========== Quá khủng ACB game tăng vốn, bán CP quỹ , nới Zoom chạy mạnh hơn VCB =======

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/10/2016.

2158 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 04:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4048 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thêm VIB, ACB được NHNN chấp thuận tăng vốn
    Hai ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để phát hành cổ phiếu trả cổ tức/ trả cổ phiếu thưởng.


    [​IMG]

    Đầu tháng 10/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB).

    Theo đó, NHNN chấp thuận VIB tăng vốn điều lệ từ 4.845 tỷ đồng lên 5.644,425 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu thưởng năm 2016 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

    Trước đó, VIB đã được cổ đông chấp thuận phát hành cổ phiếu từ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 16,5%. Dự kiến, vốn điều lệ sẽ tăng lên 1.800 tỷ đồng sau đợt phát hành.

    Đối với ACB, NHNN cũng chấp thuận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tăng vốn điều lệ từ 9.376,965 tỷ đồng lên 10.273,24 tỷ đồng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thông qua. Theo đó, ACB sẽ phát hành thêm hơn 89 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2015 cho các cổ đồng.

    NHNN yêu cầu hai ngân hàng trong quá trình thực hiện tăng vốn điều lệ phải thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục tăng vốn, các ngân hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động cho NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

    Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký, nếu Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
    --- Gộp bài viết, 08/10/2016, Bài cũ: 08/10/2016 ---
    Bán cổ phiếu quỹ?

    Một yếu tố hỗ trợ khác cho đợt tăng giá cổ phiếu gần đây là tin đồn về khả năng bán 41,4 triệu cổ phiếu quỹ mà ACB hiện nắm giữ. Giá trị sổ sách của số cổ phiếu quỹ này là khoảng 665 tỷ đồng trong khi giá trị thị trường hơn 800 tỷ đồng.
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Sự dậy sóng của cổ phiếu ACB đến từ kỳ vọng vào triển vọng kinh doanh của Ngân hàng khi các khoản vay liên quan đến VNCB và GP Bank được giải quyết. Bên cạnh đó là những tin đồn về việc bán cổ phiếu quỹ.
    [​IMG]
    Đã lâu rồi cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu mới tăng nhanh và mạnh như hiện tại. Từ ngày 27/09 đến nay, ACB chưa giảm một phiên nào, tổng mức tăng ghi nhận là gần 13% và hiện thị giá của ACB là 19.500 đồng – cao hơn cả BID và CTG.

    [​IMG]




    Diễn biến giá cổ phiếu ACB 6 tháng qua



    Á Châu từng là một trong 2 Ngân hàng TMCP mạnh nhất Việt Nam. Sau nhiều biến cố, ACB đã lùi về “đội hình phía sau” và hoạt động khá im ắng. Nhưng có lẽ thời điểm hồi sinh của Ngân hàng này đã đến.

    Các khoản vay liên ngân hàng của VNCB và GP Bank được giải quyết

    Số liệu đã được công bố cho thấy, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2016 của ACB tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi tăng đáng kể (57,5%). Đây là cơ sở để ACB đẩy nhanh tiến độ xử lý các vấn đề tồn đọng trong năm 2016.

    Đặc biệt, khoản vay liên ngân hàng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) dự kiến được giải quyết trong năm nay khi đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước và 2 ngân hàng trên, giúp tăng thu nhập lãi vay từ năm 2016 và tạo nên 1 khoản hoàn nhập dự phòng năm 2017.

    Cụ thể, CTCK VCBS cho biết, đối với khoản tiền gửi 772 tỷ tại GPBank, ngân hàng ACB đã nhận chuyển nhượng 500 tỷ đồng trái phiếu từ 1 công ty bất động sản với lãi trung bình 9,2%/năm. 252 tỷ đồng còn lại sẽ được cấn trừ bằng bất động sản của GPBank. Khoản tiền gửi 400 tỷ tại Ngân hàng Xây dựng đã được NHNN chấp thuận chủ trương thu hồi hàng năm theo lộ trình đến 30/9/2020.

    Ngoài ra, đối với ACB, giới đầu tư đang kỳ vọng vào việc bán tài sản đảm bảo của ngân hàng, đặc biệt là hơn 3.000 tỷ đồng cổ phiếu của 2 TCTD. Khoản tài sản đảm bảo này chiếm 70% tổng giá trị tài sản đảm bảo của nhóm 6 công ty. Với tổng giá trị dư nợ tại nhóm này khoảng 5.000 tỷ, đã trích lập 1.750 tỷ, nếu bán thành công, có thể coi như ACB giải quyết xong nợ đọng tại 6 công ty.

    Một nguồn tin cho biết, đã có hơn 700 tỷ đồng đặt cọc mua phần cổ phiếu này, nhưng ACB chỉ được ghi nhận thương vụ sau khi nhận được toàn bộ tiền từ phía bên mua.

    Theo đó, có thể thấy là ACB quyết tâm xử lý tài sản tồn đọng hoàn toàn từ nay đến năm 2018. Và đây là động thái tích cực về triển vọng dài hạn cho ngân hàng nói chung.
    thatha_chamchi thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    ACB – Phần lớn các vấn đề tồn đọng được giải quyết

    CTCK Bản Việt (VCSC) đánh giá, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) có khả năng lớn sẽ tạo ra lợi nhuận sau thuế cao cho cổ đông từ năm tới, khi phần lớn các vấn đề tồn đọng được giải quyết, đặc biệt là năm 2018 khi tất cả các vấn đề được kỳ vọng sẽ giải quyết xong.

    Theo số liệu đã được công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2016 của ACB tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi tăng đáng kể 57,5%. VCSC cho rằng, tăng trưởng cao từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi này giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý các vấn đề tồn đọng trong năm 2016.

    Đặc biệt, khoản vay liên ngân hàng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) dự kiến được giải quyết trong năm nay khi đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước và 2 ngân hàng trên, giúp tăng thu nhập lãi vay từ năm 2016 và tạo nên 1 khoản hoàn nhập dự phòng năm 2017.

    Trong thời gian tới, VCSC đánh giá ACB sẽ có một tương lai tích cực. Mức tăng mạnh lợi nhuận trước thuế từ hoạt động ngân hàng cốt lõi 57,5% trong 6 tháng đầu năm báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng dài hạn, khi bảng cân đối kế toán của ngân hàng không còn bị tác động bởi vấn đề tài sản tồn đọng hoặc trích dự phòng.
    thatha_chamchi thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Quỹ TVAM đăng ký mua 300,000 cp ACB


    Nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư, quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM đã đăng ký mua 300,000 cp của Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB). Trước đó quỹ TVAM không nắm giữ cp ACB.

    Thời gian dự kiến giao dịch từ 29/09 đến 27/10/2016 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

    Được biết, bà Đinh Thị Hoa đồng thời là Ủy viên HĐQT của ACB và quỹ TVAM.

    - Tên tổ chức thực hiện giao dich: Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM
    - Mã chứng khoán: ACB
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 0 CP (tỷ lệ 0%)
    - Tên của người có liên quan tại TCNY: Đinh Thị Hoa
    - Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Ủy viên HĐQT
    - Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức thực hiện giao dịch: Ủy viên HĐQT
    - Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 13,833 CP (tỷ lệ 0%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 300,000 CP
    - Mục đích thực hiện giao dịch: Cơ cấu danh mục đầu tư
    - Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
    - Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 29/09/2016
    - Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 27/10/2016./.
    thatha_chamchi thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có thể nới room ngoại cho các ngân hàng lên trên 30%


    Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không hạ giá tiền đồng nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
    [​IMG]
    Theo hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin từ Đài truyền hình Việt Nam VTV1, tại buổi gặp mặt hôm nay (15/9) với 16 quỹ đầu tư trong khuôn khổ chuyến thăm Hồng Kông Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam có thể nâng giới hạn sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội lên trên mức 30%.

    Cũng theo VTV đưa tin, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không hạ giá tiền đồng nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

    Trong báo cáo được công bố hồi đầu tháng 9, hãng xếp hạng Moody’s cho biết đang bắt đầu xem xét nâng mức xếp hạng của 7 ngân hàng Việt. Hãng này cho rằng, các mức xếp hạng về hồ sơ tín dụng, chất lượng tài sản, lợi nhuận và sự ổn định của nguồn vốn và tính thanh khoản có thể được nâng lên.

    Những năm gần đây ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một cuộc cải tổ lớn với những yêu cầu chặt chẽ hơn về cho vay và phân loại nợ. Hàng loạt vụ M&A đã được thực hiện trong khi nhiều lãnh đạo ngân hàng phải vào tù.

    Theo số liệu từ NHNN, công ty quản lý tài sản VAMC đã góp phần giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2,58% (tính đến tháng 6/2016), so với mức 3,25% của năm 2014 và 17% của năm 2012.

    Đây không phải là lần đầu tiên chuyện nới room ngoại lên trên 30% trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập đến. Trước đó hồi tháng 4/2015, nguyên Thủ tướng *************** cũng đã nhắc đến khả năng nới room cho ngân hàng.

    Theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% cổ phần của một ngân hàng Việt Nam. Giới hạn đối với nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chiến lược chỉ ở mức 15% còn nhà đầu tư chiến lược có thể sở hữu 20%.

    Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã chạm mức trần 20% ở 5 ngân hàng, tất cả đều là ngân hàng chưa niêm yết.
    thatha_chamchi thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nợ xấu là chủ đề được các cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) và thị trường, giới đầu tư quan tâm chất vấn lãnh đạo ACB trong các kỳ đại hội đồng cổ đông vừa qua, nhất là vấn đề nợ đọng nơi 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên được xử lý tới đâu và trích dự phòng thế nào.

    Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho biết, khoản nợ của nhóm 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên hiện còn 5.767 tỷ đồng, nhưng tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp trong nhóm cân đối được nợ vay. ACB đang tiếp tục kế hoạch xử lý các khoản nợ này trong năm 2016, với mục tiêu thu hồi 2.000 tỷ đồng.


    ACB đã thu hồi được khoảng 100 tỷ đồng nợ của nhóm G6 trong quý đầu năm nay. Ảnh: Đức Thanh
    Trong quý I/2016, ACB đã thu hồi được ít nhất 100 tỷ đồng nợ của nhóm G6 và 200 tỷ đồng đã được ngân hàng này ghi nhận dự phòng trong quý đầu năm nay. ACB cho biết, đối với nhóm nợ G6 liên quan đến Bầu Kiên, Ngân hàng đã đặt ra mục tiêu thu hồi khoản phải thu hoặc ghi nhận dự phòng trong vòng 3 năm tới, kéo dài từ 2016-2018 và 1.000 tỷ đồng trong năm nay.

    Trước đó, năm 2013, ACB đã thu hồi được 1.247 tỷ đồng nợ vay của Bầu Kiên, năm 2014 thu hồi thêm 3.000 tỷ đồng trong số 5.833 tỷ đồng nợ còn lại. Có thể do những khó khăn của thị trường trong năm 2 năm trước, nên tiến độ thu hồi nợ của nhóm G6 không mấy thuận lợi. Song ACB cho biết, sẽ quyết tâm tất toán khoản nợ vay của Bầu Kiên trong vòng 3 năm theo lộ trình NHNN đưa ra trước đây. “Trên cơ sở tư vấn pháp lý của các công ty luật, ACB tin tưởng sẽ thu hồi được các khoản phải thu liên quan đến các vụ án”, Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy khẳng định.

    Thực tế, năm 2015, các vấn đề cơ bản của ACB đã được xử lý xong. Đối với 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên, tổng nợ còn lại là 5.657 tỷ đồng, nhưng theo ACB, với việc cân đối lại tài sản đảm bảo và cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, phía kiểm toán đã khẳng định, Ngân hàng sẽ cân đối được khoản vay này. Tuy nhiên, ACB còn phải cố gắng thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay bán tài sản đảm bảo để thu hồi, cố gắng thu hồi ở mức 2.000 tỷ đồng.

    Theo đánh giá của ACB, Ngân hàng có khả năng thu phần lớn khoản nợ trên và có thể hoàn nhập dự phòng. Tuy nhiên, lãnh đạo ACB cũng thẳng thắn thừa nhận, có một số điểm có thể làm tốt hơn trong năm vừa qua. Hệ quả sinh lời tốt hơn nếu ACB không phải xử lý các tồn đọng trong quá khứ và còn gặp nhiều khó khăn do giá trị tài sản lớn, thủ tục hành chính và sự hợp tác không thuận lợi.

    Trong năm 2015, ACB đạt lợi nhuận xấp xỉ 3.000 tỷ đồng trước thuế, song nhà băng này đã phải dành hơn 1.600 tỷ đồng xử lý các tồn đọng từ vụ án Bầu Kiên để lại, nên lợi nhuận sau dự phòng rủi ro đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch. Trong bối cảnh này, ACB còn phải kiên trì và có biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết sớm nhất các vấn đề trong thời gian tới. Ngày 29/12/2015, NHNN đã phê duyệt phương án điều chỉnh tái cơ cấu, trong đó có vấn đề xử lý tiền gửi và xử lý nợ thuộc nhóm 6 công ty của Bầu Kiên. Cụ thể, NHNN cho ACB thời hạn đến năm 2018 để giải quyết khoản nợ G6.

    Hết quý I/2016, tín dụng tại ACB tăng 7,6% so với cuối năm 2015, là tốc độ tăng trưởng tín dụng quý I cao nhất kể từ năm 2009. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) cũng diễn biến tích cực khi so sánh với quý I/2015 và cả năm 2015, tăng lên 3,2% so với 3,1% trong cả hai kỳ so sánh. Xét về tổng thể, chi phí dự phòng quý I/2016 đạt 436 tỷ đồng, so với mức 295 tỷ đồng trong quý I/2015.

    Thu nhập lãi ròng (NII) đóng góp phần lớn trong mức tăng lợi nhuận, với lợi nhuận 13,8% hàng năm, trong khi thu nhập ngoài lãi (non-NII) giảm 47,2% trong quý I/2016. Khoản mục thu nhập ngoài lãi bị ảnh hưởng từ ghi nhận dự phòng cho trái phiếu của “nhóm 6 công ty” liên quan đến Bầu Kiên. Theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), non-NII của ACB sẽ tăng 43,6% nếu không tính đến khoản dự phòng trên.

    Được biết, kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 của ACB là 18% (Ngân hàng đã đạt được 7,6% sau 3 tháng đầu).
    --- Gộp bài viết, 08/10/2016, Bài cũ: 08/10/2016 ---
    ACB learder sàn HNX
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    6 tháng đầu năm, ACB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với 663 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+16,1%). Kết quả kinh doanh 6 tháng cho thấy sự phục hồi vững chắc trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của ACB.

    Theo đó, ACB ghi nhận tăng trưởng cao dư nợ cho vay khách hàng và lợi suất cho vay cải thiện do đẩy mạnh phân khúc bán lẻ. Cùng với việc đẩy mạnh phân khúc khách hàng lợi suất cao, tối ưu tỷ lệ LDR giúp ACB cải thiện hệ số NIM từ 3,3% lên 3,4%. Trong khi đó, chi phí hoạt động cũng như nợ xấu được kiểm soát tốt và ngân hàng có nhiều nỗ lực trong việc xử lý tài sản tồn đọng.

    Với các dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của ACB trong nửa đầu năm 2016, chúng tôi cho rằng, Ngân hàng đang dần thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của nợ đọng và củng cố lại đà tăng trưởng. Chúng tôi dự tính ACB có thể ghi nhận 1.233 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+19,5%, vượt 2,6% kế hoạch đề ra).
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    $-)$-)$-)
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    ĐHCĐ thường niên của ACB đã thông qua kế hoạch 2016 với tổng tài sản mục tiêu là 237.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2015 và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục dưới 3%; lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.503 tỷ đồng, tăng 17%; tăng vốn điều lệ thêm 10% bằng việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

    Năm 2015, ACB có kết quả kinh doanh khả quan với tổng tài sản ở mức 201.457 tỷ đồng; tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 174.919 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 140.032 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.314 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra; tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,3% so với mức 2,18% tại thời điểm cuối 2014
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Triển vọng KQKD 9 tháng đầu năm có vẻ tốt – HSC ước tính LNTT 9 tháng đầu năm sẽ đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 10,09% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng ước tính là 17,5% so với đầu năm đạt 157 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng huy động 14,7% so với đầu năm đạt 200 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi cũng dự báo tỷ lệ NIM sẽ giảm nhẹ 0,05% xuống còn 3,31%. Câu chuyện xoay quanh ACB trong năm nay là việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sau vài năm trải qua giai đoạn tái cấu trúc bảng cân đối tài sản, tăng cường trích lập hoặc xử lý rất nhiều các tài sản nợ xấu dưới sự giám sát của NHNN.

    Ước tính LNTT năm nay sẽ tăng trưởng 21,99% và vượt kế hoạch của ACB – dự báo LNTT cả năm sẽ tăng trưởng 21,99% đạt 1.603 tỷ đồng, vượt kế hoạch của Ngân hàng là 1.500 tỷ đồng (tăng trưởng 14,4%)

Chia sẻ trang này