Sai lầm hệ thống từ vi mô đến vĩ mô, sai lầm từ trên xuống dưới gây hậu quả nghiêm trọng !!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi huynamck, 30/07/2007.

5457 người đang online, trong đó có 673 thành viên. 18:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1607 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. nokia6600

    nokia6600 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    0
    HO Liệt hẳn rồi bà con ơi. Kiên Giang chỉ có chuồng chim thôi, hổng có chứng khoán đâu mà coi.

    HOSTC: TIẾP NHẬN PHÓ GIÁM ĐỐC MỚI

    Ngày 04/07/2007, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đã ký QĐ số 393/QĐ-UBCK tiếp nhận Ông Thái Đắc Liệt ?" GĐ Sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Kiên Giang giữ chức vụ Phó GĐ TTGDCK TP.HCM kể từ ngày 15/07/2007. Ngày 30/07/2007, Ông Thái Đắc Liệt đã chính thức nhận công tác tại TTGDCK TP.HCM
  2. gamobuonck

    gamobuonck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    0
    E bổ xung thêm:
    -Lúc thị trường được chúng nó cho là nóng thì ko ra chỉ thị 03 để hãm cái chúng nó cho rằng lại mà khi ttrường đang nguội chúng nó lại ra 03 với lý do lạm phát...và dội dự thảo thuế TNCN...! 1 lũ có chí thông minh kiệt xuất...
    chịu thua thôi các pác ợ, gạt nước mắt, nín đau thương chúng ta cùng nhau bán hết cphiếu mình có đi cho nó sập luôn phá tan mộng tưởng của chúng nó....rồi khi nào thay máu, chúng ta cùng nhau làm lại từ đầu... bán..bán..và rút,,rút,,,,,,!
  3. salzburg

    salzburg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    925
  4. concoandem

    concoandem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Đã được thích:
    426
    Bác này lỗ nhiều ko mà bi quan quá. Hết mưa là nắng hửng lên thôi . Hết khổ là vui vốn lẽ đời. Cư tin tưởng là tt săp lên rồi, khi nó xuống nhiều nhất là lúc nó chuẩn bị lên mạnh nhất ! trong sự phát triển tiềm ẩn sự suy thoái và ngược lại. Còn điều tiết vi mô vĩ mô thì ai cũng có sự tính toán đến sự phát triển cả thôi nhưng mà phải bền vững. Đấy là cái ưu tiên số 1. Cứ" bình tĩnh, tự tin, chiến thắng".......
  5. huynamck

    huynamck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Đã được thích:
    0
    thêm một bước lùi nữa của TTCK, sự yếu kém về nhân sự đã lộ rõ .... riêng về mặt này thì ko chỉ ở trong ngành tài chính mà còn ở rất nhiều nơi rất nhiều cấp độ: người ko phải trong ngành ******* làm Bộ Trưởng Bộ CA và phong hàm Đại Tướng, người trong quân đội thì sang làm kế hoạch hoá gia đình, người làm giáo dục chuyển sang làm kinh tế .... Nói chung vấn đề thuyên chuyển cán bộ là một sai lầm thể hiện sự yếu kém của công tác tổ chức nhân sự và chất lượng nhận sự .... người ko chuyên, ko hiểu biết, ko có kinh nghiệm về lĩnh vực này mà vẫn làm cán bộ cấp cao, cán bộ quản lý thì tất yếu sẽ tạo nên sự hỗn loạn giống như anh em ta hay nói: nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại
  6. huynamck

    huynamck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác nhé. mấy cái bác nói ra đúng mà, sao lại sợ bị túm cổ
  7. eazy123

    eazy123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm cho bác, tin này thì đã được báo đưa, nhưng nó khá tốt vào lúc này, đó là lúng túng trong chính sách tiền tệ:

    Những ?olạc điệu? của lãi suất (Hải Lý - Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 31-2007 (867))

    Lãi suất đang chuyển động nhanh và dự báo những bước ?olạc điệu? khó ngờ khiến cả người gửi tiền và huy động vốn khó tính toán. Cuối tháng 12 năm ngoái, đầu tháng 1 năm nay, vào lúc tiền đồng khan hiếm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh, sau đó ?obình chân? xung quanh mức 5%/năm. Cuối tháng 6-2007 khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng dự trữ bắt buộc, lãi suất qua đêm vọt lên 7%/năm. Nhưng từ đó đến nay, lãi suất qua đêm lại rơi tự do, chỉ còn 3,5-4%/năm, thấp hơn cả lãi suất cho vay qua đêm của đồng đô la Mỹ là 5,25%/năm (điều chưa từng xảy ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam nhiều năm qua). Các ngân hàng đang thừa tiền, nguồn cung tiền đồng chưa bao giờ dồi dào như vậy. Trong khi đó lãi suất tiền gửi cả bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam của nhiều ngân hàng lại đang tăng.

    Linh hoạt vốn nước ngoài

    Mặc dù phải cạnh tranh với kênh chứng khoán, đặc biệt các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của một số doanh nghiệp lớn, nhưng ngân hàng vẫn là nơi thu hút một lượng vốn khổng lồ trong dân. Tính đến 30-6-2007 số dư vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM lên tới 377.500 tỉ đồng, tăng 32% so với cuối năm 2006; số dư cho vay 292.400 tỉ đồng, tăng 27,2% (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước TPHCM). Theo các ngân hàng, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cả trong và ngoài nước đều tăng mạnh. Các quỹ đầu tư nội địa và nước ngoài đang tích trữ một lượng tiền đồng khá lớn trong tài khoản chờ giải ngân. Một phần của lượng tiền này tạm thời được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ đã giảm so với đầu năm, nhưng vẫn còn tương đối cao, trung bình khoảng 7,3-7,5%/năm tùy loại.

    Mặt khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục đổ vào Việt Nam dù chỉ số VN-Index những tháng qua sụt giảm. Ngoài việc ?omai phục? các đợt IPO, các cổ phiếu mới lên sàn, sự giảm giá các cổ phiếu niêm yết, vốn đầu tư tài chính nước ngoài đang trở nên vô cùng linh hoạt, nhất là trong điều kiện nó có thể chuyển ra chuyển vô bất cứ lúc nào mà không gặp trở ngại nào liên quan đến các quy định quản lý ngoại hối. Mặt khác, nó đang ?okhai thác? thành công sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng.

    Thừa vốn khả dụng tiền đồng, song hầu hết các ngân hàng đều không hạ lãi suất huy động tiền gửi nhằm giữ chân khách hàng. Thậm chí những khách hàng tổ chức hiện nay, khi gửi tiền vào ngân hàng, đều được hưởng lãi suất thỏa thuận vốn ít nhiều cao hơn lãi suất niêm yết công khai. Nhiều tổ chức còn đàm phán được lãi suất tiền gửi thậm chí cao hơn lãi suất tiết kiệm cá nhân. Trong khi đó mặt bằng lãi suất tiết kiệm cá nhân vẫn được đẩy lên bởi một số ngân hàng nhỏ, hoặc ngân hàng mới chuyển từ nông thôn lên đô thị. Các ngân hàng này bị áp lực về tăng tổng tài sản có và cách tăng tài sản có nhanh nhất chính là tăng vốn huy động. Nghịch lý tiền thừa, nhưng lãi suất tiết kiệm tăng đã và đang ngày càng rõ.

    ?oHy sinh? lạm phát?

    Khi dòng chảy của đô la vào Việt Nam được ?obơm? căng phồng dần dần bởi những luồng gió mới, nơi quy tụ cuối cùng của nó là quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong năm tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 7 tỉ đô la Mỹ, nâng dự trữ ngoại hối của Việt Nam vượt qua con số 20 tỉ đô la Mỹ. Để mua 7 tỉ đô la Mỹ, Ngân hàng Nhà nước đã ?otung? ra thị trường 112.000 tỉ đồng, bằng 38% tổng dư nợ hiện hành của tất cả các ngân hàng ở TPHCM. Để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải hút tiền về qua kênh thị trường mở và đấu giá các loại giấy tờ có giá. Những tháng trước, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước rút về khoảng 11.000-14.000 tỉ đồng/tuần, nhưng gần đây đã tăng lên 15.000-16.500 tỉ đồng/tuần sau khi có những dự báo không mấy lạc quan về khả năng kiềm chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Có thể từ nay đến cuối năm, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước rút về hàng tháng sẽ còn gia tăng nếu dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp gia tăng tốc độ chảy vào Việt Nam.

    Sự biến động của lãi suất, như vậy, sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Nếu ?ohy sinh? lạm phát một cách thích hợp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế như chỉ tiêu Quốc hội đề ra, gia tăng ?obơm? vốn cho các dự án, ?omở phanh? tín dụng, cộng thêm nhu cầu vốn cao vào cuối năm, thì lãi suất tiền đồng sẽ tăng. Trong trường hợp lạm phát được kiểm soát chặt, dự trữ bắt buộc được duy trì, tăng trưởng tín dụng bị ép phải hạ xuống, lãi suất sẽ ít có điều kiện ?otự do hoành hành?.

    Song dầu phương thức điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo hướng nào, dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục khẳng định vai trò ?obành trướng? và ngày càng chủ động của nó trên thị trường tài chính. Dòng vốn này biết chảy vào chỗ trũng theo những quy trình mang lại lợi nhuận đã được nó thiết lập và thể hiện ở nhiều thị trường mới nổi. Chỉ cần một số dấu hiệu cho thấy quy trình không diễn ra như ?olập trình? nó sẽ lập tức quay đầu chảy trở ra bên ngoài. Một phương thức điều hành khôn ngoan sẽ không phải là ngăn dòng chảy, mà là hướng nó chảy vào những nơi mà nền kinh tế đang cần và tạo điều kiện cho nó trụ lại lâu dài ở đó.


    Xiết hay thả lỏng tín dụng?

    Câu hỏi đang được quan tâm hiện nay là liệu các ngân hàng có thể chịu đựng tình trạng tiền thừa, lãi suất tăng trong bao lâu? Đã manh nha hai xu hướng. Một số ngân hàng cẩn trọng bắt đầu xiết nợ tín dụng, giảm tốc độ cho vay cũng như lượng vốn cho vay. Lý do của họ: an toàn là trên hết! Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu nói: ?oChúng tôi vẫn nhận được 30-40 hồ sơ đề nghị vay vốn/ngày, số tiền vay mỗi hồ sơ cũng tăng lên, nhưng giải quyết cho vay hạn chế?. Ông cho biết các doanh nghiệp đang mở rộng quy mô làm ăn, doanh số tăng nhanh nhưng bộ máy điều hành và nhân lực thì vẫn thế. Sự khập khiễng này rất rủi ro bởi đến một lúc nào đó quy mô lớn quá nhanh sẽ vuột khỏi trình độ điều hành không theo kịp. ?oCác doanh nghiệp giống như lái xe đường trường, trên đà gia tăng tốc độ, không biết sợ hãi, chỉ thấy cảm giác sung sướng ở tốc độ cao. Nhưng nếu không làm chủ tay lái tốt, kịp thời, đến lúc nào đó sẽ xảy ra tai nạn. Đụng xe ở tốc độ 50 ki lô mét/giờ sẽ khác ở tốc độ 100 ki lô mét/giờ? - ông ví von. Đó là từ phía doanh nghiệp. Còn từ phía cơ quan quản lý, thì có vẻ không có thời gian và không muốn khám kỹ, định bệnh chuẩn xác, chỉ thích cho uống kháng sinh liều cao. Thí dụ rõ ràng nhất là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về cho vay chứng khoán. Một chỉ thị, kèm theo hai văn bản hướng dẫn, nhưng nhiều tổ chức tín dụng và khách hàng vẫn chưa thông!

    Những ngân hàng thuộc nhóm xu hướng thận trọng trên sẽ phải gia tăng mảng dịch vụ, kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng, dừng tăng lãi suất để đảm bảo lợi nhuận không bị ảnh hưởng. Đối với họ, khả năng phải tính lại tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là điều có thể xảy ra.

    Trong xu hướng thứ hai, nhiều ngân hàng vẫn đang hoàn tất kế hoạch tăng vốn và qua đó gia tăng hạn mức cho vay đối với một khách hàng. Họ chủ trương đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp được phỏng đoán sẽ tăng đáng kể trong quí 4. Không loại trừ tốc độ gia tăng tín dụng của các ngân hàng sẽ đuổi kịp tốc độ gia tăng vốn huy động. Như vậy về tạm thời, nguồn vốn thừa sẽ được tiêu thụ, nhưng lại đặt ra vấn đề về kiểm soát tín dụng và chất lượng tín dụng, vốn là căn bệnh triền miên lâu nay mà các định chế tài chính quốc tế thường khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước phải mạnh tay.


  8. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.573
    đến lúc này rồi mà vẫn ko có động thái gì từ các quan chóp bu cả, nếu ngày 8/8 tới đây khai trương Hose, một sự kiện có thể nói là lớn nhất trong năm nay và lớn đối với TTCKVN mà vẫn ko tiến triển gì, vẫn ko có động thái nào chấn chỉnh những yấu kém, sai lầm thì tôi sẽ bỏ CK, thất vọng quá rồi

    Các bác nào có Cp thì giữ qua ngày 8/8 và hết tuần này đi, xác suất ăn được là 60/40, coi như canh bạc cuối cùng



    Được namoon sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 06/08/2007

Chia sẻ trang này