Tản Mạn CPI Và Thị Trường Chứng Khoán Phần 4 : 2017 2018

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FBV, 26/10/2017.

2383 người đang online, trong đó có 129 thành viên. 06:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 749826 lượt đọc và 12282 bài trả lời
  1. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.692
    @FBV hãy cho biết khi nào CTG chỉnh ?:-? chỉnh về giá bao nhiêu ?:-? để ace còn biết đường chuẩn bị lên chung tàu cho vui nhể :-? anh Chép @Butchep01 đang có tiền chờ CTG về 27 thì có bác nào tin không ?=))
    Khoaita2009 không tin bác @HongCK lại không biết CTG sẽ có nhịp chỉnh, biết bao giờ và về giá bao nhiêu ?=))....CTG chỉnh thì khả năng TT lại vào downtrend...CÓ CHẮC LÀ SỰ THẬT SẼ NHƯ VẬY KHÔNG=))
  2. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.692
    @HongCK hỏi "Chờ nhịp chỉnh, biết bao giờ và về giá bao nhiêu ?....CTG chỉnh thì khả năng TT lại vào downtrend thôi, liệu lúc đó có nên mua" ?=))
    @Butchep01 trả lời "Chờ 27 hốt xác @HongCK =))
    @FBV làm trọng tài nhá ?=))
    còn @gerbermark2 ...hehehe =))
    @FBV TIỀN NẰM CHỜ/RÌNH/NGẮM TRONG TÀI KHOẢN CỦA CÁC CỤ CÒN NHIỀU LẮM NHÁ=))
    vietinbanksc, FBVdancaychoitrung thích bài này.
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.425
    Xin cảm ơn bác đã chia sẻ, theo quan điểm của cá nhân mình thì:
    1. Không ai có thể dùng phương pháp của người khác (cái này nói nhiều rồi, xin không nêu lại).
    2. Không thể dự báo TT trong ngắn hạn, giải Nobel kinh tế 2013, cũng nói nhiều rồi.
    3. Để nhận thức trạng thái TT trong giai đoạn mà trước đó không ai ngờ tới, cũng giống như bong bóng hoa tulip hay tiền ảo bitcoin, không thể dùng các phương pháp thông thường, mà chỉ có thể dùng thông tin nội gián hay...xem bói...he he he.
    4. Gieo quẻ, được quẻ Càn, Hào Thượng cửu, là " Kháng Long hữu hối", tạm dịch là " con rồng mà lên cao quá sẽ có ngày hối hận. ", đây cũng là một chiêu của Giáng (hay Hàng) Long thập bát chưởng , pháp bảo trấn môn của Cái bang bang chủ Cửu chỉ thần cái Hồng Thất Công , Hồng lão bang chủ trong chuyện của Kim Dung tiên sinh...he he he.
    5. Chuyện vui đầu năm thôi, mong các bác đừng tin là thật...he he he.
    ong2015, vietinbanksc, FBV5 người khác thích bài này.
  4. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.692
    @FBV Khoaita2009 lang thang ngày cuối tuần lại tìm đến bài "Nhìn lại trò chơi dòng tiền 2012-2016. Tiền chạy đi đâu?" của tác giả Huy Quoc Nguyen at http://vietvsa.blogspot.com/2016/

    Tiền trong một nền kinh tế(Quan sát dưới góc độ khép kín) không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi.
    Lượng tiền hao hụt ở một nhóm chủ thể (Có thể là NĐT) sẽ được chuyển đến cho một nhóm chủ thể mới trong nền kinh tế đó, trước khi vượt ra khỏi biên giới, nếu là nền kinh tế mở cửa. Vậy trong một thị trường mà chủ thể là các nhà đầu tư(NĐT) trên thị trường đó, lượng tiền mất đi(Của các NĐT thua lỗ) sẽ đi về đâu? Và lượng mất đi đó sau khi tìm được chủ mới sẽ được chuyển tiếp sang thị trường nào?
    Dòng tiền đó chảy theo các hướng nào và đâu là đích đến? Bài viết không khẳng định được do góc nhìn của mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng mổ xẻ dưới góc độ vĩ mô đến chi tiết dưới tác động của các công cụ chính sách để mỗi người sẽ có một nhận định linh hoạt cho riêng mình, nhằm nhìn thị trường tài chính ở góc độ cao hơn và toàn diện hơn. Từ đó nhìn nhận, đối chiếu lại được với quá trình đầu tư của cá nhân hay tổ chức mình, để có thể đưa ra được chiến lược cụ thể và hợp lý hơn trong môi trường đầu tư đã định. Và quan trong hơn hết là chiến lược đó phải phù hợp với bối cảnh và "thế" hiện tại của nền kinh tế.

    Điểm lại vắn tắt các công cụ vĩ mô, của chu kỳ từ 2012 đến nay:

    1. Sự ra đời của công ty quản lý tài sản VAMC trực thuộc Chính Phủ:
    +) Quyết định thành lập ngày 27/06/2013 bởi Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
    +) Các hoạt động chính
    a. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
    b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.
    c....Và các hoạt động khác liên quan đến tài sản tài chính, nợ.
    2. Ngày 20 tháng 11 năm 2014:
    Ra đời thông tư Số: 36/2014/TT-NHNN
    3. Ngày 27 tháng 5 năm 2016:
    Ra đời thông tư 36 sửa đổi: thành Số 06/2016/TT-NHNN

    - Định nghĩa, giải thích:
    Nợ xấu: Là hàm ý chỉ các khoản nợ của các danh nghiệp chủ yếu là lĩnh vực Bất Động Sản(BĐS) nợ các tổ chức tín dụng bao gồm các Ngân hàng thương mại trong nước, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài ( Sau đây xin gọi tắt về một mối là Ngân Hàng Thương Mại - NHTM cho gọn)
    Nợ để làm gì? Doanh nghiệp BĐS vay NHTM để xây dự án BĐS đa phần là dự án nhà ở để bán cho toàn dân có nhu cầu.
    Tại sao doanh nghiệp BĐS nợ không trả được cho NHTM? Vì nhu cầu mua và sức mua(tiền) của người dân không đủ lớn để mua hết số lượng nhà mà doanh nghiệp BĐS sản xuất ra.
    Kết quả là Doanh Nghiệp bất động sản không bán được hết hàng(BĐS), hoặc đang xây dở dự án nhưng không huy động được đủ tiền để xây tiếp. Một khi không bán được hết hàng như kỳ vọng, thì đương nhiên không thu được lợi nhuận kỳ vọng, và do đó không quay lại trả được cho các NHTM.


    Vòng tuần hoàn
    Công ty VAMC của nhà nước ra đời để làm gì?
    Đầu tiên là để mua lại nợ của các Doanh Nghiệp BĐS nợ NHTM. Có nghĩa là thay vì NHTM là chủ nợ thì vị trí chủ nợ được chuyển sang cho VAMC. Thay vào đó VAMC sẽ trả cho các NHTM một khoản bằng trái phiếu hoặc quy ra thành tiền, nếu quy ra thành tiền thì sẽ loanh quanh 30% so với giá trị của món nợ. Tức là nếu NHTM cho DN BĐS vay 100 triệu đồng(nợ xấu) thì VAMC sẽ trả cho NHTM một khoản khoảng từ 30 triệu (tùy theo tính chất món nợ), và VAMC trở thành chủ nợ mới đối với món nợ 100 triệu mà Doanh Nghiệp BĐS đang là đối tượng nợ.
    Việc NHTM bán nợ cho VAMC là tự nguyện hay bắt buộc?
    - Trích báo An Ninh Tiền Tệ: "Mỗi NHTM sẽ phải bán lại cho VAMC số nợ xấu tối thiểu cụ thể theo ấn định của NHNN và đến mốc hẹn 30/9/2015 phải bán hết 100% số lượng “chỉ tiêu được giao” nói trên."
    Tức là việc bán nợ đã được ấn định trước đó từ lâu, đã bán dần từ trước đó và mốc hẹn cuối cùng năm 2015 phải bán hết.
    Thông tư Số: 36/2014/TT-NHNN (Ngày 20 tháng 11 năm 2014) có liên quan gì?
    Thông tư này có một điểm, đó là hạ hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay Bất Động Sản từ 250% xuống 150% (Là mức thấp nhất theo thông lệ). Nghĩa là các NHTM (Sau khi đã ấn định bán nợ cho VAMC) kể từ ngày 20/11/2014 trở đi sẽ lại tiếp tục được phép cho vay một cách dễ dàng hơn đối với lĩnh vực BĐS, tức là có động lực lớn cho vay tiếp. Bởi Ngân Hàng Nhà Nước truyền thông điệp: Lĩnh vực BĐS đang có rủi ro cao từ mức 250% điều chỉnh về 150%( Thấp nhất theo thông lệ). Nhưng nếu phân tích sẽ thấy chính sách này nhắm tới đối tượng người dân mua nhà. Nghĩa là tăng động lực để người dân đi vay vốn Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) dễ dàng hơn, vay nhiều hơn để mua nhà mà các Doanh Nghiệp BĐS đã sản xuất ra.
    Kèm theo đó có một điểm cực kỳ quan trọng, là quy định các tổ chức tín dụng, NHTM khi cho vay kinh doanh lĩnh vực Chứng Khoán(Trừ trái phiếu), thì số dư cho vay đối với lĩnh vực này không được vượt quá 5% vốn điều lệ, mà trước đó đa số đang cho vay vượt mức này. Buộc các NHTM phải rút vốn cho vay từ các công ty môi giới Chứng Khoán về. Và con đường sẽ là rút tiền cho vay từ lĩnh vực Chứng Khoán để quay lại đổ về cho vay lĩnh vực BĐS, chủ yếu là khuyến khích toàn dân mua nhà.
    Kết quả là các NHTM ồ ạt cho vay, ồ ạt khuyến mãi đối với người dân trong 1-2 năm vừa rồi, đến tận nhà, phát từng tờ rơi để người dân mạnh dạn vay tiền mua nhà. Và như vậy DN BĐS tự nhiên tiêu thụ được lượng hàng tồn kho(Nhà ở xây lên không bán được) thu được tiền về. Tiền đó chảy về đâu? Để trả cho chủ nợ mới là VAMC.
    Một khoản 100 triệu là phải trả 100 triệu( Mặc dù VAMC khi mua lại nợ từ các NHTM là thấp hơn nhiều so với giá đấy, cứ lấy ví dụ 100 - 30 = ?...).
    Và kết quả sau cả vòng tuần hoàn tiền tệ đó là gì? Thị trường chứng khoán sập đổ do tiền bị rút ra rất lớn bởi các NHTM, bởi các nhà đầu tư cắt lỗ. Đối tượng không bị lỗ (Có lãi) trên thị trường là những đối tượng đã chuẩn bị được từ trước cho sự kiện này. Một phần lớn tiền được chuyển về sân NHTM để đổ sang cho vay lĩnh vực "Tiêu Dùng Bất Động Sản". Người tiêu dùng ký vay những món nợ trả góp này để tiêu thụ hàng cho Doanh Nghiệp BĐS -> Doanh Nghiệp BĐS thu tiền bán hàng về trả cho VAMC (Món nợ mà trước đó VAMC đã mua lại giá thỏa thuận từ các NHTM).
    Xong một vòng như vậy, người dân mua nhà hiện nay đang thực hiện trả góp dần cho món hàng mà họ mua. Doanh nghiệp BĐS đã trả nợ xấu được cho VAMC. Ngân Hàng Thương Mại đã không còn là chủ nợ của DN BĐS mà trở thành là chủ nợ của người mua nhà trả góp. Như vậy món nợ từ DN BĐS đã được chuyển sang cho người dân.
    Việc đã xong.
    - Vậy, sau vòng luân chuyển này, ai là người đi vay cuối cùng?
    - Tiền chạy đi đâu?
    Câu hỏi đang gần đến hồi đáp thì ngay lập tức Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục tung cú chốt thông tư 36 sửa đổi Ngày 27 tháng 5 năm 2016:
    Thành Số 06/2016/TT-NHNN rúng động thị trường Bất Động Sản, lập tức siết lại cho vay bất động sản. Dự thảo nâng mức hệ số rủi ro 150% quay ngược lên mức 250%(Để chốt khóa việc cho vay có chủ đích năm vừa rồi). Nhưng vì áp lực từ xã hội và các hiệp hội kinh doanh BĐS quá lớn bởi họ trở tay không kịp. Nên đã chốt tăng lên mức 200%.

    Xong!

    Tiền của nền kinh tế, của xã hội, của nhà đầu tư chạy đi đâu trong những năm qua? Ai lỗ, ai lãi? Ai mang nợ, và nợ trả cho ai? Cuối cùng là về đâu?...
    Sắp tới sẽ đi đâu? Với những diễn biến hiện nay, xác suất bao nhiêu % sẽ chảy vào chứng khoán? Dưới một hình thái hoàn toàn mới, ...và chảy một lượng như thế nào đang ngày càng rõ ràng dần.
    Quan trọng nữa, bao giờ thì xong? Cũng đang càng lúc càng được nhìn một cách sát sườn và rõ ràng hơn bao giờ hết.

    - Tiền chạy đi đâu?
    Chúc cho tất cả, mỗi người, đều có thể thu được một phần đáng kể trong dòng chảy lớn lao đó!

    Bài viết nêu vấn đề. Cố gắng không lạm dụng những thuật ngữ kỹ thuật gây phức tạp và khó hiểu, mà sử dụng tối đa từ ngữ thông dụng nhất, cố gắng viết và chú thích chi tiết nhất để đúng nghĩa là một bài chia sẻ!
    ong2015, vietinbanksc, FBV5 người khác thích bài này.
  5. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Dĩ nhiên khi vào hàng đợt 2 tôi đã tính điểm TP của CTG, nhưng dòng tiền 'điên' đã vào thì mọi dự đoán trở thành vô nghĩa...và không thể nói ra đc nữa !
    Tại thời điểm đó nó về giá kỳ vọng của cụ Chép thì TT chưa thể gọi là Uptrend,
  6. HongCK

    HongCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    73.356
    Hình dung... nhiều quá ;)
    Tks @};-
    --- Gộp bài viết, 25/02/2018, Bài cũ: 25/02/2018 ---
    CTG là 2 phiên trước xác nhận Up đợt này,
    BID với tôi chưa thể gọi là break...
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    327.843
    Hehe. Chia sẽ với bác về bài viết ở trên chút.
    1. Tác giả hiểu sai bản chất của VAMC. 1 thực tế là VAMC ko hề bơm tiền ra để mua nợ. Chả có 01 đồng tiền nào được bơm ra từ VAMC khi VAMC mua nợ của NHTM. nghiệp vụ này @FBV có 1 bài viết ở 1 píc trước cách đây 2 năm rồi. hình như là comment với bác @Ga_moi . Cái ông VAMC chỉ là 1 định chế được sinh ra để dọn dẹp bảng cân đối của 1 món nợ xấu. Bản chất món nợ này nó là khoanh vùng để rã đông.
    2. Căn cứ quy chế mua bán nợ và hướng dẫn hạch toán cũng như thực tế thì Chả có món nợ nào được mua và quy ra thành tiền mà loanh quanh ở 30% món nợ như tác giả viết cả. Báo cho các bác biết là:
    Giá mua bán nợ max= Mệnh giá trái phiếu = Dư nợ - Dự phòng cụ thể đã trích. Theo quy chế mua bán nợ thì thực tế VAMC là chủ nợ mới trên giấy tờ. Còn toàn bộ các NHTM cho vay là người phải chịu trách nhiệm đến cuối cùng của khoản nợ đó. Kể cả việc theo dõi đốc thúc thu hồi xử lý nợ bằng mọi biện pháp. Ngay cả việc khởi kiện VAMC cũng ủy quyền cho NHTM xử lý.
    3. Theo tác giả thống kê ( hok rõ nguồn ở đâu) thì nguồn vốn nền kinh tế là 34% từ chứng khoán và 76% từ ngân hàng??? Nếu nói vậy thì vốn khả dụng của thương mại chảy đi đâu? Vốn từ thị trường tiền tệ ??
    Con số 34% vốn huy động được từ CK theo tôi là con số mơ ước của cả các nước phát triển chứ hok phải VN. Theo số liệu của F. Minskin thì ngay như nền kinh tế Mỹ thì nguồn vốn huy động từ thì trường chứng khoán cũng chỉ chiếm chưa quá 20% tổng vốn cho nền kinh tế Mỹ. Vậy con số này so với thị trường CK VN thì bao nhiêu? tôi ước ko quá 10 đến 15% tổng vốn. Vì đơn giản là VN ta có quá nhiều tổng cty từ nhà nước. Mấy ông lớn này có cổ phần thì cũng chỉ dùng vốn Ngân hàng để hoạt động là chính. nếu cần thì có thể làm 1 cuộc thống kê được.
    4. Như tôi nói. Nợ xấu ko hẳn là từ BDS. Tác giả có lẻ chưa ăn nằm ngủ nghỉ với nợ xấu nên chỉ viết theo mấy ông nhà báo. Tôi từng chia sẽ rằng nợ xấu của chúng ta là do tích tụ lạm phát cơ bản qua hàng chục năm và đi kèm theo đó là đầu tư công ko hiệu quả và sức sản xuất nền kinh tế ko đủ để hấp thu lượng vốn tích tụ trong thời gian dài cùng với đó là đi kèm với BDS. BDS liên quan tới nợ xấu chứ ko phải là nguyên nhân gây nên nợ xấu. Chính vì nhận thức được như vậy nên mới đẻ ra VAMC để khoanh vùng và rả đông lần lần.
    5. Theo định nghĩa nợ xấu là nợ từ nhóm 3 trở lên. Nhưng thực tế có những khoản nợ hạch toán vào nhóm 1 ( treo theo chỉ thị.... ví dụ như nợ Vinaline. HAG. Vinashin...) thì nó còn là ông tổ của nợ xấu vì ko biết lúc nào thu hồi được muh chỉ biết là nuôi nó để nó hồi sinh tạo ra dòng tiền và chuyển mình lột xác. Và 1 thực tế là có những món nợ xấu đến mức ko có từ nào diễn tả là xấu đến mức nào. Chỉ biết là nó ko đẹp thế gọi là xấu... hehe
    6. Tiền đi đâu???
    Tất cả các NHTW đều có 1 nhiệm vụ là: Làm chủ cuộc chơi tiền tệ. Nghĩa là bơm hút đẩy đưa rút tiền ra vào cho nền kinh tế và thế giới. Do đó tiền chả đi đâu về đâu ngoài việc đi ra đi vào lúc ít lúc nhiều lúc co lúc giãn.....
    ong2015, Vuthanhnguyen, 19972 người khác thích bài này.
  8. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.692
    He he he...:DTúm cái váy lại thì Khoaita2009 chỉ hiểu đơn giản là khi NHTW nó bơm ra thì Khoaita2009 đi vào còn khi NHTW nó hút vào thì Khoaita2009 ...Khoaita2009 cũng chỉ biết leo ra rồi lại leo vào vậy có được hơm nhể @FBV >:D<
    vietinbanksc, VuthanhnguyenFBV thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    327.843
    Như vậy là ổn nhưng chưa định. Muốn ổn với định thì nó bơm ra thì hiểu là bơm cho anh nào. Nó hút vào thì ông nào kẹt thì tà nhảy ra . hehe
    vietinbankscVuthanhnguyen thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    327.843

    Tôi sẽ trả lời bác từng vấn đề 1 theo đánh số của bác:
    a/ Tại mục 4. của bác: khi NHA có nợ xấu, ví dụ 1000 tỷ, bán cho VAMC điều đó nói lên cái gì? đầu tiên ta phải hiểu NHA có thể cho vay ra 1000 tỷ để nó trở thành nợ xấu đó tức là NHA trước đó đã huy động của KH ít nhất 1000 tỷ nên mới có mà cho vay, khi khoản cho vay thành nợ xấu, kh không trả được nợ, tức là NHA đã bị thiếu hụt thanh khoản 1000 tỷ rồi (vì phải trả cho kh gửi tiền 1000 tỷ đã huy động). Bây giờ đem bán cho VAMC để thu về 600 tỷ trái phiếu, nếu đem đi cầm cố vay vốn tại NHNN thì thu được lượng tiền còn ít hơn 600 tỷ, như vậy nếu có lấy được tiền về NHA vẫn còn đang thiếu hụt thanh khoản hơn 400 tỷ nữa, chứ không phải có thể đem đống trái phiếu đó bỏ két, lúc nào thích mới dùng như bác nói. Do đó để bù đắp thanh khoản cho việc đem vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, NHA không thể trông chờ việc bán nợ xấu được.
    b/ Mục 1., 2. và 3. của bác: chúng ta biết rằng NHNN là đơn vị quản lý ra chính sách, chế tài còn các NH thành viên có nghĩa vụ thực hiện. Bác nói đúng là NHNN không bắt các NH cho vay trung dài hạn kịch trần 60%, mà tinh thần của chính sách là các NH phải tự cân đối cho phù hợp với đk và hoàn cảnh của mình rồi tự quyết định. Tuy nhiên thực tế chúng ta đều biết việc các NH chấp nhận rủi ro làm tối đa những gì được phép là chuyện thường ngày tại VN. Nếu không vì yếu kém không vì mạo hiểm chạy theo lợi nhuận trước mắt thì hệ thống NH VN đã không như bây giờ. Vì thực tế đó NHNN là người cầm cân không thể đặt niềm tin 1 chiều và dễ dãi như thế được.
    Bản thân NHNN cũng không phải luôn đúng, kinh nghiệm quá khứ nói rằng bản thân NHNN VN có thể có những quyết sách hết sức sai lầm, thiếu chút nữa đã làm sụp đổ cả hệ thống NH VN. Về việc này tôi sẽ viết riêng để các bác được rõ sau.
    c/ Bây giờ đến vấn đề nợ xấu, bác @@FBV nói nó không phải quá tệ và không nên quá lo lắng, nhưng tôi nói rằng nợ xấu nếu ở mức dưới 1% thì có thể chấp nhận, nhưng càng cao thì càng nguy hiểm, dù nó thể hiện ở bất cứ dạng nào. Cái ví dụ bác @@FBVnêu ra ở trên là trường hợp khả quan nhất của nợ xấu, tức là kh vay sử dụng vốn đúng mục đích, sp làm ra đảm bảo chất lượng, tuy nhiên vì lý do khách quan tạm thời chưa tiêu thụ được sp hay giá cả sụt giảm dẫn tới thua lỗ tạm thời. Đối với dạng nợ xấu kiểu này thì nói chung là sẽ có khả năng cao là thu hồi được vốn, hoặc sẽ bán được nợ xấu nếu chịu lỗ một tỷ lệ nào đó. Tuy nhiên thực tế nợ xấu còn biểu hiện ở nhiều dạng khác và rất nhiều trường hợp là dòng tiền cho vay ra đã mất thực sự không còn cơ hội để thu hồi về. Biểu hiện đặc trưng dễ thấy nhất đó là dạng nợ xấu ntn có bán rẻ thế nào cũng không có người mua. VAMC đến nay hầu như chưa bán lại được 1 khoản nợ xấu nào đã mua của các NH, điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ xấu tại các NH. VD cho dạng nợ xấu này tôi có thể dẫn chứng như sau:
    - kh vay sử dụng sai mục đích, không dùng tiền vay để sxkd mà dùng chi tiêu cá nhân hay đánh bạc, cá độ bóng đá, ... rồi thua, tstc cũng dùng các biện pháp gian lận như một miếng đất thế chấp tại nhiều NH bằng giấy tờ giả, hay lập các hợp đồng mua bán hàng hoá giả mạo rồi dùng hồ sơ hàng hoá không có thế chấp tại nh, ...
    - kh vay đút lót cho cán bộ tín dụng, đánh giá khống tstc để vay được nhiều tiền hơn giá trị tstc. Một phần tiền vay ra trả vào túi riêng của cán bộ tín dụng, phần còn lại kd thua lỗ mất dần. Khi không còn khả năng trả nợ, kh sẽ chây ỳ mặc kệ NH bán tstc đi mà thu hồi nợ. Nhưng do tstc bị định giá quá cao nên NH không bao giờ thu hồi được đủ vốn cho vay chứ đừng nói tới lãi vay. Nhiều trường hợp tstc là dạng không thể bán được, vd nhà rách tại nông thôn, và vợ con khách hàng không còn chỗ ở nên chính quyền không ủng hộ việc bán nhà, ...
    Trong rất nhiều trường hợp, nợ xấu đồng nghĩa với thua lỗ thực sự của NH. Tuy nhiên chúng ta sẽ xét tiếp, nợ xấu có đáng lo hay không, tại sao NHNN cũng như các NH trên QT đặt ra mức 3% nợ xấu làm giới hạn cho phép các NH? Để thấy được hết mức độ nguy hiểm của nợ xấu, tôi xin nói đôi chút về nghiệp vụ cho vay của các NH:
    - Khi NH cho vay ra 1000 tỷ, như hiện nay với ls 10%/năm, ls huy động bình quân khoảng 5%/năm, như vậy bản chất NH sẽ có lãi do chênh lệch ls là 50 tỷ, chưa kể các chi phí duy trì hoạt động của NH.
    - Nếu 1000 tỷ cho vay ra trở thành nợ xấu không có khả năng thu hồi hoặc chưa biết đến bao giờ mới thu hồi được thì bên cạnh nỗi lo thanh khoản cho 1000 tỷ đã huy động, NH sẽ phải cho vay ra được 20.000 tỷ với điều kiện không gặp rủi ro gì thì mới bù đắp được 1000 tỷ đã mất. Chính vì cái thực tế này mà trong rất nhiều trường hợp xử lý nợ xấu, các NH sẵn sàng chấp nhận bỏ hoặc khoanh lãi vay để tạo đk cho kh trả lại đủ vốn đã vay ra.
    Thực tế việc cho vay để đạt được dư nợ 20.000 tỷ mà không gặp rủi ro là một việc không hề đơn giản như chúng ta nói đến ở đây, nó đòi hỏi nhiều y/c từ qui mô hoạt động của NH, đk khách hàng vay, cho tới các chi phí kèm theo. Rất nhiều nh khi nợ xấu đạt đến qui mô ngàn tỷ là đã rơi vào vòng xoáy khó khăn không thể cứu vãn, vì nó sẽ buộc nh phải vay nóng các nh khác với ls cao để bù đắp thanh khoản.
    Từ thực tế tôi pt ở trên, tự các bác sẽ rút ra kết luận xem nợ xấu có nguy hiểm hay không.
    Bây giờ quay lại vấn đề bản chất nợ xấu!!!

    Tôi có hứa với các bác là sẽ làm 1 topic bàn về vấn đề gốc ngọn của nợ xấu và Ngân hàng chúng ta vì đâu nên nỗi mà nó bắt đầu từ 2003 tớ giờ, ty nhiên cũng vì hợi bận nên Ở Đây tôi chỉ nói cái gốc và cái bản chất của nợ xấu tại giai đoạn này.

    1. Tôi nói: Ngân hàng cho vay thì luôn luôn phải có nợ xấu!!! ( bad debt)!!! Đó là 1 quy luật của hoạt động ngân hàng, là 1 định luật bất biến, bởi kinh doanh tiền tệ thì phải có rủi ro. Trên thế giới, ko có Ngân hàng nào mà ko có nợ xấu. vấn đề là: tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu và bản chất của 1 khoản nợ xấu nó như thế nào!!! thông thường, theo tiêu chuẩn basel 2-3 thì nó nằm tầm 2-3% trở lại là ok, đó là lý do NHNN đưa nó về 3% trong tháng 9 năm nay!!!!
    2. Các bác có bao giờ đặt câu hỏi: ngày xưa NHTMCP chúng ta tuy hơi nhỏ, yếu kém hơn bây giờ nhiều? tình hình quả trị cái gì cũng không bằng bây giờ mà nợ xấu chưa quá 3%, còn bây giờ công nghệ, con người cái gì cũng hơn, lẽ ra phải quản lý tốt hơn chứ? vì không những công nghệ, con người tốt hơn mà ta còn học được kinh nghiệm của thế giới nữa? vậy đúng lý nó phải quản lý tốt hơn chứ làm sao lại để nợ xấu nó nhiều hơn? nghịch lý quá phải ko? tại sao nợ xấu ko là 1% như chúng ta kỳ vọng mà bây giờ nó nhiều vậy? số liệu công bố của NHNN tới 10-15%? thậm chí 1 Ngân hàng nào đó ( như Phương nam, sau thanh tra) công bố tới 50%? ặc ặc? vì đâu nên nỗi này? các cán bộ tín dụng Phương Nam hay ông lãnh đạo đó biến chất hết chắc? Xin thưa là ko, bằng chứng là có cán bộ cá nhân nào chịu trách nhiệm đâu? vậy ai gây ra cái hậu quả này? Nguyên tắt ai làm người đó chịu!!!
    Cho nên, cái nợ xấu bây giờ nó ko như ngày xưa.

    Các bác có biết, 1 quy trình tín dụng nó chặt chẽ cỡ nào ko? ( có 1 câu ngạn ngữ rằng: bạn muốn biết giá trị của đồng tiền ư? hãy đi vay 1 ít thì sẽ thấy). cán bộ TD hay lãnh đạo ko lẽ họ tha hóa hết à? 1 người? 2 người? 3 người? chứ ko lẽ cả cái hệ thống này nó như vậy?

    Tôi thì tôi thấy vẫn còn nhiều, rất nhiều và đa phần ácc cán bộ TD bây giờ trình độ giỏi, rất giỏi và tay nghề so với 1 người cho vay của 1 NH TM nào đó trên thế giới thì chỉ thua về mặt tiếng anh!!! Thế mà họ lại mù sao?

    1 khoản vay được khách hàng đề nghị, đến khi thẩm định, đề xuất, ra phán quyết cấp tín dụng tuy nó ko lâu, chứ cỡ 1 dự án 100 đến 1000 tỷ thì tôi nói không dưới 10 người tham gia, vậy họ dốt hết chắc? ( cho dù là học ĐH ở VN)

    Hơi dài dòng 1 chút để các bác thấy, cái bản chất nợ xấu nó quan trọng hơn "nợ xấu" và mức độ nghiêm trọng của khoản nợ xấu.

    tại sao chỉ có giai đoạn này nó mới ội lên?

    Thế thì quay lại, sau năm 2007, 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới và VN không ngoại lệ, NHNN bị buột phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặc, hút vào bao nhiêu tiền?
    mà 2007 là bản lề tham gia WTO, bao nhiêu kỳ vọng? VN mở cửa và hội nhập? thế nhưng khủng hoảng như 1 gáo nước lạnh dội vào mặt của các công ty, tập đoàn kinh tế VN, chủ yếu là các tập đoàn tư nhân, có tư nhân có kết hợp với nhà nước.
    KHi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tiền hút về, vậy lấy vốn lớn đâu ra cho các công ty, tập đàn tư nhân VN tham gia cuộc chơi lớn? và các công ty này nó như những con rồng khát vốn như khát nước vậy đó.
    Kết quả, họ tìm mọi cách để có vốn sản xuất, kinh doanh , mua bán. Nhưng vào 2008, cũng chỉ họ là những người có đủ tiền!!!
    Thế thì vay thì ko bao nhiêu, th3 tục ko đơn giản, có gia đạn lãi suất lên đến 21%/1 năm, thật kinh khủng đối với nhà kinh doanh.
    Thế cho nên, điều gì thì ácc bác biết rồi đấy, bài toán thâu tóm các Ngânhàng đặc ra!!!!
    vậy là các công ty, các ông trùm bắt đầu dùng chiêu, dùng tiền, dùng những cái gì có thể phù hợp pháp luật để nắm cho được 1 Ngân hàng nào đó, để làm gì? vậy thì các bác thừa hiểu.
    Bản chất bắt đầu từ đó, khi họ nắm 1 ngân hàng, họ thành các ông chủ NH, mà các bác biết, tao là thằng chủ, mày là lính, tao chủ ta nói lính nghe hay lãnh đạo nói lính nó nghe?
    Đương nhiên cái ông làm chủ, chỉ đạo, thì từ lãnh đạo làm thuê cho đến lính lác, nhân viên có anh nào mà chả phải theo? ( ko nghe cũng phải theo), nó nư 1 con sóng cuốn hết mọi quy trình thủ tục, quy định.

    Thế là: các khoản vay 100tỷ, 1000 tỷ ra đời vì sự đói khát vốn ấy, và người ta kỳ vọng mãi vào nền kinh tế nó phát triển để bù đắp, than ôi, làm sao bù kịp?

    Thế thì cái nợ xấu bây giờ nó không phải do Ngân hàng kinh doanh yếu kém gây ra, cũng ko phải do NH tệ, không phải cán bộ biến chất như người ta nghĩ, mà là 1 cuộc phiêu lưu của các ông chủ trong cái cơ chế mới này.

    Các bác thử nghĩ xem? 1 khoản vay không đủ điều kiện, tôi đó anh nào dám ký chứ đừng nói là biến chất. Pháp luật VN rất rất chặc nhé, chặc đến nỗi người ta thấy gạc thở vì cái thủ tục quy định đấy.

    Chia sẽ chút như vậy để các bác thấy, cái bản chất nó rất quan trọng.
    Hiện atị, cái người ta lo, ko phải là nợ xấu, nợ xấu thật ra nó ko có xấu, nó là 1 khoản vay, có tôi tình gì? có tài sản cơ mà, nhưng tài sản như thế nào mới là quan trọng.
    Tất cả các dự án 100 tỷ trở lên, nếu đánh giá ko khả thi, tôi đố anh nào ký? trừ khi có ông chủ bảo kê hay 1 ai đó bảo kê theo cái kiểu tranh tối tranh sáng?
    Vài dòng chia sẽ,
    và kết luận, nợ xấu ko là gì cả, nó cũng là 1 khoản nợ như bao khoản nợ khác.
    cái hiện tại là xử lý sỡ hữu chéo, mà bây giờ thì đã vào giai đoạn gần 80% rồi, thế các bác đợi nó 100% mâm bác dọn lên sẵn mới ăn thì còn gì phải bàn!!!!
    Cho nên, đầu tư giá trị vào NH giai đạn này là ok nhất, tốt nhất chưa từng thấy.

Chia sẻ trang này