Sạt nghiệp vì Chứng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MiuBang007, 07/11/2017.

2643 người đang online, trong đó có 152 thành viên. 01:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 157525 lượt đọc và 519 bài trả lời
  1. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.483
    Kết quả sau 3 năm bán chui đây: Bán chuẩn không cần chỉnh!
    [​IMG][​IMG]
    qhi thích bài này.
  2. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.483
    Nguyên Chủ tịch HĐQT KSA gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư chờ ra tò:
    Viện KSND TP Hà Nội vừa ra cáo trạng truy tố bị can Phạm Thị Hinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (Công ty KSA) và Công ty cổ phần chứng khoán VSM (Công ty VSM).
    Các đồng phạm, gồm: Nguyễn Anh Tuấn, Trần Hồng Ngọc, cùng trú tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội và Nguyễn Trọng Hùng , trú tại quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
    Theo cáo trạng, cuối năm 2015, để thực hiện việc tăng vốn điều lệ của Công ty KSA, Phạm Thị Hinh đã phát hành thêm hơn 56 triệu cổ phiếu KSA chào bán.


    [​IMG]
    Các đối tượng Tuấn, Hinh, Hùng.

    Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán. Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Thấy vậy, Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản để thực hiện giao dịch chéo nhằm tăng giá cổ phiếu, tăng tính thanh khoản.
    Để thực hiện hành vi nêu trên, Hinh đã chỉ đạo Trần Hồng Ngọc, nhân viên Công ty VSM lập ra 69 tài khoản. Hinh cũng thỏa thuận với Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Trọng Hùng (đều là cựu nhân viên Công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng 69 tài khoản trên liên tục thực hiện việc mua, bán chứng khoán KSA để tạo cung cầu giả tạo trên thị trường nhằm thu hút các nhà đầu tư.
    Bằng cách này, tính từ cuối năm 2015 đến ngày 8-7-2016, các bị can đã gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng.
    Ngoài ra, 3 công ty chứng khoán gồm Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí cho vay đối với các tài khoản do Hinh, Ngọc, Tuấn sử dụng giao dịch chéo cũng bị thiệt hại hơn 761 triệu đồng.
    Đến nay, có 124 bị hại yêu cầu các bị can phải liên đới bồi thường số tiền hơn 3 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán cũng có đơn yêu cầu số tiền trên.
    Cơ quan tố tụng xác định, bị can Phạm Thị Hinh là người chủ mưu, khởi xướng và tích cực thực hiện hành vi phạm tội.
    Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội cũng xác định, việc bị can Hinh thực hiện hành vi theo cá nhân, không thông qua HĐQT Công ty KSA và Công ty VSM nên 2 doanh nghiệp này không phải chịu trách nhiệm liên đới.


    (Theo Đào Minh Khoa)
    m.ber65 thích bài này.
  3. luotcungcamap

    luotcungcamap Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    4.591
    Ck giờ lừa được ai nữa
  4. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.483
    Thi thoảng soi đồ thị thấy vẫn lừa tốt đấy. Khó định giá theo sách vở thông thường lắm. Bảo trọng.
  5. luotcungcamap

    luotcungcamap Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    4.591
    CK kém hấp dẫn rồi
    Ít người chơi
  6. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.483
    Lo sốt vó vì margin
    (Tác giả Người quan sát)

    (ĐTCK) Tổng giám đốc một doanh nghiệp niêm yết 2 ngày nay chạy đôn chạy đáo, lo sốt vó vì công ty chứng khoán sau “hiệu ứng FTM” (cổ phiếu FTM bị cắt margin do có dấu hiệu bị làm giá) đã rà soát lại toàn bộ danh mục cho vay ký quỹ (margin) và thực hiện thông báo cắt margin đối với một số mã cổ phiếu.
    Trong trường hợp này, nhà đầu tư buộc phải trả tiền vay cho công ty chứng khoán và nhận lại cổ phiếu, nếu không thực hiện được, lệnh bán tự động sẽ lập tức tung ra. Giá cổ phiếu sụt giảm, rất có thể tạo ra cơn địa chấn ở những công ty chứng khoán khác, cắt margin và bán ra cổ phiếu, trong khi bản chất hoạt động doanh nghiệp không có biến động lớn.
    Hệ lụy với doanh nghiệp khi cổ phiếu liên tục giảm giá là các đối tác, ngân hàng, trái chủ lập tức liên hệ và có thể áp dụng các biện pháp mạnh tay để có được sự an toàn. Lúc này mới là khủng hoảng và cơn ác mộng thật sự của doanh nghiệp, vì “dòng máu” bị cắt hoặc trục trặc, lập tức doanh nghiệp ốm nặng, thậm chí là bị đánh gục.

    Có lẽ quá thấm thía bài học từ FTM mà lãnh đạo doanh nghiệp trên phải lo xa, nhưng những vụ việc này cho thấy tình trạng rủi ro liên quan đến margin trên thị trường chứng khoán hiện nay.

    Không ít doanh nghiệp đã chơi “dao 2 lưỡi”, sử dụng đòn bẩy margin để đẩy giá cổ phiếu tăng, tạo thương hiệu, hình ảnh trên thị trường, nhằm tiếp cận nhà băng, nhà đầu tư hoặc các đối tác khác. Giá cổ phiếu tăng trong trường hợp này không đến từ nền tảng của doanh nghiệp tốt, hay thị trường chung tăng trưởng khiến các nhà đầu tư đại chúng mua vào.
    Cũng đã có không ít thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) giá trị hàng trăm tỷ đồng, bên mua vay tiền thanh toán cổ phần, sau đó sử dụng chính cổ phần mua được ký quỹ tại công ty chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu lên để lấy tiền trở lại. Có những mã chứng khoán râm ran trong giới đầu tư rằng, sau M&A, giá cổ phiếu được đẩy lên gấp đôi, gấp ba thì tiền vay từ công ty chứng khoán đủ để bên mua thanh toán tiền mua cổ phần.
    Có những thời điểm, nhiều nhà đầu tư lớn, bao gồm các chủ doanh nghiệp, sử dụng nguồn vốn vay từ các công ty chứng khoán cho phần cổ phiếu của chính mình.
    Ðiều này khiến dư nợ cho vay tăng, nhưng lượng cho vay đến khách hàng cá nhân có giao dịch tạo ra sự sôi động cho thị trường, hầu như không có.
    Nhưng người tính không bằng trời tính, sự biến động của thị trường và những sự cố khó lường xảy ra có thể là đòn quay bất ngờ đập lưng doanh nghiệp niêm yết.
    Trong trường hợp doanh nghiệp chạy đôn chạy đáo đã nêu, các trái chủ là tổ chức nước ngoài đang xem xét giải ngân hợp đồng trái phiếu có thể ngưng hợp tác, ảnh hưởng tới dòng tiền và tiến độ triển khai các dự án.

    Hiện dư nợ margin tại các công ty chứng khoán được ước tính vào khoảng 50.000 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là trên thị trường có bao nhiêu doanh nghiệp sử dụng bài tính margin và chứng khoán hóa cổ phiếu để làm đòn bẩy kích hoạt hoạt động doanh nghiệp?
  7. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.483
    Hàng cơ bản một thời lẫy lừng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    luotcungcamapwalls thích bài này.
  8. ThichCoBac

    ThichCoBac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    3.389
    Ngắm bắn CTD khi về 5x, HBC quanh mệnh, ra đi để trở về và ngược lại thôi
  9. minhlinhtinh

    minhlinhtinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    3.665
    Mỗi lần nhìn thấy skg lại thấy run sợ.

    Sau đi kiên giang chắc cũng ko dám lên tàu skg sợ nó lật bỏ mama :(
  10. luotcungcamap

    luotcungcamap Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    4.591
    Đã biết thế nào là đổi giấy lấy tiền chưa

Chia sẻ trang này