Quyết.....ngon rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi wikileaks, 30/08/2016.

2270 người đang online, trong đó có 78 thành viên. 05:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3583 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. wikileaks

    wikileaks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    182
    kevin pham thích bài này.
  2. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    958
    sao danviet đưa nhiều thế nhỉ
  3. ActiveMan

    ActiveMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/05/2015
    Đã được thích:
    72
    Dân Việt. Mà Q nó là thằng rửa tiền cho BCT nên PC46 ko đụng đc vào đâu nhé.
  4. tay_ho

    tay_ho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    18.161
  5. lequynguyen

    lequynguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2013
    Đã được thích:
    698
  6. hoangvudb

    hoangvudb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    279
  7. catlo2011

    catlo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2011
    Đã được thích:
    9.296
    Những kịch bản tăng vốn của ông Trịnh Văn Quyết và cái kết đắng cho nhà đầu tư
    Thứ Ba, ngày 30/08/2016, 15:26
    Faros không phải là doanh nghiệp duy nhất của ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch HĐQT FLC, có tốc độ tăng vốn thần tốc. Một điển hình được không ít thành viên thị trường ngưỡng mộ, đó là Tập đoàn FLC. Ngược với tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, đó là sự thụt lùi của cổ tức và cổ phiếu dưới mệnh giá khiến không ít nhà đầu tư rơi vào tình trạng cháy tài khoản.

    [​IMG] [​IMG]

    Faros dùng 83% vốn điều lệ để ủy thác đầu tư tài chính
    Dự án FLC Hạ Long: Ưu ái cho "nhà đầu tư chiến lược"?
    Dự án FLC Hạ Long: Khu nghỉ dưỡng “nuốt” 100ha đất rừng

    Sau khi chính thức được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) với 10 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 100 tỷ đồng vào cuối năm 2011, chỉ sau 4 năm với 8 lần phát hành cổ phiếu tăng vốn, vốn điều lệ của FLC tăng lên gần 5.300 tỷ đồng.

    Công ty họ hàng “FLC” đều tăng vốn thần tốc

    Năm 2016, FLC dự kiến tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng trong năm 2016 với việc chào bán 179,6 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu đợt phát hành này thành công, có nghĩa, chỉ sau chưa đầu 8 năm hoạt động, vốn điều lệ của FLC tăng 389 lần (từ 18 tỷ đồng năm 2008).

    Tuy nhiên, sau khi gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm đến ngày 15.8 và phân phối 156 triệu cổ phần cho 8 cổ đông hiện hữu, FLC chỉ phân phối được hơn 108 triệu cổ phần, tương đương 60,2% tổng số cổ phần được phép phát hành và thu về gần 1.082 tỷ đồng. Thấp hơn so với kế hoạch ban đầu là thu về 1.796 tỷ đồng.

    [​IMG]Chỉ sau 4 năm với 8 lần phát hành cổ phiếu tăng vốn, vốn điều lệ của FLC tăng lên gần 5.300 tỷ đồng

    Một doanh nghiệp con của FLC là CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc Tế KLF (Mã cổ phiếu: KLF) (FLC sở hữu 5.460.000 cổ phần, tương đương 21% vốn điều lệ KLF) đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng tốc độ tăng vốn thần tốc. Năm 2009, KLF có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, đến nay, vốn điều lệ đã tăng lên 1.517 tỷ đồng.

    Trước khi niêm yết, vốn điều lệ của công ty này là 260 tỷ đồng, nhưng ngay sau khi niêm yết vào tháng 9.2013 đến tháng 4.2015, KLF có ba đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.517 tỷ đồng. Chưa hết, tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra đầu tháng 3.2015, KLF đã thông qua nghị quyết tăng vốn lên 3.685 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, phương án tăng vốn không thành công, trong năm 2015, KLF đã thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 9% vốn điều lệ, vốn điều lệ sau phát hành đạt 1.653 tỷ đồng. Theo kế hoạch được trình tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, KLF sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch phát hành tăng vốn theo chủ trương đã được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 thông qua.

    Ngược với xu hướng “phình to” của vốn điều lệ, giá cổ phiếu, cổ tức của những doanh nghiệp họ “FLC” lại teo lại. FLC là một điển hình. Năm 2011, sau khi niêm yết, FLC đã trả cổ tức với tỷ lệ 7% bằng tiền mặt. Sang năm 2012, FLC bất ngờ quyết định không thực hiện chi trả cổ tức năm 2012 (trong khi kế hoạch là 15%), giữ lợi nhuận để tái đầu tư.

    Đến năm 2013, cổ tức được FLC chi trả bằng tiền mặt giảm xuống còn 5%, tương đương 500 đồng/cổ phiếu, đồng thời FLC cũng tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 4%. Tuy nhiên, 5% cổ tức bằng tiền mặt đã được FLC hoãn chi trả từ 30.09 sang 29.11.2013 do chưa thu xếp được dòng tiền.

    Đến năm 2014, mặc dù tỷ lệ chi trả cổ tức tăng lên 10% nhưng FLC đã chuyển hoàn toàn sang chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, đồng thời FLC cũng thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Sau sự kiện này, vốn điều lệ FLC đã lên gần 5.300 tỷ đồng.

    Đến năm 2015, với lý do cần cân đối tài chính để tập trung đầu tư, phát triển các dự án bất động sản hiện tại, mức cổ tức 10% (thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên trước đó) đã không được thực hiện, dù là tiền mặt hay bằng cổ phiếu.

    Cái kết đắng cho nhà đầu tư

    Cùng với sự “teo tóp” cổ tức, thị giá cổ phiếu FLC của Trịnh Văn Quyết cũng theo xu hướng giảm dần đều. Còn nhớ, thời điểm chuyển từ chính sách cổ tức tiền mặt sang cổ phiếu đã không đạt được sự đồng thuận của cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2015.

    Khi đó, để thuyết phục cổ đông, ông Quyết đã khẳng định FLC chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông sẽ có lợi hơn là chia cổ tức bằng tiền mặt. Bởi dựa vào giao dịch của cổ phiếu FLC thời điểm đó với thanh khoản tốt và thị giá đang giao dịch lớn hơn mệnh giá thì cổ đông sẽ có lợi hơn nếu chia cổ tức bằng tiền mặt theo cùng tỷ lệ (thời điểm ĐHĐCĐ thường niên 2015, thị giá cổ phiếu FLC trên ngưỡng 10.000 đồng/cổ phiếu).

    Tuy nhiên, đồ thị của thị giá cổ phiếu FLC thời gian gần đây đã không còn đồng thuận với câu trả lời trên. Ngày FLC chào sàn (5.10.2011), giá cổ phiếu được giao dịch với mức trần và đóng cửa phiên giao dịch là 16.200 đồng/cổ phiếu. Có thời điểm, trong khoảng tháng 2 - 3.2012, giá cổ phiếu FLC được giao dịch quanh mức giá từ 30.000 – 43.600 đồng/cổ phiếu.

    Sau đó, cổ phiếu FLC trong xu hướng giảm, từ tháng 6.2015 đến nay, cổ phiếu này giao dịch dưới mệnh giá. Chốt phiên ngày 29.8, giá cổ phiếu FLC là 5.500 đồng/cổ phiếu.

    Nhưng với quyết định không trả cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2015, thì lợi thế cuối cùng là thanh khoản của cổ phiếu FLC cũng không còn.

    Còn KLF khi được nhắc đến, giới đầu tư nghĩ ngay đến một “siêu phẩm đầu cơ” vang bóng một thời. Đây là cổ phiếu hiếm hoi nhất mà “người chơi” chứng khoán được chứng kiến cả 50% vốn cổ phiếu được “sang tay” trên sàn chỉ trong 3 phiên. KLF gây bão cho thị trường với hàng loạt phiên tăng mạnh để đưa giá từ 10.000 lên gần 20.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong hơn 1 tuần.

    [​IMG]KLF khi được nhắc đến, giới đầu tư nghĩ ngay đến một “siêu phẩm đầu cơ” vang bóng một thời.

    Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, cổ phiếu KLF bước vào xu hướng giảm mà chưa xác định được điểm rơi. Chốt phiên giao dịch ngày 29.8.2016, giá cổ phiếu KLF chỉ còn ở mức 2.200 đồng/cổ phiếu.

    Lý do kiến cổ phiếu này giảm giá, là do KLF đang thổi phồng quy mô vốn quá nhanh trong khi nguồn tiền thu về chưa mang lại lợi ích cho cổ đông. Số tiền thu được từ các đợt phát hành năm 2014 đã được KLF chuyển vốn góp để thực hiện dự án, nhưng các dự án đến nay cũng chỉ mới bắt đầu thi công.

    Ngoài ra, cứu cánh của KLF trong những năm qua nằm ở hoạt động tài chính và khi nguồn thu này bị hụt đi thì kết quả lợi nhuận sụt giảm theo.

    Dù là lý do gì đi nữa, việc KLF đang giao dịch tại vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết, quanh 2.200 đồng/cổ phiếu, trở thành nỗi đau âm ỉ của một cổ phiếu từng là “hàng nóng” trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt tại đây, giá cổ phiếu không có sóng tăng để “thoát hàng”, đáy mới liên tục được lập sau những lần bình quân giá xuống.

    Nguyễn Ngân
  8. alekxandr2

    alekxandr2 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/09/2013
    Đã được thích:
    3.831
    Bài báo bị gỡ bỏ rồi là sao?
  9. Saodo123

    Saodo123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2014
    Đã được thích:
    5.307
    Mấy tờ lá cải nhận phong bì xong gỡ xuống ngay
  10. catlo2011

    catlo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2011
    Đã được thích:
    9.296
    Còn nguyên nhé, nhưng đọc xong ai bán cứ bán ai mua cư mua còn mình vẫn canh múc FLC 5.4 và klf 2.2
    Những kịch bản tăng vốn của ông Trịnh Văn Quyết và cái kết đắng cho nhà đầu tư
    Thứ Ba, ngày 30/08/2016, 15:26
    Faros không phải là doanh nghiệp duy nhất của ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch HĐQT FLC, có tốc độ tăng vốn thần tốc. Một điển hình được không ít thành viên thị trường ngưỡng mộ, đó là Tập đoàn FLC. Ngược với tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, đó là sự thụt lùi của cổ tức và cổ phiếu dưới mệnh giá khiến không ít nhà đầu tư rơi vào tình trạng cháy tài khoản.

    [​IMG] [​IMG]

    Faros dùng 83% vốn điều lệ để ủy thác đầu tư tài chính
    Dự án FLC Hạ Long: Ưu ái cho "nhà đầu tư chiến lược"?
    Dự án FLC Hạ Long: Khu nghỉ dưỡng “nuốt” 100ha đất rừng

    Sau khi chính thức được niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) với 10 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 100 tỷ đồng vào cuối năm 2011, chỉ sau 4 năm với 8 lần phát hành cổ phiếu tăng vốn, vốn điều lệ của FLC tăng lên gần 5.300 tỷ đồng.

    Công ty họ hàng “FLC” đều tăng vốn thần tốc

    Năm 2016, FLC dự kiến tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng trong năm 2016 với việc chào bán 179,6 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu đợt phát hành này thành công, có nghĩa, chỉ sau chưa đầu 8 năm hoạt động, vốn điều lệ của FLC tăng 389 lần (từ 18 tỷ đồng năm 2008).

    Tuy nhiên, sau khi gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm đến ngày 15.8 và phân phối 156 triệu cổ phần cho 8 cổ đông hiện hữu, FLC chỉ phân phối được hơn 108 triệu cổ phần, tương đương 60,2% tổng số cổ phần được phép phát hành và thu về gần 1.082 tỷ đồng. Thấp hơn so với kế hoạch ban đầu là thu về 1.796 tỷ đồng.

    [​IMG]Chỉ sau 4 năm với 8 lần phát hành cổ phiếu tăng vốn, vốn điều lệ của FLC tăng lên gần 5.300 tỷ đồng

    Một doanh nghiệp con của FLC là CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc Tế KLF (Mã cổ phiếu: KLF) (FLC sở hữu 5.460.000 cổ phần, tương đương 21% vốn điều lệ KLF) đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng tốc độ tăng vốn thần tốc. Năm 2009, KLF có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, đến nay, vốn điều lệ đã tăng lên 1.517 tỷ đồng.

    Trước khi niêm yết, vốn điều lệ của công ty này là 260 tỷ đồng, nhưng ngay sau khi niêm yết vào tháng 9.2013 đến tháng 4.2015, KLF có ba đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 1.517 tỷ đồng. Chưa hết, tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra đầu tháng 3.2015, KLF đã thông qua nghị quyết tăng vốn lên 3.685 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, phương án tăng vốn không thành công, trong năm 2015, KLF đã thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 9% vốn điều lệ, vốn điều lệ sau phát hành đạt 1.653 tỷ đồng. Theo kế hoạch được trình tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, KLF sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch phát hành tăng vốn theo chủ trương đã được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 thông qua.

    Ngược với xu hướng “phình to” của vốn điều lệ, giá cổ phiếu, cổ tức của những doanh nghiệp họ “FLC” lại teo lại. FLC là một điển hình. Năm 2011, sau khi niêm yết, FLC đã trả cổ tức với tỷ lệ 7% bằng tiền mặt. Sang năm 2012, FLC bất ngờ quyết định không thực hiện chi trả cổ tức năm 2012 (trong khi kế hoạch là 15%), giữ lợi nhuận để tái đầu tư.

    Đến năm 2013, cổ tức được FLC chi trả bằng tiền mặt giảm xuống còn 5%, tương đương 500 đồng/cổ phiếu, đồng thời FLC cũng tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 4%. Tuy nhiên, 5% cổ tức bằng tiền mặt đã được FLC hoãn chi trả từ 30.09 sang 29.11.2013 do chưa thu xếp được dòng tiền.

    Đến năm 2014, mặc dù tỷ lệ chi trả cổ tức tăng lên 10% nhưng FLC đã chuyển hoàn toàn sang chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, đồng thời FLC cũng thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Sau sự kiện này, vốn điều lệ FLC đã lên gần 5.300 tỷ đồng.

    Đến năm 2015, với lý do cần cân đối tài chính để tập trung đầu tư, phát triển các dự án bất động sản hiện tại, mức cổ tức 10% (thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên trước đó) đã không được thực hiện, dù là tiền mặt hay bằng cổ phiếu.

    Cái kết đắng cho nhà đầu tư

    Cùng với sự “teo tóp” cổ tức, thị giá cổ phiếu FLC của Trịnh Văn Quyết cũng theo xu hướng giảm dần đều. Còn nhớ, thời điểm chuyển từ chính sách cổ tức tiền mặt sang cổ phiếu đã không đạt được sự đồng thuận của cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2015.

    Khi đó, để thuyết phục cổ đông, ông Quyết đã khẳng định FLC chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông sẽ có lợi hơn là chia cổ tức bằng tiền mặt. Bởi dựa vào giao dịch của cổ phiếu FLC thời điểm đó với thanh khoản tốt và thị giá đang giao dịch lớn hơn mệnh giá thì cổ đông sẽ có lợi hơn nếu chia cổ tức bằng tiền mặt theo cùng tỷ lệ (thời điểm ĐHĐCĐ thường niên 2015, thị giá cổ phiếu FLC trên ngưỡng 10.000 đồng/cổ phiếu).

    Tuy nhiên, đồ thị của thị giá cổ phiếu FLC thời gian gần đây đã không còn đồng thuận với câu trả lời trên. Ngày FLC chào sàn (5.10.2011), giá cổ phiếu được giao dịch với mức trần và đóng cửa phiên giao dịch là 16.200 đồng/cổ phiếu. Có thời điểm, trong khoảng tháng 2 - 3.2012, giá cổ phiếu FLC được giao dịch quanh mức giá từ 30.000 – 43.600 đồng/cổ phiếu.

    Sau đó, cổ phiếu FLC trong xu hướng giảm, từ tháng 6.2015 đến nay, cổ phiếu này giao dịch dưới mệnh giá. Chốt phiên ngày 29.8, giá cổ phiếu FLC là 5.500 đồng/cổ phiếu.

    Nhưng với quyết định không trả cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2015, thì lợi thế cuối cùng là thanh khoản của cổ phiếu FLC cũng không còn.

    Còn KLF khi được nhắc đến, giới đầu tư nghĩ ngay đến một “siêu phẩm đầu cơ” vang bóng một thời. Đây là cổ phiếu hiếm hoi nhất mà “người chơi” chứng khoán được chứng kiến cả 50% vốn cổ phiếu được “sang tay” trên sàn chỉ trong 3 phiên. KLF gây bão cho thị trường với hàng loạt phiên tăng mạnh để đưa giá từ 10.000 lên gần 20.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong hơn 1 tuần.

    [​IMG]KLF khi được nhắc đến, giới đầu tư nghĩ ngay đến một “siêu phẩm đầu cơ” vang bóng một thời.

    Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, cổ phiếu KLF bước vào xu hướng giảm mà chưa xác định được điểm rơi. Chốt phiên giao dịch ngày 29.8.2016, giá cổ phiếu KLF chỉ còn ở mức 2.200 đồng/cổ phiếu.

    Lý do kiến cổ phiếu này giảm giá, là do KLF đang thổi phồng quy mô vốn quá nhanh trong khi nguồn tiền thu về chưa mang lại lợi ích cho cổ đông. Số tiền thu được từ các đợt phát hành năm 2014 đã được KLF chuyển vốn góp để thực hiện dự án, nhưng các dự án đến nay cũng chỉ mới bắt đầu thi công.

    Ngoài ra, cứu cánh của KLF trong những năm qua nằm ở hoạt động tài chính và khi nguồn thu này bị hụt đi thì kết quả lợi nhuận sụt giảm theo.

    Dù là lý do gì đi nữa, việc KLF đang giao dịch tại vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết, quanh 2.200 đồng/cổ phiếu, trở thành nỗi đau âm ỉ của một cổ phiếu từng là “hàng nóng” trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt tại đây, giá cổ phiếu không có sóng tăng để “thoát hàng”, đáy mới liên tục được lập sau những lần bình quân giá xuống.

    Nguyễn Ngân

Chia sẻ trang này