nhận khách nhưng tầm hơn 10h lượng khách đến đã bắt đầu rất đông và vượt xa quá nhiều so với dự kiến của nhà hàng. Theo tính toán của nhà hàng thì buổi sáng đón 180 khách, buổi chiều là 180 khách và buổi tối là 280 khách.


    [​IMG]

    Thực khách không ai chịu xếp hàng
    My cho biết: "Thế nhưng chỉ riêng 2 buổi sáng và trưa chúng tôi đã đón hơn 1000 khách hàng.

    Chính vì vậy mà theo My lượng thức ăn đã chuẩn bị đủ cho lượng khách dự kiến đã bị thiếu rất nhiều. Cô cho biết: "Khách phát sinh ra gấp 2 đến 3 lần, nên nhà hàng đã khắc phục bằng cách ra chợ mua thêm đồ để làm nhưng không kịp".

    Mà nguyên nhân gây nên tình trạng này thì My cũng giải thích ngay một phần là do đây là lần đầu tiên nhà hàng tổ chức một bữa tiệc miễn phí nên chưa nhiều kinh nghiệm. Còn một phần là do các báo lớn copy thông tin về lan truyền rộng nên lượng khách đến mới đông như vậy.

    Theo khẳng định của My thì hôm đấy lượng khách đến đa phần là sinh viên, chứ những người đi làm, công nhân viên rất ít. My nói: "Hôm đấy khách đến rất đông, buổi sáng hôm đó phải đến 3/4 là sinh viên, còn có một số bác có tuổi đến trước, một số nhân viên công sở nhưng không nhiều".

    Khi được hỏi tại sao lại biết đó là sinh viên, My chia sẻ: "Chỉ cần nhìn vào hình thức là biết thôi, nhìn các bạn sinh viên sẽ nhận ra ngay".

    "Để xử lý sự việc, lần đầu tiên chúng tôi mở cửa đón 1 lượt khách nhất định vào rồi phải đóng cửa lại không dám mở cửa ra vì một số khách cố tình chen vào. Sau khi nhà hàng đóng cửa, bên ngoài vẫn còn rất nhiều người đứng đợi. Không những thế, nhà hàng không cho vào nữa vì bên trong đã chật, mà một số bạn tranh thủ lúc cửa xếp kéo xuống cho khách ở trong ra để chạy đùn đẩy vào trong cho bằng được", My chia sẻ.

    Bên cạnh những lời khen, vẫn còn những lời trách vì không được vào tham dự buổi tiệc của khách hàng, My trải lòng: "Hôm đó, nhà hàng cũng đã huy động toàn bộ nhân viên bên cơ sở cũ sang bên này để tăng cường mà cũng không đủ để phục vụ cho lượng khách. Trong khi đó, nhiều khách còn cáu gắt, dùng lời lẽ không hay vì không được vào".

    Bên trong tranh giành chỗ ngồi, phần ăn

    Là người phục vụ trong các quầy thức ăn phía bên trong nhà hàng, anh Bình vẫn chưa hết bàng hoàng, miêu tả lại khung cảnh lúc đó: "Quầy bếp bằng tre này của chúng tôi cũng tan hoang hết, khách chen lấn, xô đẩy nhau khi vào trong nhà hàng, láo nháo lắm, những khung bài trí của chúng tôi cũng không còn hình thù gì".

    Mà theo anh Bình thì không gian của nhà hàng là 6 tầng, không phải là nhỏ, những cũng được trưng dụng hết, tầng 6 chưa hoàn thiện cũng phải đưa khách lên ngồi tạm. Thế nhưng có một số khách, mặc dù đã ăn xong, nhân viên nhà hàng nhờ đứng lên để lau dọn, họ cũng coi như không.

    Anh Bình không thể quên được không khí ngày hôm đó: "Đúng là đi trẩy hội xem pháo hoa, không khí như thế nào thì ngày hôm đó cũng không khác gì".
    Còn theo anh Sơn - đầu bếp của nhà hàng thì chưa có lúc nào anh thấy bất bình như hôm diễn ra sự kiện: "Khách hàng còn nhảy cả vào trong nhà bếp, lấy luôn thức ăn trong đó, đứng trong bếp ăn luôn, không cần phục vụ, lúc đầu nói mà mọi người không chịu ra, sau phải nói mãi, thì mọi người mới chịu đi ra cho nhân viên làm việc".


    [​IMG]

    Khách hàng còn ngồi tại phòng không di chuyển
    Một nhân viên nhận đặt bàn ở bên cạnh nói: "Có bạn còn lấy cả khay đồ xong ăn 1 miếng, trong khi buổi sáng mình hết thực phẩm cho cả ngày,để làm kịp buổi chiều mình đã phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách hàng. Hôm đó tất cả các nhân viên không một ai được ngừng chân tay, đến tối muộn chúng tôi mới được ăn cơm".
    Viet Bao.vn (Theo Kiến thức)

    Miếng ăn là miếng tồi tàn !
    Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu !

    Đúng là bách nhục vì ăn ! ^:)^

    ~X~X~X~X~X~X
    kokuma83tulacoiphuc thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chen-an-buffet-mien-phi-Nguoi-ngoai-tinh-la-chu-yeu/2131719857/157/
    Chen ăn buffet miễn phí: Người ngoại tỉnh là chủ yếu?

    Đã có rất nhiều độc giả xưng là người Hà Nội gốc phẫn nộ, không đồng tình với việc nhận xét nét thanh lịch của người Tràng An, thông qua sự việc hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy để được ăn miễn phí tại một nhà hàng trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) ngày 24/10.



    >> Buffet miễn phí: Khách nhảy cả vào bếp để ăn
    "Người chen chúc vào ăn, chủ yếu là dân ngoại tỉnh"

    Trong khi độc giả Nguyễn Thế lên tiếng: "Thật đáng xấu hổ khi xem cảnh này, do quá thèm thuồng món này hay là quá đói khát. Hơn nữa họ là dân thành thị".

    Thì độc giả Bùi Quang Huy lại không đồng tình: "Làm gì có người Hà Nội toàn dân ngoại tỉnh nhập khẩu vào Hà Nội đứng xếp hàng, làm cho mất hết hình ảnh thanh lịch".

    Cùng chung ý kiến, bạn An Thái lập luận: "Mình thì thắc mắc trong hơn 1000 người chen chúc vào ăn thì liệu có bao nhiêu người là người Hà Nội gốc, chắc chắn không đến 10 người. Đừng có lôi văn hóa của cả một vùng đất ra chê bai này kia, việc này diễn ra tại Hà Nội nhưng không hẳn là họ là lực lượng chủ yếu trong đám đông. Đừng lên tiếng chê bai cả 1 vùng đất vẫn đang là mơ ước của rất nhiều người".


    [​IMG]
    Cảnh chen chúc xô đẩy khi vào bên trong nhà hàng


    Có rất nhiều ý kiến độc giả đồng tình với nhận định, chủ yếu là người ngoại tỉnh chứ không có dân Hà Nội. Bạn Nuidoi bình luận: "Tôi nghĩ rằng những người Hà Nội gốc sẽ không bao giờ như thế này. Đối với họ sự thanh tao và nề nếp đã ăn sâu vào sự giáo dục của gia đình từ khi còn nhỏ. Hà nội bây giờ không phải là đất của dân Hà thành từ lâu rồi, may lắm chỉ có một số ít ở các phố cổ. Cuộc sống của họ không xô bồ, cách sống của họ tạo nên một sự khác biệt".

    Không những vậy có ý kiến còn cho rằng không thể nói là những người đang sống tại thủ đô là văn hóa Tràng An như mọi người quan niệm theo kiêu đánh đồng. Dân ngụ cư từ nơi khác đến rất nhiều do nhiều lý do và họ mang theo cách sống các vùng miền đến Hà nội tạo nên một kiểu văn hóa mới. Làm sao mà hiểu được văn hóa người Tràng An.

    Bạn Lê Dân đưa ra quan điểm: "Bây giờ còn rất ít người Hà Nội, nhưng người sống ở Hà Nội thì rất nhiều nên từ cách giao tiếp, ứng xử đến việc không chấp hành luật giao thông, đi xe máy thậm chí là lái ô tô đi song song, dừng đỗ giữa đường mở kính nói chuyện như cưỡi trâu trên đồng cỏ, vượt đèn đỏ như ko có đèn, còn chuyện tham ăn và ăn uống xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể".

    Nên độc giả có tên Người Hà nội nhắn nhủ: "Trong này không có một người dân Hà nội chính gốc nào cả. Dân Hà nội chính cống mời còn chưa chắc thèm đi, chứ đừng bảo ăn miễn phí. Dân tỉnh lẻ quá bất lịch sự. Trong 50-60 năm qua mà đặc biệt là trong 20 năm trở lại đây, dân từ các tỉnh đổ về ào ạt như nước lũ mang theo văn hóa vùng miền của họ đã làm hen ố vùng đất 1000 năm văn hiến. Người Hà Nội hiện giờ chác chỉ còn khoảng 1 triệu người. Vậy 4-5 triệu người kia từ đâu đến vậy".

    Đừng so sánh khập khiễng giữa người Việt và người Tây


    Trong khi đó, nhiều độc giả lên tiếng khi đem so sánh những hình ảnh người Việt với người Tây, bạn Hoàng Nam chia sẻ: "Nhìn người Nhật bản họ đến Việt Nam đi đứng, ăn uống thì biết. Người phương tây cũng thế, trông họ sạch sẽ, đi đứng khoan thai, thoáng thoáng thế nào, chứ người Việt ra đường thực sự cứ thấy bẩn bẩn, vội vội vàng vàng".


    [​IMG]
    Không nên nói về văn hóa phương Tây và Việt Nam
    Bạn Văn Thành Nhân thì lí giải hiện tượng theo hướng nền tảng giáo dục: "Đừng nói người Nhật hay phương Tây họ lịch sự, văn minh, đơn giản vì họ đã được giáo dục từ lúc còn bé là phải hành xử như thế rồi, nên dần thành thói quen. Còn những hình trên là hậu quả của cái nền giáo dục chỉ chạy theo thành tích, không quan tâm đến rèn luyện đạo đức, nhân phẩm cho con người.
    Có nhiều ý kiến đồng tình không nên đổ thừa cho văn hoá ngoại lai, Hồng Kông Singapore cũng bị ngoại bang cai trị hàng trăm năm mà họ vẫn văn minh lịch sự. Đây hoàn toàn là một ý thức hệ từ nhỏ đến ngày hôm nay họ mới thể hiện. Những nam nữ thanh niên 19 - 20 tuổi chứ đâu phải con nít.

    Độc giả Ba Phi cũng đưa ra quan điểm do sinh viên vất vả không có đồ ăn: "Chẳng qua là vì cuộc sống của người Việt Nam mình còn khó khăn quá nên mới có những hình ảnh không được đẹp mắt như trên. Theo tôi đoán thì có lẽ đa số những người đến ăn đều là các bạn sinh viên, mà đã là sinh viên thì chắc các bạn cũng đoán được cuộc sống của họ vất vả như thế nào rồi".
    Bạn Hoàng Minh chua xót: "Toàn những kẻ rảnh rổi, bon chen, xô đẩy nhau chỉ vì miếng ăn giữa thời buổi xã hội văn minh chứ đâu phải năm 1945".

    Viet Bao.vn (Theo Đất Việt)


    Đây là nổi xấu hổ chung cho người dân Việt, chẳng cứ riêng gì dân Hà Nội !
    Tại sao lại phải phân bua rằng đấy là dân ngoại tỉnh ?
    Thế dân ngoại tỉnh không phải là người Việt Nam à ?

    Và căn cứ vào đâu để nói trong đám đông bát nháo ấy hoàn toàn không có người Hà Nội gốc ?

    Cách nhìn nhận vấn đề của một số người đã nói lên tầm nhận thức lệch lạc mang tính địa phương chủ nghĩa, nặng tính bảo thủ... cố bênh che cho vùng miền của mình !

    Nên nhớ rằng :

    Ở đâu cũng có anh hùng...
    Ở đâu cũng có thằng khùng con điên !

    :-":-":-":-":-":-"

    Vấn đề là ta cần thấy rõ thói hư tật xấu trong cộng đồng ( đôi khi là của chính ta ! ) để sửa chữa khắc phục !

    Không thấy mặt dính nhọ thì làm sao mà chùi ?

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w


    tulacoiphuc thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    :((:((:((:((:((:(( bách nhục .

    Bốn thói xấu của người Việt đương đại


    Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là Một số thói xấu của người Việt thời nay bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.

    1. Thói gian lận

    Từ điển Tiếng Việt 1994 định nghĩa gian lận là “có hành vi dối trả, mánh khóe, lừa lọc”. Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.
    Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu, chỉ cần gian lận lấy nửa lạng là người ta đem nhét thật nhiều bánh đúc vào cái diều con gà, nếu gian lận được nửa yến thì sẵn sàng bơm thuốc phọt cho gà lợn rau quả mau tăng trọng, bất chấp những tai hại khôn lường, đồ xấu đánh tráo vào với đồ tốt rồi tính thành tiền đồ tốt, hàng ôi thiu thối rữa kém chất lượng đem tẩy rửa mông má lại để bán ra thành hàng tươi ngon…
    Trong sản xuất thì bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình, làm hàng giả hàng nhái, gian lận giấy tờ sổ sách kế toán để moi tiền dự án bất chấp là dự án ODA hay dự án quốc gia, rút được tiền chia chác thì làm, không thì bỏ, bất kể chất lượng tốt xấu…Lại còn cái kiểu hùa nhau bỏ thầu thật thấp, chộp giật, cứ thắng thầu cái đã, làm nửa chừng thì bỏ đấy, một bên hết vốn, bên kia muốn hoàn thành kế hoạch lấy thành tích thi đua thì xin mời bỏ tiền vào…
    Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ cỡ muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh…
    Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu thí dụ cho xuể, này nhé: lên phường lên xã vào bệnh viện thì bị xoay đủ kiểu nhưng cứ có ít “ngan nằm” là được việc, ra đường gặp đủ cách gian lận giao thông, kể từ bằng lái rởm đến xe rởm, kể từ người đi bộ, đi xe máy đến công-tơ-nơ siêu trường siêu trọng, hễ gian lận được đường là gian lận, có mắc mớ thì kẹp “nó” vào giấy tờ rồi nhờ nộp hộ vào kho, em vội phải đi không cần lấy hóa đơn, thế là xong.

    Tiền của chính phủ cho người nghèo ăn tết, tiền từ thiện cũng bị ăn chặn ăn bớt. Trộm đạo tứ tung, trộm to như tham nhũng, man trá thuế khóa, nhập lậu xuất lậu …đến nhỏ như trộm cái đinh bù loong, cái thanh tà vẹt, con gà con cá… (trộm cá bằng kích điện là phổ biến từ Nam chí Bắc !). Người dân xây nhà hễ gian lận được dù chỉ một vài mét đất công là lấn tới, người dân buôn bán hễ làm luật được là chiếm luôn vỉa hè…
    Trong văn hóa tư tưởng thì đạo văn đạo nhạc, đạo thơ đạo họa đủ cả, cũng chạy giải thưởng cho có danh, đánh bóng mạ kền cho sáng tên tuổi…Một phần không ít thanh niên học hành làm việc thì lười mà chỉ muốn có tiền nhanh, chỉ muốn tiêu xài xì tin, váy cộc chân dài tóc bờm dựng ngược, nay vũ trường mai nhà nghỉ…

    Có những cuộc vận động hoặc thi tìm hiểu mà ai cũng biết có phần không phải, ai cũng có phần không phải nhưng vẫn bất chấp, vẫn bỏ tiền bỏ của bỏ thời gian lao vào làm. Khủng khiếp nữa là gian lận giữa ý nghĩ với lời nói, người ta sẵn sàng nói cái điều mà người ta không nghĩ thế, từ đấy dẫn đến gian lận giữa lời nói và việc làm, tôi có thể rao giảng anh đừng vào nhà nghỉ khi tôi vừa từ nhà nghỉ bước ra…
    Gian lận dối trá giằng chéo đan xen ngang dọc trên dưới lớn bé to nhỏ trong suốt một thời gian rõ dài đã vượt quá một cái nếp xấu, một thói quen xấu để trở thành một thói xấu của tôi của anh của chúng ta nếu bạn không muốn nói là của người Việt bây giờ.

    2 .Thói vô trách nhiệm

    Lại dẫn từ điển tiếng việt 1994: Trách nhiệm: 1-phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả.
    Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.
    Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, của ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.
    Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng về sau, nước vôi càng loãng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc thấy họ chỉ gạch chéo vào gốc cây mấy cái, coi thế là xong.
    Quần áo loại dành cho người ít tiền mua về thì đường chỉ xiêu vẹo, chưa mặc đã tụt khuy, xe máy đem đi bảo dưỡng thì người ta mở ra lau qua rồi lại lắp vào như thế gọi là bảo dưỡng, nhiều công trình bị rút ruột dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhà bị đổ, cầu bị sập…
    Người dân lên xã phường quận huyện hoặc những cơ quan công quyền khác thường bao giờ cũng phải dăm lần bảy lượt, nhẹ nhàng cũng là người có trách nhiệm đi tập huấn, cô chú cứ chờ. Đầy đủ cả rồi mà không thích thì hỏi tại sao cái đơn lại viết thế này, chữ như chữ bác sĩ ai mà đọc được, về viết lại rồi đem lên đây…
    Cả con đường mới làm to đẹp như thế tự nhiên chình ình ra một phần cái nhà, rõ là phải giải phóng ngay từ đầu mà vẫn không đi không dỡ không phá. Lại còn cái việc đổ trộm vật liệu phế thải ra đường nữa chứ, cứ đêm đến đổ ra ngồn ngộn, nói xin lỗi chẳng khác gì cái việc ị ra đường hàng đống tướng. Những gì là của công, của cộng đồng thì việc giữ gìn bảo quản thật khó, chặt phá xâm lấn vẽ bậy bỏ bẩn một cách hết sức hồn nhiên. Ra đường thấy kẻ cắp móc túi mà không hô hoán, gặp người bị nạn thì rất đông người xúm lại để…xem nhưng vẫn dửng dưng.
    Công chức ở cơ quan, xin nói thật nhé, chẳng lấy đâu ra chuyện tám giờ vàng ngọc, trừ một vài người làm cật lực còn đâu thì tranh thủ đi chợ, đưa đón con, giặt quần áo khi nhà mất nước, sắc thuốc cho đỡ tốn điện nhà, trà nước, đọc báo buôn chuyện chơi gêm…Đủ cả. Người dân ở đường phố thì vứt rác vứt chuột chết ra đường, thải rác xuống sông xuống cống thoải mái, có khi ngang nhiên đào ống nước ngang qua đường, rửa xe máy thì phun cả nước vào người qua lại, mở cửa hàng bún chả thì cả phố hít khói với mùi thịt nướng, mở cửa hàng sắt thì ngày đêm bốn chung quanh nghe uỳnh uỵch xuống hàng, mở cửa hàng bán vô tuyến thì loa eo éo suốt ngày, bước ra đường thì bụi cát mù trời…
    Nhiều người có tiền, bỗng dưng có rất nhiều tiền thì phè phỡn và bất chấp.
    Nhiều nhà báo nhúng bút vào sự thật thì bị đe dọa, có trường hợp bọn xấu bắn đạn chì nhà báo lại trượt vào đùi nhà thơ mới bi hài làm sao !
    Rất đông thanh niên công khai nói rằng sống trung thực thì chỉ thiệt thòi. Cũng rất đông thanh niên chỉ ham chơi, đua đòi, sống ngày qua ngày không lý tưởng (lý tưởng hiểu theo nghĩa có mục đích tốt để phấn đấu), không có mẫu hình nào để noi theo (như một thời những Nguyễn Văn Trỗi, Lê Mã Lương…)…
    Không kể hết được. Chỉ tóm lại một câu hỏi : đâu chịu trách nhiệm về những kết quả không tốt ấy ?
    Đã nhiều năm rồi người ta quen vô trách nhiệm, vô trách nhiệm nghề nghiệp, vô trách nhiệm lương tâm, tới mức trở thành dửng dưng, vô cảm, trở thành tín đồ của chủ nghĩa ma-ke-no, một thói xấu của tôi, của anh, của chúng ta nếu như bạn không muốn nói đó là của người Việt bây giờ.

    3. Thói cơ hội chủ nghĩa
    Định nghĩa một cách đơn giản nhất theo Từ điển tiếng Việt 1994 là: 1- Quan điểm, chủ trương lợi dụng cơ hội, mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai. 2- Khuynh hướng tư tưởng-chính trị trong phong trào công nhân, chủ trương chính sách tùy thời, thỏa hiệp.
    Chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi, xâm nhập vào từng cá nhân, trở thành một thói xấu là thói cơ hội chủ nghĩa theo đó người ta bất chấp đúng sai, tùy thời thỏa hiệp, đón gió trở cờ để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.
    Xu thời nịnh bợ tràn lan, còn quyền thì còn đeo bám bợ đỡ, hết quyền thì lập tức quay lưng nói xấu, xoay ngay sang kẻ khác đang quyền. Những người được nịnh bợ thì đều biết chúng nó nịnh mình, nghe mãi thành quen, nghe điều trái tai thì chịu không được, lại cũng có yêu cầu phải dùng chúng nó, biến chúng nó thành lũ đệ tử em út để mà sai bảo mưu cầu lợi ích riêng, kể từ chuyện nhỏ như con thỏ là đi nhà nghỉ mát-xa đến chuyện lớn là xí phần đất cát, chung cư, dự án…Thế là kẻ xu nịnh và đứa được bợ đỡ hai bên đều cần nhau, xoắn vào nhau, đều tùy thời thỏa hiệp, tạo thành một thể thống nhất, có anh này thì có anh kia, cứ thế luân hồi tưởng như không bao giờ chấm dứt.
    Đấy là chưa nói đến những mưu đồ phản trắc, lừa lọc cài bẫy, vu oan giá họa, bơm vá xì tút bóp méo sự thật, xúi bẩy khích bác, a dua….chỉ vì những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đấy cũng chính là thói cơ hội chủ nghĩa
    Lại còn hiện tượng này nữa : những kẻ xấu thì kéo bè kéo cánh, có nịnh bợ trên có đe nẹt dưới, có tham mưu có tư vấn, có liên kết móc nối, còn người tốt thì đơn độc, trơ trọi, không biết dựa vào đâu. Đành ngu ngơ ngậm miệng, nhắm mắt cho qua, bực dọc bức xúc thì về nhà chửi bâng quơ cho bõ tức thế thôi, suy cho cùng cũng là cơ hội chủ nghĩa.
    Thói cơ hội chủ nghĩa đang làm biến dạng trái tim và tâm hồn tôi, anh, đang phá hoại niềm tin của chúng ta đối với những giá trị tinh thần cao đẹp.

    4. Thói chí phèo

    Không cần phải dẫn định nghĩa, ai cũng hiểu thói chí phèo là gì. Chỉ nói thêm dân gian còn một từ khác để chỉ thói xấu này, đó là từ “bầy hầy”.
    Nhìn chung quanh mình thấy không ít những kẻ “cào lưng ăn vạ”. Xin kể ra đây một thí dụ điển hình. Trong một cuộc họp, một cán bộ bị phê bình, tức quá không kìm được bèn rút điện thoại di động ra nói để tôi gọi cho ************* hỏi xem phê bình thế có đúng hay không ! Anh ta thường khoe là quen với Chủ tịch mà. Chí phèo đến thế thật đã hết chỗ bình luận.
    Trong mỗi cơ quan thế nào cũng có một vài anh cứ xoay ngang ra, mọi người làm một đường anh ta phát biểu ý kiến một nẻo. Một số người sai toét mà cứ ôm đơn đi kiện, không ăn được thì đạp đổ, bầy hầy hết chỗ nói mà phải chịu đấy. Một số anh về hưu rồi nhưng hàng ngày cứ đến cơ quan, cứ giữ phòng làm việc, cứ góp ý tùm lum hết cả. Trong sinh hoạt dân phố, đốt bếp than tổ ong khói xộc vào nhà người ta hàng ngày, người ta có ý kiến thì quắc mắt thách đứa nào dám động vào bếp của ông. Vứt rác ra đường, có ý kiến thì la lối tao vứt ra đường chứ tao có vứt vào nhà vào mả chúng mày đâu, vác cưa máy mang ô tô đi cưa trộm cây gỗ quý giữa lòng Hà Nội…Khiếp quá !
    Tham gia giao thông thì thấy ngay thế nào là chí phèo. Những chuyện bầy hầy như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng xe trên vỉa hè…chả là cái đinh gì so với chuyện khi phạm luật thì hất cảnh sát giao thông lên nắp ca-pô rồi bỏ chạy mấy chục cây số, bật diêm đốt xe máy giữa đường, ngồi lỳ trên xe máy để cảnh sát phải khiêng cả người cả xe về trạm, gây tai nạn rồi bỏ chạy, mặc xác người bị nạn…

    Rủ nhau đi cướp gà toi, khi phóng viên chụp ảnh lại còn giơ mấy con gà dịch lên khoe, đi hội hoa thì chen chúc, dẫm đạp, bẻ cành ngắt hoa, hành khách đi xe thì bị nhốt vào tiệm cơm tù, xe buýt bị chặn lại để cướp khách, ra đường động va chạm một tí là đe chém đe giết, rải đinh ra đường cho xe xịt lốp rồi hành nghề vá xe…..Đúng là có đến một ngàn lẻ một kiểu chí phèo.
    Thói chí phèo làm cho người ta nhờn với pháp luật và coi nhẹ một số những giá trị tinh thần, là thói xấu mà tôi, anh và chúng ta bây giờ có thể nhận rõ trong rất nhiều những hành xử hàng ngày. Dân gian gọi những người mắc thói chí phèo là những người bị đứt dây thần kinh xấu hổ, những dân ngụ cư ở phố hàng thớt !
    *

    Trên đây là một số thói xấu của nhiều người Việt chúng ta trong nhiều thập kỷ vừa qua. Những thói xấu này gắn bó với nhau, liên quan qua lại, có khi cái này là cái kia, trong cái này có cái kia, không khó để nhận biết bởi vì người ta cũng chẳng cần che dấu là mấy.
    Chủ đề không mới nhưng vẫn đáng nhắc lại để một lần nữa chúng ta nhìn lại và nhận biết hơn chính chúng ta, với tư cách là một cá nhân, một tập thể, một tổ chức. Nhắc lại với nhau mà cùng biết xấu hổ, đó là điều may, còn nhắm mắt bịt tai, coi như mình đã tốt cả rồi thì đó là bất hạnh.
    Thế nào cũng có bạn hỏi những thói xấu trên có là thuộc tính, là bản chất bản ngã gì gì đấy của người Việt hay không. Chắc chắn là không. Những nghĩa cử tốt đẹp, những trái tim trung hậu giàu lòng nhân ái, vị tha, đồng cảm còn nhiều lắm và đó mới là bản tính người Việt. Thế thì những thói xấu trên ở đâu quàng vào chúng ta? Nếu thực sự có một câu hỏi như thế thì nó đã vượt quá sức của người viết bài này, bởi vậy phải xin ý kiến của các nhà quản lý xã hội, các nhà nghiên cứu về xã hội, về văn hóa, lịch sử…Và để mọi người cũng có cơ hội bày tỏ ý kiến, nói cho rõ ra đâu là đen đâu là trắng thì phải chăng nên mở mục thăm dò ý kiến rộng rãi về mấy thói xấu trên và nguồn gốc của nó.


    Ngoài ra còn nhiều lắm ,tham ăn tham chơi ,tham bơi thuyền Rồng ... ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    HÈN VÌ MIẾNG ĂN ! HẠI NHAU VÌ MIẾNG ĂN!

    Phan Bội Châu trong thời gian mười lăm năm cuối đời, sống ở Huế (1925-1940), có để lại một cuốn Tạp ký. Lúc này ông không còn tâm thế của người đứng ra vận động cứu nước mà thiên về cái nhìn của một trí thức từng trải, đau lòng trước tình trạng lạc hậu của đất nước. Dưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt – miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn :

    Tế có nghĩa là giao tế (1) vì nó ở trong phạm vi nghi lễ. Quá lắm thì xa xỉ, không đúng mức thì bủn xỉn, đều chưa hợp lễ.

    Dân gian tế tự, nghi thức không đủ, mà còn đùa bỡn vật mọn, cả nước như cuồng. Trước lúc chưa tế thì mồm nói cấm kỵ mà đòi uống tìm ăn. Nghe xướng hai tiếng “ lễ tất “, ai nấy đều nhao nhao. Bưng mâm thì ăn ngay trước cửa thần, rót rượu thì uống ngay trước mặt thánh. Đến khi dọn cỗ, trên các quan viên, dưới đến bình dân, ngồi đứng lung tung. Sau khi uống một hai chén rồi, Giáp thì đánh Ất, Ất thì đánh Bính, chửi mắng rầm rầm. Thậm chí chia thịt chưa đều thì đua sức đua hơi ngay ở đấy, để chia tôn ti, phân biệt thứ bậc.

    (1) đi lại thù tạc mời đãi nhau

    Theo Trương Hữu Quýnh Tìm hiểu những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta đầu thời Nguyễn, Gia Long từng có một đạo dụ liên quan đến tình trạng tế lễ ở các làng :

    Vào đám hát xướng nhiều thì vài mươi ngày đêm, ít thì tám chín ngày. Chèo thuyền hát hỏng ăn uống xa hoa, tiêu không tiếc của, rồi lại đua thuyền múa rối, đủ mọi thứ trò. Lại kén lấy trai tơ gái trẻ đánh cờ đánh bài. Tưởng là thờ thần, thực là để thỏa lòng dục. Ngân quỹ hết thì sinh ra đóng góp, cầm bán ruộng công.

    Trong các tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến,lễ hội cũng thường hiện ra như một khung cảnh ồn ào luộm thuộm và mang nhiều tính cách tầm thường. Trong tiểu thuyết Lan và Hữu, Nhượng Tống sau khi miêu tả cảnh đi hội chen chúc hỗn độn, lại đặc biệt than phiền về tình trạng bẩn thỉu mất vệ sinh ở các chùa

    Nếu tôi có tội phải người ta bắt đi đầy thì đầy tôi ra Côn Đảo ba năm tôi không sợ bằng đầy tôi nơi cửa chùa Thiên Trù suốt ba tháng hội

    Thật không khó gì nếu cần chứng minh cho tính đúng đắn của các nhận xét trên. Báo chí thời nay cũng đã hé ra cho thấy tình trạng tương tự. Vấn đề không phải chỉ là việc tổ chức luộm thuộm, người xe chen lấn ùn tắc, mà còn ở cảm giác dung tục mà con người thời nay mang tới lễ hội. Thiếu lòng thành kính tối thiểu, người ta đi chỉ cốt để cầu lợi.

    Hội đền Hùng mùa xuân năm 2002 thường được ghi nhận với việc làm ra một chiếc bánh giày 1,8 tấn, việc này về sau đã được đưa vào sách kỷ lục Guinnes. Nhưng đây là số phận của vật lễ thiêng liêng đó. Ngày 9-3 âm lịch trên đường chuyển đến nơi hành lễ, chiếc bánh bị cả trăm người xúm quanh xô đẩy dằng xé. Bà con đi hội đã tự tiện thụ lộc. Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 10 đến 11.30 h, chiếc bánh bốc hơi hoàn toàn.

    Báo Tiền Phong ra ngày 22-4-2002 cho biết như vậy. Theo chỗ tôi đọc được chỉ riêng báo Tiền phong, ngoài ra không có báo nào đưa sự kiện “ hi hữu “ này. Về sau cũng không ai nhắc tới, coi như không có.

    SUY NGHĨ NÔNG NỔI
    TÍNH KHÍ THẤT THƯỜNG

    Cuộc sống đô thị con người đô thị ở nước Việt Nam khi mới bước sang thời hiện đại là phần nội dung chính được miêu tả trong truyện dài Thiếu quê hương (1940) của Nguyễn Tuân. Nhưng chương cuối sách lại có đoạn tác giả cho nhân vật chính về một làng quê là làng Xuân Phả, Thanh Hóa,bàn chuyện đưa một đoàn người làng này qua San Francisco bên Mỹ múa tuồng. Chúng ta bắt gặp ở đây hình ảnh người Việt trong cái làng quê cố hữu của họ, cả người lẫn cảnh không khỏi có phần lèm nhèm nhếch nhác, và khi bước vào sinh hoạt chốn công cộng thì cách cư xử của cá nhân thay đổi thất thường rất khó xác định.

    Bảo rằng con người có ý thức về mình ư, đúng lắm ? Trước mặt nhân vật từ trên tỉnh về, một người làng có tài làm nghề và đang được gọi để cùng đi theo đoàn múa tuồng ra vẻ hùng hổ, muốn nhân chuyện người ta cần đến mình mà lên mặt với đời: “ Đi một chuyến cho biết đó biết đây, và chuyến này chúng ông đi Hoa Kỳ về mà đứa nào ở làng này còn giở lối hà hiếp tranh chỗ ngồi ngoài đình với chúng ông, ông đánh tan xương cho mà xem ”.

    Anh ta vừa nói xong, mấy người chung quanh hoa chân múa tay dấm dẳn phụ họa.

    Thế nhưng chỉ cần các cố lão lên tiếng đe “ Đừng có mượn chén mà nói láo “ là anh ta xun vòi ngay. Lại còn không biết xấu hổ, bưng mặt khóc hu hu,” lạy các cụ con khổ lắm !‘

    Cái chất nông nổi thất thường này của người Việt từng được nhiều người nước ngoài nêu lên, như một đặc tính cản trở họ trong bước đầu đến gặp gỡ giao thiệp, cũng như quan hệ lâu dài.

    Theo trích dẫn của Hữu Ngọc trong một bài viết in trong sách Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam ( Hà Nội 1963 ), một sĩ quan Pháp từng nhận xét “ Họ hiền lành vô tư lự, nhút nhát thích khoe khoang dễ bốc mà xỉu cũng nhanh, thường có tâm lý ăn may của người chơi bạc, nhiều khi biến thành lập lờ hai mặt “.

    Một nhà văn là Jean Hougron cho rằng người Việt “ nhu nhược không có cá tính, biển lận, thích tố giác “.

    Một người khác là Palazzoli thì chỉ ra hàng loạt những đặc tính mâu thuẫn : một đằng là lịch thiệp tế nhị, lãng mạn và đa cảm ; mặt khác là nửa kín nửa hở, dè dặt, dò xét. Mở rộng hơn là “một thiên hướng đa nghi, mưu mẹo, một thói quen lúc nào cũng thích chống đối, rồi lại nhanh chóng buông trôi chấp nhận “.

    Tạp chí Bách Khoa số 73 ra ở Sài gòn 1960, từng trích dẫn nhiều ý kiến sâu sắc của linh mục F Parrel về Thanh niên Việt Nam hiện nay.Theo ông,ở họ trực giác lấn suy tưởng trừu tượng, chủ quan lấn khách quan … Tâm hồn ít xúc động về vật và người. Chiến tranh làm cho người ta không biết tới người khác. Họ phải tự động tạo ra mọi phương tiện tự vệ. Tâm hồn họ khô rắn lại vì đời sống bất trắc.

    Trong Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên cũng đã ghi nhận đặc tính đó của người Việt, và ông lý giải thêm ở đây có vai trò của một đời sống quá gian khổ mà luôn luôn bấp bênh ; hơn thế nữa, ở đây có cả vai trò của yếu tố thời tiết (Xem một số trích dẫn ở mục Người xưa cảnh tỉnh TT&VH hàng tuần )

    Gần đây hơn, trên báo Tiền phong số ra 1-2006, bạn Nguyễn Tất Thịnh nêu lên hàng loạt nhược điểm có tính cách nửa vời của người đương thời

    - Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng – vừa đe hàng tổng đã sợ thằng mõ

    - Chưa biêt nghề đã dạy thợ, vừa dạy thợ đã chán nghề

    - Chưa làm đã mệt vừa mệt đã kêu

    - Chưa vui đã cười vừa cười đã khóc

    – Chưa đói đã ăn, vừa ăn đã bỏ dở

    – Chưa tỉnh đã say, vừa say đã làm càn

    – Chưa có tài đã đánh mất tâm, vừa có chút tâm đã bài xích tài
    v.v..

    Theo bạn Nguyễn Tất Thịnh lối cư xử này có nguy cơ trở thành tập tính của cộng đồng.Tức là một nếp sống nếp nghĩ ổn định, khó thay đổi.

    MỘT QUAN NIỆM ĐƠN SƠ VỀ THẾ GIỚI

    Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ hàng VN 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội

    Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra 30-11-1934,người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết :”Mấy gian hàng Hải Dương Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt.Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp. Phần nhiều là bắt chước Tàu.“.

    Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ư ? Ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thế còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái diều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc Nhật Bản mà cả các nước phương Tây những cái diều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta phải tự trách rằng sao dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra,tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.

    Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.

    Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là trước khi học của nước ngoái, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.

    Ở đồng bằng bắc bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Vịệt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.
    Tự bằng lòng với cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt gần như từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị.

    Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tưởng tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.

    Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.

    Còn những ước mơ của chúng ta thì sao ? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc “ súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa “ ( thơ Nguyễn Đình Thi ) mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.

    Còn hôm nay,có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài.

    Còn người thanh niên Nhật khi được hỏi lại chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.

    Câu thơ của Chế lan Viên “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con “ không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ,không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa.

    BỘT PHÁT HỒN NHIÊN

    “ Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca “.

    “ Văn hóa Việt Nam quý ở phần tình cảm hơn phần tư tưởng, ở phần tiềm thức hơn ở phần hữu thức “.

    Hoài Thanh đã viết như vậy trong bài Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)

    Năm 1951, trong tập sách nhỏ Mấy vấn đề nghệ thuật gồm mấy chục trang mỏng, in bằng trên dó, - và sau này không thấy in lại nữa – Nguyễn Đình Thi cũng nhấn mạnh tính hồn nhiên tự phát của văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn theo ông, âm nhạc ta thiếu hẳn phần hòa âm là phần đòi hỏi trí tuệ. Với ông, lục bát như con sông miên man chảy, nó dễ tràn bờ, và thường phung phí sức lực.

    Lùi về trước nữa, những Trần Trọng Kim,Phan Khôi, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên … đều đã viết về phương diện này của tính cách Việt với tinh thần phê phán. Rằng chúng ta nông nổi nhẹ dạ. Ta dễ dãi chấp nhận của người mà không lo tìm lấy tư tưởng của mình. Ta có ngay cách tháo gỡ mỗi khi gặp nước bí, nhưng lại rơi vào bế tắc trong những sứ mạng lớn. Riêng hai câu thơ Tản Đà “ Dân hai nhăm triệu ai người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con “thì khi đã vào sâu trong trí nhớ ai, nó ở hẳn đấy không ra nữa, bởi ai cũng giật mình thấy đúng.

    Mặc dù trong lý lịch trích ngang, Kiều là nhân vật lấy từ một truyện Trung Hoa song khi cần nhắc đến một nhân vật văn học “ đặc chất Việt Nam “ người ta gọi tên Kiều. Tại sao ? Tôi nghĩ ở đây các thế hệ bạn đọc không sai. Nhà có hoạn nạn, chẳng tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, Kiều chỉ khóc lóc rồi đòi đi bán mình. Lời khuyên Từ Hải ra hàng là cả một trọng tội … Tất cả chỉ vì Kiều đặt tình cảm lên trên mà thiếu hẳn sự suy tính cần thiết trước mọi diễn biến cuộc sống.

    Trong một bản dich cuốn Trung Hoa đất nước con người ra tiếng Việt, tôi đọc thấy Lâm Ngữ Đường viết rằng nếu cần tổng quát về đức tính của người Trung Hoa, thì đó là công thức “sự ưu việt của tâm linh chiến thắng hoàn cảnh vật chất“. Nhưng ở một bản dịch khác,câu trên lại chuyển thành “phần nhiều những tính cách của người Trung quốc được xây dựng trên nền tảng tri thức khá vững vàng “. Tiếp đó người ta giải thích thêm “ người Trung Hoa là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới”. Họ “ biết chiến thắng hoàn cảnh vật chất bằng sự ưu việt của trí tuệ “, hay nói cách khác,“trong văn hóa Trung Hoa, sự tôn trọng trí tuệ và tầng lớp trí thức trở thành một hằng số văn hóa “.

    Tôi không có bản gốc để kiểm chứng song giữa hai bản dịch, thấy tin ở bản thứ hai hơn. Người Trung quốc đặt trí óc vào công việc trong khi chúng ta đặt vào đó tình cảm. Cách cư xử như Tố Hữu viết“ Trái tim lầm chỗ để trên đầu “ không chỉ đúng với nhân vật nàng Mỵ Châu trong truyền thuyết xưa mà đúng với người Việt nói chung, ngay trong sinh hoạt hàng ngày lẫn cả khi cần giải quyết việc “quốc gia đại sự “. Đặc biệt là mãi đên hôm nay học thuật của ta vẫn ngoi ngóp tẻ nhạt không sao trở thành một thứ tự ý thức sáng suốt đồng hành với mọi tiến bộ xã hội.Đành nghĩ đó đã là cái bản sắc cái trình độ riêng của mỗi giống người, không phải bỗng chốc thay đổi được.

    Sự vô tâm – đúng hơn sự hạn hẹp của tầm nhìn, sự dễ dãi trong thích ứng, sự ngại ngùng biếng nhác trong suy nghĩ,- tất cả những biểu hiện đó làm hại tới sự phát triển. Dù rất thiện chí thì cũng phải nhận như vậy. Thế nhưng đáng lẽ phải xót xa lo lắng thì đằng này vẫn xảy ra một tình trạng ngược lại. Nhiều người thích lý tưởng hóa cái thói quen trẻ con đó. Họ không tìm cách nâng mình lên để phù hợp với nhu cầu mà sẵn sàng để sự nông nổi níu chân. Và “ – ma đưa lối quỷ đưa đường - lại tìm những chốn đoạn trường mà đi “, câu Kiều xưa vẫn có sức ám ảnh như một tiếng sáo tiền kiếp.
    tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Tính xấu Việt:

    Phù phiếm, sợ mang tiếng, nói liều làm ẩu,danh bằng hạ nhục

    - Tinh hoa trở thành phù phiếm

    Nhà dân chủ,nhân quyền Lương Đức Thiệp,viết năm 1944

    Lệ trường quy rắc rối và hà khắc. Một nét phẩy bỏ sót, một chữ tên húy lở phạm phải một vết mực làm tì ố quyển thi, một lời bình luận trái với tư tưởng Tống nho, hoặc một ý kiến mạnh dạn cũng đủ làm cho kẻ ứng thí nếu không bị đánh hỏng cũng bị khép vào một tội vu vơ. Sáng kiến của mỗi cá nhân bị dập tắt, tư tưởng của cá nhân bị đàn áp. Cả các phần tinh hoa của dân chúng Việt Nam chỉ còn một lối duy nhất để tiết ra: văn chương phù phiếm.

    - Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu

    Nhà dân chủ,nhân quyền Phan Khôi, viết năm 1930

    Tống nho dạy người ta phải thúc nhãn quả quá, nghĩa là phải bó mình cho ít lỗi chừng nào hay chừng nấy.

    Hạng quân tử ở nước ta mà tôi thấy hầu hết ở trong cái phạm vi của Tống nho. Giữ mình đừng đánh bạc, đừng uống rượu, đừng mang tiếng xấu, ấy là họ kể chắc mình làm quân tử rồi.

    Thế nhưng có phải họ giữ mình thật được như vậy đâu. Trong đám họ có nhiều người giả hình làm bộ đạo mạo. Sở dĩ giữ mình là chỉ sợ mang tiếng, nếu khi thấy không ai biết việc mình làm, chắc khỏi mang tiếng thì việc bậy gì chẳng làm. Ấy là hạng quân tử giả dối tiểu nhân đặc.

    - Điếc không sợ súng, nói liều làm ẩu

    Nhà dân chủ ,nhân quyền phê bình văn học Hoài Thanh viết năm 1936

    Không biết nói không biết, đó là nghĩa vụ thứ nhất của người muốn học muốn hiểu. Đằng này nhiều người ở ta lại làm như trong thế giới này cái gì cũng rõ ràng minh bạch, tựa hai lần hai là bốn. Ai không tin là thế họ liền phê cho hai chữ: thần bí, hai chữ ấy trong trí họ tức là ngu xuẩn điên rồ. Họ không ngờ rằng họ lại thần bí hơn ai hết. Có những vấn đề xưa nay bao người tài giỏi suốt đời nghiền ngẫm chưa tìm ra manh mối. Thế mà cái điều một ông Pasteur một ông Einstein không dám nói, ngày nay ở xứ ta những cậu học sinh vừa mới bước chân ra khỏi trường Sơ học(1), đã giảng giải được lên sách, lên báo, theo những phương pháp cuối cùng của khoa học.Thế giới còn chờ gì mà không khắc bia xây tượng để đền ơn họ.

    Nói chơi vậy thôi, chớ cái việc họ làm đó là một sự tủi nhục vô cùng cho nòi giống. Cả một đám thanh niên chưa có lấy cái học phổ thông cũng tấp tểnh chạy theo những lý thuyết cao thâm của siêu hình học. Có lần chúng tôi thấy một thiếu nữ trước đâu mới học đến lớp ba lớp tư gì đó đương hăng hái giảng giải về duy tâm và duy vật. Chúng tôi chân ngán không biết nên khóc hay nên cười. Thực là một cái họa!

    -Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác

    Nhà đấu tranh cho dân quyền Hoa Bằng,viết năm 1942

    Lắm kẻ, chỉ vì hám cái phù danh , đang tâm lê gót giày lên trên tình bạn hữu, hạ chân lý xuống tận bùn đen. Tưởng mình như thánh như thần, ngoài ra, nhất là những địch thủ, toàn là đàn chim chưa vờ bọng cả. Chưa đọc hết, có khi không thèm xem qua bài văn của người khác, họ đã dài mồm chê bai. Chưa mở lấy một trang sách, chưa rờ đến một tờ báo của bạn đồng nghiệp, họ đã yên trí là viết không thành câu, hạ ngay những lời mạt sát thậm tệ.
    Trong khi trò chuyện, chỉ hết sức khoe khoang về mình, còn những người khác dù đã lập được biết bao chiến công trên trận bút trường văn, cũng chỉ đáng một con số không, theo ý họ.

    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((
    tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chỉ 1 cái nhìn trìu mến,1 nụ cười ... 1 hớp nước trao ra cũng là tặng cuộc đời,ai nhận rồi cũng đã là nhận,nếu ko trao lại đã thành nợ nhau,huống chi nhận ,rồi còn tranh ăn tranh uống:((:((:((
    Hãy nghe bài này để hiểu thêm ít nhiều nha các bạn thân yêu của tôi!

    Nhân quả trả vay hay...
    Sợ nợ cũng là đạo đức 1+2 -TT Thích Chân Quang

    1)




    2)



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  10. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Xấu hổ quá anh Sim ơi, mà sao toàn HN không vậy ạ? X_XX_XX_XX_XX_X
    kokuma83, tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.

Chia sẻ trang này