Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

3743 người đang online, trong đó có 178 thành viên. 00:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66736 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.605
    Thanks bác đã tập trung rõ hơn cho câu hỏi.
    Về rủi ro, đương nhiên nó có rủi ro:
    1. Rủi ro thanh khoản, cái này là quan trọng nhất, rủi ro thanh khoản do chênh lệch giữa các thờ hạn khác nhau của tài sản, mà cụ thể là nguồn huy động tiền gửi ngắn hạn và cho vay dài hạn. Mức rủi ro này phụ thuộc vào thanh khoản và quản trị thanh khoản từng ngân hàng, thông thường Ngân hàng cổ phần nhỏ sẽ bị rủi ro cao hơn, đơn giản là các ông lớn vẫn còn bảo kê.
    2. Rủi ro tín dụng: khi cấp tín dụng dài hạn thì sẽ cao hơn ngắn hạn, chưa kể là mục đích khoản vay dài hạn nó có rủi ro lớn hơn.
    Tuy nhiên, anh NHNN cũng đã tính chuyện này rồi bác ạ, ko phải tự nhiên mà con số 30% lên 60% mà ko phải là 80% hay là 20%đâu!!!
    để xét tới rủi ro, chúng ta quay lại cái mục đích của chính sách tiền tệ này là gì? bài toán này thật ra NHNN muốn giải quyết cái gì?

    1. Đầu tiên là hướng dòng tiền vào bất động sản và các dự án bất động sản, dự án cơ cấu hạn tầng và giao thông, đương nhiên các dự án sản xuất kinh doanh cũng được lợi theo. Như vậy bác thấy đầu năm 2015 đến giờ Bất động sản đã tăng trở lại, KVTPHCM có nơi tăng 30%, các dự án đã khởi động lại.
    2. KHi dòng tiền hướng và rồi thì đương nhiên bài toán nợ xấu bất động sản dần được tháo gỡ, vì trong tổng nợ xấu, nợ xấu từ bất động sản hết hơn 80%!!! Dòng tiền vào BD(S: thì không làm tăng nợ xấu từ bất động sản, và giảm nợ xấu bất động sản.
    3. Kết hợp với việc VAMC mua bán nợ đưa chỉ tiêu nợ xấu về 3%: vậy thì phải giải quyết cái gốc rễ trước là phải giải quyết từ BĐS.
    4. Điều chỉnh được lãi suất cho vay, giảm được lãi suất đầu ra.!!!
    Còn việc nới rộng từ 30 lên 60% là gần như gấp đôi, thực tế cái hệ thống nGân hàng chúng ta hết 80%-90% là huy đông ngắn hạn vì cấu trúc nền tài chính chúng ta nó đặc thù và chưa có nguồn vốn dài hạn trong huy động Ngân hàng, đây là cái gốc, chúng ta chưa xây dựng được nguồn vốn dài hạn cho sản xuất, mà chỉ mới bắt đầu, thậm chí tôi nói là chưa triển khai.
    Cho nên, cái rủi ro này, nó nghiên nhiều về các anh cổ phần yếu kém hơn là các anh Lớn và các NHTM nhà nước. hầu như các NHTM nhà nước bây giờ 100% đều được bảo kê nguồn vốn đủ thanh khoản giải quyết bài toán này.
    Cho nên, rủi ro là có, nhưng hiện tại ko quá lo như vậy.
  2. phade

    phade Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2014
    Đã được thích:
    724
    Vấn đề là đến lúc nó xong rồi bác mới biết.
    Để cho dễ hiểu, thì bác cứ lấy ví dụ 2 mã cùng dòng. Rồi bác dự đoán mã nào dòng tiền sẽ giảm mạnh hơn "trong tương lai" đi. tức là sau 1 tháng nữa chẳng hạn.
    FBV, 1997, Songsanh1 người khác thích bài này.
  3. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075
    - Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nó mà có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và như vậy sẽ làm lung lay địa vị chính trị của những thế lực đứng sau nó.

    - Sau những thăng trầm của hệ thống ngân hàng trong vài thập kỷ qua, các nhóm lợi ích đều đã nhận thấy là muốn củng cố địa vị thì hệ thống ngân hàng phải lành mạnh, minh bạch. Do vậy, tương lại nhóm nào nắm quyền cũng đều phải chú ý đến vấn đề này, không dám và không thể làm bậy như trước đây.

    - Qua những động thái cải cách và bức tranh ngân hàng hiên nay có thể thấy rằng, hệ thống ngân hàng hiện nay đã bước qua giai đoạn suy thoái và lúc này là thời điểm tốt nhất để có thể bắt đầu đầu tư vào ngân hàng.

    - Đầu tư vào ngân hàng phải nhìn dài hạn, sử dụng vốn tự có (hoặc vay với lãi suất thấp), kiên nhẫn và lựa chọn ngân hàng đầu tư chuẩn sẽ có kết quả nở hoa trong vài năm tới.

    - Các ngân hàng OTC, đã được ngân hàng nhà nước cho phép tái cơ cấu, đã sát nhập thành công khả năng về 0 đồng là rất thấp hiện đang có giá thấp hơn ngân hàng trên sàn rất nhiều là cơ hội lớn, chỉ có điều mua vào là phải chấp nhận thanh khoản thấp.

    - MSB đang có giá 3.6; SCB giá 4.0; ABB giá 4.5.....
    1997, kts_hha, Songsanh4 người khác thích bài này.
  4. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Tư nhân cũng có một số doanh nghiệp xào nấu kinh lắm bác ơi bác ơi, nói thì nói mình vẫn tin tưởng vào nhà nước hơn.
    Vấn đề đúng như bác nói, muốn đầu tư thành công thì phải biết tại sao nó sẽ lên và khoảng bao giờ, lên đến khoảng bao nhiêu do các tác động của vĩ mô và lợi ích cũng như kỳ vọng của thị trường (bao gồm tất cả các thành phần tham gia TT) hiện tại.
    magyar, Songsanh, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.605
    Bác nói chuẩn đấy!!!
    --- Gộp bài viết, 17/09/2015, Bài cũ: 17/09/2015 ---
    Ngâ nhàng cổ phần tư nhân nó ko làm, chứ nó làm thì làm bậy hơn ông NHTMCP nhà nước 100 lần. Ặc ặc
    magyarSongsanh thích bài này.
  6. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Bác nói đúng, ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, họ có mạnh thì các thành phần khác mới mạnh được, một người thiếu máu thì tay chân cũng chẳng muốn hoạt động nữa là lại còn muốn luyện tập để có được thể hình như Lý Đức với Phạm Văn Mách.
    FBV, Songsanhmagyar thích bài này.
  7. Can_motcaiten

    Can_motcaiten Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2015
    Đã được thích:
    2.179
    Thực ra bây h nó đâu còn quan trọng nữa đâu bác,cái tên chỉ là thương hiệu trước kia vẫn còn,chứ bây giờ nó chạy theo lợi ích kinh tế hết,bọn nông nghiệp cũng cho vay thủy điện ầm ầm ra. Hiện giờ có CTG là nó vươn vòi mạnh nhất hầu như các huyện đều có chi nhánh hoặc phòng giao dịch chắc chỉ sau mỗi nông nghiệp về độ phủ,xét về con người, cấp cao thì e ko biết chứ thi tuyển nhân viên thì khá minh bạch chắc chắn là hơn hẳn VCB và BID.Thú thật nếu ko tính đến các yếu tố chính trị thì e nghĩ CTG tương lai sẽ là số 1 ở VN
    magyar, Songsanh, Vuthanhnguyen2 người khác thích bài này.
  8. giadinhcovua

    giadinhcovua Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    13/08/2015
    Đã được thích:
    0
    hay quá
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    336.605
    Chính xác đó bác. 5 mục tôi nói ở trên, bác nào ngâm cứu sẽ thấy
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Các bác chưa hiểu nhiều về hoạt động của ngành ngân hàng rồi!
    @FBV : NH tư nhân nó sẵn sàng làm bậy gấp 1000 lần chứ không phải 100 đâu, nhưng càng ngày cơ hội làm bậy của nó càng ít vì bị ks chặt chẽ. NHQD nó làm bậy ở tầm QG nên nguy hiểm cho cả nền k.tế
    Như các bác cũng cảm nhận được, hệ thống NH VN đúng là đã qua được thời điểm nguy hiểm nhất, tuy nhiên hệ luỵ của quá khứ vẫn còn nặng nề, tương lai chưa phải đã sáng sủa. Sau những cải tổ, sáp nhập, mua giá 0 đồng vừa qua, có thể nói việc kiểm soát hệ thống đã tốt lên rất nhiều. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn nhiều mặt, NHNN nhiều khi cũng phải chấp nhận mạo hiểm nhiều hơn để góp phần cải thiện nền k.tế. Việc nâng tỷ lệ trần cho vay trung, dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn từ 30% lên 60% là một dạng như thế. Các bác phải biết nguyên nhân dẫn tới nợ xấu của cả hệ thống NH thời gian trước là do đâu thì các bác mới hình dung được mức độ mạo hiểm của cái quyết định đó. Tôi cũng chưa lý giải được tại sao NHNN dám đưa ra sự thay đổi như thế, phải chăng họ không còn giải pháp khác? hay căn cứ vào một thực tế là tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống NH mấy năm vừa qua quá thấp? Những thông tin mới đây cho thấy tăng trưởng tín dụng tại nhiều NH đã lên tới trên 20% là một tín hiệu rất đáng ngại, nó có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn trước mắt cho các NH nhưng kèm với đó là rủi ro thanh khoản cực lớn.
    FBV, magyar, Songsanh1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này