[REVIEW CỔ PHIẾU] TNG – LỢI NHUẬN LỚN, NHƯNG RỦI RO CŨNG ĐÃ RẤT CAO

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kiwi112, 20/10/2018.

6829 người đang online, trong đó có 861 thành viên. 17:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3510 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    Trong danh sách những cổ phiếu của ngành dệt may hiện tại, TNG là một trong những cái tên nổi bật nhất. Sức “hot” của TNG cơ bản là nằm ở khả năng tăng trưởng những năm qua, và hiện tại đang càng bứt phá khi ngành dệt may vô tình rút được “lá bài may mắn” là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đi kèm với các hiệp định thương mại lớn được cho là sắp sửa có hiệu lực vào năm 2019. Mặc dù thực sự ấn tượng với dòng lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng tôi cũng rất quan ngại trước tình hình tài sản yếu kém mà chưa có dấu hiệu được cải thiện của TNG, với nguyên nhân có lẽ là đến từ tham vọng quá mãnh liệt của ban lãnh đạo.


    1. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    - Tác động tích cực từ việc dịch chuyển đơn hàng: Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã có tác động tích cực trong việc giúp các đơn đặt hàng mà Mỹ vốn đặt ở Trung Quốc, nay dịch chuyển sang phía Việt Nam để tránh áp lực thuế quan. Không chỉ vậy, trước thềm các hiệp định thương mại được cho là sẽ có hiệu lực vào năm 2019 như CPTPP hay EVFTA, nhiều đơn hàng khác cũng đang chạy về Việt Nam để hưởng các ưu đãi về thuế. TNG, cũng như nhiều doanh nghiệp dệt may khác, được hưởng lợi lớn từ điều này và nhận rất nhiều đơn hàng mới trong quý 2 và quý 3 vừa qua. Kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh thu và LNST công ty mẹ của TNG lần lượt đạt 2.727 tỷ đồng (+48%) và 131 tỷ đồng (+49%), những con số rất hấp dẫn.

    - Quy mô đã được mở rộng để đáp ứng được cho các đơn hàng mới: Tầm nhìn “đi tắt, đón đầu” của TNG không hề đơn giản khi mà từ những năm 2010 - 2015, công ty đã liên tục đầu tư tài sản cố định để mở rộng các nhà máy may mới tại Phú Bình, Đại Từ,... nhằm đón đầu quy mô thị trường bùng nổ sau một loạt các hiệp định thương mại tự do đang được kỳ vọng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, việc TPP phải đàm phán lại (do không có Mỹ, sau này trở thành CPTPP), EVFTA chậm tiến độ khiến mọi thứ không như kỳ vọng, và đẩy doanh nghiệp vào tình trạng dư thừa công suất (đi kèm với cả một gánh nặng vay nợ). Tuy nhiên, vô tình hưởng lợi từ cuộc chiến Mỹ - Trung, và với việc các hiệp định thương mại “đã sắp xong”, các nhà máy của TNG đã “có đất dụng võ”. Hiện tại TNG vẫn tiếp tục mở rộng công suất, tuy nhiên theo chúng tôi thấy quy mô của doanh nghiệp hiện tại đã đủ để đáp ứng cho các đơn hàng của năm 2018 này, dù nhu cầu có gia tăng.


    2. VẤN ĐỀ REVIEW

    - Cơ cấu tài sản rất thiếu vững chắc: Nợ vay của TNG đang thuộc hàng cao nhất ngành khi tính đến hết Q2/2018 đang ở mức 76,3% (trong khi mức trung bình ngành đang ở khoảng 64%). Chưa nói đến việc chi phí tài chính bào mòn đi lợi nhuận của doanh nghiệp thì hiện tiền mặt của TNG cũng đang ở mức rất yếu, chiếm 0,4% tính trên tổng tài sản. Việc dòng tiền của TNG âm trong những năm qua là do công ty vừa không ngừng đầu tư cho các cơ sở sản xuất để mở rộng quy mô, vừa liên tục chi tiền để mở shop với thương hiệu TNG Fashion tại thị trường nội địa. Mặc dù lợi nhuận thu về tốt, nhưng dòng tiền TNG đang “chi còn nhiều hơn thu”, và việc này có vẻ chưa kết thúc ngay khi ban lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện là ông Nguyễn Văn Thời, đã chia sẻ khát vọng về ngôi vị “số 1 Việt Nam’ trong ngành dệt may. TNG vẫn tiếp tục lên kế hoạch mở rộng sản xuất, đồng thời muốn TNG Fashion có mặt tại 63/63 tỉnh thành của Việt Nam vào năm 2018 (cuối năm 2017 mới chỉ là 40 cửa hàng tại 22 tỉnh thành), điều này dường như đã khiến TNG rơi vào tình trạng tăng trưởng “nóng” mà thiếu đi sự bền vững cần thiết.

    - Phát hành thêm 200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi: Mới đây, ngày 25/09/2018, Asam Việt Nam - công ty quản lý quỹ chuyên quản lý vốn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận đầu tư trái phiếu chuyển đổi với TNG, với giá trị 200 tỷ đồng. Theo dự kiến, trong tháng 10 này, TNG sẽ nhận được khoản vốn trên. Số tiền sẽ được TNG dùng để tái cấu trúc vốn, mở rộng đầu tư. Trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, được phép chuyển đổi sau 1 năm kể từ ngày phát hành đến 2 tháng trước ngày đáo hạn, với giá chuyển đổi được xác định là 13.800 đồng/cổ phiếu. Tương ứng, nếu toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu được chuyển đổi thành gần 14,5 triệu cổ phiếu TNG. Loại hình trái phiếu chuyển đổi này nhằm huy động vốn cho công ty, tuy nhiên chúng tôi xưa nay không ưa gì loại hình phát hành này, bởi tính chất “năm ăn năm thua” của nó đối với các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ. Việc này hoàn toàn có khả năng tạo tác động tiêu cực tới mức giá cổ phiếu, gây thiệt hại cho các cổ đông vào thời điểm trái phiếu được chuyển đổi.

    - Giá cổ phiếu: Chúng tôi chưa thể định giá được TNG, bởi định giá là bước cuối cùng khi mà trong quy trình phân tích của chúng tôi, TNG vẫn chưa đến được bước này. Chúng tôi thực sự cảm thấy đáng tiếc cho doanh nghiệp, giá như ban lãnh đạo thận trọng hơn, "bớt chút tăng trưởng, thêm chút vững bền" thì chắc chắn TNG sẽ trở thành một cổ phiếu ưa thích trong nhiều danh mục đầu tư. Dù “thèm thuồng” trước dòng lợi nhuận của doanh nghiệp, chúng tôi, vì sự an toàn của bản thân, cũng chỉ có thể đứng ngoài. Tuy nhiên, khi có khách hàng nào nhất quyết phải bắt chúng tôi đưa ra một con số về giá, chúng tôi cũng chỉ có thể trả lời: vui vui thì có khi lên được 2x đấy, nhưng lơ ngơ thì coi chừng “đóng học phí” bây giờ.
    #TNG_TrueValueCapital
    t266Mhoang79 thích bài này.
  2. tony_nguyen

    tony_nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    681
    Rất nhiều chim lợn đang thèm thuồng TNG. Có 2 dạng đầu tư lớn 1 là họ chấp nhận mua vì họ hiểu tiềm năng DN. Dạng thứ 2 họ quá hiểu & vì thế họ không thèm quan tâm. Còn nhưng kiểu mà cứ loi choi chê bai vì đếch hiểu gì, nửa muốn mua nửa sợ thì thường kh ăn thua
    ditruocmotbuoc thích bài này.
  3. BIGBOYSSS

    BIGBOYSSS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2011
    Đã được thích:
    2.213
    Ý đồ của lái rỏ ràng rồi, tcm về 20 tng về 12, công ty tốt nhưng dính vào đầu cơ lái lợn cp biến động ko chặt chẻ thì ko nên dính vào các bác à
  4. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    Anh nghĩ sao về các rủi ro tài chính lớn của TNG hiện tại?
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.458
    Khi TNG giá 11-12 hồi tháng 7-8/2018 thì TNG rất rẻ, nhưng với giá 17 như hiện tại (tăng 50-60% so với cách đây 1 tháng) thì cp không còn được coi là rẻ nữa mà khá rủi ro vì tình trạng vay nợ nhiều của TNG + việc mở rộng thương hiệu TNG Fashion có vẻ khá nguy hiểm. Bác nào ở gần các shop TNG Fashion (tại 1 số TTTM Vincom cũng thấy) xem họ có khách không nhé. Lẽ ra cty chỉ nên đẩy mạnh gia công xuất khẩu trong bối cảnh hiện tại thì ngon hơn.
    INKEKiwi112 thích bài này.
  6. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    Cảm ơn chia sẻ của anh, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm là TNG nên tập trung vào sản xuất, dựa trên những nguồn lực đã có và diễn biến thuận lợi của tình hình đơn hàng.
    Chúng tôi cũng chưa có dịp đến thăm cửa hàng TNG ở Vincom, nhưng chúng tôi tin nhận định này của anh, vì thực ra sản phẩm của TNG vốn mang tính đại trà, phổ thông, thậm chí ban lãnh đạo còn chia sẻ là "Định hướng của chúng tôi là đang học tập theo Uniqlo". Do đó chúng tôi cho rằng sản phẩm của TNG không có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là về các khía cạnh như thương hiệu hay thiết kế - những mặt rất quan trọng để thu hút khách hàng ở các trung tâm mua sắm lớn. Vì vậy chúng tôi tin rằng chiến lược mở cửa hàng nội địa cho TNG Fashion vẫn còn cần nhiều điểm để hoàn thiện hơn.
    Mhoang79 thích bài này.
  7. Cavoixanh08

    Cavoixanh08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    1.224
    Cp vào uptrend thì ko có khái niệm đắt nhé
  8. chinhbac

    chinhbac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    2.334
    Mịa phân tích như vậy mà cũng đòi nhận uỷ thác, không hiểu gì về đầu tư giá trị cũng bày đặt nói về đầu tư giá trị.
    Một doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho nhanh và đây là vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho sản xuất kinh doanh ngắn hạn chứ có phải vay nợ ngắn hạn đầu tư cho dài hạn đíu đâu mà rủi ro.
    Những doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho nhanh như tng là loại cực kiếm, tận dụng được tối đa nguồn lực của mình.
    Nó khác xa so với những cái thằng hủi như HSG, HVG, HAG,...vay ngắn hạn để đầu tư cho dài hạn nên mới chết, tng doanh thu tạo ra trong một năm bằng khoảng 2~3 lần tổng nợ vay tài chính. Đấy là một doanh nghiệp có ban lãnh đạo rất có năng lực kinh doanh. Nó khác xa so với mấy anh nông dân vô học nhưng rất tham lam của HSG, HVG, HAG.
    bric0810 thích bài này.
  9. Kiwi112

    Kiwi112 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Đã được thích:
    66
    1. Ô hay, trong bài viết của mình, chúng tôi đâu có nghi ngờ gì về khả năng bán hàng của TNG đâu nhỉ. Chúng tôi chưa bao giờ nghi ngờ về năng lực này của TNG cả, dựa trên lượng khách hàng ổn định đã có, kết hợp với việc mở rộng tốt các đơn hàng như hiện tại, anh không cần nêu ra số vòng quay đó, chúng ta đều rõ điều này.

    2. Tuy nhiên, việc vay nợ của TNG thì chúng tôi lại không nghĩ như anh. Ai bảo rằng chỉ khi vay ngắn hạn tài trợ cho dài hạn thì mới tạo nên rủi ro? Anh có thấy kỳ lạ ở chỗ: đáng lẽ với lượng lợi nhuận sau thuế thu được từ các năm qua, con số nợ của TNG đáng lẽ phải được giảm đi một cách đáng kể mới phải, tình hình tài chính phải trở nên lành mạnh từ lâu rồi mới đúng. Hay nói cách khác, đáng lẽ ra TNG không cần phải tiếp tục vay nợ ở một mức độ rủi ro như thế. Vậy nhưng, TNG lại tiếp tục đầu tư cho cơ sở sản xuất, cũng như mở rộng chuỗi cửa hàng nội địa ở một mức độ dường như "quá tải" để theo đuổi hoài bão của mình, khiến cho doanh nghiệp phát triển một cách không bền vững nữa. Dù đã kinh doanh ổn trong mấy năm qua nhưng TNG vẫn chưa ra khỏi tình trạng "khát vốn", và hiện vẫn mới đang huy động một lượng trái phiếu chuyển đổi 200 tỷ, tạo ra rủi ro tiềm ẩn cho các cổ đông.

    Chung cuộc lại, ý của chúng tôi là TNG đang "đi quá nhanh", và việc tăng trưởng quá nóng này vừa khiến cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp càng ngày càng trở nên thiếu cân đối một cách trầm trọng, cũng như việc ban lãnh đạo phải chạy theo những phương án huy động vốn có thể phương hại tới các cổ đông, cho nên rất rủi ro cho các nhà đầu tư.
    Mhoang79 thích bài này.
  10. chinhbac

    chinhbac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    2.334
    Qua gốc nhìn này mình khuyên bạn nên từ bỏ đầu tư chứng khoán sớm chứ chưa nói về việc tư vấn hoặc nhận uỷ thác đầu tư theo trường phái đầu tư cơ bản.
    1. Nói về năng lực bán hàng để nói về vòng quay hàng tồn kho, khi vòng quay hàng tồn kho nhanh thì hiệu quả sử dụng đồng vốn được hiểu quả và rủi ro cho việc ứ động hàng tồn giảm xuống và chi phí lãi vay để kinh doanh giảm xuống. Doanh nghiệp đủ thanh khoản để giải quyết nợ vay và các kế hoạch kinh doanh của mình.
    2. Bạn bảo là tại sao doanh nghiệp làm ăn tốt như vậy sao nợ vay ko giảm? Bạn hãy xem vốn chủ của doanh nghiệp tăng bao nhiêu lần từ 2014 đến nay? Doanh thu tăng bao nhiêu lần từ 2014 đến này? Và nợ tăng bao nhiêu lần cho đến hiện tại?
    Bạn thật sự quá kém trong cách tư duy chứ chưa nói đến sự hiểu biết.
    Loveforever_bric0810 thích bài này.

Chia sẻ trang này