SGN - Dành cho cổ đông và NĐT quan tâm SGN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DavisDoublePLay, 15/12/2023.

4728 người đang online, trong đó có 638 thành viên. 08:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 123661 lượt đọc và 482 bài trả lời
  1. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Diễn biến gần đây,

    ACV, SCS được nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect, DNSE, .. và các hội nhóm + media đưa tin khuyến nghị trong thời gian gần đây nên lý giải phần nào có lượng tiền lớn đổ vào.

    Ngoài ra, một số phản hồi cho rằng định giá SGN cao quá. Thực ưh?

    Để xem có cao không nhé.

    LNST năm 2024 của SGN ước thận trọng đạt 322 tỷ. Trừ đi khoảng 8% trích vào Quỹ KTPL và thưởng BĐH thì LNST 2024 còn lại thuộc về cổ đông là 296 tỷ. Tương đương với EPS Forward 2024 = 8800 đ/cp. Cổ tức tiền mặt ước đạt tối thiểu 50% EPS = 4400 đ/cp. Bookvalue 2024 = 37.000 đ/cp, ROE = 34%.

    Với giá hiện tại 69.000 đ/cp thì mức tỷ suất sinh lợi E/P = 13%, tỷ suất cổ tức tiền mặt = 7.5%, rất hấp dẫn cho công ty có MOAT và đang trên đà phục hồi, tăng trưởng và cất cánh. Cho nên ở mức giá này là một món hời khó có được trong môi trường lãi suất thấp như hiện nay (gửi TK 12 tháng ngân hàng là 5%), trừ khi có sự kiện tương tự Covid xảy ra.

    Với tốc độ tăng trưởng tương lai g = 15%/năm, bạn nghĩ thị trường sẽ chấp nhận PE của SGN là bao nhiêu? Câu hỏi này dành cho những NĐT giá trị + tăng trưởng, họ biết mức nào hợp lý.

    Mình mạn phép đề xuất PE =10, thì với EPS Forward 2024 = 8800 đ/cp, ta kỳ vọng giá cổ phiếu SGN sẽ là 88.000 đ/cp vào cuối 2024. Nhưng tầm mắt của mình phóng xa hơn cơ :)
    Focushd thích bài này.
  2. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Thông tin cập nhật,

    Việc thời tiết sương mù tại miền bắc ảnh hưởng đến lịch trình các chuyến bay đã buộc các hãng phải điều trên 300 chuyến bay rỗng về sân bay Tân Sơn Nhất để nhanh chóng giảm ùn tắc tại sân bay này. https://quochoitv.vn/hon-300-chuyen...ach-bi-kt-lai-san-bay-tan-son-nhat-209904.htm

    Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cơ bản đúng tiến độ, Thủ Tướng nhấn mạnh phải đưa công trình vào khai thác kỷ niệm cột mốc 50 năm thống nhất đất nước vào 2025. https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tu...t3-san-bay-tan-son-nhat-20240212175726251.htm

    Thủ tướng: Sân bay Long Thành đã vào khuôn, giờ chỉ còn kiểm soát tiến độ. Thời tiết mùa khô năm nay ít mưa, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng. https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tu...i-con-kiem-soat-tien-do-20240213152504486.htm

    Tiếp tục là những con số kỷ lục về số lượng hành khách phục vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất trong dịp tết. https://dantri.com.vn/xa-hoi/khach-...-dong-ky-luc-mung-5-tet-20240214090344501.htm

    Tốt lành cho SGN và SAS :)
    hoangoDeliver thích bài này.
  3. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Bài phân tích hoàn chỉnh về SGN để dễ theo dõi và phản biện.

    1. Mô hình kinh doanh

    SGN tên đầy đủ là CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn. Thành lập năm 2004 được chuyển đổi từ Trung tâm dịch vụ Hàng không thuộc ACV. Năm 2014, SGN tiến hành IPO. Hoạt động kinh doanh của SGN rất tập trung nên dễ phân tích. Chỉ gói gọn trong mảng Phục vụ Mặt đất. Có thể xem ảnh bên dưới để biết Dịch vụ mặt đất bao gồm những gì.
    [​IMG]

    Ngoài địa bàn tại Tân Sơn Nhất và Chi nhánh tại Sân bay Đà Nẵng (thành lập 2015), thì SGN còn có một công ty con (sở hữu 51% vốn) hoạt động tại Sân bay Quốc tế Cam Ranh.

    Trước đây, SGN có chi nhánh tại Cam Ranh, nhưng cổ đông của CRTC (Công ty sở hữu Sân bay Quốc Tế Cam Ranh) gồm nhiều bên IPP (55%), VietJet (10%), Nasco Logistics (15%) và ACV (chỉ sở hữu 10%). Cho nên để hoạt động tại đây, năm 2016 SGN phải đóng cửa chi nhánh Cam Ranh và thành lập pháp nhân mới, chia sẽ lợi ích với các bên. Và điều này cũng tương tự với VIAGS. Công ty phục vụ mặt đất của Vietnam Airlines muốn hoạt động tại Sân bay Cam Ranh đã phải góp vốn thành lập công ty mới. Đó là Cty TNHH Dịch vụ Mặt Đất Hàng Không (AGS), VIAGS chỉ sở hữu 49%, còn CIA nắm 51%.

    Qua đây có thể thấy các công ty muốn hoạt động tại sân bay phải gắn chặt với lợi ích của tổ chức (cổ đông) sở hữu sân bay đó.

    Đối thủ cạnh tranh với SGN tại các địa bàn này là VIAGS (Công ty phục vụ mặt đất của Vietnam Airline nắm 100% vốn). Vì hoạt động theo kiểu độc quyền đôi, nên bao năm qua 2 ông này vẫn vui vẻ nắm tay nhau cùng tiến. VIAGS thì phục vụ HVN và ước chừng 50% các hãng quốc tế. SGN thì phục vụ VJC, Vietravel và ước chừng 50% các hãng quốc tế.

    Sản lượng hành khách + hàng hóa thông qua số chuyến bay cất và hạ cánh tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh mà tăng thì doanh thu SGN tăng. Số lượng các tàu bay của nước ngoài nhiều hơn sẽ tốt hơn. Vì phí phục vụ hãng bay nước ngoài cao hơn nội địa, biên lợi nhuận cao hơn. Các hãng bay là đối tượng chịu phí. Nghĩa là SGN thu tiền các hãng bay, chứ không thu trực tiếp của hành khách. Các mức thu đều theo khung giá quy định của Cục Hàng Không Việt Nam.

    Sau đây là bảng tổng hợp dòng tiền,
    [​IMG]

    và KQKD của SGN qua các năm
    [​IMG]

    Giai đoạn 2019 về trước được gọi là trước Covid. Doanh thu và lợi nhuận của SGN đang tăng trưởng liên tục hai con số. Dòng tiền thu về dồi dào, công ty đã mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông cũng rất hậu. Kết hợp cả cổ tức tiền và cổ phiếu, đây là kiểu chi trả cổ tức mình rất thích. Cho đến khi… Covid đến.

    Trong giai đoạn cả nước, cả thế giới chiến đấu với Covid năm 2020 – 2022, không có chuyến bay chở người đi lại. Doanh thu lợi nhuận của Công ty sụt giảm là điều dễ hiểu. Điều đáng ghi nhận là công ty vẫn có doanh thu và lợi nhuận dương, dòng tiền hoạt động kinh doanh vẫn ổn. Chủ yếu nhờ vào việc phục vụ các chuyến bay vận tải hàng hóa. Trong thời gian này công ty cũng hoàn thành kế hoạch đầu tư thay thế/bổ sung trang thiết bị. Vẫn đảm bảo dòng tiền cổ tức chi trả cho cổ đông. Không hề vay nợ, những chuyện này được thực hiện bởi vốn tích lũy. Xuất sắc.

    Và bây giờ là giai đoạn phục hồi, 2023 đánh dấu một năm phục hồi mạnh mẽ. Các chuyến bay nội địa đã phục hồi như mức trước dịch. Các chuyến bay quốc tế thì chưa. Cho nên đây cũng là room tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong năm 2024 của SGN. Vì chuyến bay quốc tế có phí phục vụ và biên lợi nhuận cao hơn nội địa. Và kể từ Quý 2/2023, công ty cũng đã tăng phí phục vụ một số khách hàng. Nhưng không rõ mức tăng chi tiết như thế nào. Nhìn qua biên lợi nhuận gộp thì rõ ràng là có cải thiện.

    Tàn dư khó khăn của dịch bệnh cũng được công ty xử lý trong năm 2023, bằng việc công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi lên đến 61 tỷ (của BamBoo Airway 55 tỷ và Vietravel 6 tỷ) ngay trong Quý 4/2023. Chính điều này đã hãm KQKD của năm 2023 lại bớt. So với kế hoạch doanh thu 1280 tỷ, LNST 205 tỷ, cổ tức 2500 đ/cp. Thì kết quả thực hiện là 1455 tỷ đồng doanh thu, 227 tỷ LNST. Nếu không tính khoản dự phòng đã trích thì LNST sắp sĩ 280 tỷ. Cổ tức tiền mặt cũng sẽ tăng lên theo.

    Về các khoản dự phòng, chúng ta có thể yên tâm là không còn ảnh hưởng xấu đến KQKD 2024. Có chăng là hoàn nhập lại được thì quá tốt. Theo báo chí đưa tin thì cũng có cửa sáng cho Bamboo Airways cơ cấu thành công, cây khô sống lại.
    [​IMG]

    Hai chi phí chính của SGN là chi phí nhân công và chi phí dịch vụ mua ngoài. Hơn phân nửa chi phí dịch vụ mua ngoài này là giao dịch với ACV. SGN thuê các trang thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ mặt đất của ACV. Tỷ lệ này giảm dần trong thời gian gần đây. VÌ SGN đã mua mới các tài sản này, thay vì phải đi thuê như trước đây.

    2. Quan trọng nhất vẫn là động lực tăng trưởng đến từ đâu?

    Đó là sự mở rộng công suất tại sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh và tăng số lượng chuyến bay cất hạ cánh, đặc biệt là của các hãng nước ngoài.
    [​IMG]

    Kế hoạch mở rộng các sân bay được gói gọn trong file ảnh đính kèm. Sân bay Tân Sơn Nhất nâng công suất từ 30 triệu lên 50 triệu hành khách/năm. Tiến độ đang được thực hiện sát sao kế hoạch. Dự kiến Q2/2025 sẽ đưa vào khai thác. Tháng 4/2023, Sân bay Cam Ranh đã hoàn thành nâng cấp, vị trí đỗ máy bay dân dụng tăng từ 10 lên 33, đảm bảo phục vụ được máy bay thân rộng. Còn Sân bay Đà Nẵng dự kiến sẽ được phê duyệt quy hoạch trong năm 2024. Song song với đó là mục tiêu của các bộ ngành thúc đẩy thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu đạt 18 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2026 (tăng 50% so với con số 12 triệu hiện nay).

    Một sự kiện quan trọng sắp tới là Sân bay Quốc Tế Long Thành đi vào hoạt động 2026 - 2027. Và những doanh nghiệp nào được phục vụ mặt đất tại đây. Chọn hai trong ba doanh nghiệp SGN, VIAGS và HGS. Dự đoán SGN và VIAGS sẽ được chọn.

    Như vậy là dung lượng thị trường còn rộng, sắp tới được mở rộng. Miễn không có doanh nghiệp khác nhảy vào đòi chia phần với SGN và VIAGS. Thì lợi thế cạnh tranh của SGN vẫn sẽ được giữ vững.

    Về giá phí dịch vụ thì được quy định theo khung giá do Cục Hàng Không Việt Nam ban hành. Cho nên dù độc quyền đôi nhưng phía công ty không thể tự tung tự tác trong việc thay đổi giá dịch vụ.

    3. Định giá SGN

    3.1.Định giá theo PE

    Định giá là sự kết hợp của khoa học lẫn nghệ thuật, mang yếu tố cá nhân trong đó. Nhận thức của con người về dòng sông sẽ khác cảm nhận của con cá sống trong đó. Và đây là thiển ý về định giá theo mình như sau:

    LNST năm 2023 của SGN đạt 227 tỷ, là do đã trích dự phòng phải thu khó đòi 60 tỷ. Nếu không có khoản trích lập này thì LNST năm 2023 đạt khoảng 280 tỷ.

    Forecast mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 là 15%. (Con số 15% thì tùy vào sự lạc quan, bi quan, thiên kiến của mỗi NĐT mà sẽ chấp nhận mức này, hoặc cao hoặc thấp hơn)

    Lấy con số 280 tỷ này cộng thêm 15%, bằng 322 tỷ là con số LNST năm 2024 của SGN. Trừ đi khoảng 8% trích vào Quỹ KTPL và thưởng BĐH thì LNST 2024 còn lại thuộc về cổ đông là 296 tỷ. Tương đương với EPS Forward 2024 = 8800 đ/cp. Cổ tức tiền mặt ước đạt tối thiểu 50% EPS = 4400 đ/cp. Bookvalue 2024 = 37.000 đ/cp, ROE = 34%.

    Giá bao nhiêu là mắc, bao nhiêu là rẻ? “Nghịch đảo, luôn luôn nghịch đảo" - nhà toán học Carl Jacobi,

    Giả sử giá SGN là 60.000 đ/cp thì mức tỷ suất sinh lợi E/P = 15%, tỷ suất cổ tức tiền mặt = 7.5%, rất hấp dẫn cho công ty có MOAT đang trên đà phục hồi, tăng trưởng và cất cánh. Cho nên ở mức giá này là một món hời khó có được trong môi trường lãi suất thấp như hiện nay (gửi TK 12 tháng ngân hàng là 5%), trừ khi có sự kiện tương tự Covid xảy ra. Còn khi lãi suất ngân hàng lên đến 10%/năm, thì các tỷ suất sinh lời này trông sẽ không còn hấp dẫn nữa. Mọi thứ chỉ là tương đối.

    Vậy với mức giá hiện nay 69.000 đ/cp thì sao? (Mình mua vào ở vùng giá 65).

    Dự đoán một vài kịch bản khác có thể xảy ra để xác định các mức min-max lợi nhuận, vùng kết quả định giá cũng thay đổi theo:

    (a) hoàn nhập một phần hoặc toàn bộ 60 tỷ đã trích lập thì LNST sẽ được cộng thêm tương ứng, có thể đạt 380 tỷ, xác suất xảy ra thấp;

    (b) kịch bản xấu hơn là trích lập tiếp 40 tỷ phải thu còn lại, LNST đạt 282 tỷ, xác suất xảy ra thấp.

    Bằng cách này mình biết được mức giá nào là quá cao, mức giá nào thì hấp dẫn.
    [​IMG]

    Còn để định ra một mức giá hoặc vùng giá cụ thể vào thời gian nhất định, thì mình đề xuất như sau:

    Với tốc độ tăng trưởng tương lai g = 15%/năm, bạn nghĩ thị trường sẽ chấp nhận PE của SGN là bao nhiêu?

    Mình mạn phép đề xuất PE =10, thì với EPS Forward 2024 = 8800 đ/cp, ta kỳ vọng giá cổ phiếu SGN sẽ là 88.000 đ/cp vào cuối 2024. Nhưng tầm mắt của mình phóng xa hơn cơ.

    Thấu hiểu doanh nghiệp bạn muốn mua, biết mức giá bạn muốn trả, cơ hội sẽ đến.

    3.2.Các KEY sẽ làm thay đổi căn bản định giá

    Tiến độ của Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành. Tương lai xa hơn là mở rộng thêm công suất tại sân bay Đà Nẵng và Cam Ranh. Khả năng SGN hoạt động tại đây và số doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất cạnh tranh trực tiếp với SGN.

    Khả năng hiện diện của VJGS tại Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất và Long Thành trong tương lai. Khi nào xảy ra một trong các sự kiện này thì cần đánh giá lại con hào kinh tế mà SGN đang sở hữu.

    Sự tăng trưởng hành khách đi máy bay nói chung, khách quốc tế nói riêng và số lượt cất hạ cánh tại các sân bay.

    Biến động mức giá dịch vụ đang áp dụng với VietJet. Vì Doanh thu từ VietJet chiếm hơn 1/3 tổng doanh thu.

    4. Những điều quan trọng khác,

    4.1.Về cơ cấu cổ đông

    SGN xuất thân là Trung tâm Phục vụ Mặt đất của ACV, tách ra thành công ty và IPO vào năm 2014. Cơ cấu cổ đông khi cổ phần hóa như sau: ACV sở hữu 51%, Người lao động và công đoàn nắm 10.5%, Bán cho NĐT chiến lược 19.25%, bán đấu giá ra công chúng 19.25%. (Thông tin thêm: Bán đấu giá cổ phần của SGN có sức hút rất lớn. Số cổ phần đem bán đấu giá là 2.7 triệu cổ, khối lượng đăng ký đấu giá lên tới 40 triệu cổ. Giá khởi điểm là 12.400 đ/cp, giá trúng bình quân là 45.000 đ/cp)

    Tại thời điểm 31/12/2023, ACV sở hữu 48%, VietJet sở hữu 9% và America LLC vừa tăng sở hữu trong thời gian gần đây lên 14%. BLĐ nắm 1.3%. Tổng là 73% VĐL của SGN. Nhưng họp ĐHCĐ thì tỷ lệ cổ phần luôn trên 90% VĐL. Cho nên còn nhiều cổ đông làm “quân xanh, chân gỗ” đằng sau.
    [​IMG]

    Nói về cơ cấu cổ đông của SGN thì có thể ví von như thế này. Gần 99% VĐL của ACV là do Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước nắm giữ. Lợi ích của ACV gắn liền với lợi ích Nhà nước. Lợi ích Nhà nước thì mọi người vẫn hay nói là cha chung không ai khóc. Cho nên lợi ích của ACV tại SGN cũng chẳng ai quan tâm, trừ khi anh làm bậy. Đối với ACV, chỉ cần SGN làm tròn trách nhiệm bổn phận, tuân thủ quy định về việc DN có vốn góp của Nhà nước là được. Không cần bành trướng làm gì. Hành động ACV giảm sở hữu từ 55% xuống còn 48% vào năm 2016, từ công ty con thành công ty liên kết, thì cũng giống như anh đã chuyển hộ khẩu của đứa con ra khỏi nhà vậy. Mình cho rằng động cơ thúc đẩy SGN tiến lên là lợi ích của nhóm cổ đông tư nhân còn lại.

    VietJet như người mẹ nuôi của SGN. Mong muốn con lớn khôn nên người. Nhưng bù lại con phải thương yêu, chăm sóc cho mẹ nuôi. Tỷ lệ sở hữu của VietJet tại SGN phải đủ lớn. Vì lợi ích không đủ lớn thì VJ sẵn sàng ngừng cấp dưỡng cho SGN. Hạ sinh đứa con ruột VJGS. Chứ chẳng lẽ tôi nuôi anh khôn lớn để anh đẩy tôi ra ngoài đường, cho tôi ăn miếng bánh chỉ 10% àh?

    Anh America LLC này thì là Quỹ đầu tư. Lợi ích tài chính đặt lên hàng đầu. Mục đích America LLC gia tăng sở hữu tại SGN trong thời gian gần đây là đầu tư hưởng cổ tức + ăn chênh lệch giá. Hoặc có là quân xanh cầm hàng cho bên nào đó thì cuối cùng cũng chuyển nhượng lại theo thỏa thuận từ trước. Không loại trừ khả năng America LLC sẽ bán cp SGN lại cho VietJet. (Chỉ là suy đoán, đợi ĐHCĐ thường niên sắp tới nếu America LLC không tiến cử người đại diện vào HĐQT thì xác nhận)

    4.2.Dự đoán về Kết quả đấu thầu dịch vụ mặt đất tại Sân bay Long Thành

    Về 3 nhà thầu vào vòng chung khảo để tham gia phục vụ mặt đất tại Long Thành gồm VIAGS, SGN và HGS.

    Trong đó, VIAGS là 100% vốn của HVN. SGN thì là con nuôi của ACV và VJC.

    Còn HGS có cơ cấu cổ đông phân mảnh, ACV chỉ còn sở hữu 20% tại HGS. CTCP cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo dưỡng hàng không (30%); CT TNHH TM và DV ATS Việt Nam (25%); CTCP ĐTTM và DVHK Thủ đô (25%). Đó là các pháp nhân, mà đằng sau phần lớn thuộc về Chủ tịch HĐQT của HGS ông Nguyễn Tuấn Anh.

    Rõ ràng là quyền lực của HGS rất hạn chế và đã giảm đi rất nhiều. Bằng chứng là HGS chỉ được làm phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, miếng bánh càng thêm nhỏ khi VietJet được Cục Hàng Không cho phép VJGS phục vụ mặt đất tại Nội Bài.

    Nói thêm một chút là,

    vào tháng 9/2019, VietJet gửi văn bản đến Cục Hàng Không xin được tự phục vụ mặt đất tại Nội Bài và Cam Ranh. (Tại sao VJC lại không xin được phục vụ tại Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng? Đây là 2 địa bàn của SGN)

    Đến tháng 8/2020, Cục Hàng Không Việt Nam cho phép VietJet tự phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài. Chỉ Nội Bài thôi nhé. Còn Cam Ranh vẫn là của 2 ông VIAGS và SGN.

    Cho nên giờ đây, 3 ông tham gia đấu thầu tại Long Thành, chọn 2 bỏ 1. Thì kết quả cũng phần nào cũng dự đoán được.

    4.3.Nói thêm vê chính sách cổ tức

    Nghị quyết ĐHCD thường niên năm 2023, BLĐ đã tăng mức cổ tức kế hoạch từ 2000 đ/cp lên 2500 đ/cp. Con số này không cao nhưng thể hiện ý chí của ban điều hành về vấn đề cổ tức. Với EPS 2023 đạt 6200 đ/cp vượt kế hoạch, thì cổ tức thực chi hoàn toàn có thể cao hơn, DN có lịch sử chi cổ tức cao hơn kế hoạch. Xét thấy gần đây BLĐ có xu hướng phân phối hết lợi nhuận, tuân thủ quy định phân phối lợi nhuận theo NĐ 140/2020/NĐ-CP. Cho nên cổ tức 2023 có thể kỳ vọng đạt 4000 đ/cp.

    Dòng tiền tự do của doanh nghiệp cũng dư sức để chi trả cổ tức tiền mặt hằng năm > 5000 đ/cp.

    Cổ đông America LLC cũng là một tay săn cổ tức tiền mặt chính hiệu. Thường các doanh nghiệp nào có sự góp mặt của ảnh đều thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt hậu hĩnh.
    [​IMG]

    4.4.Một số chỉ tiêu tài chính theo thời gian và so sánh với Doanh nghiệp cùng ngành

    Soi số liệu về VIAGS từ báo cáo thường niên của Vietnam Airlines. Chúng ta có gì, nhân viên 4000 người, Doanh thu 1588 tỷ (năm 2022), lợi nhuận trước thuế chỉ vỏn vẹn 47 tỷ, biên LNTT = 3%. Nếu quay lại thời trước Covid thì doanh thu đạt 2204 tỷ (năm 2019), lợi nhuận trước thuế đạt 198 tỷ, biên LNTT = 9%.

    Xem bảng KQKD của SGN ở trên, rõ ràng 2000 nhân viên của SGN hoạt động hiệu quả hơn hẳn 4000 quân của VIAGS.

    5. Phần kết

    Nhận định SGN là một doanh nghiệp có con hào kinh tế sâu rộng, thị trường đang được mở rộng một cách chắc chắn. Và định giá thì có vẻ hấp dẫn. Là một sự kết hợp của giá trị + tăng trưởng + cổ tức.

    Khi Warren giảng dạy tại trường kinh doanh, ông ấy nói: "Tôi có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài chính bằng cách đưa cho bạn một tấm thẻ đục lỗ có chứa 20 lỗ, tương ứng với tất cả sự đầu tư bạn có trong suốt cuộc đời. Một khi sử dụng hết 20 lỗ đó, bạn sẽ không được thực hiện thêm một vụ đầu tư nào cả”. Thời điểm này, mình sẵn sàng sử dụng một lỗ trên tấm thẻ đó và dán tên SGN lên. Cho nên đây sẽ là một trong số ít thương vụ “cược lớn,cược đậm” của mình.

    Tuy nhiên, Mark Twain đã từng nói: “Những điều bạn không biết chưa chắc đẩy bạn vào rắc rối, mà chính những điều bạn tin chắc đúng sẽ đẩy bạn vào rắc rối”.

    Những lưu ý về cổ đông, về VJGS và thay đổi TGĐ đã được mình lưu ý ở comment đầu tiên. Nhận định của các huynh đệ thế nào?

    Lưu ý: các kết luận trong bài dựa trên suy luận từ các dữ liệu thu thập được. Hoàn toàn không có xác nhận của bên liên quan.
    91AN9, peaceNwar, pnthuat2 người khác thích bài này.
  4. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    2.622
    Tre Việt còn 33tỷ, Lư hành việt còn 11tỷ phải thu nữa. Quý 1 sẽ phải trích dư phòng hết số này?
  5. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Không quan trọng đâu huynh,
    Nhưng nếu đưa ra quan điểm về việc có trích hay không thì mình đồng tình với quan điểm của bác @Silver007 đã nêu ở các comment trước
    Nói thêm về khoản phải thu tại Vietravel, bên đấy nợ SGN 18 tỷ. Trong Quý 3/2023, kế toán trưởng SGN trích lập dự phòng 5 tỷ, trong Quý 4 dự phòng tiếp 2 tỷ (tại sao chỉ là 2 tỷ mà không trích dự phòng hết 13 tỷ?).
    Tổng số đã trích lập dự phòng là 7 tỷ. Còn lại 11 tỷ. Tại sao huynh nghĩ SGN sẽ trích lập dự phòng hết 11 tỷ này vào Quý 1/2024? Trong khi các hãng hàng không đang phục hồi tốt trong mùa cao điểm.

    Nếu nói về các khoản phải thu này thì điều quan trọng nhất đối với mình là theo dõi sự phục hồi của các hãng bay. Thấy Bamboo và Vietravel đều thuê thêm tàu bay, được tăng chuyến bay. Đó là tín hiệu tốt. Cho nên nhỡ đâu 2024 đủ điền kiện hoàn nhập số đã trích không chừng?
    https://vneconomy.vn/gap-rut-bo-sun...hcm-thue-uot-tau-bay-phuc-vu-cao-diem-tet.htm
    Chelsea00101cuibap13 thích bài này.
  6. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    2.622
    Cảm ơn bác.
    Trích dư phòng thường dựa vào số ngày nợ trừ khi có hợp đồng ...nếu không kiếm toán cũng bắt làm thôi.
  7. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Vâng, nếu huynh đi vào chi tết thì nhận định của mình như sau. Quy định vê trích dự phòng thì chắc huynh cũng nắm rồi. Theo thông tư 48/2019/TT-BTC
    "Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:

    (i) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

    + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

    + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

    + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

    + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên."

    Rồi, bây giờ nhìn vào con số Bamboo Airway còn nợ SGN tại thời điểm 31/12/2023 là 86 tỷ.
    Trong Quý 4/2023, SGN bắt đầu trích lập khoản dự phòng đầu tiên đối với Bamboo Airway,
    Đồng nghĩa mới trích dự phòng phải thu khó đòi tối đa theo quy định trong quý 4 phải là 30% x 86 tỷ = 26 tỷ. Mình gọi đây là tối đa vì trong 86 tỷ không phải toàn bộ đều quá hạn.
    Thực tế, SGN trích lập đến 53 tỷ! Cao hơn mức cần thiết. Đúng chứ? và tại sao?

    https://thuvienphapluat.vn/chinh-sa...ac-muc-trich-lap-du-phong-no-phai-thu-kho-doi
    cuibap13 thích bài này.
  8. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    2.622
    Chắc họ trích theo khoản (iii)
  9. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Theo khoản (iii) là:
    "(iii) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú;

    Khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng."

    Bamboo và Vietravel thì chưa phá sản, chưa bị khởi kiện,.. nên huynh nói căn theo điều này để trích thì không đúng.
    Anyway, BLĐ của SGN muốn trích như thế nào không quan trọng nữa. Mình đưa ra dẫn chứng chỉ để bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của bác Silver007 về việc trích lập dự phòng mà thôi.
    Và việc sử dụng bút toán dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận thì cũng không có gì quá mới :)

    cuibap13 thích bài này.
  10. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    650
    Media đưa tin liên tục, xin được cập nhật.
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm nay chủ đầu tư cần tăng tốc để năm tới bứt phá, hoàn thành sân bay Long Thành đầu năm 2026, sớm 6 tháng so với kế hoạch.
    https://vnexpress.net/thu-tuong-phan-dau-hoan-thanh-san-bay-long-thanh-truoc-6-thang-4711293.html

    Có vị huynh đệ nào thử kê lệnh bán SGN chặn giá 70 lượng lớn lớn chút, thử xem sao?
    Last edited: 15/02/2024
    kieuphong1996 thích bài này.

Chia sẻ trang này