Thăm dò bỏ túi cho ngày thứ 2 4/6/2007 Vnidex yăng hay giảm những ngày đầu tháng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 01/06/2007.

8811 người đang online, trong đó có 1353 thành viên. 09:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1996 lượt đọc và 39 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Thăm dò bỏ túi cho ngày thứ 2 4/6/2007 Vnidex yăng hay giảm những ngày đầu tháng!

    Cho ý kiến nào
  2. quynhtho06

    quynhtho06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ 2 VNI trên đường đi về ->1k, hôm trước em đoán FPT của bác giảm mà bác không vote cho em cái nào a. vote cho em đê.tặng bác
  3. quynhtho06

    quynhtho06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ 2 VNI trên đường đi về ->1k, hôm trước em đoán FPT của bác giảm mà bác không vote cho em cái nào a. vote cho em đê.tặng bác
  4. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    tây hôm nay múc tích cực nhưng múc cũng nhác chừng góp vui
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
  6. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Thứ Sáu, 01/06/2007, 10:52

    Đấu giá Bảo Việt: 57.300 đồng là giá có khối lượng đặt mua lớn nhất

    TP - Tính đến 17h ngày 31/5, đã có 1.687 lệnh đặt mua cổ phần Bảo Việt được nhập trên tổng số nhà đầu tư đăng ký là 20.368; khối lượng được nhập là trên 45 triệu cổ phần (trong tổng số gần 390 triệu cổ phần đăng ký mua),

    Ngày 31/5, đã diễn ra phiên đấu giá cổ phần của Tổng Cty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Tính đến 17 giờ chiều qua, đã có 1.687 lệnh được nhập trên tổng số nhà đầu tư đăng ký là 20.368; khối lượng được nhập là trên 45 triệu cổ phần (trong tổng số gần 390 triệu cổ phần đăng ký mua), đạt 11,63%.

    Mức giá cao nhất là: 140.000 đồng (đặt mua 1.000 cổ phần), thấp nhất là 30.500 đồng (đặt mua 254.300 cổ phần). Các mức giá có khối lượng đặt mua cao nhất là: 57.300 đồng (đặt mua 3.012.800 cổ phần), 58.000 đồng (đặt mua 2.611.500 cổ phần), và 62.500 đồng (đặt mua 2.040.000 cổ phần).
  7. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Thứ Sáu, 01/06/2007, 08:38

    Tháng 6: VN-Index sẽ xoay quanh mốc 1.000-1.100 điểm

    TP - Sau tháng 5 khởi sắc hơn tháng 4, nhiều nhà đầu tư đang hy vọng tháng 6 sẽ là tháng ?otạo đà? để thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng mạnh cho đến cuối năm 2007.


    Mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư là giá chứng khoán sẽ thế nào trong tháng 6/2007
    Chờ giá Bảo Việt

    Theo thông tin từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội thì nhanh nhất phải đến giữa tuần sau mới có kết quả đấu giá Bảo Việt, đợt đấu giá lớn nhất từ trước đến nay.

    Giới đầu tư nóng ruột với kết quả này vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam. Nhà phân tích chứng khoán Đặng Khắc Chung cho rằng:

    ?oKhông chỉ hút một lượng vốn cực lớn, Bảo Việt IPO sẽ là một liều thuốc thử xem TTCK Việt Nam cung thực sự như thế nào, mấy ngày qua VN-Index không qua nổi 1.100 điểm và HaSTC- Index rơi xuống lại dưới 350 điểm là có sự tác động của đợt đấu giá này?.

    Ông Chung nhận định nếu giá trúng bình quân của Bảo Việt dưới 60.000 đồng/cổ phiếu thì trong tháng 6/ 2007, VN-Index chắc chắn không thể vượt qua 1.100 điểm vì giới đầu tư sẽ đổ tiền vào Bảo Việt cũng như chờ đợi các đại gia khác IPO với mong đợi mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có không ít người lại có cách nghĩ khác.

    Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài lại khẳng định: ?oCác nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đã hiểu cần ?ochung sống hòa bình? trên TTCK Việt Nam nên sẽ không có chuyện giá Bảo Việt bị đẩy lên cao quá, VN-Index và HaSTC- Index lên cao hay xuống thấp theo tôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Các quỹ nước ngoài giải ngân ra sao, dân chúng có tiếp tục đổ tiền vào chứng khoán không, bất động sản nóng hay nguội, TTCK Trung Quốc sụt giảm hay giữ được như hiện nay? Tôi cho rằng VN-Index khó xuống dưới 1.000 điểm hay trên 1.100 điểm? .

    Nhiều nhà đầu tư cũng ngập ngừng chờ kết quả IPO của Bảo Việt để quyết định đổ vốn vào đâu. Nhà đầu tư Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (sàn SBS TPHCM) nói rằng cô sẽ bán hết số cổ phiếu niêm yết trị giá gần 800 triệu đồng để mua Bảo Việt nếu trúng với giá đấu 57.500 đồng cô đã đặt. Trên khắp các sàn từ lớn như SSI, BVS, BCVS, VCBS, ACBS... đến nhỏ như Đại Việt, Quốc tế, Âu Lạc.. những người như Nguyên khá nhiều.

    Ông Vũ Quang Đức ( sàn VCBS TPHCM) lập luận: ?oKể cả với giá 65.000-70.000 đồng/cổ phiếu thì giá Bảo Việt vẫn hấp dẫn hơn nhiều cổ phiếu đang niêm yết. Vậy thì tội gì mà ôm cổ phiếu khác?. Nếu Bảo Việt có giá hấp dẫn như Đạm Phú Mỹ thì không những cổ phiếu niêm yết bị ?ogiáng một đòn mạnh? mà thị trường OTC sẽ lại tiếp tục ế ẩm khi chưa gượng dậy nổi sau ?ocú sốc Đạm Phú Mỹ?.

    Kết quả kiểm phiếu ban đầu cũng cho thấy giá đấu cổ phần Bảo Việt cũng đang trong khoảng 50.000- 70.000 đồng/cổ phiếu như dự đoán.

    Chưa xuất hiện yếu tố đẩy giá tăng mạnh

    Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ đầu tư tài chính Dragon - Capital:

    Thị trường sẽ lớn lên về số lượng và quy mô doanh nghiệp niêm yết

    Trả lời câu hỏi ?oÔng đánh giá về TTCK Việt Nam trong 6 tháng tới?? bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ngày 30/5, ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ đầu tư tài chính Dragon ?" Capital- nhận định thị trường nhìn chung sẽ ổn định.

    ?oViệc chỉ số giá chứng khoán VN- Index tăng cao hơn nhiều chắc là hơi khó. Đặc điểm lớn nhất của 6 tháng tới theo tôi nghĩ là sự lớn lên về số lượng và quy mô doanh nghiệp niêm yết. Cái đó không phải là chỉ số, giá cả chứng khoán mà là sự lớn lên của thị trường? - Ông Dominic Scriven nói.

    K.H (ghi)

    Ông Bùi Việt, Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho biết: ?oKhông phải các quỹ đầu tư nước ngoài chờ đợi mà những loại cổ phiếu họ muốn mua đã gần hết room (tỷ lệ sở hữu được phép- PV). Giá cổ phiếu ngân hàng thời gian qua chững lại cũng vì lý do này. Chỉ khi nào Nhà nước mở room thì lúc đó mới có đột biến tăng hay giảm mạnh?.

    Trao đổi với chúng tôi, Tổng Giám đốc Cty chứng khoán Rồng Việt, Nguyễn Miên Tuấn cũng thừa nhận: ?oVới tình hình hiện tại và ít có yếu tố nào để VN-Index tăng vọt như đầu năm 2007, tôi nghĩ VN-Index cũng sẽ chỉ xoay quanh mốc 1.000-1.100 điểm như tháng 5?.

    Ông Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng phòng môi giới Cty chứng khoán ACBS phân tích: ?oKhi VN-Index vừa vượt qua hay gần chạm mốc 1.100 điểm, nhiều nhà đầu tư đã bán ra ngay vì lo ngại đó là đỉnh cao và sẽ rơi lại trong 1,2 phiên. Ngược lại nếu xuống sát 1.000 điểm họ lại vội vàng mua vào. Cách mua bán trên khiến VN-Index khó rơi xuống dưới 1.000 điểm mà cũng không thể lên hơn 1.100 điểm.

    Tôi tin thị trường sẽ còn chuộng kiểu giao dịch này trong vòng vài tháng nữa?. Còn Phó Tổng Giám đốc SSI Nguyễn Hồng Nam thì dự đoán tình hình tháng 6 sẽ không khác lắm so với tháng 5 và còn có thể kéo dài sang tháng 7/2007.

    Tổng Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài khẳng định: ?oNgày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ngắn hạn hơn?. Họ cũng mua vào khi giá xuống và bán ngay lúc giá lên chứ không đầu tư dài hạn như cách Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital... đang làm.

    Bên cạnh đó, không ít Cty chứng khoán với thế mạnh vốn lớn, thông tin nhanh cũng nhảy vào mua bán ngắn hạn. Ngoài nhược điểm họ cuốn theo các nhà đầu tư nhỏ, lẻ thì cũng phải kể đến ?oưu điểm? họ sẽ không để VN-Index lên cao quá (vì bán ngay khi có lời) hay xuống thấp (mua vào để kích giá) như nhận xét của nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam.

    Với tình hình trên thì dự đoán VN-Index xoay quanh mốc 1.000-1.100 điểm và HaSTC- Index từ 300-350 điểm là có cơ sở.

    Hà Phan

    Nhắn tin để biết thị trường chứng khoán

    Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ Hà Thành và báo Tiền phong phối hợp thực hiện dịch vụ nhắn tin qua đầu số 8209 để biết 9 thông tin cơ bản trên thị trường chứng khoán.

    9 thông tin đó gồm: 1. Kết quả giao dịch; 2. Chỉ số thị trường TP HCM; 3. Chỉ số thị trường Hà Nội; 4. 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất;5. 5 chứng khoán giảm giá mạnh nhất; 6. 5 chứng khoán giao dịch nhiều nhất; 7. Thống kê giao dịch theo tuần; 8. Thống kê giao dịch theo tháng; 9. Thống kê giao dịch theo năm.

    Bạn đọc soạn tin theo cú pháp như hướng dẫn của bảng dưới đây rồi gửi đến số 8209. Mức cước phải trả là 2.000 đồng/bản tin


  8. quynhtho06

    quynhtho06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Em chạy hết roài, giờ chỉ bị kẹp Tr...ym mỗi HAP thôi cụ kaka ơi. tháng6 chắc teo.
  9. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Giá đấu cổ phần Bảo Việt và ảnh hưởng tới thị trường



    Thị trường niêm yết mấy phiên giao dịch gần đây đang nghe ngóng diễn biến từ đợt đấu giá cổ phần Bảo Việt.

    Mặc dù phải mất nhiều ngày nữa mới có kết quả nhưng kịch bản với tác động xấu tới thị trường từ phiên đấu giá này được xem là xác suất thấp.

    Khó có giá trên trời

    Vào thời điểm đấu giá Bảo Việt, thị trường niêm yết không nóng cộng với những bài học "bỏ của chạy lấy người" của một số phiên đấu giá trước đó sẽ khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn khi đưa ra mức giá.

    Hơn nữa, giá khởi điểm đặt ra tới 30.500 đồng/cổ phần sẽ khiến nhà đầu tư thận trọng hơn nếu bỏ cọc. Có thể nói điều này sẽ phần nào hạn chế được những mức giá "trên trời" như một số phiên đấu giá khác.

    Mặt khác, giá đấu thành công bình quân sẽ là cơ sở để bán cho nhà đầu tư chiến lược và chắc chắn các tổ chức trên sẽ không muốn có mức giá bình quân quá cao. Bản thân lãnh đạo Bảo Việt cũng không mong muốn mức giá quá cao để đảm bảo thành công cho đợt chào bán này và cho các nhà đầu tư chiến lược. Vậy có thể suy đoán giá đấu Bảo Việt sẽ nằm trong khoảng hợp lý.

    Theo một số phương pháp định giá của người viết có xét các yếu tố theo thị trường cho Bảo Việt, các kết quả nằm trong vòng từ 65.000 đồng/cổ phần đến 110.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là khoảng giá được nhiều người dự đoán nhất. Sau khi chiết khấu đi những phần rủi ro và mong muốn có lợi nhuận của nhà đầu tư, có thể suy đoán mức giá bình quân trong khoảng trên dưới 70.000 đồng/cổ phần.

    Lo ngại nguồn tiền chảy ngược?

    Những nhà đầu tư tham gia vào đấu giá Bảo Việt có những phương án sau để huy động vốn. Thứ nhất, nhà đầu tư bán cổ phần đang nắm giữ. Thứ hai, họ thêm vốn vào thị trường chứng khoán từ nguồn khác như tiền tiết kiệm, vàng, bất động sản...

    Với phương án thứ nhất, có hai lựa chọn cho nhà đầu tư: Bán trước khi đấu giá và bán sau khi biết tin trúng đấu giá. Với lựa chọn bán trước khi đấu giá, việc rút vốn khỏi thị trường cùng những ảnh hưởng đã xảy ra. Ở lựa chọn bán sau khi biết tin trúng đấu giá, thường chỉ xuất hiện ở nhà đầu tư cá nhân, và lựa chọn này là bị động, kèm theo nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư có thể phải bỏ quyền mua và mất tiền đặt cọc.

    Đây là đợt phát hành thêm cổ phần ra ngoài của Bảo Việt trong khi thị trường không sốt. Khối lượng chào bán lớn, giá khởi điểm 30.500 đồng/cổ phần là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ đăng ký đông của cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước với khối lượng đặt mua của cả hai đối tượng đều vượt con số chào bán cho thấy nhà đầu tư đã chờ đón và có thời gian chuẩn bị cũng như thu xếp về các nguồn vốn cho đợt đấu giá.

    Các nhà đầu tư lớn và đa phần nhà đầu tư cá nhân đã thu xếp vốn trước khi đấu giá, nên cho dù việc đấu giá Bảo Việt nếu thành công thì ảnh hưởng đến lượng vốn rút ra khỏi thị trường chứng khoán cũng không lớn do những ảnh hưởng này đã xảy ra hoặc được bổ sung thêm vốn vào của các nhà đầu tư.

    Chúng ta có thể đặt ra ba kịch bản. Thứ nhất, nếu giá thành công bình quân của Bảo Việt thấp, có thể xảy ra một đợt điều chỉnh giá của các cổ phần cùng ngành. Khả năng này ít xảy ra nhất.

    Thứ hai, giá đấu thành công quá cao, thị trường có khả năng tăng nóng trở lại. Đây là khả năng xảy ra cũng ít, nhưng ở mức thứ hai. Thứ ba, giá Bảo Việt trong khoảng dự đoán của nhiều nhà đầu tư đang chờ đấu giá Bảo Việt để quyết định mua bán, khi đó thị trường sẽ ổn định và tăng bền vững. Khả năng này xảy ra với xác suất lớn.

    Xét chung lại thì lo ngại một lượng vốn lớn chảy ra từ thị trường chứng khoán niêm yết sau khi đấu giá Bảo Việt là rất ít và sẽ cân bằng hoặc nhỏ hơn với lượng vốn chuẩn bị trước khi đấu giá do không trúng thầu mà quay lại thị trường. Vậy thị trường tăng/giảm khi đó quyết định bởi niềm tin của nhà đầu tư.
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Giá đấu cổ phần Bảo Việt và ảnh hưởng tới thị trường



    Thị trường niêm yết mấy phiên giao dịch gần đây đang nghe ngóng diễn biến từ đợt đấu giá cổ phần Bảo Việt.

    Mặc dù phải mất nhiều ngày nữa mới có kết quả nhưng kịch bản với tác động xấu tới thị trường từ phiên đấu giá này được xem là xác suất thấp.

    Khó có giá trên trời

    Vào thời điểm đấu giá Bảo Việt, thị trường niêm yết không nóng cộng với những bài học "bỏ của chạy lấy người" của một số phiên đấu giá trước đó sẽ khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn khi đưa ra mức giá.

    Hơn nữa, giá khởi điểm đặt ra tới 30.500 đồng/cổ phần sẽ khiến nhà đầu tư thận trọng hơn nếu bỏ cọc. Có thể nói điều này sẽ phần nào hạn chế được những mức giá "trên trời" như một số phiên đấu giá khác.

    Mặt khác, giá đấu thành công bình quân sẽ là cơ sở để bán cho nhà đầu tư chiến lược và chắc chắn các tổ chức trên sẽ không muốn có mức giá bình quân quá cao. Bản thân lãnh đạo Bảo Việt cũng không mong muốn mức giá quá cao để đảm bảo thành công cho đợt chào bán này và cho các nhà đầu tư chiến lược. Vậy có thể suy đoán giá đấu Bảo Việt sẽ nằm trong khoảng hợp lý.

    Theo một số phương pháp định giá của người viết có xét các yếu tố theo thị trường cho Bảo Việt, các kết quả nằm trong vòng từ 65.000 đồng/cổ phần đến 110.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là khoảng giá được nhiều người dự đoán nhất. Sau khi chiết khấu đi những phần rủi ro và mong muốn có lợi nhuận của nhà đầu tư, có thể suy đoán mức giá bình quân trong khoảng trên dưới 70.000 đồng/cổ phần.

    Lo ngại nguồn tiền chảy ngược?

    Những nhà đầu tư tham gia vào đấu giá Bảo Việt có những phương án sau để huy động vốn. Thứ nhất, nhà đầu tư bán cổ phần đang nắm giữ. Thứ hai, họ thêm vốn vào thị trường chứng khoán từ nguồn khác như tiền tiết kiệm, vàng, bất động sản...

    Với phương án thứ nhất, có hai lựa chọn cho nhà đầu tư: Bán trước khi đấu giá và bán sau khi biết tin trúng đấu giá. Với lựa chọn bán trước khi đấu giá, việc rút vốn khỏi thị trường cùng những ảnh hưởng đã xảy ra. Ở lựa chọn bán sau khi biết tin trúng đấu giá, thường chỉ xuất hiện ở nhà đầu tư cá nhân, và lựa chọn này là bị động, kèm theo nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư có thể phải bỏ quyền mua và mất tiền đặt cọc.

    Đây là đợt phát hành thêm cổ phần ra ngoài của Bảo Việt trong khi thị trường không sốt. Khối lượng chào bán lớn, giá khởi điểm 30.500 đồng/cổ phần là không hề thấp. Tuy nhiên, mức độ đăng ký đông của cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước với khối lượng đặt mua của cả hai đối tượng đều vượt con số chào bán cho thấy nhà đầu tư đã chờ đón và có thời gian chuẩn bị cũng như thu xếp về các nguồn vốn cho đợt đấu giá.

    Các nhà đầu tư lớn và đa phần nhà đầu tư cá nhân đã thu xếp vốn trước khi đấu giá, nên cho dù việc đấu giá Bảo Việt nếu thành công thì ảnh hưởng đến lượng vốn rút ra khỏi thị trường chứng khoán cũng không lớn do những ảnh hưởng này đã xảy ra hoặc được bổ sung thêm vốn vào của các nhà đầu tư.

    Chúng ta có thể đặt ra ba kịch bản. Thứ nhất, nếu giá thành công bình quân của Bảo Việt thấp, có thể xảy ra một đợt điều chỉnh giá của các cổ phần cùng ngành. Khả năng này ít xảy ra nhất.

    Thứ hai, giá đấu thành công quá cao, thị trường có khả năng tăng nóng trở lại. Đây là khả năng xảy ra cũng ít, nhưng ở mức thứ hai. Thứ ba, giá Bảo Việt trong khoảng dự đoán của nhiều nhà đầu tư đang chờ đấu giá Bảo Việt để quyết định mua bán, khi đó thị trường sẽ ổn định và tăng bền vững. Khả năng này xảy ra với xác suất lớn.

    Xét chung lại thì lo ngại một lượng vốn lớn chảy ra từ thị trường chứng khoán niêm yết sau khi đấu giá Bảo Việt là rất ít và sẽ cân bằng hoặc nhỏ hơn với lượng vốn chuẩn bị trước khi đấu giá do không trúng thầu mà quay lại thị trường. Vậy thị trường tăng/giảm khi đó quyết định bởi niềm tin của nhà đầu tư.

    Cổ phiếu ngân hàng: Đầy ?oroom? là rớt giá



    Giá cổ phiếu ngân hàng, vì vậy, chỉ gia tăng đột biến khi có yếu tố nước ngoài. Cổ phiếu Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã tăng gấp đôi khi hợp đồng hợp tác chiến lược Habubank - Deutsche Bank được ký kết. Với những ngân hàng mà ?oroom? vẫn còn nguyên như Đông Á, Eximbank tiềm năng tăng giá cổ phiếu rất lớn.

    Sau các cuộc thương lượng bất thành với khá nhiều đối tác nước ngoài, lần này Eximbank đang đi đến thỏa thuận cuối cùng về bán cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo (Nhật).

    Một số quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cho rằng chỉ số P/E của cổ phiếu ngân hàng quá cao và khẳng định giá cổ phiếu nhà băng đã vượt quá giá trị thực. Song trên thực tế, họ vẫn đặt vấn đề mua cổ phần với không ít ngân hàng. Hơn ai hết, họ hiểu rằng chỉ số P/E của cổ phiếu ngân hàng chỉ mang tính nhất thời. Chính sự tăng trưởng và triển vọng tiếp tục tăng trưởng cao của ngành ngân hàng mới là điều cốt lõi.

    Bởi lợi nhuận tăng nhanh bao nhiêu, P/E sẽ giảm xuống nhanh bấy nhiêu. Hãy thử phân tích mảng tín dụng. Trong tháng 4/2007 lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng ACB là 5,64%/năm; Sacombank là 6,06%/năm: Eximbank 6,76%/năm; Đông Á 6,13%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả bốn tính đến cuối tháng 4 so với thời điểm đầu năm đều rất cao: ACB tăng 12,6%; Sacombank tăng 28,23%; Eximbank tăng 16,29%; Đông Á tăng 16,6%.

    Trong khi đó chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của các ngân hàng lại vô cùng hấp dẫn. Lãi suất cho vay bình quân tháng 4 của ACB là 11,32%/năm; Sacombank 12,67%/năm; Đông Á 11,22%/năm; Eximbank 9,5%/năm (nguồn: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng).

    Nếu biết rằng tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, và tăng trưởng tín dụng toàn ngành từ nhiều năm qua luôn ở mức trên 20%/năm, thì sẽ thấy tiềm năng tăng trưởng ngân hàng trong nước lớn đến đâu.

    Trong dài hạn, cổ phiếu ngân hàng sẽ ngày một hấp dẫn hơn, bởi nói như ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng nội địa sẽ ?obị? ngân hàng nước ngoài mua hết đến 30% cổ phần. Chuyện còn lại chỉ là thời điểm mua mà thôi.

    Cùng lúc, các ngân hàng nội địa sẽ sáp nhập, mua bán lẫn nhau để trở nên mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể đã manh nha ý tưởng những ngân hàng hết ?oroom? sáp nhập với các ngân hàng khác để giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

    Số liệu ba ngân hàng cổ phần hàng đầu
    ACB Sacombank
    Eximbank
    Vốn điều lệ 1.100 2.089 1.212
    Tổng tài sản 52.109 33.724 19.299
    Tổng vốn huy động 47.724 29.395 16.549
    Dư nợ cho vay 19.272 18.644 11.902
    Nợ xấu/dư nợ cho vay 0,18% 0,59% 0,97%
    Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 93,8 112,3 53,59
    Lợi nhuận trước thuế 515 413,2 215
    LNTT/tổng tài sản (ROA) 1,05% 1,37% 1,19%
    LNTT/vốn điều lệ (ROE) 46,81% 19,78% 17,73%
    Đơn vị tính: tỉ đồng; Thời gian tính: đến 30/4/2007; Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng.

Chia sẻ trang này