Phiên chiều bùng ............ BÙNG...GGG... NỔ...ỔỔỔỔ ////////

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhquan2004, 06/03/2015.

8303 người đang online, trong đó có 1314 thành viên. 15:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2556 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    Đã có cơ hội giảm lãi suất
    HÀ THÀNH

    10:44 06/03/2015

    Trao đổi với báo chí, chuyên gia ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhận định, cơ hội giảm lãi suất huy động đang rõ ràng hơn. Cuối quý I hoặc trong quý II/2015 lãi suất huy động có thể điều chỉnh giảm nhẹ thay vì cuối năm.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Cơ sở nào để ông đưa ra dự báo trên?

    Theo tôi, có ít nhất hai cơ sở để NHNN có thể cân nhắc điều chỉnh giảm lãi suất huy động 0,5% đến tối đa 1%/năm. Đó là kỳ vọng lạm phát đến cuối năm dự báo xoay quanh mức 4%. Kể cả các kịch bản giá dầu đưa ra có thể tăng trở lại lên cao nhất 60-70 USD/thùng thì cũng không tác động đột biến tới mức lạm phát kỳ vọng của Việt Nam.

    Để giảm lãi suất cho vay thì buộc phải giảm lãi suất đầu vào thì đầu ra mới giảm được. Thực tế một số NH cũng đã và đang giảm lãi suất huy động.

    [​IMG]
    TS. Cấn Văn Lực
    Ông có lo ngại dòng vốn chảy vào NH sẽ suy giảm trong khi năm nay ngành NH đề ra mục tiêu tăng cung tín dụng?
    Tất nhiên cũng có khả năng này xảy ra nếu lãi suất huy động giảm, nhưng tôi nghĩ là không nhiều. Vì rõ ràng với mức điều chỉnh 0,5% thậm chí là 1%/năm cũng không phải giảm quá nhiều.

    Mặt khác, xét trong bối cảnh những kênh đầu tư thay thế khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, USD thì khả năng thay thế của các kênh này chưa phải là mạnh mẽ và khó có thể bùng phát như thời kỳ 2006 – 2007.

    Trong khi nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên, người dân vẫn được hưởng lãi suất tối thiểu là 5%/năm.

    So với kỳ vọng lợi nhuận của người gửi tiền, tôi nghĩ mức lãi suất trên vẫn có thể chấp nhận được.

    Năm 2015 có một lượng TPCP lớn được phát hành ra thị trường và để thành công lãi suất phải đủ hấp dẫn. Điều này lại tạo sức ép lên lãi suất huy động NH?

    Đúng vậy. Đây cũng là một nhân tố tác động đến mặt bằng lãi suất huy động của NH. Vì vậy, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải chặt chẽ, tốt hơn, đảm bảo không vênh nhau.

    Giả dụ, trong giai đoạn NHNN đang cố gắng giảm lãi suất đầu ra, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát ở mức thấp thì NH có thể tranh thủ giảm lãi suất đầu vào. Như vậy, về phía tài khóa không thể tăng lãi suất TPCP cao vọt lên được để thu hút nguồn vốn vào kênh này. Nếu hai chính sách không phối hợp tốt với nhau thì còn gây thiệt hại cho Nhà nước.

    Theo ông, mặt bằng lãi suất thấp có tác động nhiều đến tăng trưởng tín dụng?

    Chắc chắn đó là một tiêu chí không thể thiếu khi DN quyết định vay vốn. Nhưng, tôi cho rằng, còn nhiều yếu tố quan trọng hơn khuyến khích các DN vay vốn như giảm thủ tục hành chính liên quan đến tài sản đảm bảo… Tôi nghĩ với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN điều chỉnh tăng lên so với năm 2014 là phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô kỳ vọng sáng sủa hơn, chưa kể những gói tín dụng đang đi vào cuộc sống mạnh mẽ hơn…

    Ngay trong những tháng đầu năm đã có những tín hiệu khả quan cho cả năm 2015, khi tín dụng tăng trưởng dương sau nhiều năm chủ yếu tăng trưởng âm.

    Theo tôi, có hai nguyên nhân chính tác động đến tăng trưởng tín dụng trong hai tháng đầu năm 2015. Đó là, nếu như những năm trước các NH thường đẩy mạnh ký hợp đồng vào dịp cuối năm để lấy doanh số chứ thực tế chưa giải ngân, thì năm nay yếu tố “kỹ thuật” này giảm đi và tín dụng tăng thực theo nhu cầu.

    Thứ hai, năm 2014 là năm nhuận nên Tết Âm lịch khá “già”, lấn thêm khoảng 1,5 tháng, bên cạnh cầu tín dụng của DN cao hơn so với năm trước thì cũng có nhiều DN tranh thủ chốt giao dịch hợp đồng tín dụng trước kỳ nghỉ Tết. Vì thông thường, tháng Giêng là tháng ăn chơi nên nhu cầu sử dụng vốn của DN thấp, chủ yếu nghỉ ngơi chứ chưa bắt nhịp công việc ngay.

    Dù sau 2 tháng đầu tiên chưa nói lên nhiều xu hướng của cả năm, nhưng tín dụng tăng trưởng nhanh hơn báo hiệu một năm làm ăn thuận lợi hơn đối với DN, NH và cả nền kinh tế.

    Xin cảm ơn ông!

    Theo Thời báo Ngân hàng
    ECB công bố kế hoạch thực hiện QE, chính thức mua trái phiếu vào tuần tới
    ECB nâng dự báo tăng trưởng GDP Eurozone, ước tính lạm phát 2015 ở mức 0%

    Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ khởi động chương trình mua 60 tỷ EUR (tương đương 66.3 tỷ USD) trái phiếu/tháng cho đến tháng 9/2016 vào ngày thứ Hai (09/03), Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết tại cuộc họp chính sách ngày thứ Năm sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.05%.
    Bên cạnh đó, ECB cũng nâng dự báo tăng trưởng Eurozone sau các thông tin kinh tế tốt hơn từ khu vực này, đồng thời cắt giảm dự báo lạm phát 2015.

    * ECB chính thức tung gói QE "khủng" hơn dự báo

    * Lý thuyết và lịch sử các gói QE của NHTW thế giới

    http://image.*********.vn/2015/03/06/qe-ecb_1011997.jpg

    Công bố kế hoạch thực hiện QE chi tiết

    Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp chính sách tiền tệ tổ chức tại Cộng hòa Síp, Chủ tịch ECB Draghi cho biết: “Vào ngày 09/03, chúng tôi sẽ bắt đầu mua vào các chứng khoán của lĩnh vực công bằng đồng EUR trên thị trường thứ cấp. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục mua vào các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản và trái phiếu bảo lãnh đã được bắt đầu trong năm ngoái”.

    Trong thông báo đi kèm với tuyên bố của Chủ tịch Mario Draghi, ECB cho biết sẽ mua trái phiếu Chính phủ với thời gian đáo hạn còn lại tối thiểu là 2 năm và tối đa là chưa tới 31 năm.

    Theo đó, ngân hàng này đã công bố danh sách các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Eurozone và có chứng khoán đủ điều kiện cho chương trình mua tài sản trên trang web của mình, bao gồm Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Quỹ Bình ổn châu Âu (ESM), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư Nordic.

    ECB cho biết danh sách ban đầu này có thể được chỉnh sửa sau khi Hội đồng Điều hành nhóm họp vào ngày 15/04/2015 trên cơ sở xem xét lại chính sách tiền tệ và phản ánh các vấn đề về quản lý rủi ro.

    ECB không mua trái phiếu Hy Lạp vì nhiều lý do

    Chủ tịch Mario Draghi cũng nhấn mạnh rằng khoản vay cung cấp cho các ngân hàng của Hy Lạp đã gia tăng với quy mô của chương trình hỗ trợ cho vay khẩn cấp (ELA) đã tăng thêm 500 triệu EUR trong ngày thứ Năm.

    Ông nói: “Khoản vay cung cấp cho Hy Lạp đến hôm nay đã chiếm 68% GDP của nước này, mức cao nhất trong Eurozone. Với tình trạng như vậy, một người có thể cho rằng ECB là ngân hàng trung ương của Hy Lạp”.

    Ông cho biết thêm: “Điều cuối cùng là một người có thể nói là ECB không hỗ trợ Hy Lạp”.

    Theo Chủ tịch Draghi, ECB không thể mua trái phiếu Hy Lạp theo chương trình QE mới “vì nhiều lý do”.

    ECB chỉ có thể mua vào các trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm ở cấp độ đầu tư nhưng Chủ tịch ECB cho rằng ngân hàng sẵn sàng khôi phục vị thế cho số trái phiếu bị khước từ của Hy Lạp với điều kiện quá trình xem xét quốc gia này kết thúc thành công.

    Điều chỉnh ước tính tăng trưởng và lạm phát Eurozone

    Sau loạt số liệu kinh tế đầy khích lệ gần đây, bao gồm tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh đang tăng tốc, ECB nâng ước tính tăng trưởng năm 2015 lên 1.5%, cao hơn so mức ước tính 1% trong tháng 12/2014. Ngân hàng này kỳ vọng GDP sẽ mở rộng 1.9% trong năm 2016 và 2.1% trong năm 2017.

    Ngoài ra, ECB cũng điều chỉnh dự báo lạm phát năm nay xuống 0%, thấp hơn so mức dự báo trước đó là 0.7%, nhưng lại nâng dự báo 2016 từ 1.3% lên 1.5%. ECB đưa ra động thái này sau khitỷ lệ lạm phát hàng năm tại Eurozone mang giá trị âm trong tháng 12/2014 với mức giảm 0.2%.

    Được biết, sau cuộc họp vào tháng 1 vừa qua với tuyên bố về chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô 1.1 ngàn tỷ EUR, ECB sẽ nhóm họp định kỳ 6 tuần một lần.

    Phước Phạm (Theo CNBC)
    The Killer, sharepredictionCATBUI531 thích bài này.
  2. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    10:32 Thứ sáu, 06/03/2015
    Đại sứ Mỹ: Hiệp định TPP là một ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama

    (NDH) Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội to lớn đối với Việt Nam và Hiệp định này là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barrack Obama.


    Đó là nhận định của Đại sứ Mỹ Ted Osius trong bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ trước 500 sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội sáng ngày 6/3/2015.

    Đại sứ Ted Osius cho biết kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam hiện đã đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng gấp 7 lần trong 20 năm qua.

    [​IMG]

    Nói về TPP, ông đánh giá Hiệp định này là một bước tiến tiếp theo trong quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì khi được hoàn tất, các thành viên của TPP sẽ chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu.

    “Hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam khi nó mở ra những xa lộ thương mại mới vì các rào cản bị dỡ bỏ,” ông Ted nói.

    Ngoài lĩnh lực thương mại, ngài Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách và hội nhập kinh tế. Ông cho biết Dự án quản trị nhà nước nhằm Tăng cường toàn diện của USAID giúp Việt Nam thực hiện chương trình cải cách kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, triển vọng thương mại khu vực, và quan trọng nhất là nhân dân Việt Nam.

    Nói về hợp tác khoa học và công nghệ, ông Ted cho biết việc ký Hiệp định 123 về năng lượng hạt nhân dân sự là một thành tựu đỉnh cao trong hợp tác giữa 2 nước. Hiệp định này sẽ tạo tiền đề để Việt Nam mở rộng các nguồn năng lượng của mình và hợp tác về hạt nhân chặt chẽ hơn trong các thập kỷ tới.

    Trung Nghĩa - Người Đồng Hành

    [​IMG]
    The Killer thích bài này.
  3. doi_saigon

    doi_saigon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2012
    Đã được thích:
    737
    Bùng nổ thôi
    khovingheodoi thích bài này.
  4. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    Thứ 6, 06/03/2015, 11:04
    “Quan hệ Việt - Mỹ sẽ còn phát triển mạnh hơn trong thời gian tới”



    Đây là khẳng định của ông Phạm Quang Vinh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi.
    Thưa Đại sứ, tháng 7/2013, Việt - Mỹ đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, vậy sau hơn 1 năm, quan hệ song phương Việt - Mỹ đã có bước phát triển như thế nào?

    Đại sứ Phạm Quang Vinh: Quan hệ Việt - Mỹ đã có những bước phát triển quan trọng sau 20 năm hai nước có quan hệ với nhau. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã cùng phía Mỹ thúc đẩy hợp tác trên cả 11 lĩnh vực ưu tiên. Chúng ta có thể thấy quan hệ phát triển trên cả kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh quốc phòng. Hai bên đã ký hợp tác về hạt nhân dân sự.

    Sau quá trình vận động, Mỹ đã xoá bỏ một phần lệnh cấm vận về vũ khí đối với Việt Nam và chúng ta đang trao đổi với Mỹ làm sao gỡ bỏ hoàn toàn. Cùng với quan hệ song phương, quan hệ đa phương ở các diễn đàn quốc tế và khu vực cũng được đẩy lên rất mạnh.

    Đồng thời, trong quan hệ song phương vẫn còn có những rậm rạp, khó khăn nhưng thông điệp lớn nhất trong một năm qua thực hiện quan hệ đối tác chiến lược là hai bên có lợi ích song trùng, hai bên hợp tác với nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì lợi ích của khu vực, trong đó Mỹ có cam kết là tôn trọng chế độ chính trị và độc lập chủ quyền của Việt Nam. Tôi cho rằng đó là cơ sở quan trọng để hai nước phát triển quan hệ trong thập kỷ tới.

    Thưa Đại sứ, một trong những thắng lợi của ngoại giao trong 2014 là góp phần đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, đặc biệt là chủ quyền của ta ở Biển Đông. Vậy ngoại giao tại Mỹ và ở các địa bàn khác đóng góp như thế nào vào thực hiện đường hướng và chủ trương đó?

    Đại sứ Phạm Quang Vinh: Lập trường rất nhất quán của ta trong vấn đề Biển Đông đó là phải đảm bảo được môi trường hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Song hành với đó, trong khu vực có tranh chấp với nhau thì tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, công ước Luật biển cũng như tuyên bố DOC, sớm đạt được bộ quy tắc COC.

    Trong bối cảnh đó, ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ cũng như những nơi khác đã góp phần cung cấp thông tin và tuyên truyền rất mạnh mẽ về lập trường đúng đắn của Việt Nam. Càng ngày quốc tế càng chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam.

    Theo Đại sứ, những diễn biến trong chính trị nội bộ Mỹ, trong đó có cuộc chay đua vào Nhà Trắng vào năm tới sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới?

    Đại sứ Phạm Quang Vinh: Thứ nhất, nếu nhìn chiều dài quan hệ Việt - Mỹ sẽ thấy rằng, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam một cách toàn diện như khuôn khổ của quan hệ đối tác toàn diện vốn là chính sách của cả hai Đảng chứ không phải chỉ của chính quyền Obama.

    Thứ hai là trong thời gian ngắn sang Mỹ, tôi đã gặp nhiều nghị sỹ ở cả hai Đảng và hai viện Quốc hội, họ đều chia sẻ quan điểm là ủng hộ quan hệ với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực cả song phương và các khuôn khổ khu vực, ví dụ như khuôn khổ ở các diễn đàn của ASEAN. Đây là chiều hướng mà trong thời gian tới quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục có những thuận lợi để phát triển.

    Xin cảm ơn Đại sứ!
    fdcuong thích bài này.
    fdcuong đã loan bài này
  5. NguoiXuDong

    NguoiXuDong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2015
    Đã được thích:
    12.440
    Chiều nay bank lại dẫn dắt nhé
    fdcuongnpp2010 thích bài này.
    fdcuong đã loan bài này
  6. thanhcong

    thanhcong Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    195
    Nhà cái phải tạo sóng lên mới thu hút nhà đầu tư dc,lâu nay dòng tiền còn chờ ở ngoài không dám vào ,nay nhà cái chỉ cần đánh 3-4 bùng nổ thì ắt sẽ có dòng tiền chạy theo
  7. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    VCSC: Khả năng giảm giá xăng dầu là rất thấp
    Thứ Sáu, 06/03/2015, 11:25RSSIn tin
    [​IMG]
    Theo ước tính của VCSC, Quỹ bình ổn sẽ hết trong vòng 2 tháng với mức trợ giá như hiện tại, và nếu giá xăng dầu tại Singapore tăng lên USD86/thùng, mức trợ giá sẽ phải tăng lên 5,000/lít.


    CPI tháng 2 trượt 0,05% so với tháng 1/2015, đánh dấu tháng thứ 4 sụt giảm liên tiếp chủ yếu vẫn do giá dầu thô ở mức thấp. CCTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, giao thông vận tải tiếp tục là nhóm sụt giảm nhiều nhất khi trượt 4,41% so với tháng 1/2015. Đáng chú ý, nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhẹ (tăng 0,53% so với tháng 1/2015) dù là trong tháng Tết, khi VCSC dự báo mức tăng >1%. VCSC cho rằng mức tăng giá thấp hơn kỳ vọng của nhóm hàng này so với mức thường thấy trong kỳ nghỉ Tết là do sự sụt giảm giá xăng và các hàng hóa khác nói chung.



    Ngoài ra, nguồn cung cũng dồi dào hơn năm trước, khi số lượng và chủng loại hàng hóa như thịt, gạo, và rau củ đều gia tăng tại các siêu thị.



    Tuy nhiên, VCSC vẫn giữ dự báo tỷ lệ lạm phát vào cuối năm nay là 4% khi giá dầu thô đang cho thấy sự phục hồi gần đây, dẫn đến sẽ có khả năng giảm giá xăng dầu là rất thấp và việc tăng giá điện có thể chuẩn bị diễn ra.



    Cụ thể, vào ngày 24/2 giá xăng vẫn không đổi dù giá xăng RON92 tại Singapore đã tăng 20% trong kỳ công bố nhờ sử dụng trợ giá 2.448 đồng/lít từ Quỹ bình ổn xăng dầu.



    Theo ước tính của VCSC, Quỹ bình ổn sẽ hết trong vòng 2 thángvới mức trợ giá như hiện tại, và nếu giá xăng dầu tại Singapore tăng lên USD86/thùng, mức trợ giá sẽ phải tăng lên 5,000/lít. Như vậy,việc giá dầu thô tiếp tục phục hồi chắc chắn sẽ làm tăng giá xăng khi Quỹ bình ổn được sử dụng hết.



    VCSC vẫn kỳ vọng giá cả tiếp tục giảm do giá cả thông thường giảm sau kỳ nghỉ lễ. Hơn nữa, VCSC cho rằng ảnh hưởng của giá nhiên liệu thấp sẽ vẫn tiếp tục trong tháng 3. Trong khi đó, trong đợt điều chỉnh giá xăng kế tiếp vào ngày 10/3, VCSC chỉ kỳ vọng sự tăng nhẹ khi lượng tiền còn lại của Quỹ bình ổn vẫn đủ cho thêm một đợt trợ giá nữa. VCSC dự báo CPI tháng 3 sẽ giảm 0,18% so với tháng 2.



    Bình Minh - NDH

    [​IMG]
  8. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    Thứ 6, 06/03/2015, 11:28
    Mua lại RWE IT Slovakia, doanh thu thị trường châu Âu của FPT tăng 117%


    Nếu không tính doanh thu từ FPT Slovakia, mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng 26%. Nhờ có thương vụ M&A này, doanh thu từ xuất khẩu phần mềm đã tăng trưởng 36%, đạt 2.928 tỷ đồng tương đương 137 triệu USD.
    Chốt lại những thao tác kế toán cuối cùng, CTCP FPT chính thức cho biết Doanh thu năm 2014 đạt 35.130 tỷ đồng – tăng 23% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.459 tỷ - giảm 2% nhưng phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 2% lên 1.632 tỷ đồng và theo đó, EPS năm 2014 của công ty là 4.746 đồng.

    Theo ông Trần Hồng Dương – Trưởng ban quan hệ cổ đông của FPT, tỷ suất lợi nhuận trước thuế các năm qua giảm là do các mảng có tỷ suất lợi nhuận thấp lại tăng trưởng nhanh. Nhưng lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng so với năm trước là do những mảng có lợi nhuận tăng trong năm nay (như bán lẻ, phần mềm) là mảng mà FPT sở hữu 100%. Các mảng này có lợi nhuận tăng nhiều hơn mảng mà FPT là cổ đông thiểu số như viễn thông…

    Mua lại công ty RWE IT Slovakia, mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng 36%

    Tháng 6/2014, FPT mua lại công ty RWE IT Slovakia và đổi tên thành FPT Slovakia. Với thương vụ này, FPT đã ký được hợp đồng có giá trị hàng chục triệu USD trong vòng 5 năm với công ty mẹ RWE. Ông Trần Hồng Dương cho biết, nếu không tính doanh thu từ FPT Slovakia, mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng 26%. Nhờ có thương vụ M&A này, doanh thu từ xuất khẩu phần mềm đã tăng trưởng 36%, đạt 2.928 tỷ đồng tương đương 137 triệu USD.

    Riêng thị trường châu Âu, tính cả doanh thu từ FPT Slovakia, mức tăng trưởng ở đây lên tới 117% - một bước nhảy vọt so với năm trước.

    Do nền tảng chi phí hoạt động tại Việt Nam thấp hơn các nước châu Âu, FPT đang tiến hành chuyển công việc từ Slovakia về Việt Nam. Theo đó, đội ngũ nhân viên Việt Nam sẽ tiếp quản công việc “gia công phần mềm” của công ty này, còn đội ngũ Slovakia có thể hỗ trợ chuyên môn về các mảng mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm như hạ tầng công ích (điện, gas) để FPT có thể cung cấp dịch vụ trong ngành này trong tương lai.

    Ông Trần Hồng Dương chia sẻ, theo kế hoạch của công ty, mỗi năm FPT sẽ thực hiện 1 – 2 thương vụ M&A. Trong khi những công việc đối với FPT Slovakia chưa được chuyển giao hết, FPT vẫn tiếp tục tìm kiếm các công ty có mô hình như RWE IT Slovakia, tận dụng kỹ năng trong lĩnh vực thuộc chuỗi giá trị công nghệ mà FPT chưa có và nguồn khách hàng là công ty mẹ.

    “Nếu M&A với các công ty cùng lĩnh vực hoạt động với FPT thì giá mua sẽ rất cao, ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông” – ông Dương lý giải.

    Trong mảng công nghệ, yếu tố lớn nhất cho sự tăng trưởng là con người. Theo số liệu của ông Dương, FPT software hiện đã có hơn 7.000 nhân viên. Do thị trường Nhật năm qua chiếm tới 40% doanh thu nên nhu cầu kỹ sư biết tiếng Nhật rất lớn. Theo đó, FPT đã có chương trình đào tạo, ký hợp đồng hợp tác với các trường đại học để đào tạo nhân viên về ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chiến lược toàn cầu hóa.

    Thị trường trong nước vẫn khó khăn nhưng lợi nhuận năm 2015 có thể tăng vọt?

    Từ 3 năm nay, doanh thu từ mảng công nghệ (bao gồm giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin) tại thị trường nội địa của FPT vẫn đang gặp khó khăn do sự cắt giảm chi tiêu cho CNTT của khối doanh nghiệp Nhà nước.

    Tuy nhiên, năm 2015 này, mọi chuyện có thể sẽ khác. Năm 2014 doanh số ký mảng công nghệ thông tin tại thị trường nội địa của FPT khá cao (2.650 tỷ) và các hợp đồng này dự kiến được ghi nhận trong năm 2015. Chính vì vậy, mặc dù thận trọng đặt kế hoạch tăng 10% về doanh thu nhưng ông Dương cho rằng, mảng này có có khả năng tăng đến 65% về lợi nhuận và bù đắp được sự sụt giảm trong năm 2014.

    Đồng thời, cũng từ sự cắt giảm đầu tư công tại khối doanh nghiệp Nhà nước đã làm xuất hiện một xu hướng mới là thuê hệ thống công nghệ thông tin. Đây sẽ là hướng đi của FPT trong thời gian tới.

    Năm 2014 đã ghi dấu ấn quan trọng khi FPT cung cấp hệ thống bán vé điện tử cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

    Bên cạnh đó, về khối viễn thông, với kế hoạch quang hóa hạ tầng chuyển đổi khách hàng thuê bao internet từ cáp đồng sang cáp quang, ông Dương kỳ vọng năm nay sẽ bán được nhiều dịch vụ trên hạ tầng này.

    Tuy nhiên, do làm trên diện rộng, tổng vốn đầu tư lớn và không được vốn hóa thành tài sản cố định nên chi phí của FPT đã tăng mạnh và ảnh hưởng đến lợi nhuận của mảng viễn thông. Dù doanh thu tăng 19% nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ tương đương năm 2013.

    Nhắc đến FPT không thể không nhắc đến mảng phân phối bán lẻ vì doanh thu từ đây chiếm tới 65% tổng doanh thu với 22.730 tỷ năm 2014 nhờ xu hướng chuyển sang dùng điện thoại thông minh bùng nổ tại Việt Nam.

    Ông Dương dự kiến năm 2015, thị trường smart phone vẫn tăng trưởng ít nhất 2 con số và theo đó, doanh thu mảng này của FPT có thể tăng 30% còn lợi nhuận tăng 3 lần từ 41 tỷ lên 122 tỷ. Hiện FPT có 163 cửa hàng, dự kiến mở thêm 50 – 60 cửa hàng trong năm 2015.

    > FPT: 34% lợi nhuận 2014 đến từ mảng Viễn thông " style="padding-right: 0px; padding-left: 0px; margin-right: 0px; margin-left: 0px; border: 0px; outline: none; color: rgb(0, 67, 112);">>> FPT: 34% lợi nhuận 2014 đến từ mảng Viễn thông

    Bảo Ngọc

    Theo Trí thức trẻ

    TỪ KHÓA
    GeorgeSoros2015NamFERARI thích bài này.
  9. minhquan2004

    minhquan2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    2.265
    Kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu bắt đầu “nhấn ga”
    ANH QUÂN (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 06/03/15 11:32

    [​IMG]Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

    Kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang chuyển sang giai đoạn tăng trưởng cao hơn nhờ giá dầu giảm mạnh và đồng euro giảm giá nhưng sự hồi phục này vẫn còn thấp hơn nhiều số liệu tương ứng của Mỹ.

    Các báo cáo mới công bố cho thấy hoạt động kinh tế của Eurozone đã hồi sinh sau nhiều năm trì trệ, đặc biệt là hoạt động chi tiêu tiêu dùng.

    Một trong những tín hiệu rõ ràng nhất về hiện trạng kinh tế, doanh số bán lẻ ở Eurozone trong tháng 1/2015 tăng 1,1% so với tháng trước đó. Con số này, do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 5/2013. Con số trên cũng cao hơn mức tăng 0,2% theo dự kiến của nhiều nhà phân tích và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2014, mức cao nhất kể từ tháng 8/2005.

    Giống như hầu hết nền kinh tế Phương Tây, chi tiêu tiêu dùng là nhân tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của Eurozone và sự thực số liệu này tăng mạnh và ổn định - tăng bốn tháng liên tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2000 - là một tín hiệu tích cực.

    Theo nhà kinh tế trưởng Howard Archer của IHS Global Insight, điều này củng cố niềm tin của họ về việc tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ nâng lên 1,6% năm 2015 khi nhận được những tác động tích cực từ việc giá dầu thấp, đồng euro giảm giá mang lại sức cạnh tranh tốt hơn và gói kích cầu lớn của ECB.

    Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy kinh tế Eurozone trong tháng 2/2015 tăng trưởng cao nhất trong 7 tháng qua với đồng euro giảm giá hỗ trợ niềm tin của người dân và doanh nghiệp.

    Đồng euro đã giảm giá mạnh trong những tháng gần đây và hiện được giao dịch ở mức thấp nhất so với USD trong khoảng 11 năm qua.

    Công ty khảo sát thị trường/cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Markit cho biết chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) - hàn thử biểu về hoạt động kinh tế - tăng tháng thứ ba lên 53,3 điểm trong tháng 2/2015, từ mức 52,6 điểm trong tháng 1/2015, với số đơn đặt hàng chế tạo mới tăng khá.

    Đáng chú ý, Markit nhận thấy hoạt động kinh tế gia tăng lần đầu tiên kể từ tháng 4/2014 ở cả bốn nền kinh tế lớn của Eurozone gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.

    Nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của Markit cho biết đáng mừng nhất là những tín hiệu về tăng trưởng hồi phục ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone. Khi kinh tế Pháp trì trệ nhiều nhà kinh tế cho rằng Chính phủ nước này không đủ kiên nhẫn để theo đuổi những cải cách cần thiết.

    Theo ông Williamson, triển vọng hiện khá sáng sủa đối với tất cả quốc gia trong khu vực và hoạt động kinh tế khu vực trong thời gian tới sẽ nhận được sự hỗ trợ của một loạt nhân tố, trong đó lo ngại về khả năng Hy Lạp từ bỏ đồng euro dịu bớt, đồng euro giảm giá và "có lẽ quan trọng nhất” là việc ECB bắt đầu khởi động chương trình mua trái phiếu trị giá 1.100 tỷ euro (1.120 tỷ USD) từ 9/3 tới./.
    GeorgeSoros2015The Killer thích bài này.
  10. MOTROCHUNG

    MOTROCHUNG Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    902
    Cấn chưa? Bùng nhé nổ.

Chia sẻ trang này