Tầng 6 Quĩ TLV F319 ---- cùng chung tay chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoaitu, 21/03/2014.

4875 người đang online, trong đó có 562 thành viên. 20:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2130075 lượt đọc và 16738 bài trả lời
  1. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    136.075
    Thằng điên đó kg về hô tlt lại qua Cl msr nữa nhỉ
    --- Gộp bài viết, 22/03/2016, Bài cũ: 22/03/2016 ---
    Nói với thằng ngu đó chi hại não làm gì, đội của nó chỉ thích những con Cp rác thôi bạn
    nhiepphongvs, ThinkBigDungTri86 thích bài này.
  2. 178ngogiatu

    178ngogiatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Đã được thích:
    880
    Tôi mong có nhiều pic chim lợn về MSR mà hnay mới thấy thằng này với thằng lươt sóng số 1 chim, bây giờ MSR hot quá mà hnay chốt mấy k VIC để mai mua thêm nên mong bọn chim lợn MSR nhiều, he he.
    --- Gộp bài viết, 22/03/2016, Bài cũ: 22/03/2016 ---
    Tài khoản còi mới có được 32k MSR nên rất mong nó chỉnh để mua thêm cho đủ 40k, cuối năm chưa biết nhân mấy.
    Xuandoa thích bài này.
  3. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    23.052
    có bác ấy CL cho vui các bác ơi!
    đợt này khả năng MSR lên 2x, 3x ...DHCD xong ..lên 5x, 6x ..cũng khg chừng!

    1x thì buy và hold rồi chọn ga cuối ngủ cho ngon. , ít ai quấy rầy .. vì lở khi giật mình tỉnh giất bấm lộn nút sell ...hihi
    Xuandoa thích bài này.
  4. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    996
    Thị trường gãy sóng mà vớ phải mã kiểu này ngon nhỉ - Chúc mừng các bác
    XuandoaThinkBig thích bài này.
  5. nhankiet2013

    nhankiet2013 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.814
    MSR = MSN không nói nhiều!
    Xuandoa thích bài này.
  6. xuanhai2501

    xuanhai2501 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2008
    Đã được thích:
    975
    giá Tungsten tiếp tục phải đối mặt với áp lực dư cung

    Sau khi đạt đỉnh vào năm 2011 và một lần nữa tăng vọt trong năm 2013, giá vonfram được dự báo sẽ giảm trong suốt năm 2014 và đầu năm 2015. Cải thiện sẵn có của nguyên liệu từ dự án mỏ mới đang gia tăng áp lực dư cung trên thị trường. Khi nhu cầu vonfram tăng trong những năm tiếp theo, và với một chút sản xuất bổ sung mới dự kiến sẽ đến trực tuyến, sự cân bằng thị trường sẽ được đẩy gần hơn tới trạng thái cân bằng đối với năm 2018, có khả năng xúc tác cho một giá vonfram tăng. Trong khi đó, trọng tâm được chuyển sang vị trí chi phí và tính khả thi của hoạt động khai thác khoáng sản cụ thể, bao gồm cả Trung Quốc, nơi trước đây chi phí thấp đã được cách nhiệt nhà cung cấp từ mức giá thấp hơn.Tungsten mới Roskill của: Triển vọng thị trường đến năm 2018 báo cáo có chứa ước tính đầy đủ cho năm 2013, hồ sơ về nhà sản xuất lớn và các dự án, đánh giá về xu hướng thị trường trọng điểm và triển vọng cho cung, cầu và giá cả đến năm 2018.
    nhiepphongvs thích bài này.
    nhiepphongvs đã loan bài này
  7. nhiepphongvs

    nhiepphongvs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    2.549
    Vonfram Núi Pháo và tham vọng của Masan Resources
    07:12 (GMT+7) - Thứ Ba, 21/7/2015
    Sau gần 5 năm kể từ khi được Masan mua lại, Núi Pháo trở thành một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới...
    [​IMG]
    Việc niêm yết Masan Resources được cho là sẽ giúp tập đoàn Masan minh bạch hơn, cùng với doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng định giá tập đoàn hơn.

    THU THỦY

    Khi niêm yết cổ phiếu sẽ tạo dòng tiền cho tiến trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và hợp nhất ngành vonfram, đa dạng hóa thành phần cổ đông, lãnh đạo Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources) cho biết như vậy, trong buổi gặp mặt các nhà đầu tư diễn ra tại Hà Nội ngày 20/7.

    Việc đưa Masan Resources lên sàn giao dịch chứng khoán đã được Masan Group đề cập đến trong bản công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý 1/2015. Nhưng đến nay, những thông tin chi tiết về kế hoạch này mới được hé lộ.

    Cụ thể, lãnh đạo Masan Resources cho biết công ty sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngay trong năm nay và trước hết niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào cuối năm nay, trước khi niêm yết trên sàn HNX.

    Lý do chính khiến cổ phiếu Masan Resources chưa thể lên sàn chính thức, chủ yếu do doanh nghiệp này mới bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ mỏ Núi Pháo trong nửa cuối năm 2014. Lãnh đạo Masan Resources cho biết lựa chọn nhắm tới sẽ là niêm yết cổ phiếu trên HNX.

    Chia sẻ với nhà đầu tư về việc tại sao lại chọn HNX, lãnh đạo Masan Resources cho biết, hiện mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên, gần với Hà Nội. Nếu niêm yết ở sàn này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cổ đông ở khoảng cách gần hơn.

    Bên cạnh đó, việc Masan Resources niêm yết sẽ tạo dòng tiền cho tiến trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và hợp nhất ngành vonfram, đa dạng hóa thành phần cổ đông.

    Ngoài ra, việc niêm yết Masan Resources được cho là sẽ giúp tập đoàn Masan minh bạch hơn, cùng với doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng định giá tập đoàn hơn.

    Sau gần 5 năm kể từ khi được Masan mua lại và đầu tư hơn nửa tỷ USD, Núi Pháo trở thành dự án vonfram mới đầu tiên trên thế giới gia nhập thị trường trong 15 năm qua và trở thành một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mỏ Núi Pháo cũng có trữ lượng florit và bismit khá lớn.

    Hiện tại, thị phần của Núi Pháo đạt 33% thị trường thế giới về vonfram, công ty xác định chỉ cần 1-2 thương vụ mua lại những công ty sắp phá sản thì có thể nâng thị phần lên 51%.

    Ngoài ra, mỏ Núi Pháo còn có nhiều lợi thế khi là mỏ lộ thiên, vòng đời mỏ khả năng khai thác còn có thể kéo dài hơn 20 năm. Lãnh đạo Masan Resources cũng cho biết sẽ mở rộng thêm mỏ dự phòng trong tương lai.

    Hiện vốn điều lệ của Masan Resources là gần 7.200 tỷ đồng, tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành tự do chỉ khoảng 3,5%. Do vậy, khi lên sàn, cổ phiếu doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ đạt vốn hóa lớn nhất trên thị trường.

    [​IMG]
    Dự báo tài chính của Masan Resources theo kế hoạch trong 3 năm dựa trên mức tỷ giá 21.800 đồng/USD - Nguồn: Masan Resources, VCSC.
    Chia sẻ về kế hoạch niêm yết, đơn vị tư vấn của Masan Resources - Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra một số mô hình định giá để nhà đầu tư tham khảo.

    Theo đó, với phương pháp PE (giá/thu nhập), giá cổ phiếu của Masan Resources nằm trong khoảng từ 20.500 đến 70.000 đồng/cổ phiếu.

    Theo giá trị doanh nghiệp/EBITDA - phương pháp định giá được sử dụng cho những doanh nghiệp có chi phí khấu hao cao thì giá trị cổ phiếu của Masan Resources từ 18.000 đến 105.000 đồng/cổ phiếu.

    Theo phương pháp PB (giá/giá trị sổ sách), với giá trị sổ sách của doanh nghiệp sau khi trừ đi các tài sản vô hình tại thời điểm 31/12/2014 thì giá cổ phiếu công ty này ở mức 15.091 đồng/cổ phiếu.

    Cổ phiếu doanh nghiệp này có tiềm năng trở thành cổ phiếu có cổ tức tiền mặt cao khi doanh nghiệp lên kế hoạch chia cổ tức bằng 50% thu nhập mỗi năm, giải pháp thay thế cho tiền gửi ngân hàng.

    Ngoài ra, theo ông Vũ Hồng - Phó tổng giám đốc Masan Resources, nguồn doanh thu bằng USD của công ty sẽ đối phó với sự mất giá của VND và mặt hàng phòng vệ với lạm phát sẽ khiến cổ phiếu này có thể trở thành giải pháp đầu tư thay cho vàng và bất động sản.
    Xuandoa thích bài này.
  8. nhiepphongvs

    nhiepphongvs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    2.549
    Núi Pháo ghi danh Việt Nam trên bản đồ vonfram thế giới
    (ĐTCK) Sau khi đưa vào vận hành thành công mỏ Núi Pháo và nhà máy chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng.
    [​IMG]
    Ngày 6/7/2015, ************* Trương Tấn Sang đến thăm và làm việc tại mỏ Núi Pháo và nhà máy chế sản phẩm sâu

    Masan Resources, công ty con của Tập đoàn Masan, đã làm được một việc mà không một công ty nào trên thế giới thực hiện được trong 15 năm qua. Đó là mang lại nguồn sản phẩm vonfram mới cho thị trường thế giới.

    Tọa lạc tại thành phố Thái Nguyên, mỏ Núi Pháo không chỉ là một hiện tượng đặc biệt, ghi nhận bước chuyển biến lớn trong lịch sử ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam, khi cung cấp sản phẩm vonfram được chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, mà còn có khả năng thay đổi cục diện “cuộc chơi” trên thị trường vonfram thế giới. Trữ lượng của mỏ này ước tính chiếm tới gần một phần ba trữ lượng vonfram toàn cầu, bên ngoài Trung Quốc, có khả năng sản xuất tới 6.000 tấn vonfram tinh chế mỗi năm.



    [​IMG]
    Mỏ Núi Pháo là mỏ khai thác lộ thiên, nên có chi phí thấp nhất thế giới
    Niềm tự hào của Việt Nam


    Việc đưa mỏ Núi Pháo vào hoạt động là một thành tích đáng tự hào của một doanh nghiệp Việt nói riêng, của đất nước nói chung.

    Chỉ số niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào môi trường kinh doanh đang ngày càng tăng, khi Chính phủ đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh thông qua việc thúc đẩy cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư sản xuất - kinh doanh những lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.

    Với các chính sách mới như cho nước ngoài sở hữu bất động sản và nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước, dự báo Việt Nam sẽ thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là khi Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhiều hiệp định thương mại tự do.

    Trong một thế giới phẳng hơn, biên giới quốc gia hay hàng rào thuế quan, những rào cản đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh ra nước ngoài, ngày càng bị xóa nhòa, bên cạnh những cơ hội lớn mở ra thì sức ép cạnh tranh cũng tăng lên với các doanh nghiệp trong nước.

    Đối thủ cạnh tranh của họ giờ đây là các công ty đa quốc gia, có tiềm lực tài chính lớn, có bề dày kinh nghiệm, cách thức quản lý bài bản, chuyên nghiệp. Những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nội địa, vươn tầm hoạt động ra thế giới là niềm tự hào của cộng đồng doanh nghiệp Việt.

    Masan Resources là một ví dụ điển hình cho một công ty trong nước có khả năng giành chiến thắng trên quy mô toàn cầu, cũng như Viettel đạt tăng trưởng cao ở các thị trường mới nổi như Haiti, Campuchia và nhiều quốc gia ở châu Phi. Hay như Vinamilk tăng cường chuỗi cung ứng của mình thông qua việc mua lại nhiều doanh nghiệp sữa tại Mỹ, New Zealand và châu Âu. Tuy nhiên, Dự án Núi Pháo độc đáo ở chỗ là nó có thể góp phần chuyển đổi ngành công nghiệp trên phương diện toàn cầu.

    Xoay chuyển cục diện thị trường vonfram toàn cầu

    Masan Resources, với dự án Núi Pháo đã hội tụ đủ các mảnh ghép để có thể xoay chuyển cục diện thị trường kim loại quý vonfram thế giới. Không đơn giản chỉ là tham gia vào thị trường này, mà Masan Resources còn có khả năng xoay chuyển cục diện thị trường nhờ quy mô và tầm quan trọng của dự án Núi Pháo.

    Với trữ lượng vonfram chiếm một phần ba trữ lượng toàn cầu ngoài Trung Quốc, Dự án Núi Pháo đang được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất (ô tô, máy bay, thậm chí là điện thoại IPhone), mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.

    [​IMG]
    Dự án Núi Pháo có khả năng cung cấp 6.000 tấn vonfram chế biến sâu hàng năm
    Là một trong những mỏ vonfram có chi phí khai thác thấp nhất thế giới, Núi Pháo vẫn có thể cho lợi nhuận ngay cả khi mặt hàng kim loại quý này vào chu kỳ giá thấp nhất. Do đó, Dự án sẽ đạt lợi nhuận cao khi giá hàng hóa phục hồi với rất ít cạnh tranh.
    Để ghi nhận ý nghĩa và những nỗ lực của Masan trong việc phát triển toàn diện Dự án Núi Pháo, một dự án có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và là một trong những dự án đầu tư khai thác khoáng sản lớn nhất Việt Nam, phái đoàn công tác do ************* Trương Tấn Sang dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại mỏ Núi Pháo và nhà máy chế biến sản phẩm sâu vào chiều ngày 6/7/2015. Tại khu mỏ, ************* đã lưu ý các tiềm năng và lợi ích của Dự án, động viên, ghi nhận những nỗ lực của Masan và các nhà thầu.

    ************* Trương Tấn Sang cho rằng: “Với chi phí đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan đã giải quyết được cơ bản những tồn tại mà nhà đầu tư trước để lại. Sự trợ giúp đắc lực của các chuyên gia về khai thác và chế biến khoáng sản nước ngoài chắc chắn sẽ giúp Dự án đạt được những cam kết của Chính phủ về tiến độ đầu tư”.

    ************* cũng đến thăm các nhà máy chế biến sâu của các công ty liên doanh giữa Masan và đối tác H.C. Stark (Đức). Ông mong muốn, Masan chia sẻ nhiều hơn những kinh nghiệm trong liên doanh với các đối tác trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản theo công nghệ hiện đại với các doanh nghiệp khai khoáng, để ngành khai thác khoáng sản Việt Nam phát triển theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, cho các giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị của các khoáng chất.

    Sự ghi nhận về vai trò và sự thành công của Dự án Núi Pháo không chỉ đến từ Chính phủ, mà còn từ các tổ chức quốc tế. Masan Resources đã được Hiệp hội Quốc tế Công nghiệp Vonfram (ITIA) trao quyền đăng cai tổ chức hội nghị thường niên lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 9 tới.

    Masan Resources, với việc phát triển mỏ Núi Pháo có quy mô khai thác lớn, công nghệ khai thác, chế biến quặng vofram hiện đại, đã sẵn sàng cho thế giới thấy rằng, một doanh nghiệp của một đất nước có nền kinh tế còn non trẻ hoàn toàn có thể dẫn dắt sự chuyển đổi cục diện thị trường vonfram thế giới.

    Phi Lan
    Xuandoa thích bài này.
  9. nhiepphongvs

    nhiepphongvs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    2.549
    Dự án Núi Pháo: Xuất khẩu vonfram đã qua tinh luyện Thứ năm, 01/08/2013, 06:57 (GMT+7)
    Phần lớn khoáng sản của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô nên giá trị kinh tế mang lại không cao, việc đầu tư công nghệ để có thể tinh luyện, chế biến sâu ngay trong nước để xuất khẩu với tiêu chuẩn thế giới là mục tiêu lớn của Việt Nam. Với việc Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo (công ty con của Tập đoàn Masan) hợp tác liên doanh với Tập đoàn H.C. Starck (Đức), một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp sản xuất vonfram, sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho ngành khai khoáng ở Việt Nam.

    Tinh luyện vonfram trước khi xuất khẩu

    Dự án Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên) sở hữu một trong những mỏ vonfram lớn nhất trên thế giới và khi đi vào hoạt động ổn định đây cũng sẽ là một trong những nhà sản xuất đơn lẻ bismut và flourit phẩm cấp acid lớn nhất thế giới. Nguồn tài nguyên và quy mô của dự án Núi Pháo mang lại tiềm năng kinh tế rất lớn và giá trị kinh tế sẽ tăng cao hơn khi mới đây Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo đã ký kết hợp tác liên doanh với Công ty H.C. Starck (Đức) thành lập Công ty TNHH Tinh luyện vonfram Núi Pháo - H.C. Starck để tinh chế sản phẩm vonfram của Núi Pháo. Ở công ty liên doanh này, Núi Pháo sở hữu 51% vốn và H.C. Starck là 49%.

    [​IMG]
    Dự án Núi pháo của Masan tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

    Quặng vonfram được khai thác tại mỏ Núi Pháo sẽ được công ty tinh luyện chế biến sâu thành các sản phẩm vonfram có giá trị gia tăng cao hơn, với khả năng tinh luyện lên đến 10.000 tấn tinh quặng vonfram mỗi năm. H.C. Starck sẽ vận hành liên doanh này và cam kết mua lại phần lớn sản lượng để sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở nước ngoài. H.C. Starck cũng sẽ hỗ trợ chào bán phần sản lượng còn lại ra thị trường. H.C. Starck hiện dẫn đầu thị trường về kim loại công nghệ cao và các sản phẩm tantali, đồng thời cũng giữ thị phần lớn trong thị trường molypđen, niobi và rheni, vốn đều đòi hỏi công nghệ tiên tiến và trình độ kỹ thuật cao để chế biến. Ông Andreas Meier, Chủ tịch và Tổng Giám đốc Điều hành của H.C. Starck, cho biết: “Masan đã phát triển một doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản mang đẳng cấp thế giới và mỏ Núi Pháo sẽ là một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho liên doanh”.

    Giá trị khoáng sản sẽ tăng lên gấp nhiều lần

    Trong bản đồ cung ứng vonfram của thế giới, trữ lượng của Núi Pháo lên tới 52,5 triệu tấn quặng có chứa WO3 (vonfram trioxit) với phẩm cấp 0,21%, và vì thế được coi là mỏ vonfram lớn nhất thế giới nằm ngoài Trung Quốc. Hơn thế, mỏ này đã được Masan phát triển với đầy đủ các tiêu chuẩn để trở thành một trong những dự án khai thác khoáng sản theo chuẩn mực tốt nhất của thế giới, hàng năm có thể cung ứng một sản lượng lên tới 7% nguồn cung vonfram toàn cầu.

    Việc H.C. Starck liên doanh với Núi Pháo cũng nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung vonfram từ Trung Quốc. Năm 2012, theo ước tính của Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), phần lớn trữ lượng vonfram toàn cầu nằm ở Trung Quốc. Hàng năm quốc gia này sản xuất ra tới 62.000 tấn, chiếm khoảng 85% sản lượng toàn cầu. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã áp dụng hạn ngạch sản xuất và xuất khẩu vonfram và giảm dần quota xuất khẩu từ 18.100 tấn năm 2002 xuống còn 15.400 tấn năm 2012. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chế biến như H.C. Starck buộc phải tìm kiếm các đối tác ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro. Trong khi một số nước đang bị áp quota xuất khẩu, thì nguồn vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc này sẽ giúp bình ổn thêm giá vonfram trên thế giới.

    Với công nghệ của Đức, sự hợp tác liên doanh này sẽ giúp Núi Pháo có thêm một nhà máy tinh luyện kỹ thuật cao. Điều này sẽ giúp cho giá trị vonfram của Việt Nam tăng lên rất nhiều trước khi xuất khẩu. Với công nghệ hiện nay, sản phẩm vonfram của Núi Pháo đã được chế biến sâu và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu với hàm lượng vonfram là 65%, trong khi yêu cầu của Chính phủ đưa ra cho việc xuất khẩu vonfram chỉ là 55%. Việc hợp tác này có điều khoản đặc biệt là H.C. Starck sẽ giúp tinh luyện vonfram cao hơn mức 65%, thâm nhập thị trường toàn cầu và kế hoạch quảng bá sản phẩm. H.C. Starck sẽ bao tiêu phần lớn sản phẩm đầu ra, doanh thu dự kiến khoảng hơn 1 tỷ USD trong vòng 10 năm.

    Ông Dominic Heaton, Tổng Giám đốc Điều hành của Núi Pháo, nhận xét: “H.C. Starck có chuyên môn đẳng cấp thế giới trong việc chế biến và tinh luyện các sản phẩm vonfram, sở hữu bí quyết công nghệ và kỹ thuật chuyên sâu, sự hợp tác này sẽ góp phần vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn”. Hợp tác này phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao thêm giá trị của lĩnh vực tài nguyên, không xuất khẩu quặng thô mà sẽ xuất khẩu tài nguyên tinh luyện có giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

    NGUYỄN HỮU

    Gửi tin này qua email In trang Gửi phản hồi Về đầu trang
    Xuandoa thích bài này.
  10. nhiepphongvs

    nhiepphongvs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    2.549
    MSN: Ông lớn H.C. Starck là ai?
    29/07/2013 | 16:00

    Mới đây, Masan đã bổ sung thêm một tên tuổi danh tiếng thế giới vào danh sách các đối tác chiến lược của tập đoàn này khi một công ty con của Masan Resources là Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo và H.C. Stark, doanh nghiệp chế biến khoáng sản công nghiệp số một của Đức và thế giới, đã ký kết thoả thuận chính thức thành lập một liên doanh là Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck để chế biến quặng vonfram có giá trị gia tăng cao tại Việt Nam.

    * Ván cờ mới của Masan

    Liên doanh giữa H.C. Starck và Núi Pháo sẽ giúp hình thành dây chuyền tinh luyện vonfram tối ưu từ vương quốc Đức, xứ sở nổi tiếng với các công nghệ lẫy lừng như của xe BMW hay các dòng sản phẩm máy Bosch. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ hiện đại đẳng cấp thế giới để sản xuất ra các sản phẩm hóa chất vonfram tinh chế từ nguyên liệu là quặng vonfram đã được làm giàu khai thác từ mỏ Núi Pháo. Sản phẩm vonfram sẽ có giá trị cao với hàm lượng tới 65%, vượt xa mức tiêu chuẩn của Chính phủ đưa ra cho việc xuất khẩu vonfram là 55%.

    Trên thực tế, các chuyên gia trong ngành đã nhận định rằng chỉ với nhà máy hiện tại mà Núi Pháo đang đưa vào hoạt động thì sản phẩm đầu ra của họ cũng đủ điều kiện xuất khẩu khoáng sản chế biến sâu. Tuy nhiên, việc thành lập liên doanh này là để mang công nghệ và kỹ thuật tối ưu trên thế giới vào Việt Nam nhằm tạo ra các sản phẩm vonfram có giá trị cao hơn, đồng thời đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm tinh luyện bởi H.C. Starck cũng sẽ bao tiêu phần lớn số lượng này.

    Nhà máy có vị trí dự kiến kế bên nhà máy tuyển quặng đang hoạt động của Núi Pháo và có công suất thiết kế có thể tinh chế khoảng 10,000 tấn quặng vonfram được làm giàu mỗi năm, đủ để chế biến toàn bộ quặng vonfram sản xuất từ Núi Pháo.



    http://image.*********.vn/2013/07/29/Nui%20Phao%203.jpg
    Bể lắng Florit tại mỏ Núi Pháo


    Vonfram (còn gọi là tungsten) là một kim loại có màu từ xám thép đến trắng, rất cứng và nặng. Vonfram là kim loại không phải là hợp kim,có điểm nóng chảy cao nhất và là nguyên tố có điểm nóng chảy cao thứ hai sau cacbon. Vonfram được dùng trong các ứng dụng như như bóng đèn, ống đèn tia âm cực, sợi ống chân không, thiết bị sưởi, và các vòi phun động cơ tên lửa và nhiều ứng dụng khác trong công nghệ vũ trụ và vũ khí hiện đại. Một báo cáo của Liên minh châu Âu vào năm 2010 đã xem vonfram là một trong những nguyên liệu thô tối quan trọng có giá trị chiến lược cao và nguồn cung tự nhiên hết sức hạn chế.

    H.C. Starck, đối tác sở hữu 49% vốn góp và đồng thời phụ trách điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của liên doanh cũng đã cam kết sẽ mua phần lớn sản phẩm do liên doanh sản xuất ra trong thời gian 10 năm. Phần sản phẩm còn lại sẽ được H.C. Starck giúp chào bán cho các đối tác khác của tập đoàn này trên khắp thế giới. Giai đoạn đầu tiên của nhà máy chế biến vonfram sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tháng tới và các giai đoạn tiếp theo dự kiến hoàn thành vào năm 2014, doanh thu dự kiến khoảng hơn 1 tỷ USD.

    Ở lời giới thiệu đầu tiên về mình trên website, H.C Starck đã nói rằng "bất cứ khi nào các ý tưởng được dự định chuyển hoá thành các sản phẩm hoặc ứng dụng thành công, điều đầu tiên phải làm chính là tìm được nhà cung cấp nguyên liệu phù hợp". Chính những điều Núi Pháo có thể đóng góp bao gồm trữ lượng quặng và đội ngũ điều hành chuyên nghiệp đã đưa đối tác đẳng cấp thế giới này tới Việt Nam.

    H.C. Starck là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về kim loại công nghệ (technology metals) và đang dẫn đầu thị trường thế giới không chỉ đối với vonfram mà còn đối với các sản phẩm tantalum, molybdenum, niobium, and rhenium. Tất cả những kim loại này đòi hỏi công nghệ tiên tiến và bí quyết đặc biệt để tinh chế.

    Với hơn 100 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và phát triển công nghệ, công ty có trụ sở tại Đức này có gần 3,000 nhân viên trên toàn thế giới và doanh thu 2012 đạt 836 triệu Euro, tương đương trên 1.1 tỷ USD. H.C. Starck đã và đang tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ với đội ngũ 140 nhân viên R&D và hơn 900 bằng sáng chế. Chính vì thế, việc liên doanh với một tập đoàn như H.C Starck, Núi Pháo sẽ có được công nghệ hiện đại từ đội ngũ kỹ sư trình độ cao.

    H.C. Starck hiện có 14 nhà máy sản xuất đặt tại châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Trong những năm gần đây, chiến lược của H.C. Starck là mở rộng sự hiện diện của mình trên nhiều châu lục thông qua việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp bản địa. Giữa năm 2012, H.C. Starck đã liên doanh với một công ty hóa chất Nhật Bản là Japan New Chisso Corp. để phát triển và sản xuất các vật liệu cathode dùng trong sản xuất các loại pin lithium chất lượng cao của ngành xe điện.

    Mới đây nhất, hồi tháng 2 vừa qua, H.C. Starck đã bắt tay với Elenilto (một trong những công ty khoáng sản lớn nhất Châu Phi với giá trị thị trường nhiều tỷ USD) để phát triển dự án mỏ Kenticha. Kenticha được coi là một trong những mỏ kim loại hiếm tantalum lớn nhất thế giới.

    Liên doanh giữa H.C. Starck và Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo sẽ sớm đi vào hoạt động để tinh luyện sản phẩm quặng vonfram đã làm giàu của Núi Pháo với công nghệ tối ưu đến từ Đức. Liên doanh này cũng sẽ giúp Masan đạt được các lợi ích kinh tế thông qua việc tạo ra các sản phẩm hóa chất vonfram tinh chế có giá trị cao.
    Xuandoa thích bài này.

Chia sẻ trang này