Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

4559 người đang online, trong đó có 647 thành viên. 23:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65588 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075
    Các trao đổi của các bác đã mở mang đầu óc cho mình và nhiều người trên diễn đàn này. Với kiến thức sâu rộng nhưng phải có thêm một tấm lòng thì các bác mới mất công viết dài và tâm huyết như vậy. Rất là cám ơn các bác, thị trường cần những nhà đâu tư như các bác.

    Qua theo dõi, mình thấy rằng:

    1. Nhiều bác đồng tình ở chỗ, ngân hàng là cực kỳ quan trọng, là mạch máu của nền kinh tế. Tương lai, nhóm nào nắm quyền thì cũng đều phải chú ý đến vấn đề này, không dám và không thể làm bậy như trước đây nữa. Nếu có làm bậy cũng phải 10 năm nữa.

    2. Nhiều bác cho rằng, hệ thống ngân hàng hiện nay đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, và đây là thời điểm tốt nhất để có thể bắt đầu đầu tư vào ngân hàng.

    3. Vây, vấn đề cần quan tâm tiếp là chọn ngân hàng nào để đầu tư?. Quan điểm cá nhân của mình là các ngân hàng đã sát nhập thành công, bởi vì để được ngân hàng nhà nước cho phép thì: (i) Thế lực đằng sau đỡ đầu rất mạnh; (ii) Tương lai sẽ tốt do Đề án tái cấu trúc đã được rất nhiều bộ phận chuyên môn của NHNN thẩm định, đánh giá nên tính khả thi cao. Ngoài ra, mình thấy các ngân hàng sau sát nhập đều trở thành những ngân hàng xếp vào nhóm top cao về vốn chủ sở hữu, tài sản, điểm giao dịch và chắc chắn được ngân hàng nhà nước hỗ trợ thêm cái gì đó sau sát nhập. Mong các bác cho quan điểm của mình về việc chọn ngân hàng nào để đầu tư? và khi đầu tư ngân hàng cần có những điều kiện gì, lường trước những khó khăn gì,…Mình thiên về chọn SCB và MSB bới hiện giá quá thấp
    Vuthanhnguyen đã loan bài này
  2. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Sáng nay tranh thủ chốt lời nên bây giờ mới đọc kỹ bài của bác, rất hay!
    anhntls, anhmauhicVuthanhnguyen thích bài này.
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác nhìn nhận vấn đề thế này là sai to rồi. Nợ xấu NH đến QG còn lo sợ mà bác bảo không có vấn đề gì lớn là quá bậy. Ngay bây giờ tôi đang bận chút việc lát nữa tôi sẽ phân tích chi tiết các vấn đề bác trả lời sai ở đâu.
  4. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    328.221
    Thì họ lo sợ là phải, lo sợ để có cái mà lo sợ chứ, và như vậy mới thấy "mình là quan trọng"
    --- Gộp bài viết, 18/09/2015, Bài cũ: 18/09/2015 ---
    Tôi nói nợ xấu chả có gì ghê gớm đứng tr6en góc đọ đầu tư tại thời điểm bây giờ
    --- Gộp bài viết, 18/09/2015 ---
    Bác chốt lời con nào nhỉ? sao ko để tuần sau?
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi sẽ trả lời bác từng vấn đề 1 theo đánh số của bác:
    a/ Tại mục 4. của bác: khi NHA có nợ xấu, ví dụ 1000 tỷ, bán cho VAMC điều đó nói lên cái gì? đầu tiên ta phải hiểu NHA có thể cho vay ra 1000 tỷ để nó trở thành nợ xấu đó tức là NHA trước đó đã huy động của KH ít nhất 1000 tỷ nên mới có mà cho vay, khi khoản cho vay thành nợ xấu, kh không trả được nợ, tức là NHA đã bị thiếu hụt thanh khoản 1000 tỷ rồi (vì phải trả cho kh gửi tiền 1000 tỷ đã huy động). Bây giờ đem bán cho VAMC để thu về 600 tỷ trái phiếu, nếu đem đi cầm cố vay vốn tại NHNN thì thu được lượng tiền còn ít hơn 600 tỷ, như vậy nếu có lấy được tiền về NHA vẫn còn đang thiếu hụt thanh khoản hơn 400 tỷ nữa, chứ không phải có thể đem đống trái phiếu đó bỏ két, lúc nào thích mới dùng như bác nói. Do đó để bù đắp thanh khoản cho việc đem vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, NHA không thể trông chờ việc bán nợ xấu được.
    b/ Mục 1., 2. và 3. của bác: chúng ta biết rằng NHNN là đơn vị quản lý ra chính sách, chế tài còn các NH thành viên có nghĩa vụ thực hiện. Bác nói đúng là NHNN không bắt các NH cho vay trung dài hạn kịch trần 60%, mà tinh thần của chính sách là các NH phải tự cân đối cho phù hợp với đk và hoàn cảnh của mình rồi tự quyết định. Tuy nhiên thực tế chúng ta đều biết việc các NH chấp nhận rủi ro làm tối đa những gì được phép là chuyện thường ngày tại VN. Nếu không vì yếu kém không vì mạo hiểm chạy theo lợi nhuận trước mắt thì hệ thống NH VN đã không như bây giờ. Vì thực tế đó NHNN là người cầm cân không thể đặt niềm tin 1 chiều và dễ dãi như thế được.
    Bản thân NHNN cũng không phải luôn đúng, kinh nghiệm quá khứ nói rằng bản thân NHNN VN có thể có những quyết sách hết sức sai lầm, thiếu chút nữa đã làm sụp đổ cả hệ thống NH VN. Về việc này tôi sẽ viết riêng để các bác được rõ sau.
    c/ Bây giờ đến vấn đề nợ xấu, bác @FBV nói nó không phải quá tệ và không nên quá lo lắng, nhưng tôi nói rằng nợ xấu nếu ở mức dưới 1% thì có thể chấp nhận, nhưng càng cao thì càng nguy hiểm, dù nó thể hiện ở bất cứ dạng nào. Cái ví dụ bác @FBV nêu ra ở trên là trường hợp khả quan nhất của nợ xấu, tức là kh vay sử dụng vốn đúng mục đích, sp làm ra đảm bảo chất lượng, tuy nhiên vì lý do khách quan tạm thời chưa tiêu thụ được sp hay giá cả sụt giảm dẫn tới thua lỗ tạm thời. Đối với dạng nợ xấu kiểu này thì nói chung là sẽ có khả năng cao là thu hồi được vốn, hoặc sẽ bán được nợ xấu nếu chịu lỗ một tỷ lệ nào đó. Tuy nhiên thực tế nợ xấu còn biểu hiện ở nhiều dạng khác và rất nhiều trường hợp là dòng tiền cho vay ra đã mất thực sự không còn cơ hội để thu hồi về. Biểu hiện đặc trưng dễ thấy nhất đó là dạng nợ xấu ntn có bán rẻ thế nào cũng không có người mua. VAMC đến nay hầu như chưa bán lại được 1 khoản nợ xấu nào đã mua của các NH, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ xấu tại các NH. VD cho dạng nợ xấu này tôi có thể dẫn chứng như sau:
    - kh vay sử dụng sai mục đích, không dùng tiền vay để sxkd mà dùng chi tiêu cá nhân hay đánh bạc, cá độ bóng đá, ... rồi thua, tstc cũng dùng các biện pháp gian lận như một miếng đất thế chấp tại nhiều NH bằng giấy tờ giả, hay lập các hợp đồng mua bán hàng hoá giả mạo rồi dùng hồ sơ hàng hoá không có thế chấp tại nh, ...
    - kh vay đút lót cho cán bộ tín dụng, đánh giá khống tstc để vay được nhiều tiền hơn giá trị tstc. Một phần tiền vay ra trả vào túi riêng của cán bộ tín dụng, phần còn lại kd thua lỗ mất dần. Khi không còn khả năng trả nợ, kh sẽ chây ỳ mặc kệ NH bán tstc đi mà thu hồi nợ. Nhưng do tstc bị định giá quá cao nên NH không bao giờ thu hồi được đủ vốn cho vay chứ đừng nói tới lãi vay. Nhiều trường hợp tstc là dạng không thể bán được, vd nhà rách tại nông thôn, và vợ con khách hàng không còn chỗ ở nên chính quyền không ủng hộ việc bán nhà, ...
    Trong rất nhiều trường hợp, nợ xấu đồng nghĩa với thua lỗ thực sự của NH. Tuy nhiên chúng ta sẽ xét tiếp, nợ xấu có đáng lo hay không, tại sao NHNN cũng như các NH trên QT đặt ra mức 3% nợ xấu làm giới hạn cho phép các NH? Để thấy được hết mức độ nguy hiểm của nợ xấu, tôi xin nói đôi chút về nghiệp vụ cho vay của các NH:
    - Khi NH cho vay ra 1000 tỷ, như hiện nay với ls 10%/năm, ls huy động bình quân khoảng 5%/năm, như vậy bản chất NH sẽ có lãi do chênh lệch ls là 50 tỷ, chưa kể các chi phí duy trì hoạt động của NH.
    - Nếu 1000 tỷ cho vay ra trở thành nợ xấu không có khả năng thu hồi hoặc chưa biết đến bao giờ mới thu hồi được thì bên cạnh nỗi lo thanh khoản cho 1000 tỷ đã huy động, NH sẽ phải cho vay ra được 20.000 tỷ với điều kiện không gặp rủi ro gì thì mới bù đắp được 1000 tỷ đã mất. Chính vì cái thực tế này mà trong rất nhiều trường hợp xử lý nợ xấu, các NH sẵn sàng chấp nhận bỏ hoặc khoanh lãi vay để tạo đk cho kh trả lại đủ vốn đã vay ra.
    Thực tế việc cho vay để đạt được dư nợ 20.000 tỷ mà không gặp rủi ro là một việc không hề đơn giản như chúng ta nói đến ở đây, nó đòi hỏi nhiều y/c từ qui mô hoạt động của NH, đk khách hàng vay, cho tới các chi phí kèm theo. Rất nhiều nh khi nợ xấu đạt đến qui mô ngàn tỷ là đã rơi vào vòng xoáy khó khăn không thể cứu vãn, vì nó sẽ buộc nh phải vay nóng các nh khác với ls cao để bù đắp thanh khoản.
    Từ thực tế tôi pt ở trên, tự các bác sẽ rút ra kết luận xem nợ xấu có nguy hiểm hay không.
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    328.221
    Nợ xấu thì thật ra tôi nói nó ko đáng lo, cái đáng lo hiện nay nó là sỡ hữu chéo, cái nợ xấu như bác nói nó ko phải là ko có cơ sở, nhưng đo là mới cái bên ngoài, chưa phải bản chất. Mục tiêu người ta xử lý thật sự giai đoạn này ko phải là nợ xấu đu bác, tôi nhắc lại: chưa có nền kinh tế nào tr6en thế giới bị chết hay khủng hoảng vì nợ xấu!!!
    bản chất cần xử lý bây giờ là sở hữu chéo chứ ko phải là nợ xấu!!!! để tôi rãnh thì tôi mổ phẩu thuật cho bác thấy nha!!!
    bài phản biện của bác là đúng nhưng nó ko nói lên đuợc cái bản chất của nợ xấu!!!!
    XuanTocXanh, anhntls, Songsanh4 người khác thích bài này.
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Bác sai rồi, nợ xấu nếu chỉ diễn ra cục bộ thì chỉ là nỗi lo của 1 vài NH, nhưng nếu nó xảy ra trên diện rộng, đặc biệt ở tất cả các NH thì là mối nguy vô cùng lớn. Tại sao lại thế? Vì trong một thị trường lớn mạnh, nếu sự thiếu hụt thanh khoản ở một vài chỗ sẽ được bù đắp từ sự dư thừa ở nơi khác nhưng nếu tất cả các NH đều thiếu hụt thanh khoản thì lấy cái gì ra để bù? Khi đó các ngân hàng sẽ bước vào cuộc chạy đua lãi suất huy động để tránh rủi ro tiếp theo là sự sụt giảm huy động, NH nào cũng muốn cân bằng thanh khoản bằng cách lấy tiền huy động của kh sau trả cho những khoản huy động đến hạn. Nguồn tiền trên thị trường lúc đó không đủ bù đắp cho tất cả nên NH nào duy trì được huy động sẽ sống sót, NH nào sụt giảm huy động trước thì sẽ đổ vỡ trước. Thực tế này đã xảy ra tại VN giai đoạn 2009-2012 và là nguyên nhân chính đẩy lãi suất huy động lên mức 24-25%/năm. Khi NH huy động ls cao thì họ chỉ còn duy nhất một cách là cho vay với ls cao hơn để cân bằng hoạt động. Nhưng ls vay cao quá sẽ giết chết các dn, những người tạo ra gtgt thực sự cho xh, nên hậu quả tiếp theo là tê liệt cả nền kinh tế, tiền mất giá, lạm phát phi mã, người lao động mất công ăn việc làm, ... thực sự là thảm hoạ QG.
    Trong trường hợp ntn, NHNN sẽ buộc phải cung tiền ra tt để cứu các NH mất thanh khoản trước. Tuy nhiên vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế sẽ dẫn đến một lúc mà cả nền kinh tế sẽ không chịu đựng được nữa, nếu không có nguồn vốn vay từ ngoài đổ vào hay không có nguồn thu nào đó đủ đột biến để bù đắp thì QG sẽ phá sản. Ví dụ hiện hữu chúng ta có thể quan sát được là tại Zimbabue hay Venezuela.
    Cái sai thứ 2 trong nhận định của bác đó là bác đã bị ảnh hưởng tuyên truyền của media, đổ tất cả mọi tội lỗi của việc yếu kém của hệ thống NH VN là tại sở hữu chéo. Nếu nhìn về quá khứ không xa, chúng ta có thể thấy việc sở hữu chéo tại các NH ở VN là chuyện cố hữu, không phải đến giai đoạn 2009 nó mới có. VD Eximbank là con đẻ của VCB từ ngày mới thành lập. Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong hệ thống vốn dĩ nó có 2 mặt giống như mọi việc khác. Khi một NH mới được thành lập cái gì cũng thiếu, cái gì cũng yếu nên nếu được NH khác tham gia vốn và trên cơ sở đó hỗ trợ về mọi mặt để làm bệ phóng cho NH pt thì cái sở hữu chéo đó chỉ có đem lại điều tốt đẹp cho cả 2 và cho cả tt. Việc sở hữu chéo nó trở lên xấu và gây nguy hại nguyên nhân sâu xa là do các cá nhân suy thoái đạo đức, lợi dụng quyền lực kéo bè kết cánh lách luật làm những điều bất lợi cho cái chung để mưu lợi cá nhân hay lợi ích nhóm. Khi những bê bối của hệ thống NH lộ diện, có rất nhiều nguyên nhân và trách nhiệm của các quan chức ngành NH, để né tránh trách nhiệm cá nhân họ đã đem cái sở hữu chéo ra làm tội đồ trút hết mọi xấu xa cho nó để rũ bỏ trách nhiệm, chối bỏ sự yếu kém về chuyên môn của mình. Media cũng được dùng làm công cụ chỉ tập trung mổ xẻ theo cách nhìn tiêu cực mà không nói đúng vấn đề. Bản thân việc để sở hữu chéo xảy ra cũng là do NHNN mà ra vì họ là người quản lý, phê duyệt cuối cùng của hệ thống.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    328.221
    Bây giờ quay lại vấn đề bản chất nợ xấu!!!

    Tôi có hứa với các bác là sẽ làm 1 topic bàn về vấn đề gốc ngọn của nợ xấu và Ngân hàng chúng ta vì đâu nên nỗi mà nó bắt đầu từ 2003 tớ giờ, ty nhiên cũng vì hợi bận nên Ở Đây tôi chỉ nói cái gốc và cái bản chất của nợ xấu tại giai đoạn này.

    1. Tôi nói: Ngân hàng cho vay thì luôn luôn phải có nợ xấu!!! ( bad debt)!!! Đó là 1 quy luật của hoạt động ngân hàng, là 1 định luật bất biến, bởi kinh doanh tiền tệ thì phải có rủi ro. Trên thế giới, ko có Ngân hàng nào mà ko có nợ xấu. vấn đề là: tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu và bản chất của 1 khoản nợ xấu nó như thế nào!!! thông thường, theo tiêu chuẩn basel 2-3 thì nó nằm tầm 2-3% trở lại là ok, đó là lý do NHNN đưa nó về 3% trong tháng 9 năm nay!!!!
    2. Các bác có bao giờ đặt câu hỏi: ngày xưa NHTMCP chúng ta tuy hơi nhỏ, yếu kém hơn bây giờ nhiều? tình hình quả trị cái gì cũng không bằng bây giờ mà nợ xấu chưa quá 3%, còn bây giờ công nghệ, con người cái gì cũng hơn, lẽ ra phải quản lý tốt hơn chứ? vì không những công nghệ, con người tốt hơn mà ta còn học được kinh nghiệm của thế giới nữa? vậy đúng lý nó phải quản lý tốt hơn chứ làm sao lại để nợ xấu nó nhiều hơn? nghịch lý quá phải ko? tại sao nợ xấu ko là 1% như chúng ta kỳ vọng mà bây giờ nó nhiều vậy? số liệu công bố của NHNN tới 10-15%? thậm chí 1 Ngân hàng nào đó ( như Phương nam, sau thanh tra) công bố tới 50%? ặc ặc? vì đâu nên nỗi này? các cán bộ tín dụng Phương Nam hay ông lãnh đạo đó biến chất hết chắc? Xin thưa là ko, bằng chứng là có cán bộ cá nhân nào chịu trách nhiệm đâu? vậy ai gây ra cái hậu quả này? Nguyên tắt ai làm người đó chịu!!!
    Cho nên, cái nợ xấu bây giờ nó ko như ngày xưa.

    Các bác có biết, 1 quy trình tín dụng nó chặt chẽ cỡ nào ko? ( có 1 câu ngạn ngữ rằng: bạn muốn biết giá trị của đồng tiền ư? hãy đi vay 1 ít thì sẽ thấy). cán bộ TD hay lãnh đạo ko lẽ họ tha hóa hết à? 1 người? 2 người? 3 người? chứ ko lẽ cả cái hệ thống này nó như vậy?

    Tôi thì tôi thấy vẫn còn nhiều, rất nhiều và đa phần ácc cán bộ TD bây giờ trình độ giỏi, rất giỏi và tay nghề so với 1 người cho vay của 1 NH TM nào đó trên thế giới thì chỉ thua về mặt tiếng anh!!! Thế mà họ lại mù sao?

    1 khoản vay được khách hàng đề nghị, đến khi thẩm định, đề xuất, ra phán quyết cấp tín dụng tuy nó ko lâu, chứ cỡ 1 dự án 100 đến 1000 tỷ thì tôi nói không dưới 10 người tham gia, vậy họ dốt hết chắc? ( cho dù là học ĐH ở VN)

    Hơi dài dòng 1 chút để các bác thấy, cái bản chất nợ xấu nó quan trọng hơn "nợ xấu" và mức độ nghiêm trọng của khoản nợ xấu.

    tại sao chỉ có giai đoạn này nó mới ội lên?

    Thế thì quay lại, sau năm 2007, 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới và VN không ngoại lệ, NHNN bị buột phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặc, hút vào bao nhiêu tiền?
    mà 2007 là bản lề tham gia WTO, bao nhiêu kỳ vọng? VN mở cửa và hội nhập? thế nhưng khủng hoảng như 1 gáo nước lạnh dội vào mặt của các công ty, tập đoàn kinh tế VN, chủ yếu là các tập đoàn tư nhân, có tư nhân có kết hợp với nhà nước.
    KHi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tiền hút về, vậy lấy vốn lớn đâu ra cho các công ty, tập đàn tư nhân VN tham gia cuộc chơi lớn? và các công ty này nó như những con rồng khát vốn như khát nước vậy đó.
    Kết quả, họ tìm mọi cách để có vốn sản xuất, kinh doanh , mua bán. Nhưng vào 2008, cũng chỉ họ là những người có đủ tiền!!!
    Thế thì vay thì ko bao nhiêu, th3 tục ko đơn giản, có gia đạn lãi suất lên đến 21%/1 năm, thật kinh khủng đối với nhà kinh doanh.
    Thế cho nên, điều gì thì ácc bác biết rồi đấy, bài toán thâu tóm các Ngânhàng đặc ra!!!!
    vậy là các công ty, các ông trùm bắt đầu dùng chiêu, dùng tiền, dùng những cái gì có thể phù hợp pháp luật để nắm cho được 1 Ngân hàng nào đó, để làm gì? vậy thì các bác thừa hiểu.
    Bản chất bắt đầu từ đó, khi họ nắm 1 ngân hàng, họ thành các ông chủ NH, mà các bác biết, tao là thằng chủ, mày là lính, tao chủ ta nói lính nghe hay lãnh đạo nói lính nó nghe?
    Đương nhiên cái ông làm chủ, chỉ đạo, thì từ lãnh đạo làm thuê cho đến lính lác, nhân viên có anh nào mà chả phải theo? ( ko nghe cũng phải theo), nó nư 1 con sóng cuốn hết mọi quy trình thủ tục, quy định.

    Thế là: các khoản vay 100tỷ, 1000 tỷ ra đời vì sự đói khát vốn ấy, và người ta kỳ vọng mãi vào nền kinh tế nó phát triển để bù đắp, than ôi, làm sao bù kịp?

    Thế thì cái nợ xấu bây giờ nó không phải do Ngân hàng kinh doanh yếu kém gây ra, cũng ko phải do NH tệ, không phải cán bộ biến chất như người ta nghĩ, mà là 1 cuộc phiêu lưu của các ông chủ trong cái cơ chế mới này.

    Các bác thử nghĩ xem? 1 khoản vay không đủ điều kiện, tôi đó anh nào dám ký chứ đừng nói là biến chất. Pháp luật VN rất rất chặc nhé, chặc đến nỗi người ta thấy gạc thở vì cái thủ tục quy định đấy.

    Chia sẽ chút như vậy để các bác thấy, cái bản chất nó rất quan trọng.
    Hiện atị, cái người ta lo, ko phải là nợ xấu, nợ xấu thật ra nó ko có xấu, nó là 1 khoản vay, có tôi tình gì? có tài sản cơ mà, nhưng tài sản như thế nào mới là quan trọng.
    Tất cả các dự án 100 tỷ trở lên, nếu đánh giá ko khả thi, tôi đố anh nào ký? trừ khi có ông chủ bảo kê hay 1 ai đó bảo kê theo cái kiểu tranh tối tranh sáng?
    Vài dòng chia sẽ,
    và kết luận, nợ xấu ko là gì cả, nó cũng là 1 khoản nợ như bao khoản nợ khác.
    cái hiện tại là xử lý sỡ hữu chéo, mà bây giờ thì đã vào giai đoạn gần 80% rồi, thế các bác đợi nó 100% mâm bác dọn lên sẵn mới ăn thì còn gì phải bàn!!!!
    Cho nên, đầu tư giá trị vào NH giai đạn này là ok nhất, tốt nhất chưa từng thấy.
  9. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Ngoài lề một chút: Tôi vừa thấy có một khóa đào tạo 2 ngày của tác giả Rick Dad Poor Dad tại Hà Nội 14-15/11. Bác nào quan tâm thì search Masters of Wealth 2015 nhé.
    anhmauhicFBV thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    193.787
    Tôi hoàn toàn nghĩ như bác @Ga_moi : đối với NH cũng thế mà đv DN cũng thế , tuỳ mô hình KD , kỳ cụi làm ra 100đ Doanh thu rất khó , nhưng chỉ cần để sinh ra 2 đ nợ khó đòi là mất sạch kết quả. Cho nên quản trị công nợ luôn luôn là công việc vô cùng qtrong trong mọi mô hình kinh doanh.
    Tuy nhiên , những tồn tại mà bác Gamoi nêu , dù là có thật, chúng ta từng thấy nó xảy ra...thì vẫn không phải là phổ biến . Nó diễn ra với tần suất khá bé so với tổng số phát sinh. Trong hàng ngàn hợp đồng tín dụng mới phát sinh 1 trường hợp " có tính lừa đảo toàn diện " . Còn chuyện " xà xẻo" thì phổ biến hơn ...nhưng đã là xà xẻo thì chỉ là cắt xén những mảnh nhỏ...
    Thời gian vừa qua, có lẽ sự đóng băng của TT BĐS và các dự án không khả thi, rút ruột ...của những " đứa con cưng " của nhà nước, những tập đoàn , tổng Cty NN điều hành hoặc chiếm sở hữu lớn , còn nặng màu sắc " Cha Chung "... Là những cái nôi sinh ra nợ xấu .

Chia sẻ trang này