►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

5309 người đang online, trong đó có 870 thành viên. 17:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39472 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Mạn phép bác Linhtinh bên Involio.com, iem thấy loạt bài của bác hay quá, em copy sang chợ trời F319 để anh em trong lúc chờ BB ủn thị trường vẫn mua vui được vài trống canh
    ========================================
    Em tên là Linh Tinh.

    Sở dĩ như vậy là do từ lúc được ủn ra đời đến giờ, em chưa nói cái gì, chưa làm cái gì và cũng chưa mua, chưa bán cái gì mà lại không .. linh tinh.

    Vào đây, thấy các bác toàn nói chuyện to tát, em sợ.

    Vậy nên, em ra một chỗ, em ngồi một mình để dễ bề ăn nói ba cái chuyện ... linh tinh


    Phân tích kỹ thuật, theo em, là thứ linh tinh nhất trong các thứ linh tinh.

    Em lấy ra một cái chạt, em bịt đi nửa bên phải, cho 30 ông chiên da xem nửa bên trái và đề nghị các ông phán xem nửa bên phải nó thế nào.

    Kết quả là em nhận được 30 câu trả lời chả câu nào giống câu nào và nhìn chung là rất linh tinh [​IMG]

    Các bác thấy chưa, phân tích kỹ thuật trên thực tế rất linh tinh và để trở thành chiên da trong lĩnh vực này, ta cũng phải tư duy và phán cực kỳ .. linh tinh [​IMG]

    Phán linh tinh không dễ đâu.
    Bằng chứng là mới nói có mấy câu linh tinh mà em đã mệt rồi đây này [​IMG]
    1. PTKT vs. bói toán

    Các bác đã đi xem bói bao giờ chưa?
    Em đi rồi. Nhiều lần, nhiều nơi, từ trong Nam ra ngoài Bắc.
    Mỗi thày mỗi vẻ, nhưng thày nào cũng giống thày nào ở chỗ: "Tôi đã phán thì cấm có câu nào sai".

    PTKT khác với bói toán ở chỗ đó.
    PTKT không bao giờ khẳng định thị trường ngày mai hay tuần sau sẽ thế nào. Nó chỉ giúp ta đưa ra một khả năng, có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
    Trên cơ sở đó, ta sẽ lên 2 kế hoạch:

    + Ứng phó nếu nó xảy ra (kế hoạch chính), và
    + Ứng phó nếu nó không xảy ra (kế hoạch dự phòng)

    Các bác đừng bao giờ hỏi một ông thày bói về kế hoạch dự phòng.
    Nhưng nếu các bác gặp một chuyên gia nghiêm túc về PTKT, người ấy sẽ luôn sẵn sàng trình bày với các bác về kế hoạch dự phòng.

    Không phải em.
    Em toàn kế hoạch linh tinh thôi [​IMG]


    *****

    Khi đưa cái cô người yêu đẹp phẳng lặng từ trước ra sau về nhà làm vợ, em đã phải dự phòng tình huống một ngày nào đó em sẽ được nhìn thấy nàng đầu tóc bèo nhèo, quần áo lèo tèo, ngồi xổm đánh răng vèo vèo bên cống của khu tập thể.

    Em nghĩ, tưởng tượng được đến như thế mà vẫn yêu, vẫn lấy, mới đích thực là tình yêu .. linh tinh [​IMG]
    Chiên chứng cũng thế.
    Có kế hoạch chính, lại có cả kế hoạch dự phòng, cứ thoải mái mà chiên .. linh tinh [​IMG]



    Khi nói về kế hoạch dự phòng, em không có ý bảo rằng đó là nét riêng của PTKT, chỉ PTKT mới có.

    Em chỉ muốn nhấn mạnh rằng: PTKT không phải là môn khoa học chính xác. Nó chỉ là công cụ giúp ta, dựa trên các dữ liệu quá khứ, đưa ra một khả năng cho tương lai.

    Chỉ khi nào ta "quán triệt" được nguyên tắc đó, ta hãy đến với PTKT.

    *****

    Các bác sẽ hỏi em: "Thế cái kế hoạch dự phòng mà chú nói ở đây cụ thể là gì?"
    Có một vài phương thức nhưng em xin nói cái đơn giản nhất: đó là stop loss.

    Ở Tây, do được mua và bán trong phiên, câu chuyện stop loss là cực kỳ đơn giản. Mua 37, đặt stop-loss ở 36, lỡ có quyết định sai, ta chỉ lỗ có 1 giá, tức là chưa đầy 3%. Nhưng ở ta, do cái quái thai T+4, mức stop-loss khả thi nhất nhiều khi lên tới ... 20% hoặc hơn.

    Loss đến thế thì ai dám chơi, nhở [​IMG]

    Không sao.
    Ta sẽ g kế hoạch dự phòng vào kế hoạch chính.
    Tức là, khi có tín hiệu của PTKT, thay vì tất tay 100%, ta sẽ chỉ vào, thí dụ, 20%.
    Mức cắt lỗ (sau T+3) có là 20% thì lỗ trên tổng vốn cũng chỉ là 4%.

    20 lần lỗ 4% thì cũng đủ bay hết tài khoản [​IMG]
    Nhưng đã là "chiên da" PTKT mà lỗ đến 20 lần liên tiếp thì .. linh tinh quá.
    Giống em [​IMG]

    Em đi măm cái đã.
    No lại vào linh tinh tiếp [​IMG]
    Motngaymua2020Rose2018 thích bài này.
  2. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Rất hay....Linh Tinh....
    Rose2018 thích bài này.
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    2. Triết lý cơ bản của PTKT

    Thế là em đã lải nhải xong câu chuyện đầu tiên: "PTKT không phải là bói toán, nhưng cũng không phải là môn khoa học chính xác".
    Giờ, em xin chuyển sang câu chuyện thứ hai: triết lý cơ bản của PTKT.

    Em có một người bạn. Rất mê hội họa. Kể cả tranh giun của Trạng Quỳnh.
    Có lần em hỏi hắn: "Thấy cái gì ở đó mà mê thế?". Hắn trả lời: "Tất cả".
    Lần đầu tiên trong đời, em thấy một tên nói năng còn linh tinh hơn cả mình [​IMG]

    *****

    Dưng mà, PTKT cũng linh tinh như thế.
    Bởi vì, PTKT cho rằng, mọi thứ đã được thể hiện hết vào giá, kể cả việc ông A, Chủ tịch HĐQT của công ty B, bị đi ngoài sau khi ăn hải sản đêm qua.

    PTKT không quan tâm vì sao giá lại lên hoặc xuống.
    PTKT chỉ quan tâm 2 chuyện. Một, giá hiện tại thế nào. Hai, lịch sử diễn biến giá ra sao.
    Trên cơ sở đó, xây dựng mối liên hệ giữa hiện tại với quá khứ và lên kế hoạch cho một khả năng mà PTKT cho rằng có thể sẽ xảy ra trong tương lai.

    Như các bác đã thấy, cả 2 chuyện mà PTKT quan tâm đều được thể hiện trên chart.
    Vì vậy mà có người nổi tiếng đã từng nói: "PTKT rất thích hợp cho người vừa điếc, vừa lười".
    Giống em [​IMG]


    *****

    Từ câu nói nổi tiếng trên, em suy ra rằng, nếu đã định gắn bó với PTKT, nên nghễnh ngãng một tí thì tốt.
    Bởi vì, khi ngắm chart mà tai lại cứ vểnh lên nghe đủ tin tốt, xấu về công ty, sớm hay muộn cũng bị những thông tin đó chi phối, dẫn đến thiên lệch trong nhận định.


    Cách dễ nhất để mất tiền là đem lòng yêu một công ty.
    Cách dễ nhất để không kiếm được tiền là đem lòng ghét một công ty.


    PTKT bảo rằng: hãy coi các công ty là những tấm vé để vào xem một trận đá bóng.
    Ta dùng PTKT để phe vé. Ta không dùng PTKT để nhận định trận cầu trong sân là "đỉnh cao" hay "phọt phẹt".
    Đỉnh cao mà mua 100 bán 101 thì cũng không bằng phọt phẹt mua 10 bán 11.


    Này, các bác thương nên không thấy chứ em thấy em càng nói càng .. linh tinh.
    Cho em nghỉ tí [​IMG]
  4. k300

    k300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Đã được thích:
    94
    TA nó chỉ là 1 công cụ, còn tuỳ vào người sử dụng, chứ cứng nhắc như sách thì linh tinh là phải rồi [:D]

    Hàng ngàn người biết cái TA này mà có mấy người sử dụng 1 cách hiệu quả đâu b-(
    Rose2018 thích bài này.
  5. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    3. Price is not random

    Vâng, mọi yếu tố đều được phản ánh vào giá. Triết lý ấy của PTKT, nhiều người đã biết.

    Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó, PTKT vẫn không có đất để tồn tại. Để tồn tại, PTKT cần một triết lý nữa, kém nổi tiếng hơn triết lý thứ nhất rất nhiều nhưng tiếc thay, nó lại là rường cột của PTKT. Đó là: giá không diễn biến một cách ngẫu nhiên.

    Kết hợp lại, ta có một câu đầy đủ về triết lý của PTKT: mọi yếu tố đều được phản ánh vào giá và giá không diễn biến một cách ngẫu nhiên.

    May thế.
    Chứ cứ như cái màn hình phẳng nhà em (vợ sư tử nhà iem), vui buồn một cách ngẫu nhiên, bố ai mà hiểu cho nổi [​IMG]

    *****

    Các bác sẽ bảo: "Chú này ăn nói linh tinh. Anh/chị đố chú đoán được giá của SSI ngày mai đấy".

    He he .. em mà không ăn nói linh tinh thì còn tó gì là em nữa [​IMG]

    Khi nói về diễn biến giá, ta không nói về một ngày mà nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

    Khi thời gian theo dõi diễn biến giá đủ dài, các bác sẽ thấy giá hoặc là bò lên (để tạo thành up-trend), hoặc là bò xuống (để tạo thành down-trend), hoặc là đi ngang trong biên độ hẹp (thứ mà ta vẫn gọi là sideways, "dập dình không rét mà run").

    Các bác lại cười: "Càng nói càng vớ vẩn. Giá thì chỉ có lên, xuống hoặc đi ngang. Chẳng nhẽ có cái loại giá đi giật lùi!".

    Không vớ vẩn đâu.
    Lên mà em nói ở đây là xu thế lên theo thời gian, là up-trend.
    Xuống mà em nói ở đây là xu thế xuống theo thời gian, là down-trend.
    Và đi ngang mà em nói ở đây là xu thế tích lũy theo thời gian, để chờ vọt hoặc gãy đổ.


    Không có trend, chúng ta không kiếm được tiền đâu.
    PTKT sinh ra để tìm trend trong một khung thời gian.
    Nếu là daily trader, anh/chị ta sẽ tìm trend trong chart của 1 ngày.
    Nếu là short-term trader, anh/chị ta sẽ quan tâm tìm trend trong daily chart hoặc weekly chart.
    Nếu là long-term trader, anh/chị ta có thể tìm trend trong ... gì nhở, quên béng mất rồi, linh tinh quá [​IMG]

    Giờ thì chắc các bác đã thấy: nếu giá diễn biến một cách ngẫu nhiên, PTKT sẽ không có đất để tồn tại.

    Chỉ có tình yêu linh tinh là tồn tại được trong môi trường ngẫu nhiên thôi [​IMG]
    Cho em nghỉ tí.
    Cứ nói đến tình yêu là lại súc động dớt nước mắt [​IMG]
    Motngaymua2020Rose2018 thích bài này.
  6. truongsonsin

    truongsonsin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Đã được thích:
    47
    Giống đánh lô đề không nhỉ?,
    đưa bảng kết quả ngày hôm trước để đoán ngày hôm sau tôi hỏi 100 người thì mỗi người có 1 kết quả đề khác nhau>>>>>> Suy ra............linh tinh.
    đưa bảng kết quả đề hôm nay so với hôm trứơc mỗi người phán 1 cách tại sao hôm nay nó về con này, cách nào cũng có lý lẽ riêng >>>> Suy ra .....Linh tinh!
    Túm lại chẳng tin bố con thằng nào, đánh thì cứ đánh trúng thì ăn ko có thì đừng kêu ai!
  7. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    4. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến trend:

    Phần này, em sẽ nói rất ngắn về một số khái niệm cơ bản. Sở dĩ phải nói vì em sẽ nhắc tới chúng khá nhiều trong các phần tiếp theo.

    Trước hết là pull-back.

    Khi giá đang trong xu thế lên mà có đoạn nào đó quay đầu đi xuống, sau đó lại đi lên để hình thành đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ thì cái đoạn "quay đầu đi xuống" đó được gọi là pull-back (dân ta gọi nôm là "điều chỉnh").

    Tương tự, khi giá đang trong xu thế xuống mà có đoạn nào đó quay đầu đi lên, sau đó lại đi xuống tiếp để hình thành đáy mới thấp hơn đáy cũ thì cái đoạn "quay đầu đi lên" đó cũng được gọi là pull-back.

    Lấy ví dụ VNI trong thời gian gần đây nhá:

    [​IMG]


    Tiếp theo là "kênh giá" (channel).

    Ta có "kênh giá" khi các đáy và các đỉnh của một đường zig-zag nằm hoàn toàn giữa 2 đường thẳng song song:

    [​IMG]



    Bây giờ, em muốn mời các bác xem mối liên hệ giữa thời gian và trend.

    Dưới đây là đồ thị hàng ngày của SAM, từ tháng 3/2009. Trên đồ thị, có thể dễ dàng nhận thấy SAM ở trong up-trend trong thời gian từ tháng 3/2009 đến cuối tháng 10/2009:

    [​IMG]


    Tiếp theo, mời các bác xem đồ thị tuần của SAM trong 3 năm. Theo các bác thì SAM đã thoát ra khỏi down-trend hay chưa?

    [​IMG]


    Linh tinh thế đấy [​IMG]
  8. DoubleSeven

    DoubleSeven Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Rất linh tinh ... và hay.
  9. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Đọc xong bài của ông linh tinh này mình cũng linh tinh theo
    Tốt nhất giải nghệ nghỉ ngơi
  10. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    uh cũng linh tinh

Chia sẻ trang này