tại sao nên gom cổ phiếu trong tháng 6/2019 trở đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ruachoichung, 22/04/2019.

4408 người đang online, trong đó có 499 thành viên. 09:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14245 lượt đọc và 104 bài trả lời
  1. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    tất cả đang chờ 1 tín hiệu
  2. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    đã xác nhận có đáy, canh chỉnh xúc dần
  3. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    chờ chỉnh 1 đợt nữa vào hàng tốt,
    tăng nhưng giao dịch èo uột sẽ sớm có chỉnh
  4. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho biết vượt qua khó khăn do các cuộc chiến tranh thương mại, mức xuất siêu mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 2,58 tỉ USD trong 4 tháng năm 2019.

    Theo Bộ NNTPTN, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4.2019 ước đạt 3,4 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 12,5 tỉ USD, tăng 0,7% cùng kỳ năm 2018.

    Mặc dù giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính giảm 10,3% (ước đạt gần 6 tỉ USD), nhưng bù lại giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,4 tỉ USD, tăng 2,5%. Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,19 tỉ USD, tăng 1,5%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,3 tỉ USD, tăng 17,8%.

    Ba tháng đầu năm 2019, bốn thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn quốc chiếm thị phần lần lượt là 20,9%, 20,1%, 8,7% và 5,4%.

    Kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 4 năm 2019 ước đạt 2,68 tỉ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 9,92 tỉ USD tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2018.

    Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 8,15 tỉ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2018. Ước giá trị nhập khẩu chăn nuôi tháng 4 năm 2019 đạt 276 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu chăn nuôi 4 tháng đầu năm đạt 1,1 tỉ USD, tăng 14,2% so với năm 2018.


    Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đạt mức xuất siêu là 2,58 tỉ USD.

    [​IMG]© Được Lao Dong cung cấp Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4.2019 ước đạt 462 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,4 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018 (Ảnh minh họa)
    Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4.2019 ước đạt 462 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,4 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

    Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 với 704,71 triệu USD (chiếm 72,38% thị phần), tiếp đến là Mỹ với 31,77 triệu USD, chiếm 3,26%; Hàn Quốc với 31,35 triệu USD, chiếm 3,22%; Nhật Bản với 28,23 triệu USD, chiếm 2,9%; Hà Lan với 16,68 triệu USD, chiếm 1,71%.

    Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2019 giảm 3,52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Ba tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Úc (tăng 52,8%), Hàn Quốc (tăng 30,99%) và Hà Lan (tăng 28,01%).

    Trong khi đó, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 4/2019 đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 649 triệu USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2018.

    Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 150 triệu USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ 2018 và mặt hàng quả đạt 483 triệu USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2019 là thị trường Thái Lan (chiếm 38,41% thị phần), Trung Quốc (chiếm 20,08%). Trong 3 tháng đầu năm 2019 giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là thị trường Israel (tăng 2,87 lần).
    --- Gộp bài viết, 13/05/2019, Bài cũ: 13/05/2019 ---
    thêm 1 ngành thủy sản vào danh mục cần quan tâm
  5. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    tiền vào trái phiếu mỹ mạnh
    DJ giảm[​IMG]
  6. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Theo kế hoạch, MSCI sẽ công bố đánh giá phân hạng thị trường bán niên năm 2019 vào 13/5 và có hiệu lực 29/5. Dù chưa lọt vào danh sách nâng hạng nhưng Việt Nam cũng được dự báo sẽ
    nâng tỷ trọng lần lượt tăng lên 18,68% (+2,59%) và 20,11% +2,72%) trong rổ MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index. Sự thay đổi này có thể giúp Việt Nam đón
    nhận thêm số vốn có khả năng tăng thêm vào khoảng 64 triệu USD trong thời điểm 2 đến 3 tháng kể từ sau khi có quyết định.
    Tối nay sẽ có kết quả nếu Argentina và Taiwan được nâng hạng lên thị trường mới nổi thì Tỷ trọng cp VN sẽ được tăng rất đáng kể, đây là yếu tố hỗ trợ tích cực
    SỰ KIỆN SẮP TỚI 
    - 14/05/2019: MSCI công bố kết quả xếp hạng thị trường và điều chỉnh chỉ số bán niên
    - 20/05/2019: Họp ĐHCĐ Tập đoàn Vingroup – CTCP 
    - 31/05/2019: Ishare MSCI review 
    - 07/06/2019: FTSE Russell công bố danh mục FTSE Vietnam Index Series 
    - 14/06/2019: VanEck Vectors® Vietnam ETF công bố danh mục MVIS® Vietnam Index
    - 20/06/2019: MSCI công bố xếp hạng thị trường
  7. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chỉ nên hạn chế tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở các ngành nghề thực sự cần thiết, dần mở room lên 100%. Trong quá trình này các sản phẩm kỹ thuật sẽ được cân nhắc.


    [​IMG]
    Thị trường tăng điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 400 tỷ trong phiên 13/5

    Trao đổi với Người Đồng Hành bên lề sự kiện về tăng khả năng tiếp cận vốn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chia sẻ về việc nâng trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp, các sản phẩm mới sẽ được nghiên cứu triển khai, và những thay đổi trong luật chứng khoán sửa đổi để phù hợp với bối cảnh thị trường.

    - Sẽ cần thực hiện những giải pháp nào để kích thích dòng vốn ngoại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam?

    - Thứ nhất là chúng ta nên rà soát lại giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại, NĐTNN), sẽ chỉ giới hạn tham gia trong những lĩnh vực thực sự cần thiết, tác động đến an ninh quốc phòng hoặc tài chính, còn lại thì sẽ mở room đến 100%. Đấy là gốc rễ của vấn đề.

    Mặt khác, các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư nước ngoài chúng tôi cũng sẽ rà soát cắt giảm, tăng khả năng tiếp cận. Trung tâm lưu ký (VSD) đã có thủ tục cấp mã số giao dịch (trading code) online và các thủ tục rà soát tài liệu sẽ chuyển thành khâu hậu kiểm để rút ngắn thời gian mở tài khoản. Nếu đúng theo thủ tục chỉ cần 1 ngày để NĐTNN hoàn tất mở tài khoản trên thị trường Việt Nam.

    [​IMG]
    Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Ảnh: NLD.

    Thứ hai là những công cụ kỹ thuật, chúng tôi cho rằng chỉ là giải pháp mang tính tình huống, không thể giải quyết gốc rễ. Tuy nhiên, trong trường hợp quá trình giải quyết vấn đề cốt lõi là nới room cần thời gian thì chúng ta có thể cân nhắc đề nghị những sáng kiến kỹ thuật.

    Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình sửa đổi luật chứng khoán. Quy định các loại hình chứng khoán được phép phát hành và giao dịch trên thị trường, chúng tôi có một số điểm mở để cho phép những loại sản phẩm mới nghiên cứu và giao dịch trên thị trường.

    Những sản phẩm như cổ phiếu và chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR) sẽ tiếp tục được cân nhắc và xem xét, có những điều chỉnh phù hợp về mặt kỹ thuật với thực tế các vùng miền trong trường hợp chúng ta áp dụng, đây cũng là những giải pháp hiệu quả với thị trường.

    - Việc bỏ hạn chế của NĐTNN trong những lĩnh vực nên nới room kế hoạch sẽ như thế nào?

    - Đây là vấn đề mà chúng tôi nhiều lần ý kiến nhưng vẫn chưa giải quyết được vì ngoài khả năng quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Hiện nay những lĩnh vực bị hạn chế nằm rải rác ở những ngành khác nhau. Ví dụ như ngành vi tính, hóa mỹ phẩm… đều có những quy định riêng về vấn đề hạn chế đối với NĐTNN. Việc rà soát tôi cho rằng Bộ Kế hoạch Đầu tư phải là đầu mối vì đây là Bộ tham mưu chính về vấn đề sở hữu và đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.

    Những ngành không thật sự cần thiết hạn chế thì chúng ta cân nhắc nới lỏng dần, cũng như những nước trong khu vực đều đi theo lộ trình giảm bớt hạn chế đối với NĐTNN theo lộ trình, dần dần chỉ giữ lại hạn chế với những ngành thật sự cần thiết.

    - Đối với những sản phẩm kỹ thuật như NVDR, vướng những khó khăn nào cho tổ chức phát hành tại Việt Nam?

    - NVDR là một sản phẩm khá độc đáo của thị trường Thái Lan,. Hầu hết các nước khác áp dụng cơ chế cổ phiếu không có quyền biểu quyết như Nhật Bản, Malaysia. Chúng tôi cũng đang cân nhắc về điều này bởi vì muốn làm được như của Thái Lan chúng ta cần phải có một định chế là tổ chức đứng ra phát hành NVDR. Hiện nay Sở GDCK TP HCM chưa có căn cứ pháp lý để thành lập một công ty con đảm nhận việc phát hành NVDR.


    Nhưng tôi muốn nhắc lại là giải pháp này chỉ mang tính tạm thời. Gốc rễ vấn đề không phải ở đó.

    [​IMG]
    NVDR là sản phẩm độc đáo của thị trường Thái Lan. Ảnh minh họa.

    - Về vấn đề biểu quyết của tổ chức phát hành NVDR trong phiên họp đại hội thường niên của doanh nghiệp có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ biểu quyết của nhà đầu tư nội - ngoại, bà đánh giá như thế nào?

    - Theo cá nhân tôi thì đây là vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ bởi vì thực tế không đơn giản, đặc biệt là trong quá trình triển khai tổ chức họp đại đồng cổ đông. Đồng thời, việc biểu quyết sẽ ảnh hưởng đến quyền quyết định các cổ đông và điều này có mâu thuẫn với quyền cổ đông trong Luật Doanh nghiệp hay không thì chúng ta phải cân nhắc.

    Mở rộng nhà đầu tư chuyên nghiệp sang cá nhân

    - Sắp tới Luật chứng khoán sửa đổi sẽ được Quốc hội đưa ra thảo luận, các quy định về huy động vốn qua trái phiếu và cổ phiếu sẽ thay đổi như thế nào?

    - Trong luật chứng khoán sửa đổi lần này có quy định rõ về điều kiện chào bán trái phiếu sẽ khác biệt với cổ phiếu để phù hợp với tính chất của 2 loại hình này trên thị trường tài chính. Đặc biệt, phát hành trái phiếu riêng lẻ thì chúng tôi cũng giới hạn chỉ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

    Luật sửa đổi lần này cũng mở rộng phạm vi các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mở rộng sang nhà đầu tư cá nhân nếu họ đáp ứng đủ điều kiện tiêu chí về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng tài chính.

    - Hiện nay, điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng đối với doanh nghiệp là vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng. Điều này được cho là khắt khe, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khát vốn, ý kiến của bà như thế nào?

    - Chúng ta phải phân ra 2 thành phần chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Với chào bán riêng lẻ thì thành phần là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, do đó họ có đủ khả năng để chịu trách nhiệm rủi ro, cũng như có đầy đủ thông tin và khả năng ra quyết định. Trong trường hợp này, điều kiện chào bán có thể thấp hơn.

    Tuy nhiên, khi chào bán ra công chúng, thì chúng ta phải bảo vệ về quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trước đây điều kiện là 300 tỷ đồng, Tuy nhiên, chúng tôi đã điều chỉnh giảm xuống còn 30 tỷ đồng để phù hợp với mặt bằng chung trong bối cảnh hiện nay.

    - Dự thảo luật chứng khoán sửa đổi đề cập đến việc tăng thẩm quyền cho UBCKNN, xuất phát từ thực tế như thế nào phát sinh những ý kiến này?

    - Trong luật chứng khoán đề cập đến tăng thẩm quyền của UBCKNN, đặc biệt trong việc thanh tra và xử lý các vi phạm. Rõ ràng trong thời gian qua, khó khăn lớn nhất của các cơ quan quản lí là xác định, làm rõ hành vi vi phạm và xử lý nghiêm minh. Luật chứng khoán sửa đổi do đó có bổ sung một số quyền của Ủy ban trong việc xử lý số liệu hoặc được phép cung cấp dữ liệu về điện thoại và tài khoản của nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn trong việc xử lí vi phạm.
  8. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    MSCI vừa công bố báo cáo cơ cấu danh mục định kỳ quý II với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index, theo đó loại toàn bộ 14 cổ phiếu Argentina do thị trường này sẽ được nâng hạng lên Emerging Markets với tỷ trọng 0,26%.

    Người Đồng Hành xin dịch bài viết của ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital, về những việc Việt Nam cần làm để được nâng hạng lên thị trường mới nổi (EM).

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đáng kể trong vài năm qua, làm xuất hiện đồn đoán việc Việt Nam sắp được MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên (FM) lên thị trường mới nổi (EM).

    Pakistan trở thành EM vào năm 2017 nhưng Bloomberg hồi tháng 3 đưa tin nước này cobị đưa trở lại nhóm FM do không đạt một số tiêu chí. Vốn hóa thị trường chứng khoán Pakistan hiện khoảng 54 tỷ USD. Argentina, quốc gia thường xuyên ở bên bờ vực tài chính, vốn hóa thị trường chứng khoán 140 tỷ USD, có thể thành EM trong năm nay.

    Kuwait, vốn hóa thị trường 96 tỷ USD trong năm 2018, có thể được đưa vào danh sách theo dõi cân nhắc nâng hạng EM vào năm 2020. Việt Nam, vốn hóa thị trường 170 tỷ USD, khả năng cao không được đưa vào danh sách theo dõi trong năm nay như Kuwait.

    Việt Nam đã đạt hầu hết các yếu tố định lượng của MSCI để được vào danh sách EM như quy mô thị trường, đủ số lượng cổ phiếu vốn hóa lớn đáp ứng yêu cầu về khối lượng thanh khoản hàng ngày cùng các thước đo khác. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn một số việc cần làm để đáp ứng yếu tố định tính của MSCI, tập trung vào sự đón nhận đầu tư nước ngoài và khả năng dòng vốn ra/vào Việt Nam.

    [​IMG]

    Ảnh: NDH.

    Cần thay đổi gì?

    Trở ngại lớn nhất để vào danh sách EM liên quan đến giới hạn sở hữu nước ngoài (room - FOL). Đây là yếu tố hạn chế khả năng nhà đầu tư nước ngoài mua những cổ phiếu họ muốn, là khó khăn trong quản lý quỹ với các nhà quản lý quỹ ngoại.

    Khi một cổ phiếu đã cạn room, cách duy nhất để nhà đầu tư ngoại có thể sở hữu thêm là mua lại từ bên nước ngoài khác, thường được thực hiện với mức phí 7 – 10% giá thị trường vào thời điểm đó. Phí giao dịch nói trên khiến các giao dịch giữa nhà đầu tư ngoài phải diễn ra ngoài sàn, dẫn đến phải có sự chấp thuận cho từng giao dịch.

    Vấn đề chính với bên mua là cổ phiếu họ sở hữu sẽ được “hạch toán theo giá thị trường” (MTM). Do đó, nhà đầu tư ngay lập tức sẽ lỗ 7 – 10% cho giao dịch đó (dù họ có thể có lãi khi bán lại).

    Khó khăn này chỉ có thể giảm bớt bằng cách thiết lập một “bảng khối ngoại” riêng biệt, theo đó chứng khoán được mua bán giữa các nhà đầu tư nước ngoài có thể biến động giá giống thị trường (marked-to-market) hoặc đưa ra sản phẩm như chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) – vốn rất thành công ở thị trường Thái Lan.

    Đến năm 2015, FOL với tất cả các ngành là 49%. Cùng năm, Việt Nam bắt đầu để hầu hết các công ty (ngoại trừ trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất định) tự chọn FOL riêng. Hiện hay, chỉ một phần nhỏ, 33 trên gần 750 công ty niêm yết, chọn nâng FOL lên 100%. Các ngân hàng vẫn có FOL ở 30%.

    Tháng 11/2018, Việt Nam công bố dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi có thể nâng FOL lên 100% cho hầu hết công ty niêm yết (ngoại trừ ngân hàng). Việc thông qua luật này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam vào danh sách theo dõi MSCI-EM.

    Ngoài FOL, Việt Nam hiện mới chỉ gần đạt tiêu chuẩn của MSCI trong các lĩnh vực:

    Tự do hóa thị trường ngoại hối: Nhà đầu tư cần dễ đưa dòng vốn vào/ra khỏi Việt Nam hơn, phòng ngừa rủi ro ngoại hối với các khoản đầu tư người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam.

    Tiếng Anh: Báo cáo thường niên cùng tài liệu khác của các công ty niêm yết hầu hết bằng tiếng Việt. Hơn nữa, không phải toàn bộ thông tin trên sàn giao dịch hay cơ quan quản lý có phiên bản tiếng Anh.

    Bán khống: Không cho phép.

    Cơ quan thanh toán bù trừ: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cần có sự cải thiện bởi các giao dịch hiện nay đều cần trả tiền trước, không có cơ sở thấu chi và các vấn đề kỹ thuật khác.

    Với những lý do nêu trên, chúng tôi tin việc đề xuất Việt Nam trở thành EM sẽ xảy ra trong hai năm tới.

    [​IMG]

    Ảnh: NDH.

    Tầm quan trọng khi vào chỉ số MSCI-EM

    - Có các quỹ ETF trị giá khoảng 200 tỷ USD theo dõi chỉ số MSCI-EM. Việc có mặt trong chỉ số MSCI-EM có thể giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn lên tới 3 tỷ USD vào thị trường chứng khoán.

    - Các thị trường chứng khoán thường tăng 30% trong 12 tháng trước khi được đưa vào chỉ số MSCI-EM. Thị trường Indonesia và Nga tăng đến 150%.

    - Nếu Argentina trở thành EM, tỷ trọng Việt Nam trong MSCI-FM sẽ tăng từ 18% lên 30%, thu hút dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam, dù dòng tiền theo MSCI-FM ít hơn nhiều so với MSCI-EM.

    - FTSE đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên EM vào cuối năm 2018. Đợt xem xét tiếp theo diễn ra vào tháng 9 năm nay. Dù dòng vốn theo dõi FTSE EM không nhiều, động thái trên có thể mang đến dòng vốn mới 1 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam (tương đương mức trung bình trong 3 năm qua).
  9. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131

    cứ mạnh dạn mà chén hàng
    --- Gộp bài viết, 15/05/2019, Bài cũ: 15/05/2019 ---
    [​IMG]

    gần cản
  10. ruachoichung

    ruachoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2016
    Đã được thích:
    131
    Phiên 15/3: Thị trường tăng mạnh nhất trong 2 tháng, khối ngoại tiếp tục “xả hàng” gần 240 tỷ đồng
    15-05-2019 - 15:12 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Giao dịch khối ngoại vẫn là điểm trừ khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 240 tỷ đồng. Trong đó, áp lực bán tập trung chủ yếu vào VHM (65,6 tỷ đồng), AAA (36,2 tỷ đồng), HPG (35,7 tỷ đồng)…


    [​IMG]
    Chốt lời nhóm dầu khí, VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất trong hơn 2 tháng với lực kéo từ nhóm Bluechips, ngân hàng

    Phiên giao dịch 15/5 khép lại với sắc xanh phủ kín 3 sàn. Theo đó, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 10,3 điểm (1,07%) lên 975,64 điểm; Hnx-Index tăng 0,7% lên 106,43 điểm và Upcom-Index tăng 0,51% lên 55,43 điểm. Với mức tăng hơn 1%, VN-Index đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ 12/3 tới nay.

    Dù vậy, giao dịch khối ngoại vẫn là điểm trừ khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 240 tỷ đồng. Trong đó, áp lực bán tập trung chủ yếu vào VHM (65,6 tỷ đồng), AAA (36,2 tỷ đồng), HPG (35,7 tỷ đồng)…

    Trên HoSE, khối ngoại đã bán ròng 6,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 200 tỷ đồng và đây cũng là phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp.

    [​IMG]

    Trên HNX, khối ngoại cũng bán ròng 510 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 18,75 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Trên Upcom, khối ngoại đã trở lại bán ròng 840 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 15,95 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Long Nhật

    Theo Trí thức trẻ



    Từ Khóa:
    ttck, chứng khoán, khối ngoại, cổ phiếu, vn-index


    Công ty Tin tức Lãnh đạo

Chia sẻ trang này