Tản mạn ngành Mía đường - Hưởng lợi từ chính sách bảo hộ.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lvd1212, 04/08/2022.

5900 người đang online, trong đó có 820 thành viên. 08:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4980 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. lvd1212

    lvd1212 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2022
    Đã được thích:
    55
    Tản mạn Ngành Đường mía Việt Nam

    Nhân việc mới đây Bộ Công thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía. Mời anh em nhìn lại ngành đường, khó khăn đã qua và có cơ hội gì trong thời gian tới không.
    [​IMG]

    Theo QĐ 1514, ngày 1/8/2022 mới đay thì Tổng mức thuế áp dụng là 47,64% đối với đường nhập từ Lào, Indo, Philipin, Myanma, Malaysia có nguồn gốc từ đường Thái Lan. Cùng với Quyết định số 1578 ngày 15/6/2021 thì tất cả các loại đường có sử dụng nguyên liệu đường xuất xứ từ Thái Lan, nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chịu Tổng mức thuế là 47,64%. Một chính sách có tác động trọng yếu đến việc phục hồi ngành mía đường của Việt Nam, ngành trồng mía của nông dân, và Lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất ngành mía đường.

    • Thực trạng ngành đường Việt Nam

    Theo ông Đặng Việt Anh, Chủ tịch Mía đường Sơn La,

    Bảo hộ ngành đường ở các nước Atiga, Thương mại tự do nhưng cơ hội xuất khẩu sang nước khác là bằng không.

    Từ năm 2015, các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Philippines tự hào tuyên bố rằng hộ đã hoàn toàn hội nhập, thực thi các nguyên tắc của hiệp định thương mại tự do Asean (Atiga). Tuy nhiên, sự hội nhập đó chỉ là danh nghĩa.

    Thực tế trên thị trường, Thái Lan, Indonesia hay Philippines đều có các công cụ bảo hộ rất chặt chẽ đối với thị trường đường nội địa của họ, cụ thể:

    Thái Lan: Thái Lan có 8 công ty được Chính phủ bảo hộ, độc quyền chi phối thị trường đường trong nước. Thái Lan triệt tiêu nhu cầu nhập đường trong nước bằng cách sử dụng 8 đầu mối này để phân phối, tiêu thụ đường tại thị trường trong nước và nhậu khẩu đường từ nước ngoài. Nếu 8 công ty này không có nhu cầu, thì bất kỳ quốc gia nào cũng không thể bán 1kg đường nào vào thị trường Thái Lan, đồng thời giá đường nội địa Thái Lan luôn cao gấp đôi giá đường mà Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu Thái Lan xuất khẩu đường sang Việt Nam theo giá đường thế giới khoảng 8-10.000đ/kg thì người dân Thái Lan đang tiêu dùng đường với giá 18-20.000đ/kg.

    Indonesia, Philippines: Indo và Phil cũng có những công cụ để ưu tiên cho ngành đường nội địa của họ rất chặt chẽ. Năng lực sản xuất đường của Indo, Phil chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu tiêu thụ của họ. Cho nên họ vẫn phải nhập khẩu thêm đường từ nước ngoài. Bất kỳ doanh nghiệp nào ở Indo hay Phil đều có thể nhập khẩu đường thoải mái, nhưng để tiêu thụ được thì phải vượt qua hàng loạt các quy định, giấy phép nếu không, đường nhập về không thể tiêu thụ. Các quy định, giấy phép này nhằm mục đích bảo hộ ngành đường nội địa của họ.

    Theo các Báo cáo về ngành mía đường thế giới, có 120 quốc gia sản xuất đường nhưng không có quốc giao nào mở cửa thị trường đường đối với các hiệp định thương mại tự do. Trừ Thái Lan, Indonesia, Philippines. Tuy nhiên, với các yếu tố trình bày bên trên, thì việc mở cửa hội nhập của 3 nước này là không có ý nghĩa, hay chỉ là sự mở cửa trá hình., bản chất là không hội nhập.

    • Về giá đường thế giới,

    Hiện nay, chúng ta đang dùng giá đường thế giới để làm thước đo đánh giá năng lực sản xuất của ngành đường. Tuy nhiên, giá đường thế giới là giá bị điều tiết, bị bóp méo, được trợ cấp. Giá này được hình thành bởi 4 quốc gia kiểm soát 80% sản lượng xk đường trên toàn thế giới là: Brazil, Ấn độ, Thái Lan và Úc.

    Thực tế, giá đường thế giới luôn thấp hơn 40% giá đường tiêu thụ nội địa của các nước này. Đó là lý do tại sao có chuyện Thái Lan xuất khẩu đường sang Việt Nam 8-10.000đ/kg còn người dân Thái Lan phải tiêu dùng trong nước với giá 18-20.000đ/kg.

    Đó là điểm bất hợp lý trong giá đường thế giới và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đường trong nước của chúng ta.

    • Các “Biện pháp phòng vệ thương mại” và “Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại” đối với các sản phẩm đường mía của Chính phủ Việt Nam

    Quyết định số 1578 ngày 15/6/2021 của Bộ Công thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, áp tổng mức thuế 47,64%, ngay lập tức phát huy tác dụng tại thời điểm đó, giá đường trong nước đã tăng lên đến 19-20.000đ/kg, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh.

    Tuy nhiên, ngay lập tức đường có nguồn gốc Thái Lan lẩn tránh qua các nước Asean và nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên đột biến. Cụ thể, giai đoạn từ giữa tháng 2 đến hết tháng 12/2021, tức ngay sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời, tổng lượng nhập khẩu đường từ Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam tăng 255% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi các nước này đều nhập khẩu ròng đường, chủ yếu từ Thái Lan. Sang quý I/2022, lượng đường từ 5 nước trên nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.

    Cục phòng vệ thương mại Bộ công thương đã kéo dài điều tra để có đầy đủ căn cứ. Ngày 1/8/2022, Bộ Công thương ra QĐ 1514 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía. Theo Quyết định này các sản phẩn đường nhập khẩu từ Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar có nguồn gốc từ Thái Lan sẽ đều chịu tổng mức thuế là 47.64%.

    Thời gian áp thuế là từ nay đến 6/2026.

    Như vậy, một hàng rào thuế quan đầy đủ, mạnh mẽ, dài hạn đã có. Ngành đường sẽ bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh mẽ ngay trong thời gian tới. Một chính sách có tác động trọng yếu lên toàn ngành cũng giống như thiên thời ủng hộ, vừa là cơ hội phục hồi ngành đường cho doanh nghiệp sản xuất, thời vận mới cho người nông dân trông mía cũng là cơ hội cho nhà đầu tư.
    Xem thêm video để hiểu rõ hơn về thực trạng ngành đường Việt nam, khó khăn ở giai đoạn trước đã qua, thời cơ ở giai đoạn tiếp theo rộng mở; Tại sao lại cần phải kéo dài thời gian điều tra? Tại sao giá đường sẽ duy trì rất cao ít nhất 5 năm tới? Tầm quan trọng của 2 quyết định áp thuế phòng vệ đối với ngành đường.

    buinhatnguyen đã loan bài này
  2. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.864
  3. aamaixinh

    aamaixinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2021
    Đã được thích:
    429
  4. hoagiayck

    hoagiayck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    3.870
    6th đầu năm, DN nào tồn kho nhiều nhất ạ?
  5. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.778
    Liệu có siêu sóng ngành mía đường????
    lvd1212 thích bài này.
  6. hoagiayck

    hoagiayck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    3.870
    các yếu tố nào sẽ tạo nên một cơn sóng mạnh cho một ngành ạ ?
    - Chính sách có lợi cho ngành ?
    -
    -
    -
  7. Nilequity

    Nilequity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2020
    Đã được thích:
    149
    Chăm chỉ thế ông giáo

    Lại gặp bác ở đây. Dạo này NAV khỏe ko bác
    lvd1212DIU789 thích bài này.
  8. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.864
    từ lúc xa bác, tui lỗ te tua. Âm mấy con cả 40,50%:((:((:((
  9. Nilequity

    Nilequity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2020
    Đã được thích:
    149
    Thế mình tìm chỗ tái hợp đi bác. Bác có chỗ nào ngon chỉ em với.
  10. DIU789

    DIU789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2019
    Đã được thích:
    2.864
    cụ có con nào thì tui theo thôi, chứ danh mục tui cả trăm con :)):)):)):))

Chia sẻ trang này