Sự trở lại của: Bank, Chứng, Thép

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 05/10/2021.

3762 người đang online, trong đó có 418 thành viên. 11:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20343 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    - Trái ngược xu hướng bi quan của số đông, E nghĩ VNI sẽ tiếp tục tăng trong nghi ngờ ít nhất trong 10 phiên sắp tới khi thì trường tiết cung. @};-
    - Bank, Chứng, Thép sẽ là dòng chủ lực trong thời gian tới. @};-

    Đề cử:
    - Bank: Techcombank
    - Thép: Hòa Phát
    - Chứng khoán: S.HS
    ............................................
    “Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa thì quét lá đa”
    .......................................
    [​IMG]
    .................................................
    "Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu?
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau
    Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức
    Dẫu xuôi về phương Bắc
    Dẫu ngược về phương Nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh - một phương..."
    (Trích: "Sóng - Xuân Quỳnh")
    Last edited: 05/10/2021
    Cong8688, Bahung2017, vn9983 người khác thích bài này.
    Tuan2017 đã loan bài này
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ......................................
    Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp
    03-10-2021 - 22:46 PM | Tài chính - ngân hàng

    BÁO NÓI - 4:22

    [​IMG]
    Ngành tài chính ngân hàng đươc yêu cầu kịp thời ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng cho các doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.


    Chỉ thị nêu rõ, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19. Với sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tới nay dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi.

    Tại Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp đã có phản ánh và kiến nghị về các khó khăn trong sản xuất kinh doanh: Nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, phải hủy nhiều đơn hàng sản xuất trong nước, thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất, v.v...

    Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    Một là, các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động, phương án phải bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

    Hai là, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trách nhiệm là cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp trên địa bàn, khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phục hồi sản xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể (có thể hình thành nhiều tổ công tác) để triển khai kế hoạch, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ động phối hợp với Bộ Y tế để phân bổ kịp thời vaccine tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; xem xét quyết định cho mở lại một số dịch vụ cần thiết để phục vụ đời sống người lao động; phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý và thống nhất phương án di chuyển của người lao động giữa các địa phương bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tại các địa phương dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

    Ba là, Bộ Y tế khẩn trương ban hành các quy định cụ thể về giãn cách, xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động trong khu, cụm công nghiệp nhiễm COVID-19; quy định về biện pháp cách ly người tiếp xúc gần nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức phân bổ kịp thời vaccine cho các địa phương để tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kịp thời nguồn cung cấp kit xét nghiệm để các doanh nghiệp chủ động về vật tư y tế trong kiểm soát phòng, chống dịch.

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
    Vietnhat68 thích bài này.
  3. mrhome35

    mrhome35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    1.025
    Lại điệp Khúc bank chứng thép của 6 tháng đầu năm à.
    Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    Tiếp tục vòng mới khi đã đạt trạng thái cân bằng ~o)
    Vietnhat68 thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    ..........................
    Thị trường điều chỉnh về vùng hấp dẫn: Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp cùng với những thông tin từ thị trường thế giới như cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande hay những dấu hiệu của Fed cho thấy tổ chức này có thể sẽ tiến hành thắt chặt thanh khoản (“tapering”) từ cuối năm nay đã tác động đến thị trường chứng khoán trong nước. VN-Index dao động xung quanh mức 1.350 điểm và thanh khoản thị trường cũng có sự sụt giảm nhẹ với mức trung bình vào khoảng hơn 19.000 tỷ đồng/phiên trong tuần gần nhất so với khoảng 23.000 tỷ đồng/phiên trong tuần trước đó. Trong đó, những diễn biến liên quan đến ngành ngân hàng nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả bởi vai trò dẫn dắt chỉ số đã làm dấy lên những ý kiến trái chiều về diễn biến của ngành trong các tháng cuối năm 2021 cũng như 2022.

    Một số ý kiến cho rằng việc cổ phiếu ngành ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đã khiến cho định giá của ngành này không còn hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh kết quả kinh doanh (KQKD) quý III được kỳ vọng sẽ kém khả quan do ảnh hưởng của đại dịch. Trong khi đó, một luồng ý kiến khác lại cho rằng việc hầu hết các ngân hàng có sự chuẩn bị tốt trong năm 2020 nhờ KQKD tích cực, củng cố thêm bảng cân đối kế toán sẽ giúp các nhà bằng có thể đối phó với tình hình khó khăn trong quý III. Ngoài ra, nhu cầu tín dụng được kỳ vọng sẽ bùng nổ trở lại trong quý IV đến từ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất phục hồi sẽ giúp cải thiện KQKD cho cả năm 2021.

    Những khó khăn mà đại dịch Covid-19 đem đến là điều đã được dự đoán từ trước và việc các ngân hàng chịu ảnh hưởng là khó tránh khỏi do là đầu tàu của nền kinh tế, tuy nhiên theo nhận định của chuyên gia chứng khoán MBS triển vọng của ngành vẫn rất tích cực. Trong trung và dài hạn ngành ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế, ngoài ra những yếu tố vĩ mô thuận lợi như nền kinh tế tăng trưởng cao đi cùng với khối ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò ngày càng lớn trong hệ thống sẽ giúp hoạt động của ngành đạt hiệu quả cao hơn.

    Ngành ngân hàng đã có nhịp điều chỉnh từ đầu tháng 7 đến nay. Việc thị trường đang lo ngại KQKD quý III của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng dẫn đến việc quyết định bán ra cổ phiếu.

    [​IMG]
    VPBank là một trong số những ngân hàng nổi bật trên thị trường. Ảnh: VPBank.

    Từ góc nhìn định giá, có nhiều phương pháp được sử dụng, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. P/E và P/B là hai chỉ tiêu về định giá tương đối được sử dụng rộng rãi vì tính dễ hiểu và tính toán khá đơn giản.

    Với lợi nhuận trên mỗi cổ phần trong 4 quý gần nhất của VPB đạt khoảng 5.000 đồng/cp cùng với mức thị giá chốt phiên giao dịch ngày 4/10 ở mức 63.000 đồng/cp, P/E của VPB hiện tại vào khoảng 12,8. So sánh với mức P/E bình quân của 17 ngân hàng lớn nhất trên sàn vào khoảng 13,3, ta có thể thấy rằng hiện tại VPB đang có định giá rất hấp dẫn so với trung bình ngành, đặc biệt trong bối cảnh các chỉ số thể hiện mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (“ROE”) và mức sinh lời trên tổng tài sản (“ROA”) của VPBank đều thuộc nhóm dẫn đầu ngành. Mặc dù vốn chủ sở hữu của VPBank tăng lên hơn mười lần từ 2011, ROE của ngân hàng này vẫn tiếp tục nằm trong top đầu nhờ vào lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.

    Trong khi ROE năm 2020 được ghi nhận là 22% thì trong kết thúc 6 tháng đầu năm 2021 là 25,7% và trong cùng kỳ ROA đạt 3,3%, so với 2,6% năm 2020.

    Trong thời gian tới, với việc nguồn tiền từ thương vụ FE Credit (gần 1,4 tỷ USD) được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của VPBank cùng với lợi nhuận giữ lại từ hoạt động kinh doanh trong năm 2021 và phát hành riêng lẻ 15% thành công cho đối tác chiến lược, quy mô vốn chủ sở hữu của VPB được kỳ vọng sẽ đạt khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương mức giá trị sổ sách hơn 42.000 đồng/cp. Với mức thị giá vào khoảng 63.000 đồng/cp, mức P/B hiện tại của VPB vào khoảng 1,5, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành ngân hàng ở mức 2,2x.

    Thông qua việc định giá tương đối với chỉ số P/E và P/B, có thể thấy VPBank là một điểm sáng trong khối ngân hàng tư nhân với thế mạnh vượt trội từ tầm nhìn chiến lược được hiện thực hoá và kết quả kinh doanh vượt trội. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng vạch ra và hoàn thiện các kế hoạch phát triển cũng như mở rộng quy mô trong tương lai với nhiều mục tiêu cụ thể như top đầu về vốn chủ sở hữu, dẫn đầu về vốn điều lệ và trở thành top 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Với nội tại vững vàng và định giá còn rất hấp dẫn, có thể kết luận những biến động trong ngắn hạn của thị trường chính là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng vị thế, hướng đến những phần thưởng lớn lao hơn trong dài hạn.
    https://ndh.vn/ngan-hang/thi-truong...-dau-tu-co-phieu-nganh-ngan-hang-1301040.html
    Vietnhat68 thích bài này.
  6. mrhome35

    mrhome35 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2020
    Đã được thích:
    1.025
    Thấy anh em bảo bank nợ xấu cao lắm nhưng hôm nay tpb ra tin nợ xấu xấp sỉ 1% giảm mạnh so với cùng kỳ, tăng trưởng tín cao, độ phủ nơi xấu hơn 2 lần, lợi nhuận tăng mạnh. thế là sao bác nhỉ, thông não e chút.
    https://m.cafef.vn/tpbank-cong-bo-k...g-tang-15-trong-9-thang-20211005161724432.chn
    Tinhledt thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    .............................
    Lượng lớn tiền đồng sẽ được bơm ra thị trường?

    Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research có báo có thị trường tiền tệ tuần 27/9 - 1/10, đề cập Các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng hầu như đi ngang, kết tuần ở 0,71%, tăng 1 điểm cơ bản cho kỳ hạn qua đêm và 0,84%, tăng 4 điểm cơ bản cho kỳ hạn 1 tuần.

    Trong tuần này, một lượng tiền đồng sẽ được bơm ra ngoài thị trường thông qua hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn đáo hạn. Nếu hoạt động thị trường mở tiếp tục không có giao dịch như tuần trước (NHNN không hút ròng) thì thanh khoản trên hệ thống duy trì trạng thái dồi dào.

    [​IMG]
    Theo Ngân hàng Nhà nước NHNN, đến 20/9, tín dụng toàn nền kinh tế và huy động vốn từ các TCTD lần lượt tăng 7,17% và 4,28% so với cuối năm 2020 (so với mức 4,99% và 7.35% năm 2020).

    [​IMG]
    Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, tín dụng đã chậm lại trong tháng 9 với mức giảm 0,23% so với tháng 8 – tương đương khoảng 30.000 tỷ đồng trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Do vậy, chênh lệch giữa tiền gửi – tín dụng đã được cải thiện và giúp giảm áp lực lên thanh khoản hệ thống. SSI Research duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt, bao gồm tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục có các biện pháp giảm lãi suất cho vay hoặc thậm chí có thể giảm lãi suất điều hành,…

    Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế NHNN chia sẻ tăng trưởng tín dụng tháng 8 chậm lại và tháng 9 tiếp tục bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh và thực hiện hiện giãn cách xã hội. NHNN dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục từ tháng 10 và hai tháng cuối năm.

    Đầu năm, NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vắc xin đại trà và dịch Covid-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12-13%, có thể đạt 14%. Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7 - 8%.

    Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD dự báo tăng 4% trong quý IV và tăng 12,3% trong năm 2021, thấp hơn mức dự báo trước - 13,1% tại kỳ điều tra trước.
    https://ndh.vn/ngan-hang/luong-lon-tien-dong-se-duoc-bom-ra-thi-truong-1301000.html
    Vietnhat68 thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.969
    - Mấy cha đó có biết gì về bank đâu mà nợ với xấu....Ví dụ như Techcombank trong dịch nhưng Q2 nợ xấu tự 0.4 hạ xuống 0.36.
    - Rút kinh nghiệm 2008 Bank siết tín dụng BĐS không cho vay bừa mà để bong bóng đâu cụ.
    - Để vay bank không dễ đâu cụ phải có tài sản đảm đảo...Cụ nghĩ mang thân không vào vay nó cho à.
    Last edited: 05/10/2021
    Vietnhat68bbshark thích bài này.
  9. Nguyenvuong933

    Nguyenvuong933 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2021
    Đã được thích:
    227
    Ko có P à bác chủ... =))
    bbsharkTinhledt thích bài này.
  10. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.467
    Mai thanh khoản tam sàn lại 2 tỏi đô :))
    Bahung2017Tinhledt thích bài này.

Chia sẻ trang này