Phân hóa tập 5.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mechungkhoan11, 10/08/2015.

7104 người đang online, trong đó có 1218 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 116621 lượt đọc và 1706 bài trả lời
  1. wildboar

    wildboar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    9.917
    Ra đường sợ nhất xe ben
    Về nhà sợ nhất chồng khen vợ tài
    Chứng trường cứ tèo vầy hoài
    Mỗi ngày bị cắt vài lai đều đều
    Về nhà mà hổng dám kêu
    Đành đánh chống lảng nói liều lãi to
    Hôm nay trường chứng bão to
    Vợ vẫn reo hò vẫn lãi nhiều nghen
    Chồng mở tài khoản ra xem
    Lõm năm chục củ vẫn khen vợ tài
    Đúng là lời khen khôi hài
    Thôi đành từ giã chứng vài tuần thôi.
  2. chenchen

    chenchen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    2.459
    Sao ji em cg biết vậy? Em co biết đội nào lái kg để a bán Nhà Múc :p
    mechungkhoan11Mechungkhoan16 thích bài này.
  3. Guardians

    Guardians Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    10.044
    Tuần sau mà thánh mở píc là chén thánh thất :))))
    Pooh_LeiMechungkhoan16 thích bài này.
  4. vietmoney

    vietmoney Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    2.870
    mechungkhoan11, Pooh_LeiPhuongtim66 thích bài này.
  5. vietmoney

    vietmoney Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    2.870
    CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
    Cam Kết Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Bảo Hiểm
    27/01/2010
    Việt Nam có cam kết trong những phân ngành nào của dịch vụ bảo hiểm?
    Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các phân ngành dịch vụ bảo hiểm sau

    • Bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế);
    • Bảo hiểm phi nhân thọ;
    • Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;
    • Trung gian bảo hiểm (môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm);
    • Các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường).
    Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có thể thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam theo những hình thức nào?
    Theo cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài được quyền hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức:

    1. Văn phòng đại diện (tuy nhiên các văn phòng đại diện không được phép kinh doanh sinh lời trực tiếp);
    2. Liên doanh với đối tác Việt Nam;
    3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (với những hạn chế về loại dịch vụ được phép cung cấp theo lộ trình);
    4. Chi nhánh (với điều kiện mở sau 11/1/2012 và chi nhánh chỉ cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ).
    Hộp 1 – Hạn chế về loại dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được phép cung cấp
    Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm:
    - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
    - Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
    - Bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường.
    Cũng theo cam kết thì tất cả các hạn chế này phải được bãi bỏ từ ngày 1/1/2008.

    Tỷ lệ góp vốn tối đa dưới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là bao nhiêu?
    Trong phần cam kết chung về dịch vụ (còn gọi là cam kết nền), Việt Nam cam kết sau 1 năm kể từ ngày gia nhập, tức là từ 11/1/2008, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tại các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phù hợp với mức mà họ được phép nắm giữ trong trường hợp đầu tư trực tiếp.

    Trong khi đó, Việt Nam đã cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập, do đó tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng sẽ là 100%.

    Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam có được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (không có hiện diện thương mại tại Việt Nam) không?
    Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có hiện diện thương mại (văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh, doanh nghiệp con) tại Việt Nam được quyền cung cấp các dịch vụ bảo hiểm sau cho khách hàng tại Việt Nam:

    1. Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam;
    2. Dịch vụ tái bảo hiểm;
    3. Dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế (vận tải biển, vận tải hàng không quốc tế; hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế);
    4. Dịch vụ môi giới bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm;
    5. Các dịch vụ môi giới, tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro, giải quyết bồi thường.
    Như vậy, trừ trường hợp (i), tất cả các trường hợp còn lại đều không có hạn chế về đối tượng khách hàng mua dịch vụ bảo hiểm (tức là cả tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trong những trường hợp đã nêu đều có thể mua các dịch vụ này từ các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam.

    Hộp 2 – Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất nhập khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa của doanh nghiệp bảo hiểm nào?
    Theo cam kết, Việt Nam không hạn chế loại doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo đường biển đi hoặc đến Việt Nam. Vì vậy, chủ hàng Việt Nam có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hay các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (dù họ không có hiện diện tại Việt Nam).
    Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hoạt động, học tập, lao động có được quyền mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không?
    Việt Nam cam kết không có hạn chế gì đối với việc tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (phương thức 2) trong lĩnh vực bảo hiểm. Vì vậy, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hoạt động, học tập, lao động, hoạt động kinh doanh có quyền mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

    Việc tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm FDI hay chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có bị hạn chế gì không?
    Theo cam kết, Việt Nam không được đưa ra hạn chế nào đối với hoạt động tái bảo hiểm (kể cả tái bảo hiểm ra nước ngoài) của các hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam (chi nhánh, liên doanh, công ty con).

    Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hay chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không bắt buộc phải tái bảo hiểm với bất kỳ một doanh nghiệp cụ thể nào của Việt Nam mà có thể trực tiếp tái bảo hiểm toàn bộ với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

    Ngoài các hạn chế đối với dịch vụ bảo hiểm như đã liệt kê trong biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế khác không?
    Ngoài các hạn chế liệt kê trong Biểu cam kết (như đã trình bày ở các câu trên), Việt Nam hoàn toàn có quyền áp dụng các điều kiện kỹ thuật khác để đảm bảo năng lực của nhà cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Đặc biệt đối với các dịch vụ tài chính thì các Thành viên WTO còn được áp dụng các điều kiện thận trọng khác để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính.
    Phuongtim66Canada01 thích bài này.
  6. vietmoney

    vietmoney Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    2.870
    có gì mà mình chưa biết về BMI nhie
    --- Gộp bài viết, 22/08/2015, Bài cũ: 22/08/2015 ---
    Tây điên ăn vã
    Phuongtim66Pooh_Lei thích bài này.
  7. trunghoang2013

    trunghoang2013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2013
    Đã được thích:
    2.937
    Lời em nói chắc thành hiện thực rồi...:(

Chia sẻ trang này