Tham khảo con VNB của Vingroup thâu tóm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daiduongxanhxxx, 13/08/2016.

4259 người đang online, trong đó có 473 thành viên. 09:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16456 lượt đọc và 115 bài trả lời
  1. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    Tài chính
    Góc nhìn VNF: Nhận đầu tư chiến lược từ Vingroup, Savina sẽ là VEFAC mới?





    [​IMG]
    (VNF) - Bài học từ IPO VEFAC có thể sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong thương vụ IPO Savina giữa tuần này.
    Gần ba tháng kể từ ngày đầu niêm yết trên sàn Chứng khoán UPCoM, Cồ phiếu VEF của Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) gây choáng váng giới đầu tư với mức tăng hơn 4.5 lần.

    Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, cổ phiếu này đạt 46.000 đồng so với giá 10.100 đồng ở phiên chào sàn ngày 22 tháng 12 năm 2015. Thành công này chắc chắn có phần đóng góp không nhỏ của Vingroup, cổ đông chiến lược nắm đến hơn 80% cổ phần của doanh nghiệp này.

    Và với việc Vingroup trở thành nhà đầu tư chiến lược của Công ty TNHH MTV Sách Việt Nam (Savina), nhà đầu tư có kỳ vọng vào một VEF mới?

    Vì sao lại chọn Vingroup?

    Ngày 03/03/2016, thứ trưởng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch Huỳnh Vĩnh Ái ký Quyết định số 712/QĐ-BVHTTDL về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại Savina.

    Theo đó, Tập đoàn Vingroup đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của của Savina với 44.141.474 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ ban đầu.

    Việc lựa chọn Vingroup là nhà đầu tư chiến lược được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện theo quy định tại Công văn số 336/BVHTTDL-KHTC ngày 01/02/2016. Ngoài các yếu tố về vốn, tài sản , doanh thu, lợi nhuận, xếp hạng tín nhiệm … thì bắt buộc có thêm tiêu chí trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, văn hoá, giải trí, thương mại và đã từng thực hiện, quản lý tối thiểu một dự án tương tự trên 900 tỷ đồng.

    Cũng vào tháng 3 năm ngoái, Bộ này đã lựa chọn Vingroup thành nhà đầu tư chiến lược của VEFAC theo tiêu chí trên. Như vậy, cùng một đơn vị chủ quản và cùng một tiêu chí là có kinh nghiệm triển khai, quản lý dự án quy mô lớn mà cụ thể là dự án bất động sản thì rất ít công ty tại Việt Nam có thể so được với Vingroup vào thời điểm này.

    Bất động sản Savina có sánh được VEFAC?

    Theo thông báo của Savina về việc tổ chức bán đấu giá gần 17 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), công ty này sẽ phát hành đấu giá 16.735.590 cổ phần tương đương 24,64% với giá khởi điểm là 10,500 đồng/cổ phần vào 8h30 ngày 24/03/2016 tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

    Đều là "con đẻ" của của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với 100% vốn nhà nước, ngay từ khi ra đời, Savina và VEFAC đều được cho “ở riêng” trên những mảnh đất vàng . Nếu VEFAC có 68,320m2 tại148 Giảng Võ, 50m2 tại số 4 Tràng Thi thì Savina có 1.202m2 tại 22A, 2.203m2 tại 22B Hai Bà Trưng và hơn 712m2 tại 44 Tràng Tiền.

    Nếu VEFAC có các dự án trung tâm triển lãm trên tuyến Nhật Tân – Nội Bài, Mễ Trì – Từ Liêm thì Savina cũng có dự án ở 2 khu đất lần lượt 9,160 m2 và 27.3 m2 tại Đông Anh và 748m2 đất tại Dịch Vọng – Cầu Giấy. Tất cả đều được chuyển đổi đúng mục đích sử dụng theo Luật đất đai sau khi IPO.

    Xét về diện tích sử dụng và giá thành tại mỗi khu vực của hai công ty cổ phần này khá tương đồng. Điểm khác biệt chính là số tiền mà nhà đầu tư chiến lược cũng như các cổ đông bỏ ra để triển khai dự án của VEFAC lớn hơn khá nhiều so với các dự án của Savina.

    Theo ước tính để có được khu đất vàng tại 148 Giảng Võ, nhà đầu tư phải hoàn tất toàn bộ dự án Nhật Tân - Nội Bài và bàn giao lại cho VEFAC theo hình thức BT. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải "móc hầu bao" ngay bằng vốn của mình ít nhất 4.000 tỷ đồng để hoàn thiện dự án Nhật Tân - Nội Bài và "giao đứt" lại cho VEFAC khai thác sử dụng, trong đó Vingroup phải chi hơn 80%.

    Còn để có được những khu đất vàng của Savina, cần tiến hành đầu tư và phát triển dự án Trung tâm văn hóa và dịch vụ thương mại (Savina Plaza) tại số 22A-22B Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm với công năng là trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao cấp, siêu thị sách với tổng diện tích khu đất lập dự án là 4.600 m2, tổng mức đầu tư dự án là 902 tỷ đồng, Vingroup chỉ cần bỏ ra 586.3 tỷ đồng tương ứng 65% cổ phần.

    Rõ ràng so về giá trị tài sản bất động sản thì cả hai đều là “kẻ tám lạng, người nửa cân” khác chăng chỉ là vốn điều lệ của VEFAC lớn gấp gần 2,5 lần so với Savina mà thôi. Trong khi mục tiêu lợi nhuận sau ba năm mà hai công ty đặt ra từ khoảng 60-70 tỷ đồng.
    Sau IPO: Đợi ngày lên sàn, cổ phiếu Savina sẽ cất cánh?

    Phiên IPO ảm đạm của VEFAC vào tháng 03/2015, với chỉ khoảng 3.8% cổ phần IPO giao dịch thành công, có lẽ là bài học cho những nhà đầu tư hôm đó nuối tiếc.

    Chín tháng sau ngày IPO, các thủ tục chuyển giao thành công, Tập đoàn Vingroup đã niêm yết cổ phiếu VEFAC trên sàn UPCoM và chuỗi ngày tăng giá của VEF đến nay có thể vẫn chưa dừng lại.

    Có thể thành công từ VEFAC có thể sẽ khiến phiên IPO 24,64% cổ phần của công ty TNHH MTV Savina trở nên sôi động. Bởi nhìn vào những gì mà Savina đang có cùng với một cổ đông chiến lược hàng đầu, nhà đầu tư có quyền kỳ vọng vào những lợi ích từ những cổ phần mà Savina mang lại, nhất là khi nó được niêm yết trên sàn chứng khoán.

    http://vietnamfinance.vn/tai-chinh/...-savina-se-la-vefac-moi-20160320223247161.htm

    E mới mua được 200 cp không biết có ăn không:D:D:D
    cuong mondeo thích bài này.
    cuong mondeohpdaigia đã loan bài này
  2. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    [​IMG]
    Thấy đất gần hồ Hoàn Kiếm toàn đất vàng.
    Đất vàng phố Tràng Tiền, những đại gia nào sở hữu?
    Khu đất vàng tại Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Thủ đô Hà Nội có giá khoảng 1 tỷ đồng/m2, ngoài 1.500 m2 đất ( giá trị trên 1.500 tỷ đồng) của Công ty Kem Tràng Tiền mà Tập đoàn Đại Dương – OGC sở hữu 78,40% thì xung quanh còn rất nhiều doanh nghiệp lớn tọa lạc tại “điểm vàng” này.
    [​IMG]

    Phố Tràng Tiền có chiều dài hơn 700m

    Tràng Tiền là một trong những con phố đẹp bậc nhất của Hà Nội, đây từng là nơi đúc tiền của nhà Nguyễn vào khoảng năm 1808, Tràng Tiền có tên tiếng pháp là Rue Paul Bert.
    Với chiều dài chỉ vẻn vẹn hơn 700m, nhưng nơi đây lại tập trung nhiều thương hiệu nổi tiếng, như Tràng Tiền Plaza, Kem Tràng Tiền, Hiệu sách Thăng Long, cửa hàng bánh ngọt Bô-đê-ga, Rạp Công nhân…

    [​IMG]

    Tràng Tiền là con phố đẹp nổi tiếng ở Hà Nội

    Cùng ANTT.VN điểm danh những thương hiệu lừng danh tọa lạc trên đất "vàng" này:
    1.Tràng Tiền Plaza

    [​IMG]

    Tràng Tiền Plaza

    Tràng Tiền Plaza tọa lạc tại vị trí đắc địa của trung tâm Thủ đô, cả 3 mặt đều tiếp xúc với các khu phố chính, với tổng diện tích đất 4.346m2. Mặt chính của Tràng Tiền Plaza tiếp giáp với phố Hàng Bài, hướng bắc tiếp giáp phố Tràng Tiền, hướng còn lại giáp phố Hai Bà Trưng, từ Trung tâm thương mại này có thể hướng thẳng ra hồ Gươm.
    Đây được coi là một trong những trung tâm thương mại tiếng tăm nhất Hà Nội, năm 2013 ông trùm hàng hiệu – Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Jonathan Hạnh Nguyễn đã không ngại ngần chi 400 tỷ đồng để đầu tư vào dự án cải tạo Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, với mong muốn biến Tràng Tiền Plaza trở thành một trung tâm mua sắm hàng hiệu đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, trong đợt “tái cơ cấu” lần thứ hai Tràng Tiền Plaza không chỉ tập chung vào phục vụ khách VIP mà có nhiều gian hàng mang hơi hướng bình dân hơn.

    2.Kem Tràng Tiền
    [​IMG]

    Kem Tràng Tiền

    Kem Tràng Tiền cũng là một thương hiệu nổi đình nổi đám, đến ngày 31/12/2013, Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) thuộc Tập đoàn Đại Dương (OGC) chính thức ghi nhận việc nắm quyền kiểm soát tại Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền với tỷ lệ sở hữu 78,40%. Giá trị đầu tư của thương vụ là 117,6 tỷ đồng. Được biết, Công ty Kem Tràng Tiền là chủ nhân của 1.500 m2 đất tại Tràng Tiền, việc mua thành công 78,40% quyền sở hữu Kem cũng có nghĩa OCH đã nắm quyền định đoạt với tất cả các tài sản của công ty, bao gồm cả lô đất 35 Tràng Tiền.

    3.Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
    [​IMG]

    Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

    Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005).

    Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
    Nằm đối diện Nhà hát lớn Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có địa chỉ tại số 5 – 7 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    5.Khách sạn Hotel De L`opera Ha Noi
    [​IMG]

    Khách Sạn de l’Opera Hanoi

    Khách Sạn de l’Opera Hanoi nằm tại số 29, Tràng Tiền, gần Nhà hát Lớn, được xây dựng từ khu đất của khách sạn Dân Chủ trước đây. Khách Sạn De l’Opera Hanoi gồm 107 phòng mang phong cách Pháp, tiện nghi hiện đại, nhắm vào đối tượng khách du lịch cá nhân và giới doanh nhân.

    [​IMG]

    Được biết, đơn vị sở hữu của De l’opera Hanoi là Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Dân Chủ, trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội, nắm 100% vốn. Trong đó, đơn vị quản lý là Tập đoàn Quản lý khách sạn Accor.
    Hanoi Tourist được thành lập từ năm 1963, hiện có 12 đơn vị trực thuộc, chi nhánh tại TP HCM, Đà Nẵng, văn phòng đại diện tại Mỹ, Hungary, Đức, Thái Lan… Còn Tập đoàn Accor thành lập từ năm 1967, trụ sở chính tại Paris. Năm 2011, doanh thu của đơn vị này lên tới 6,1 tỷ euro.

    Một số thương hiệu nổi tiếng khác trên phố Tràng Tiền:

    [​IMG]

    Hiệu sách Thăng Long

    [​IMG]

    Triển lãm Mỹ thuật

    [​IMG]

    Rạp Công nhân

    [​IMG]

    Ngân hàng Bắc Á

    [​IMG]

    Citibank
    --- Gộp bài viết, 13/08/2016, Bài cũ: 13/08/2016 ---
    Thoả thuận trên 4tr cp gía 21 nên e múc 200 cổ gía 20 cũng xem là có lời:D hình như mấy a đấu gía xả hết rồi
    http://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-VNB-1.chn
    --- Gộp bài viết, 13/08/2016 ---
    Hàng AV con nào cũng chạm 4x,con này không lên nổi mà về 10 xem như e bị hớ 200 cổ=))=))=))
  3. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    577
  4. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    Cứ nghiên cứu, không vội vàng :D
  5. ngokhoa

    ngokhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Đã được thích:
    869
    Rút kinh nghiệm TTF không xung phong nữa, núp đánh lén vậy :(
    teoemxyzDaiduongxanhxxx thích bài này.
  6. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    :D con này không so TTF, TTF thuộc dạng bất đắc dỉ của AV, nhưng cũng không đua giá từ từ xem thôi, mua 2 3 trăm cổ vui thôi :D
    teoemxyz thích bài này.
  7. cuong mondeo

    cuong mondeo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/12/2013
    Đã được thích:
    1.239
  8. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    e không hiểu cái này các bác à , đất 2 Bà Trưng gía như thế này
    Thứ tư, 3/8/2016 | 08:14 GMT+7
    [​IMG]
    Xây khách sạn 5 sao tại khu đất 'vàng' Hà Nội
    Khu đất nằm ở vị trí đắc địa với hai mặt phố Hàng Bài và Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã chuyển đổi mục đích từ xây dựng văn phòng và nhà ở thành khách sạn 5 sao.
    Chiều 2/8, trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, đại biểu Nguyễn Hoài Nam đặt câu hỏi việc dự án tại số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (khu đất đối diện Tràng Tiền Plaza) của doanh nghiệp Tân Hoàng Minh đắp chiếu nhiều năm có phải đang đợi thành phố cho phép xây dựng nhà cao tầng.

    Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Lê Vinh cho biết: "Đúng là trước đó chủ đầu tư xin xây công trình 12 tầng, nhưng thành phố kiên quyết không chấp thuận.".

    Giải thích rõ hơn, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, khu đất này sẽ được chuyển đổi thành khách sạn 5 sao chứ không phải chung cư. "Cá nhân tôi rất khuyến khích việc này bởi thành phố đang thiếu khoảng 20.000 phòng nghỉ khách sạn. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để biến du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn", ông Chung nói.

    [​IMG]
    Khu đất vàng đã được chuyển đổi mục đích xây dựng thành khách sạn 5 sao. Ảnh:Ngọc Thành.

    Tháng 11/2004, UBND TP Hà Nội quyết định thu hồi trên 4.000 m2 đất tại số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng để xây dựng khu trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở tái định cư. Trong diện tích trên có hơn 3.600 m2 của Xí nghiệp nhựa Hà Nội đã được di dời và hơn 300 m2 đất ở liên quan tới 17 hộ dân.

    Cuối năm 2010, dự án đặc biệt thu hút dư luận khi một số hộ dân trong phạm vi dự án yêu cầu được đền bù mức kỷ lục - một tỷ đồng/m2.

    Yêu cầu này không được chủ đầu tư và các cơ quan chức năng chấp thuận. Tuy nhiên, đến sát thời điểm cưỡng chế di dời (sáng 12/7/2011), những hộ dân cuối cùng đã ký vào biên bản đồng ý nhận đền bù 500 triệu/m2 ở mặt tiền, tầng 1; 300 triệu/m2 tầng 1 không có mặt tiền mức thấp nhất là 200 triệu đồng/m2 ở tầng 2.

    5 năm sau khi được bàn giao mặt bằng, dự án vẫn là bãi đất trống được quây rào kín xung quanh. Những ngày lễ Tết, khu đất được mở cửa tận dụng trông giữ xe cho khách đi chơi khu vực hồ Gươm.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/xay-khach-san-5-sao-tai-khu-dat-vang-ha-noi-3446615.html
    http://s.cafef.vn/vef-180099/co-vin...bung-no-tang-6-lan-nhu-trien-lam-giang-vo.chn

    Savina đang quản lý một số bất động sản có vị trí đắc địa tại Hà Nội.

    Cụ thể, Savina đang thuê, quản lý 6 khu đất:

    - Khu đất tại số 02 Dịch Vọng, Cầu Giấy: diện tích 748,08 m2

    - Khu đất tại xã Việt Hùng, H.Đông Anh: diện tích hơn 9.160 m2

    - Khu đất tại 44 Tràng Tiền: diện tích 712,94 m2

    - Một phòng tầng 1 tại 50A Hàng Bài: diện tích sàn 30,2m2

    - Khu nhà, đất tại 22A Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm: diện tích đất 1.201,94 m2

    - Khu nhà, đất tại 22B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm: diện tích đất 2.203,36 m2.

    đất Hai Bà Trưng gần savina bồi thường 500tr/m2 ,savina có 1.201,94 m2 22A, 2.203,36 m2 22B
    thì giá trị bao nhiêu mà trên đoạn đương sát đó bồi thường 500tr/m2
    teoemxyz thích bài này.
  9. teoemxyz

    teoemxyz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2016
    Đã được thích:
    786
    A mới biết à, đất Hai bà Trưng gần hồ hoàn kiếm là đất vàng vài trăm triệu / m2 đấy. Nhiều ng nghĩ AV thâu tóm 1 con đất thuê. QUÁ sai lầm. Con này phải lên 80k/cp rồi quay về điều chỉnh mức 6x
    --- Gộp bài viết, 14/08/2016, Bài cũ: 14/08/2016 ---
    Giá trị quỹ đất vnb và Vef tương đương nhau thôi, chỉ khác là VEF vốn điều lê lớn hơn. Sau khi vic chuyển đổi công năng vnb sẽ làm những dự án khủng ở Hai Bà Trưng. E ở sài gòn ra tràng tiền sống cũng được 1 thời gian nên hiểu đất ở đây đắc giá thế nào, Nghe mấy chú làm bên BDS nói đất khu này đều trên ngàn tỷ, nên e cũng múc vnb được 1 ít. Hehe
    Last edited: 14/08/2016
    Daiduongxanhxxx thích bài này.
  10. Daiduongxanhxxx

    Daiduongxanhxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    1.078
    Hôm nay nghe theo e gái múc vài K nhé :D

Chia sẻ trang này