Siêu cổ phiếu đáng đầu tư nhất 03 sàn. Tiềm năng khủng khiếp nhân 8.6 lần tài khoản.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Diamondteam, 19/05/2016.

1967 người đang online, trong đó có 786 thành viên. 22:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27554 lượt đọc và 221 bài trả lời
  1. Diamondteam

    Diamondteam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Đã được thích:
    74
    Chính là .... HLG - Tập đoàn Hoàng Long - Con rồng hoàng gia đang thức giấc.
    ROA 12%
    ROE 55%
    EPS 5.200 đ/cp
    P/E 1,5 lần
    Giá sổ sách 9k/cp
    Giá thị trường 8k/cp
    Cổ đông nội bộ nắm 75% công ty.
    Cổ đông nội bộ và thân thiết nắm 99,5% công ty.
    Nước ngoài mua vào liên tục.
    Tôi ước BCTC Q2/2016 HLG báo lợi nhuận bình thường 25 tỷ sau thuế. Cũng có khả năng ghi nhận 60 tỷ LNST trong Q2 tới.
    Và còn nhiều rất nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa khác...
    => Doanh nghiệp tăng trưởng thần kỳ được định giá bèo bọt nhất TTCK Việt Nam !
    * Có hàng hãy GIỮ CHẶT chờ tháng 07/2016 mở ra xem chốt non X2 tài khoản
    * Không chốt non thì chờ 2018 mở ra CHỐT DÀY 9 lần tài khoản
    * Chưa có HLG thì hãy MUA NGAY HLG một ít giữ chỗ trên tàu siêu tốc nhé !
    Last edited: 19/05/2016
    nvtunggliQuacker2 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Công ty Cổ phần Gemadept (Mã: GMD - HoSE) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2016.

    Năm 2016, HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu 3.700 tỷ đồng (tăng 3% so với năm trước), LNTT 430 tỷ đồng (giảm 15% so với thực hiện 2015). Kế hoạch này trên cơ sở tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi là khai thác cảng và logistics và tiếp tục thực hiện việc thoái vốn các lĩnh vực không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi khi có thể, đặc biệt là dự án trồng cây cao su, cây công nghiệp...

    Năm 2015, HĐQT đề xuất mức cổ tức 20% bằng tiền mặt. Mới đây, công ty đã công bố tạm ứng đợt cổ tức này, dự kiến thực hiện trong quý II/2016.

    Ngoài ra, ngay trước thềm ĐHCĐ, công ty cũng tiến hành phát hành cổ phiếu tăng vốn, tỷ lệ 2:1, tương đương số lượng phát hành 59,8 triệu cổ phần. Ngày chốt quyền 30/5.
  3. hoangminhtung198x

    hoangminhtung198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.223
    Vào TPP thì GMD làm không hết việc
    bluechip chia tưởng 70% mà giá 4x
    giá này không mua mà đi mua mấy con giá trên 100 như SKG,VNM,CTD là sao?
    Hài thật
    chấp FED tăng lãi suất vì GMD hưởng lợi nhờ TPP
  4. aramis01

    aramis01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2010
    Đã được thích:
    3.338
    ái chà ... ko ngờ đáy cùa HLG này năm ngoái là 2.5,giờ lên 8 rồi ... kinhb-(8-x
  5. Diamondteam

    Diamondteam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Đã được thích:
    74
    Bác mua được hồi 2x, 3x ah ? Siêu quá ! Chúc mừng bác :drm
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ngành kho vận ở Việt Nam có thể chia thành 3 phân khúc chính: vận tải và kho bãi, khai thác cảng và vận tải thủy. Hoạt động kinh doanh của các công ty kho bãi và khai thác cảng các năm qua nhìn chung khá ổn định và có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình hàng năm đều trên 15%.
    Trong khi đó, hoạt động vận tải thủy, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế toàn cầu đã cho thấy dấu hiệu chạm đáy và được dự báo sẽ hồi phục sớm.

    Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt với GDP năm 2014 cao hơn dự báo là một tín hiệu tích cực đối với lĩnh vực kho vận. Trong đó, các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến ngành như tổng kim ngạch XNK và sản lượng hàng hóa thông quan năm 2014 đều tăng ở mức hai con số, lần lượt là 12,8% và 13,5% so với năm 2013.

    Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đồng thời thu hút dòng vốn FDI đổ vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Xu hướng này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải và thuê kho bãi cũng như sản lượng hàng hóa thông qua cảng.



    [​IMG]
    Hoạt động vận tải - kho bãi


    Các công ty kho vận trong nước có xu hướng đầu tư mở rộng quy mô kho bãi, nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Thị trường kho vận hiện nay có sự phân hóa rõ rệt về thị phần của các DN kho vận nước ngoài (80%) và nội địa (20%), dù số lượng DN kho vận nội địa vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo. Gần đây, nhiều DN kho vận trong nước đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để từng bước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các công ty kho vận nước ngoài, qua đó, tiếp cận hệ thống mạng lưới khách hàng, đặc biệt là nhóm DN FDI.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, các DN kho vận nội địa cũng có những lợi thế nhất định, đặc biệt là khả năng tiếp cận quỹ đất lớn. Trong ngắn hạn, ngoài việc đầu tư cho công nghệ và chuyên môn quản lý, nhiều DN kho vận nội địa đang tận dụng lãi suất vay vốn thấp để gia tăng năng lực vận chuyển cũng như diện tích kho bãi.
    Khả năng giá xăng dầu giảm hoặc duy trì ở mức thấp trong 2015 là một yếu tố hỗ trợ đối với ngành vận tải đường bộ. Việc giảm giá cước luôn có độ trễ nhất định so với thay đổi giá nhiên liệu. Theo khảo sát của Rồng Việt, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 - 40% giá vốn của các DN vận tải đường bộ. Do đó, trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục giảm và có thể duy trì ở mức thấp trong năm 2015, các DN vận tải đường bộ nói chung sẽ có điều kiện để gia tăng biên lợi nhuận.

    [​IMG]
    Ngoài ra, chính sách siết chặt tải trọng tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh hơn cho các DN vận tải.

    [​IMG]

    Hoạt động khai thác cảng



    Phân hóa về hiệu suất khai thác có thể khiến cạnh tranh giữa các cảng ngày càng tăng. Tình trạng phân bổ nguồn cung cảng và phát triển hạ tầng giao thông liên kết không đồng đều đã tạo ra sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh doanh giữa các khu vực cảng trên cả nước. Ở khu vực miền Bắc, hiệu suất khai thác cảng của cụm cảng Hải Phòng và Đình Vũ hiện rất cao (trung bình trên 80%). Tuy nhiên, khu vực miền Bắc vẫn đứng trước khả năng cung vượt cầu khi giai đoạn 1 Dự án Cảng Lạch Huyện đi vào khai thác vào năm 2016. Bên cạnh đó, với sự ra đời của một số cảng mới như cảng Nam Hải Đình Vũ (GMD), cảng Hải Phòng 128 mở rộng (TCL), cảng Hải An (HAH) và Greenport-VIP (VSC) từ năm 2015 sẽ làm cạnh tranh trong khu vực này ngày càng gay gắt.

    Ở miền Nam, các ICD và cảng nằm gần các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và TP. HCM chiếm đến 2/3 sản lượng container thông quan cả nước. Trong đó, hoạt động của cảng Cát Lái (CLL) luôn đặt trong tình trạng quá tải khi phải thông quan hơn 80% sản lượng container ở TP. HCM. Việc đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng Tân Cảng - Hiệp Phước (tổng công suất dự kiến 500.000 TEUS/năm) từ cuối 2014 (giai đoạn 2 dự kiến giữa năm 2015) sẽ giúp giảm tải áp lực cho cảng Cát Lái, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng hàng hóa qua khu vực Cái Mép -Thị Vải, nơi có một số dự án cảng lớn đang đầu tư như cảng Gemadept Hoa Sen và Gemalink.



    [​IMG]
    Hoạt động vận tải thủy


    Ngành vận tải biển đang thoát đáy và sẽ bước vào giai đoạn phục hồi nhờ nhiều yếu tố thuận lợi: (1) nguồn cung tàu dự báo sẽ cân bằng hơn sau khi hàng loạt DN vận tải biển đã buộc phải bán bớt tàu hoặc ngừng hoạt động, (2) sản lượng hàng vận chuyển bằng đường biển dự báo sẽ tăng trưởng tốt từ năm 2015, (3) chính sách siết chặt tải trọng đường bộ giúp vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển trở nên tiết kiệm và hấp dẫn hơn, (4) giá dầu duy trì ở mức thấp là cơ hội cho DN cải thiện biên lợi nhuận và (5) môi trường lãi suất thấp giúp các DN vận tải biển vốn có dư nợ vay mua tàu cao giảm đáng kể chi phí tài chính. Tuy nhiên, việc đồng USD tăng cao trong thời gian gần đây và tình hình chính trị bất ổn trên thế giới dẫn đến rủi ro tỷ giá cho các DN có dư nợ vay bằng USD.

    Hoạt động vận tải thủy nội địa được hỗ trợ nhiều bởi chính sách. Trong giai đoạn 2010 - 2013, sản lượng hàng hóa thông quan và tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa theo đường thủy nội địa đạt mức tăng trưởng kép CAGR là 9,2% và 3,3%. Chính sách siết chặt tải trọng đang mở ra cơ hội phát triển cho hoạt động vận tải thủy nội địa do chi phí sà lan theo khảo sát chỉ bằng 1/4 cước phí xe tải. Các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DN vay vốn mua sà lan công suất lớn và chưa cho phép DN nước ngoài hoạt động tuyến thủy nội địa sẽ khuyến khích sự phát triển của các DN vận tải thủy nội địa.

    Hoạt động vận tải xăng dầu đường biển sẽ khó bứt phá (chỉ xét trong giới hạn kinh doanh của các DN niêm yết). Do các DN vận tải xăng dầu niêm yết ở Việt Nam chủ yếu là công ty thành viên Petrolimex và PVN với phần lớn đội tàu được xem như cho thuê định hạn (PVT chủ yếu là tàu dầu thô; VIP và VTO là tàu dầu thành phẩm) nên tuy đảm bảo được sự ổn định về doanh thu, nhưng các DN này không có sự linh hoạt để tăng trưởng nhanh khi thị trường thuận lợi.

    Về dài hạn, triển vọng của các DN vận tải xăng dầu nhìn chung khá lạc quan. Tốc độ tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đang tăng nhanh nhất trong khu vực, vượt mức tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong 20 năm trở lại đây và nhanh hơn cả Trung Quốc (ANZ). Thêm vào đó, năng lực lọc hóa dầu đến 2020 của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gần 10 lần, đạt khoảng 60 triệu tấn/năm với hơn 8 dự án lọc dầu mới như dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Nhơn Hội, Vũng Rô và Long Sơn…, sẽ là động lực cho sự phát triển của mảng vận tải xăng dầu trong tương lai.

    Chọn lọc DN

    Những DN thuần túy cung cấp các dịch vụ vận tải và kho bãi thường có những đặc điểm chung như lợi nhuận ổn định, tiềm lực tài chính tốt, khả năng thanh toán cao và nợ vay ít. Trong năm 2015, Rồng Việt quan tâm đến những DN có khả năng mở rộng quy mô và năng lực kinh doanh. Cụ thể, chúng tôi đánh giá cao những DN có quỹ đất để tăng diện tích kho bãi, kế hoạch gia tăng năng lực đội xe hay sà lan hàng năm, có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho khối DN FDI, khả năng ứng dụng công nghệ trong điều hành quản lý hoạt động kinh doanh và cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng.

    Trong hoạt động khai thác cảng, vị trí là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu suất khai thác của các cảng. Do đó, Rồng Việt quan tâm những cảng có vị trí gần các cụm công nghiệp, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và dịch vụ kho bãi, vận tải phát triển ở khu vực Hải Phòng, TP. HCM, Đồng Nai và Đà Nẵng.

    Về lĩnh vực vận tải biển, Rồng Việt kỳ vọng vào sự phục hồi của các DN vận tải xăng dầu có đội tàu chạy tự khai thác, tuổi tàu trẻ, hiệu suất khai thác tàu cao, cấu trúc tài chính đòn bẩy lành mạnh và nguồn khách hàng ổn định.
  7. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    HLG quý II dự kiến lãi trên 30 tỷ
    lợi nhuận từ 3 mảng mang lại
    - Thương mại dịch vụ
    - Kinh doanh Taxi hưởng lợi nhờ giá xăng thấp
    - Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản doanh thu quy II tăng mạnh
    Quacker2Diamondteam thích bài này.
    Quacker2Diamondteam đã loan bài này
  8. Diamondteam

    Diamondteam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Đã được thích:
    74
    Cảm ơn bác, thông tin chuẩn quá. Em chờ mãi mua 7 không dc, quất luôn 8 và 7x vứt đấy :))
    Quacker2hoxunaquyet68 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Cơ hội bứt phá của cổ phiếu ngành logistics từ TPP

    Năm 2015, với những kỳ vọng từ hiệp định TPP, nhóm cổ phiếu ngành logistics đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực. Năm 2016, nhiều chuyên gia dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới.
    [​IMG]
    Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong việc mở rộng hoạt động hợp tác thương mại của Việt Nam với các khu vực kinh tế lớn trên thế giới. Chính sách mở cửa đang ngày càng tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế với những kỳ vọng Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Với TPP, ngoài các ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan như dệt may, da giày, thủy sản…các chuyên gia đều nhận định việc tham gia Hiệp định này sẽ tạo ra một cơ hội bứt phá cho lĩnh vực logistics.

    Hôm qua, lễ ký kết Hiệp định TPP đã diễn ra tại Auckland, New Zealand. Mặc dù năm 2018, TPP mới có hiệu lực nhưng làn sóng đầu tư vào Việt Nam đón đầu TPP đang có sự tăng trưởng mạnh. Điểm đến của dòng vốn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Khi dòng vốn FDI rót vào ngành sản xuất Việt Nam được đẩy mạnh thì điều hiển nhiên là các doanh nghiệp logistics ngày càng có nhiều việc để làm hơn.

    Đồng thời, khi TPP chính thức được ký kết với nhiều dòng thuế về 0%, hứa hẹn sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014. Báo cáo mới đây của World Bank đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng từ nay cho đến năm 2020 là 12%/năm và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 623 tỷ USD vào năm 2020.

    Đây được xem là điều kiện tiền đề cho việc mở rộng nhu cầu vận chuyển, cung ứng, kho bãi… khiến các dịch vụ logistics phát triển mạnh.

    Sức hấp dẫn của cổ phiếu logistics

    Hiện có khoảng 39 công ty thuộc ngành logistics đang niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE chủ yếu bao gồm: khai thác cảng, vận tải dầu khí, vận tải thủy hàng rời và container, vận tải đường bộ và dịch vụ logistics.

    Trong năm 2015, với những kỳ vọng từ hiệp định TPP được thông qua, nhóm cổ phiếu ngành logistic đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng mạnh như CLL, DVP, GMD, HAH và VSC… Mặc dù thị trường có những thời điểm điều chỉnh nhưng nhìn chung nhóm này vẫn luôn có mức độ ổn định giá cổ phiếu cao nhất thị trường cho thấy nhà đầu tư thật sự đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn của nhóm cổ phiếu này.

    Bước sang năm 2016, nhiều chuyên gia chứng khoán đều dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới. Trong báo cáo “Triển vọng đầu tư 2016”, Chứng khoán BSC đánh giá cổ phiếu ngành cảng biển có tính phòng vệ cao với kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao. So sánh với các DN khai thác cảng trong khu vực, cổ phiếu ngành cảng biển của Việt Nam (ngoại trừ PHP) có P/E và P/B khá hấp dẫn. Và với tiềm năng phát triển trong năm 2016, giá cổ phiếu bình quân ngành cảng biển có thể tăng lên tương đương với mức bình quân chung của khu vực.

    BSC đưa ra đánh giá khả quan với ngành cảng biển và khuyến nghị, một số cổ phiếu có khả năng tăng trưởng cao nhờ sở hữu cảng ở vị trí đắc địa, có kế hoạch mở rộng công suất trong năm tới.

    Thời cơ bứt phá

    Nói về cơ hội của nhóm ngành logistics và làn sóng đầu tư đón đầu TPP, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo rằng môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hơn để tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực.

    Ở thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp logistics cũng đang ngày một nâng cấp và đổi mới nhằm bắt kịp xu thế tăng trưởng trên thế giới. Chẳng hạn trong quý II/2015, Gemadept hợp tác cùng vua tôm Minh Phú xây dựng trung tâm logistics tại Hậu Giang với kho lạnh sức chứa 50.000 pallets và diện tích kho thường 15.000m², vốn đầu tư khoảng 670 tỷ đồng
  10. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    Nếu logistics thì hay mua em này SWC hàng khủng dự kiến cuối năm lên 3x. các BBs, MMs đã vào hàng chỉ chờ lệnh là đẩy lên mây luôn

Chia sẻ trang này