Ông Thống Đốc Thuý sắp về vườn còn phát biểu rung cây ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrKimRabbit, 19/01/2007.

3062 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 00:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1095 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. mrKimRabbit

    mrKimRabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Ông Thống Đốc Thuý sắp về vườn còn phát biểu rung cây ...

    Thống đốc Lê Đức Thúy: ''Giá cổ phiếu có yếu tố ảo'' Ngày 16/01/2007 Nguồn C.K Liên quan


    VN-Index sắp đạt kỷ lục 1.000 điểm, giá nhiều loại cổ phiếu tăng vùn vụt, dịch vụ cầm cố chứng khoán nở rộ. Trước những diễn biến đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy cho rằng ngân hàng nhất thiết không được huy động vốn để đầu tư chứng khoán.



    - Quan điểm của Thống đốc như thế nào về giá trị cổ phiếu với tư cách là một phương tiện để cầm cố?



    - Đây là một câu hỏi khó. Nếu nói không khéo có thể tác động theo chiều hướng bất lợi cho thị trường. Tôi đánh giá, giá cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam tăng lên về mặt chiều hướng là đúng vì không ít doanh nghiệp khi cổ phần hóa, mệnh giá cổ phiếu của nó được định trên giá trị tài sản rất thấp theo cơ chế tập trung quan liêu cũ, trên giá trị sổ sách. Một ngôi nhà đã khấu hao gần hết nhưng khi bán thì chỉ riêng mảnh đất cũng đã gấp mấy lần giá trị của nó rồi, giá thị trường của nó lên là một xu hướng đúng. Bên cạnh đó là một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, hứa hẹn những triển vọng tương lai nên thị trường chấp nhận với mức giá cao.



    Tuy nhiên, nếu cá nhân tôi khi định đầu tư vào thị trường này thì cũng nhận thấy có những yếu tố không phản ánh đúng thực với giá trị của nó, những yếu tố ảo. Một mặt là do những thông tin minh bạch về các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không phải đã được đảm bảo, kiểm chứng khách quan. Đến những thị trường chứng khoán lâu năm như New York (Mỹ) mà vẫn có những tập đoàn gian lận về sổ sách tài chính để báo cáo sai sự thật. Ở đây tôi không nói là tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng để nói rằng hoàn toàn tin cậy vào tính minh bạch, chính xác là khó, mà hệ thống giám sát, kiểm tra của chúng ta thì chưa đủ mạnh.



    Thứ hai, là từ tâm lý đầu tư theo phong trào. Tôi thấy có nhiều người nội trợ cũng đi mua chứng khoán, giống như mua đất trước đây; nghĩ rằng nó sẽ lên giá nữa nên sẵn sàng thế chấp nhà cửa vay tiền ngân hàng để đầu tư. Chính những người ấy một mặt góp phần đẩy giá chứng khoán lên nhưng cũng có thể họ là những người góp phần làm cho giá chứng khoán sụt giảm ngoài mức đáng có của nó.



    - Thống đốc có thể cho biết tình hình cho vay cầm cố chứng khoán của các ngân hàng thương mại hiện nay?



    - Thứ nhất, cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay thông qua cầm cố cổ phiếu là một hoạt động được phép làm theo thông lệ quốc tế. Cho vay để đầu tư chứng khoán có mức độ rủi ro cao hơn vì thị trường chứng khoán biến động khó lường, nhiều khi chỉ một tin đồn thôi cũng có thể làm nó đảo chiều.



    Đó là chưa kể là nếu có một quyết định chính sách không thận trọng cũng có thể ảnh hưởng. Ví dụ như quyết định gần đây của Ngân hàng Trung ương Thái Lan khi yêu cầu đầu tư nước ngoài gián tiếp vào Thái Lan phải găm lại 30% vốn đã lập tức làm cho thị trường chứng khoán nước này sụt giảm 15% chỉ trong một ngày.



    Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chúng tôi đã phân tích kỹ thực trạng cho vay này đến đâu. Con số mà chúng tôi nắm được là khoảng 2% tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế. Đó là mức mà nếu có ảnh hưởng gì cũng không gây hệ quả lớn. Tuy vậy, chúng tôi đã có văn bản nhắc nhở các tổ chức tín dụng thận trọng trong hoạt động cho vay này. Thứ nhất là không được phép dùng tiền huy động để cho chính công ty chứng khoán của ngân hàng mình đem đi đầu tư chứng khoán. Kênh này là kênh rủi ro và không được phép làm. Ví dụ ngân hàng A lập ra một công ty chứng khoán của mình rồi lại lấy tiền huy động của chính mình về đưa cho công ty chứng khoán đi đầu tư thì đó là rủi ro lớn, vì nó không tách bạch giữa mức độ an toàn vốn của công ty chứng khoán với lượng vốn đưa sang đầu tư.



    Còn việc cầm cố cổ phiếu thì đó là quyền của các tổ chức tín dụng, vì cổ phiếu cũng là một tài sản, nó có giá trị thật chứ không phải là một thứ bong bóng. Tổ chức tín dụng có quyền đánh giá tài sản ấy khi quyết định nhận cầm cố cho vay. Có thể người ta vay để đầu tư chứng khoán, cũng có thể vay để làm việc khác. Nhưng khi cho vay cầm cố cổ phiếu thì phải có sự đánh giá thận trọng giá trị cổ phiếu đó. Các tổ chức tín dụng, chúng tôi không chỉ đạo, đều cho vay thấp hơn nhiều so với thị giá của cổ phiếu.



    - Vì sao ngân hàng không được cho vay công ty chứng khoán trực thuộc nhưng lại được cho vay đối với những công ty chứng khoán khác?



    - Ngân hàng có thể làm một tập đoàn kinh doanh đa năng. Nhưng tính chất nhạy cảm của hoạt động đòi hỏi kinh doanh cái gì thì phải giới hạn bởi các hệ số an toàn của bản thân nó. Ngân hàng có thể lập ra một công ty dịch vụ, chưa nói đến là công ty chứng khoán, nhưng không thể giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp đó bằng cách lấy vốn của ngân hàng đi huy động.



    Vì sao như vậy? Khi thành lập doanh nghiệp thì phải có vốn điều lệ, vốn đó được khấu trừ vào vốn điều lệ của ngân hàng. Ví dụ ngân hàng có 1.000 tỷ vốn, thành lập một lĩnh vực kinh doanh mới phải bỏ sang đó 100 tỷ thì vốn để tính hệ số an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ còn 900 tỷ. Còn hoạt động cho vay với tổ chức khác, mức độ an toàn của nó được gắn với 100 tỷ vốn đã được chuyển sang. Nếu anh biến nó thành một kênh không có giới hạn, huy động vốn từ ngân hàng rồi chuyển sang cho công ty chứng khoán để đầu tư thì anh đã phá vỡ nguyên tắc hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.



    Trước đây, những ngân hàng như Việt Hoa, Châu Á - Thái Bình Dương, Nam Đô? đổ vỡ là vì sao? Nhà kinh doanh đi vay ngân hàng khó, lãi suất lại cao, tài sản thế chấp không có trong khi lại có nhu cầu đầu tư vào bất động sản nên nghĩ ra cách thành lập một ngân hàng, huy động được vốn bao nhiêu thì đưa về đầu tư cho chính các dự án của họ là bất động sản, đầu tư vào doanh nghiệp? Đến lúc thị trường bất động sản biến động xấu, bán không được thì ngân hàng mất khả năng thanh toán.


    Ông vừa dính vụ nhà công biến nhà riêng còn ầm ĩ, phát biểu mà thị trường có thế nào thì sợ về quê cũng chả yên,
  2. B_Lee

    B_Lee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm cá nhân tôi ko ủng hộ bình luận của chủ topic vì 2 lý do
    1. Việc nhà công thì Ô thuý là người đàng hoàng nhất trong số hàng ngàn quan chức chiếm dụng nhà công, chưa kể nhà của Ô còn được thủ tướng đồng ý.......... nếu chủ topic biết được rõ vấn đề thì hãy đưa ra ý này. Chán
    2. Việc cho vay Cty CK đối với ngân hàng mẹ theo cảnh báo của SBV là đúng, tôi ko biết chủ topic có biết mô hình quản trị của tập đoàn tài chính ngân hàng... của các NHVN ko????? Tất cả vốn điều lệ của NHTM bao gồm vốn của các cty thành viên nên vốn thật hoạt động ngân hàng thấp hơn so với số trên đăng ký đấy.
    Việc quản lý nhà nước cảnh bảo là nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng cho lành mạnh chứ ko nhằm mục đích gì khác, ko ai có ý định tranh miếng cơm, manh áo của nhà đầu tư.
    Xét ở góc độ vĩ mô theo quan điểm cá nhân LEE tôi thì trong nrền kinh tế hội nhập như VN thì SBV mong muốn là tín dụng ngân hàng nên dành cho việc đầu tư vào phát triển kiinh tế, cụ thể là cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân để đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
    ........
  3. traitimvn79

    traitimvn79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Đã được thích:
    1
    Xét ở góc độ vĩ mô theo quan điểm cá nhân LEE tôi thì trong nrền kinh tế hội nhập như VN thì SBV mong muốn là tín dụng ngân hàng nên dành cho việc đầu tư vào phát triển kiinh tế, cụ thể là cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân để đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
    __________________________________________________
    Tôi đồng ý quan điểm với bác.
  4. mrKimRabbit

    mrKimRabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm cá nhân tôi ko ủng hộ bình luận của chủ topic vì 2 lý do
    1. Việc nhà công thì Ô thuý là người đàng hoàng nhất trong số hàng ngàn quan chức chiếm dụng nhà công, chưa kể nhà của Ô còn được thủ tướng đồng ý.......... nếu chủ topic biết được rõ vấn đề thì hãy đưa ra ý này. Chán2. Việc cho vay Cty CK đối với ngân hàng mẹ theo cảnh báo của SBV là đúng, tôi ko biết chủ topic có biết mô hình quản trị của tập đoàn tài chính ngân hàng... của các NHVN ko????? Tất cả vốn điều lệ của NHTM bao gồm vốn của các cty thành viên nên vốn thật hoạt động ngân hàng thấp hơn so với số trên đăng ký đấy.
    Việc quản lý nhà nước cảnh bảo là nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng cho lành mạnh chứ ko nhằm mục đích gì khác, ko ai có ý định tranh miếng cơm, manh áo của nhà đầu tư.
    Xét ở góc độ vĩ mô theo quan điểm cá nhân LEE tôi thì trong nrền kinh tế hội nhập như VN thì SBV mong muốn là tín dụng ngân hàng nên dành cho việc đầu tư vào phát triển kiinh tế, cụ thể là cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân để đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.
    ........



    [/quote]

    - Tôi không định tranh luận, nhg có vẻ bạn là ủng hộ viên của Ông Thúy. Đã ăn bẩn của dân dù 1 đồng là chả ra gì rồi, còn thủ tướng nhiệm kỳ trước là ai, như thế nào chắc nhiều người rõ, ng ta đánh giá bộ dàn 2 nhiệm kỳ vừa rồi doạt kỷ lục tham nhũng thế nào O ... vì to quá ko ai dám thôi. Ko biết bạn chán ai, tôi hay cái bậu sậu tôi vừa nói.?
    - Do vậy uy tín của ông đã ảnh hưởng, tuy phát biểu đúng chức trách, chức năng ... nhg ở góc độ khác ng ta ko nghĩ thế, NH không thấy thế... Sao ông không dùng người phát ngôn... Ý tôi là vậy, ko nên ra mặt lúc nước sôi và bản thân mình cũng vừa bị tạt một ca nước sôi. Thế thôi
  5. nomoney_notalk

    nomoney_notalk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Đã được thích:
    0

    tôi ủng hộ bạn về quan điểm.xong...ko nên bàn luận về vấn đề này ở đây kẻo ảnh hưởng đến ttvnol.
    mong mọi người ko bàn luận thêm

    thân !

Chia sẻ trang này