Phương pháp nào định giá cổ phiếu chính xác nhất?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 20/08/2016.

1579 người đang online, trong đó có 631 thành viên. 10:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28474 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Thật sự là quá khả năng của em, mong các bác chỉ giáo để BCM học hỏi với ạ! Xin cảm ơn.@};-%%-
    .
    Tài liệu 1.
    Định Giá Cổ Phiếu – Phương Pháp Chiết Khấu Dòng Cổ Tức

    Chiết Khấu Dòng Tiền: Nguyên tắc cơ bản nhất để xác định giá trị nội tại của bất cứ tài sản nào

    Phương pháp cơ bản nhất để định giá trị một cổ phiếu hay bất kỳ tài sản nào đó là chúng ta phải định giá tất cả những dòng tiền mà chúng ta nhận được từ cổ phiếu hay tài sản đó trong tương lai. Ở đây có hai việc chúng ta phải làm, thứ nhất là dự báo được những dòng tiền trong tương lai, thứ hai là đưa giá trị của những dòng tiền đó về hiện tại bằng cách chiết khấu chúng theo một tỷ lệ lãi suất xác định.

    Ví dụ cụ thể: Nhà đầu tư dự đoán sẽ huởng được từ cổ phiếu ABC trong 5 năm như sau:

    *
    Năm 1: 1.000 VNĐ - cổ tức
    *
    Năm 2: 0 VNĐ - cổ tức, nhưng đựoc thưởng thêm cổ phần (tỳ lệ 1 được 1)
    *
    Năm 3: 1.500 VNĐ - cổ tức (tức là 3.000 VNĐ cho 2 cổ phần)
    *
    Năm 4: 2.000 VNĐ - cổ tức (tức là 4.000 VNĐ cho 2 cổ phần)
    *
    Năm 5: 45.000 VNĐ từ việc bán cổ phiếu, (tức là 90.000 VNĐ cho 2 cổ phần)

    Chúng ta chọn tỷ lệ lãi suất để chiết khấu là 15%/năm. Xin lưu ý, việc chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu, hay trong trường hợp này cũng chính là chi phí vốn chủ sỡ hữu rất quan trọng trong việc định giá, chúng tôi sẽ giới thiệu vấn đề này trong một bài khác. Giả sử rằng toàn bộ dòng tiền này xảy ra vào thời điểm cuối năm, công thức tính giá trị hiện tại như sau:

    Giá trị hiện tại = Giá trị tương lai/ (1+ lãi suất)^số năm.

    Sau đây là bảng tính giá trị hiện tại của cổ phiếu ABC:[​IMG]

    49.875 sẽ là giá trị của đường đen tại thời điểm lúc này trên đồ thị. Nếu lúc này đường thị giá – màu xanh nằm trên điểm này: cổ phiếu ABC đã được thị trường định giá cao hơn so với giá trị nội tại (overpriced). Nếu đường thị giá – màu xanh nằm dưới điểm này: cổ phiếu ABC đã được thị trường định giá thấp hơn so với giá trị nội tại (underpriced). Sự khác biệt này, nếu xảy ra đúng như vậy chính là lợi nhuận đầu tư. Ở thời điểm lúc này khi nó chưa xảy ra nó được gọi là biên độ an toàn. Nhà đầu tư giá trị sẽ mua khi biên độ an toàn này đạt đến độ lớn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu thận trọng quá, thị giá có thể đổi chiều và từ cổ phiếu ABC đang ở dạng underpriced có thể trở thành overpriced.[​IMG]

    Việc xác định chính xác cổ tức và giá bán một cách chính xác theo ví dụ trên là rất khó. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển hai mô hình đơn giản hơn để tính giá trị nội tại của cổ phiếu. Bài này xin giới thiệu những ý cơ bản của mô hình chiết khấu cổ tức – một trong những mô hình khá phổ biến trong việc định giá cổ phiếu.

    Mô Hình Chiết Khấu Dòng Cổ Tức (Dividend Discount Model)

    Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ kỳ vọng nhận được hai loại dòng tiền: dòng tiền cổ tức trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu và dòng tiền bằng với giá bán khi họ quyết định bán ra cổ phiếu. Thế nhưng giá bán của cổ phiếu lại cũng lại được dự đoán dựa vào những cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai. Do đó, giá trị nội tại của cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức mà cổ phiếu đó mang lại trong thời gian vô thời hạn. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể giả sử chúng ta nắm giữ cổ phiếu và hưởng cổ tức vô thời hạn. Giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức này chính là giá trị nội tại của cổ phiếu.

    Mô Hình Cổ Tức Tăng Trưởng Một Giai Đoạn – Mô Hình Tăng Trưởng Gordon

    Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi và bền vững. Thay vì tính giá trị hiện tại của từng dòng cổ tức và cộng lại, Giáo Sư Myrin Gordon đã phát triển công thức tính giá trị nội tại hết sức đơn giản như sau:

    Giá trị nội tại của cổ tức = Cổ tức kỳ vọng năm tới / (Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng – Tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức)

    Ví dụ cổ phiếu X có dòng cổ tức tăng trưởng 7% theo như đồ thị sau:[​IMG]

    Khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng, chúng ta phải lưu ý rằng, không chỉ một mình cổ tức tăng trưởng với tốc độ đó, mà các chỉ số tài chánh quan trọng khác, quan trọng nhất là lợi nhuận cũng phải phải tăng trưởng với cùng tốc độc. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức sẽ được lợi nhuận và các chỉ số khác hỗ trợ, và vì thế được duy trì bền vững. Ngoài ra chúng ta phải lưu ý rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững này chỉ có thể nhỏ hơn hay cao nhất là bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Không có doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mãi mãi với tốc độ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

    Trường hợp đặc biệt: Khi tỷ lệ tăng trưởng bằng 0, tức là công ty chia cổ tức đều đặn, giá trị nội tại của cổ tức sẽ bằng:

    Giá trị nội tại của cổ tức = Cổ tức kỳ vọng năm tới / (Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng- Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức)

    Mô Hình Tăng Trưởng Cổ Tức Hai Giai Đoạn

    Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

    Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 2)

    Ví dụ : Cổ phiếu Y có hai giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 1 gồm 5 năm với tỷ lệ tăng trưởng 20%/năm, và giai đoạn hai, từ năm thứ sáu trở đi, tăng trưởng bền vững với tỷ lệ 7%/năm. Để đơn giản ta giả sử tỷ lệ lợi nhuận mong đợi hay chi phí vốn chủ sỡ hữu trong cả hai giai đoạn đều là 15%.[​IMG]

    Sau đó chúng ta chiết khấu giá trị vừa tính bên trên cùng với các dòng tiền cổ tức giai đoạn 1 về hiện tại theo bảng sau: [​IMG]

    Vận dụng cách tính cơ bản của hai mô hình nói trên, chúng ta có thể áp dụng cho những cổ phiếu có cổ tức phát triển theo nhiều gian đoạn khác nhau, chẳng hạn như mô hình 3 giai đoạn: cổ tức tăng trưởng mạnh, giảm dần, và trở lại tăng trưởng bền vững, hoặc mô hình 2 giai đoạn tăng trưởng ổn định sau đó lại tăng trưởng nóng…

    Phương thức chiết khấu dòng cổ tức dễ xử dụng và đem lại độ chính xác khá cao. Thế nhưng phương pháp cũng có một số khuyết điểm đó là nó đánh giá không chính xác, và thường là hạ thấp giá trị, của những công ty đang tăng trưởng, không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. Mô hình này cũng xác định hết giá trị của các công ty có nhiều tài sản không hoạt động – nghĩa là tài sản không đóng góp vào việc tạo ra cổ tức.






    Lâm Minh Chánh, MBA
    --- Gộp bài viết, 20/08/2016, Bài cũ: 20/08/2016 ---
    Bằng MBA có khác, đọc hổng hiểu gì luôn á.
    hgbhgb, tuantheland, Xuandoa9 người khác thích bài này.
    trunglph đã loan bài này
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Tài liệu 2
    Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E (Price per Earnings) là phương pháp phân tích cơ bản thuộc nhóm phương pháp dựa vào các hệ số. Đây là phương pháp đơn giản để định giá cổ phiếu vì không cần nhiều thời gian phân tích số liệu.

    Công thức định giá: P = EPS x P/E

    Trong đó, P (Price) là giá cổ phiếu, EPS (Earnings per Share) là lãi cơ bản trên cổ phiếu và P/E là hệ số giá/thu nhập của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

    Về lý thuyết, có thể áp dụng P/E bình quân toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoặc lựa chọn một doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu cần định giá.

    P/E bình quân ngành có thể được tính theo công thức sau:

    [​IMG]

    Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thể dùng để định giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm. Do thu nhập (Earnings) là những số liệu kế toán cơ bản nên nếu trong ngành, các doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế toán giống nhau thì cũng không nên sử dụng phương pháp này để định giá cổ phiếu.

    Thông thường, khi định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E thì các nhà đầu tư thường quan tâm thêm tới 3 hệ số nữa là giá trên giá trị sổ sách (P/BV), giá trên dòng tiền (P/Cash Flow) và giá trên doanh thu bán hàng (P/Sales). Đồng thời, khi định giá cổ phiếu, bạn nên tham khảo thêm các phương pháp khác như phương pháp chiết khấu luồng cổ tức, chiết khấu luồng tiền, để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất./
    --- Gộp bài viết, 20/08/2016, Bài cũ: 20/08/2016 ---
    Tài liệu 3: có lẽ đầy đủ nhất và khó hiểu nhất đây.
    https://www.google.com.vn/url?sa=t&...firwfrUXthc9kKZ1w&sig2=uO4D3USM1urysM4hSIB0hQ
    narra8x, tuantheland, Xuandoa4 người khác thích bài này.
  3. nhaquelentinhle

    nhaquelentinhle Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1.769
    :)):)):))
    Bet cửa ông viết bài này mà đầu tư chứng khoán cutloss nhanh hơn broker. Đến Newton còn chào thua chứng khoán chứ ba cái bằng MBA này chỉ để mua vui, dọa dẫm mấy em sinh viên trên giảng đường thôi nhà thơ ah.
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Bác có cách nào dễ hiểu hơn không, chỉ BCM với
    Xuandoa thích bài này.
  5. nhaquelentinhle

    nhaquelentinhle Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1.769
    Gần 15 năm trước thầy giáo mình cũng giảng món này nhưng thô sơ hơn chút. Sau này khi Thị trường bùng nổ, mình có biết thầy kiếm được mấy căn nhà và ôtô. Hai năm sau, gặp thầy không thấy thầy đi ô tô nữa, lại về với cái xe máy, có điều xe máy hiện đại hơn con dream lùn trước. Hix
    Xuandoabongcomay thích bài này.
  6. trunglph

    trunglph Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    27.737
    Anh cũng hổng hiểu luôn ah BCM:p
    Anh chỉ biết tính đúng mỗi p/e với EPS để định giá cổ phiếu thôi:D
    Xuandoa, trendinhphowallbongcomay thích bài này.
  7. nhaquelentinhle

    nhaquelentinhle Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1.769
    Mình cũng chẳng có cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn. Chỉ có kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thì chẳng biết nói như thế nào. Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì vẫn cần có lý thuyết vì nó là nền tảng. Còn áp dụng thực tế thì phải linh động và liên tục cập nhật, học hỏi. Đơn giản vậy mà khó phết.
    Xuandoabongcomay thích bài này.
  8. chungvang1

    chungvang1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    1.978
    bán lúa non con bò SMC rồi lên đây tìm phương pháp tậu ễnh ương hả @bongcomay :))
    Xuandoabongcomay thích bài này.
  9. rongbay1111

    rongbay1111 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2016
    Đã được thích:
    2.203
    định giá CP là vấn đề mấu chốt của NDT để biết được CP đang quan tâm đắt hay rẻ cái này không thể chính xác. T ôi thường dùng PE và EPS để định lượng tuy rằng không chuẩn nhưng cũng không mua hớ nhiều.
    Xuandoa, nguyentranquocthinhbongcomay thích bài này.
  10. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.081
    Hu hu.. con ễnh ương SMC sắp thành bò rùi à
    --- Gộp bài viết, 21/08/2016, Bài cũ: 21/08/2016 ---
    Em nghĩ phương pháp này thông dụng nhất
    Thị giá cổ phiếu P=P/E×EPS×G
    Trong đó G là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
    P/E thì lấy bình quân trong ngành
    EPS thì lấy 4 quý hoặc năm gần nhất.
    .
    Xuandoa thích bài này.
    trungstockvn đã loan bài này

Chia sẻ trang này