PXS - Siêu phẩm về mệnh nhờ gói thầu Long Sơn gần 3.000 tỷ đồng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuteo2k, 11/06/2020.

2822 người đang online, trong đó có 187 thành viên. 01:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21991 lượt đọc và 83 bài trả lời
  1. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Catalysts:
    1. Hoàn nhập dự phòng khổng lồ: Câu chuyện 2019 PXS đã "cố tình" trích lập dự phòng hết tất cả hàng tồn kho và phải thu các dự án. Việc Thái Bình 2 của PVN đã dc cho cơ chế dùng vốn chủ sở hữu làm tiếp dự án, PXS có thể hoàn nhập rất lớn, bên cạnh việc hoàn nhập phải thu DK.

    2. PXS đã nhận được gói thầu A2 dự án Lọc Hóa Dầu Long Sơn trị giá 2.500 tỷ đồng tiến độ từ 2020 - 2022. Ngoài gói thầu này PXS cũng là thầu phụ một số gói thầu khác của dự án.

    3. Liên doanh PXS sẽ là tổng thầu dự án điện gió Kê Gà tỷ đô, đang sắp được phê duyệt

    4. PXS sẽ là nòng cốt của Tổng công ty PVC trong tương lai
    Last edited: 11/06/2020
    learn4evergallant10 đã loan bài này
  2. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Trúng thầu dự án Long Sơn gần 2.500 tỷ, PXS tự tin có lãi sau 2 năm lỗ liên tiếp
    14:53 15/04/2020 (GMT+7)
    (Vietnamdaily) - CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (HoSE: PXS) mạnh tay đặt kế hoạch doanh thu gấp 2 lần và có lãi 700 triệu đồng trong năm 2020 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ.

    Hội đồng quản trị PXS mới chỉ tạm đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm 2020 với giá trị sản lượng dự kiến ở mức 1.203 tỷ đồng; tổng doanh thu dự kiến 888 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với thực hiện năm 2019 và lợi nhuận trước thuế là 700 triệu đồng.

    Năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 405 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2018 nhưng giá vốn cao hơn doanh thu thuần, chiếm hơn 538 tỷ đồng, tăng 69% so với năm trước.

    Do đó, Công ty lỗ ròng gần 269 tỷ đồng, tăng lỗ thêm hơn 129 tỷ đồng so với năm 2018 khiến lỗ lũy kế cuối năm 2019 của PXS tăng lên mức gần 368 tỷ đồng.

    Theo giải trình, PXS đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1; nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo đề nghị của đơn vị kiểm toán do một số hạng mục trong hợp đồng chưa được phê duyệt đơn giá mặc dù PXS đã gửi cho các bộ ngành liên quan để phê quyệt.

    Mặt khác, do trong năm 2019, PXS phải trích lập dự phòng khoản phải thu của dự án DKI do khoản phải thu đã nợ quá thời hạn quy định, tuy nhiên khoản trích lập này dự kiến sẽ hoàn nhập khi PXS thực hiện thu hồi được khoản nợ quá hạn trên.

    [​IMG]
    Nói về phương án khắc phục lỗ lũy kế, Công ty cho biết đã được chủ đầu tư SGC (Thái Lan) ký kết làm Tổng thầu Việt Nam duy nhất tại dự án Long Sơn - Gói A2 với giá trị gần 2.500 tỷ đồng, thời gian thi công dự kiến 45 tháng.

    Dự án Long Sơn sẽ đảm bảo sản lượng và doanh thu của PXS ổn định hoạt động đến năm 2020 và đủ sức vực dậy Công ty sau 2 năm lỗ liên tiếp.

    Theo PXS, năm 2020 sẽ là giai đoạn dự án Long Sơn bước vào cao điểm, PXS chủ yếu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa vào dòng tiền Long Sơn với sản lượng gần 1.000 tỷ đồng.

    Còn lại là từ các dự án Thái Bình (hiện tại đã được Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí phê duyệt bổ sung nguồn vốn năm 2020), một số dự án của Vietsov đang triển khai như BK21. Từ đó, Công ty đảm bảo năm 2020 sẽ có lợi nhuận.

    Ngoài ra, Công ty sẽ hoàn nhập khoản trích lập dự phòng là lợi nhuận bổ sung ngoài kế hoạch trong năm nay. Theo đó, Công ty đã trích lập dự phòng toàn bộ các chi phí rủi ro, các khoản phải thu khó đòi của tất cả các dự án.

    Trong trường hợp thanh quyết toán được dự án DKI là 104 tỷ đồng và phê duyệt bổ sung đơn giá tại dự án Thái Bình là 65 tỷ đồng.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10cuteo2k đã loan bài này
  3. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    gallant10 thích bài này.
  4. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Gỡ “nút thắt” về vốn, Nhiệt điện Thái Bình 2 được giải cứu

    Kinhtedothi - Sau thời gian dài chờ đợi, “nút thắt” lớn nhất với Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cuối cùng cũng được tháo gỡ khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức được phép dùng vốn chủ sở hữu để “giải cứu” dự án trọng điểm quốc gia này thoát khỏi bờ vực phá sản.


    Lợi ích kép
    Theo đại diện PVN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản chính thức cho phép PVN được sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật để đưa Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành.

    Quyết định về cơ chế tài chính cho Dự án này được thông qua trên cơ sở thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xử lý vướng mắc của Dự án vào cuối tháng 2/2020. Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 Nguyễn Thành Hưởng cho biết, quyết định chính thức cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giúp Dự án về đích là điều kiện tiên quyết giúp “giải cứu” một dự án trọng điểm quốc gia đang bên bờ phá sản.

    Theo TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra những tác động bất lợi đến nền kinh tế thì việc ban hành cơ chế “giải cứu” này là đúng lúc và quan trọng, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

    “Mặc dù quy định vốn chủ sở hữu không vượt quá 30% tổng mức đầu tư dự án là để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư công, nhưng có những trường hợp đặc biệt do tình thế đặc biệt nên quy trình cần linh hoạt” - Ông Trần Đình Thiên lý giải. Đồng thời cho biết, trong trường hợp Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, việc chấp thuận cho PVN dùng vốn chủ sở sữu để "giải cứu" dự án sẽ tránh cho ngân sách thất thoát hơn 32 nghìn tỷ đồng đã giải ngân. Tuy nhiên, cùng với việc cởi bỏ “nút thắt” lớn nhất này thì PVN cũng phải làm rõ cả cơ chế giải trình, chịu trách nhiệm cá nhân để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, minh bạch và hiệu quả. Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả dự án, công tác nghiệm thu thanh toán để dự án triển khai đúng tiến độ và tuân thủ các quy định của pháp luật.

    Theo tính toán của Bộ Công Thương, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào vận hành chính thức sẽ bổ sung cho hệ thống điện quốc gia thêm 7 tỷ kWh/năm. Ngược lại, nếu không kịp vận hành từ năm 2020, hệ thống sẽ phải tốn khoảng 35.000 tỷ đồng/năm để chạy dầu bù sản lượng điện, đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế - xã hội.

    Đồng quan điểm này, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam Trần Đình Long chỉ rõ, quyết định cho phép PVN bỏ tiền “cứu” dự án là hợp lý bởi dự án đã giải ngân 75% tổng vốn, hoàn thiện gần 85% hạng mục, trong khi ngân sách đầu tư công hạn hẹp. Thêm vào đó, với công suất lên tới 1.200 MW, khi đi vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần giải “cơn khát” điện cho hệ thống.

    Còn nhiều khó khăn
    Ông Nguyễn Thành Hưởng thông tin, tính đến hết quý I/2020, Dự án đã đạt hơn 85%; trong đó, tiến độ thiết kế đạt 99,63%; các hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,8%; thi công đạt 82,78%; chạy thử đạt 11,25%. Tuy nhiên, khó khăn cũng chưa phải đã hết bởi từng mốc tiến độ cụ thể phát điện của các tổ máy sẽ phụ thuộc nhiều vào tính đồng bộ của các hạng mục, đặc biệt các hạng mục chưa hoàn thành trong thời gian qua.

    “Quyết định cho phép PVN dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư tiếp cho dự án mới là điều kiện cần, còn sử dụng như thế nào, phương thức giải ngân ra sao thì vẫn cần có hành lang pháp lý cụ thể và minh bạch để việc sử dụng đúng đối tượng, mục đích, tránh vướng mắc ảnh hưởng tiến độ và đảm bảo pháp lý cho đội ngũ thực hiện” - ông Hưởng chỉ rõ.

    Bên cạnh đó, Dự án triển khai trong thời gian dài, liên quan nhiều lĩnh vực trong khi hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến dự án có nhiều thay đổi, chưa đồng bộ, thống nhất. Cụ thể, cơ chế thực hiện theo Quyết định 2414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 11/12/2013 về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020) cần có hướng dẫn đầy đủ cho dự án chuyển tiếp bởi cách hiểu và áp dụng có thể khác nhau, dẫn đến khó vận dụng và nhiều rủi ro trong cả khâu tham mưu, đề xuất và ra quyết định.
    Vì vậy, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là các cấp có thẩm quyền xem xét các kiến nghị của PVN để tháo gỡ, tạo sự đồng bộ, thống nhất về hành lang pháp lý cho dự án tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định.

    Một khó khăn khác đối với Dự án là vấn đề nguồn lực. Trong hơn 1 năm qua, do “nút thắt” cơ chế tài chính chưa được phê duyệt nên Tổng thầu PVC không có tiền thanh toán cho khối lượng công việc đã thực hiện của các nhà thầu khiến các bên không thể huy động nhân lực hoặc rút nhân lực.

    Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang khiến nhiều chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc tại Dự án. Mặc dù Ban quản lý Dự án đã triển khai làm việc trực tuyến với các bên, nhưng việc triển khai Dự án khó thể đẩy nhanh bởi tiến độ thực tế là do lực lượng lao động tại công trường quyết định.

    Để vượt qua các khó khăn này, Ban quản lý Dự án đang khẩn trương xác đinh khối lượng và giá trị đã hoàn thành bao gồm giá trị dang dở; khối lượng và giá trị còn lại để hoàn thành dự án. Cùng đó, rà soát, cân đối các khoản chi phí, tiến hành lập kế hoạch dự kiến chi phí cho các mốc cụ thể cũng như chi phí dự phòng còn lại; các khoản phát sinh trong từng kịch bản.

    Ban quản lý cũng đang đánh giá năng lực các nhà thầu hiện có, quyết định phương án duy trì, thay thế đối với từng trường hợp; kể cả cắt giảm một số hạng mục bị chậm do Tổng thầu không có phương án khả thi hoàn thành.

    Trong quá trình này, Ban quản lý sẽ hỗ trợ Tổng thầu xử lý các vướng mắc với các nhà thầu nước ngoài để đẩy nhanh công tác chạy thử. Nếu thuận lợi, Dự án cố gắng phát điện trong năm 2021.

    Về phía Tập đoàn, PVN đã có các Nghị quyết để huy động nguồn lực hợp pháp từ Tập đoàn hỗ trợ tối đa cho các bên tham gia dự án. PVN cũng xem xét việc tham mưu và ban hành quyết đinh, phân cấp ủy quyền, giao nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận liên quan nhằm rút ngắn tối đa thời gian, nâng cao hiệu quả công việc.
    Để chuẩn bị các bước tiếp theo, lãnh đạo PVN cũng yêu cầu Ban quản lý Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 trình tổng thể các vấn đề tồn đọng của dự án trong tháng 4/2020 để Hội đồng Thành viên PVN và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm tổ chức cuộc họp triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
    gallant10Do_it_your_way thích bài này.
    gallant10cuteo2k đã loan bài này
  5. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng PVN hiện đang nỗ lực hết mình để đẩy nhanh tiến độ các hạng mục, nhằm bảo đảm mục tiêu đốt dầu lần đầu vào tháng 6/2020 và hòa đồng bộ tổ máy 1 vào tháng 11/2020./.
    09:46 |05/05/2020
    [​IMG] -
    Mặc dù còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cần được cấp thẩm quyền tháo gỡ, tuy nhiên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành dự án này trong quý 2/2022.




    Công tác ‘chuẩn bị đầu tư’ các dự án điện khí của PVN



    Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tính đến đầu tháng 4/2020, giá trị giải ngân lũy kế của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (2 x 600 MW) là trên 33 nghìn tỷ VNĐ (tương ứng khoảng 80% giá trị tổng mức đầu tư).

    Hiện nay đại diện chủ đầu tư đang thực hiện công tác mua sắm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, tập trung nhân lực phục vụ chạy thử và hoàn thiện nhà máy. Tại thời điểm này, một số hệ thống, thiết bị đã hoàn thành công tác chạy thử và đáp ứng yêu cầu như:

    1/ Hệ thống cung cấp nước ngọt (đã hoàn thành lắp đặt, chạy thử cấp nước nhà máy).

    2/ Hệ thống xử lý nước, nước thải (đã hoàn thành lắp đặt, chạy thử hệ thống sản xuất nước khử khoáng đạt yêu cầu).

    3/ Sân phân phối 220 kV (đã nhận điện và cấp điện chạy thử nhà máy).

    4/ Hệ thống PCCC, HVAC, điện trung thế, hạ thế, lò hơi phụ, khí nén (đã hoàn thiện lắp đặt và đang tiến hành chạy thử...).

    Trước đó, trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, ngày 17/4/2020, Hội đồng Thành viên PVN đã ban hành Nghị quyết chấp thuận sử dụng vốn chủ sở hữu để thực hiện, giải ngân, hoàn thành dự án này.

    Cùng với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, tiến độ tổng thể của dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 (2 x 600 MW) do PVN làm chủ đầu tư, hiện đã đạt khoảng 82%; lũy kế giá trị giải ngân Hợp đồng EPC đạt tỷ lệ khoảng 76% so với giá trị Hợp đồng quy đổi (trên 29 nghìn tỷ VNĐ).

    Tuy nhiên, đến nay, công tác bàn giao sân phân phối 500 kV cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa thực hiện được (mặc dù sân phân phối 500 kV này đã hoàn thành đóng điện 72 giờ), nên ảnh hưởng đến việc chạy thử của nhà máy.

    Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tình hình triển khai dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1. Theo báo cáo của Tổng thầu, các công việc trên công trường bị ảnh hưởng là do một số vấn đề như sau:

    Thứ nhất: Thiếu một số vật tư thiết bị về công trường để lắp đặt (do hoạt động vận tải thương mại bị ngưng trệ).

    Thứ hai: Không huy động được các chuyên gia nước ngoài của các hãng, nhà cung cấp thiết bị để kiểm tra, thử nghiệm.

    Thứ ba: Việc huy động nhân lực thi công trên công trường bị ảnh hưởng do chính sách hạn chế đi lại của Chính phủ...

    Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng PVN hiện đang nỗ lực hết mình để đẩy nhanh tiến độ các hạng mục, nhằm bảo đảm mục tiêu đốt dầu lần đầu vào tháng 6/2020 và hòa đồng bộ tổ máy 1 vào tháng 11/2020./.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Cập Nhật Thông Tin Dự Án Hóa Dầu Long Sơn


    Ngày 24/2, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam ((Long Sơn Petrochemicals - LSP) với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD đã tổ chức khởi công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là tổ hợp hoá dầu đầu tiên tại Việt Nam với công suất lên tới 1,6 triệu tấn/ năm, có khả năng thay thế các sản phẩm polyolefins đang phải nhập khẩu. Dự án cũng bao gồm các cơ sở hạ tầng khác bên cạnh tổ hợp sản xuất hoá dầu, khu cảng nước sâu.

    [​IMG]

    Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SCG, cho biết đây là dự án trọng điểm trong chiến lược mở rộng của doanh nghiệp này tại ASEAN mà Việt Nam là trọng tâm. SCG tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị, cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu.

    Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để triển khai các dự án quy mô lớn về lọc hóa dầu, chế biến dầu khí. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa chủ trương về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

    Thủ tướng đặt ra nhiều yêu cầu với chủ đầu tư, giao nhiệm vụ cụ thể cho Tập đoàn dầu khí quốc gia và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để đảm bảo dự án hoàn thành, hoạt động đúng tiến độ, bởi dự án này đã lận đận 10 năm qua.



    Với chủ đầu tư, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây lắp dự án để vận hành an toàn tuyệt đối. Trong quá trình thi công dự án phải cam kết tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cùng với đó là giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân địa phương và phục hồi rừng tự nhiên ở khu vực này, để phát triển bền vững, lâu dài.

    Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 15.000-20.000 việc làm trong quá trình xây dựng, hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao khi đi vào vận hành thương mại.

    [​IMG]

    Dự án cũng ước tính sẽ góp 60 triệu USD/năm cho ngân sách quốc gia trong suốt 30 năm kể từ khi đi vào hoạt động.

    Được cấp phép vào tháng 7/2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư là 3,77 tỷ USD, sau tăng lên 4,5 tỷ USD và cuối cùng là 5,4 tỷ USD.

    Tại thời điểm năm 2008, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn - một liên danh giữa Tập đoàn SCG (53%), Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan thuộc SCG (18%), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN (18%) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem (11%).

    Sau đó Vinachem thoái vốn, cũng là lúc Qatar Petroleum International đã tham gia bằng cách mua lại 25% cổ phần từ SCG. Đi kèm là hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoạt động mà Qatar Petroleum chính là nhà cung cấp. Trước đó, vào năm 2009, Tập đoàn này cũng đã kí kết thỏa thuận khung với SCG để đầu tư vào dự án.

    Tuy nhiên, 3 năm sau ngày góp vốn, Qatar Petroleum International đã bất ngờ tuyên bố rút khỏi dự án buộc SCG phải mua lại 25% với trị giá khoảng 36 triệu USD (khoảng 1.300 triệu baht).

    Hiện nay, SCG nắm 71% vốn tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) - doanh nghiệp được thành lập để triển khai thực hiện Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.

    Đề nghị mua lại phần vốn góp của PVN được đưa ra sau 9 tháng kể từ thời điểm SCG cùng với PVN đã đặt bút ký lại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ công ty để chính thức trở thành 2 nhà đầu tư lớn trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (cuối tháng 3/2017).

    [​IMG]

    Các nhà thầu EPC (Tổng thầu) trong tổ hợp dự án Hóa Dầu Long Sơn (LSP) đã và đang vào Vũng Tàu và Long Sơn để chuẩn bị cơ sở vật chất (gồm thuê văn phòng, mặt bằng, kho bãi, nhân sự, thiết bị, máy móc) và tìm kiếm nhà thầu phụ, chuẩn bị triển khai EPC. Tôi tổng hợp các phạm vi công việc và danh sách các nhà thầu như sau:

    I. DANH SÁCH TỔNG THẦU EPC

    1/ Technip (Malaysia) + SK (Hàn Quốc): EPC NM Olefins (Gói/Package A)
    2/ Posco E&C (Hàn Quốc) + PVC MS (Việt): Tank Farm
    Và hệ thống đường ống (Package A2)
    3/ Samsung E&C (Hàn Quốc) + Linde (Đức): HDPE
    (Package
    4/ Samsung E&C+ Linde (Đức): Nhà máy PP
    Linde làm nhà máy khí ASU (Package C )
    5/ Toyo (Thái Lan) + MESS (Nhật): LLDPE
    (Package D)
    6/ Posco E&C (Hàn Quốc): Hệ thống cầu cảng
    (Package F)
    7/ Hyundai (Hàn Quốc): Utility
    (Package G)
    8/ Hanwha (Hàn Quốc) – nhà máy điện (1)
    (Package H - đã hủy)
    9/ Posco E&C (Hàn Quốc) – tổng thầu xây dựng cơ bản (Package L – SLMB)
    10/ Xây dựng khu nhà ở: đang đấu thầu
    (Package H&I)

    II. CÁC NHÀ THẦU KHÁC

    11/ Bản quyền công nghệ: Shaw, Technip, Linde, KBR
    12/ Các nhà thầu chính về hệ thống tự động hóa (MAC): Honeywell, Yokogawa, Emerson, ABB, Invensys
    13/ Các nhà thầu hệ thống điện: ABB, Siemens
    14/ Đăng kiểm: LR, VR, DNV GL, BV, ABS
    15/ Bảo hiểm công trình: PVI, quốc tế
    16/ Nhà thầu tư vấn quản lý (PMC): SNC Lavalin
    17/ Nhà cung ứng nguyên liệu: Qatar Petroleum/Shell
    18/ Các nhà thầu phụ chính:
    a. Hàn Quốc: Daelim, GS
    b. Việt Nam (xây lắp): PTSC, Alpha ECC, DOBC, Lilama, Toyo Việt Nam, Technip Việt Nam, Posco Việt Nam
    Giám định NDT thứ cấp: Alpha NDT, PVNDT
    Khảo sát cầu cảng: PVE
    PVCoating (bọc ống)
    19/ Các nhà cung ứng vật tư
    a. Việt Nam:VPI (chống ăn mòn), Hòa Phát (thép), xi măng
    b. Nước ngoài: Posco, Hyundai, Nippon Steel, Mitsui, JFE (thép tấm và thép ống).
    20/ Các nhà cung ứng thiết bị:
    a. Việt Nam: POS, Alpha ECC (modules)
    b. Nước ngoài : GE, Siemens, MAN, Mitsubishi, Kawasaki, Shin Nippon, Atlas Kopco, Kobelco (thiết bị quay)
    21/ Cung ứng dịch vụ/ dịch vụ công cộng:
    Kho bãi, cung vận, ăn uống: Cảng Cái Mép (trung chuyển), Cảng Đông Xuyên, Sao Mai Bến Đình, PTSC Supply Base, Petrosetco/POTS

    Và nhiều đơn vị khác sẽ cập nhật sau.

    III. PHÊ DUYỆT ĐẦU TƯ FID

    Đã xong từ tháng 12/2017. Tổng mức đầu tư đăng ký: 5,4 tỷ USD (có thể sẽ có thay đổi nhỏ sau khi hoàn thành EPC)

    IV. CÁC NGÂN HÀNG CẤP VỐN VAY

    LSP vay 3,2 tỷ USD từ 6 ngân hàng, bao gồm: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Mizuho Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank, Siam Commercial Bank và Export-Import Bank of Thailand

    V. TIẾN ĐỘ

    Các hạng mục thi công sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 11/2019 và đồng bộ vào đầu năm 2020. Tất cả các gói tổng thầu sẽ cùng tiến hành song song từ đầu 2020 đến cuối năm 2022 và chạy thử, bàn giao để vận hành thương mại vào dầu năm 2023.

    Dự án LSP, trong quá trình xây dựng, sẽ tạo ra 15.000 - 20.000 việc làm. Sau khi đi vào vận hành thương mại từ đầu năm 2023, LSP sẽ tạo ra trên 1.000 việc làm và đóng góp cho ngân sách quốc gia khoảng 2.500 tỷ đồng/năm trong vòng đời 30 năm hoạt động.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  7. rigman

    rigman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    1.667
    PXS mạnh nhỉ, thị trường down mà e nó vẫn không xi nhê gì.
  8. cuteo2k

    cuteo2k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    3.134
    Có lý do cả đấy, khả năng LN đột biến các quý tới
    gallant10 thích bài này.
  9. rigman

    rigman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    1.667
    Hôm nay đóng phiên chắc không có cửa nào nào CE.
  10. anhzai74

    anhzai74 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2018
    Đã được thích:
    1.550
    Tổ lái đã quay lại sau thười gian vắng bóng. Liệu có phế như HUB không :D
    gallant10 thích bài này.

Chia sẻ trang này