THEO BẠN VIỆC VN NHẬN QUI CHẾ PNTR CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VN INDEX

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hailua_tapchoi, 11/12/2006.

4038 người đang online, trong đó có 468 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 803 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hailua_tapchoi

    hailua_tapchoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    0
    THEO BẠN VIỆC VN NHẬN QUI CHẾ PNTR CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VN INDEX

    (Trích VN express ) Quốc hội Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam

    Thượng viện Mỹ chiều 9/12 (theo giờ Việt Nam) đã thông qua dự luật Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam với số phiếu áp đảo. Như vậy, dự luật PNTR đã được thông qua tại cả hai viện Quốc hội Mỹ và chỉ chờ Tổng thống Mỹ George W. Bush ký phê duyệt.
    > Hạ viện Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam

    Dự luật PNTR của Việt Nam được Thượng viện Mỹ thông qua với 79 phiếu thuận và 9 phiếu chống. Dự luật này được bỏ phiếu thông qua cùng các dự luật về cắt giảm thuế và mở rộng quan hệ thương mại của Mỹ với một số nước Mỹ Latin và Haiti.

    Ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua PNTR với Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng đã phát đi thông cáo, hoan nghênh việc Quốc hội nước này thông qua dự luật về Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam. "Đây là một bước đi quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

    Ông Dũng cho rằng, sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Đây là kết quả của những cố gắng cả hai bên trong quá trình bình thường hóa quan hệ song phương, cũng như mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn nữa giữa Việt Nam và Mỹ.

    "Việc thông qua PNTR sẽ mở đường cho cả hai bên thực hiện các cam kết của mình trong khuôn khổ quy định của WTO và của Hiệp định song phương Việt - Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới cho nhân dân hai nước, đặc biệt là cộng đồng kinh doanh", ông Dũng khẳng định.

    Việt Nam cũng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ trực tiếp của Tổng thống G. Bush, các quan chức chính quyền, các nghị sĩ Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân Mỹ cũng như cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, tất cả những người đã vận động tích cực cho việc thông qua PNTR với Việt Nam. Đồng thời bày tỏ hy vọng rằng, Tổng thống Bush sẽ sớm tuyên bố chính thức áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam.

    Thương mại hai chiều thuận lợi hơn

    Từng hụt PNTR đúng 1 tháng trước, việc Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn hôm nay khiến giới doanh nhân cả 2 nước không giấu sự vui mừng.

    Theo ông Richard Moore, Giám đốc điều hành sáng tạo Richard Moore Associates, việc thông qua PNTR là điều doanh nghiệp Việt Nam cũng như Mỹ đã mong đợi từ lâu. "PNTR được thông qua sẽ giúp doanh nghiệp 2 nước có thêm niềm tin trong các hoạt động thương mại vì họ sẽ được đảm bảo bởi các quy định của WTO, đồng thời thuế quan cũng sẽ được cắt giảm. Tôi tin rằng hoạt động thương mại giữa 2 bên tới đây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều", ông Moore cho biết.

    Đồng thời, theo ông Moore, doanh nghiệp Mỹ sẽ có nhiều thuận lợi khi tiếp cận được một thị trường rộng lớn như Việt Nam. Nhưng một trong những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu lớn của Mỹ. "Người tiêu dùng Việt Nam hiện có ý thức rất cao về các thương hiệu lớn, vì vậy nếu doanh nghiệp trong nước không chú ý xây dựng thương hiệu, họ có thể bị thua thiệt trước các thương hiệu Mỹ", vị chuyên gia xây dựng thương hiệu này nhận định.

    Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại TP HCM Walter Blocker thừa nhận, đây là tin vui cho các giới doanh nhân, nông dân, ngành chăn nuôi và cả những công nhân của cả hai nước. Để được thông qua PNTR với Việt Nam, vì quyền lợi của chính doanh nhân Mỹ, Amcham đã tiến hành vận động hành lang rất tích cực ngay tại chính trường Mỹ và cả WTO về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Giáo sư Việt kiều của Đại học Hawaii Hà Tôn Vinh nhìn nhận, PNTR không phải là tất cả nhưng tốt cho doanh nghiệp cả hai nước. Bởi nếu không có PNTR, chính doanh nghiệp Mỹ là bị thiệt nhiều nhất trong cuộc chơi thương mại với Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới.

    Ông Vinh nói rằng, PNTR được hai viện Quốc hội Mỹ thông qua hôm nay là một chiến thắng cho ngoại giao và thương mại Việt Nam. "Từ nay dư luận Mỹ sẽ không còn thắc mắc Việt Nam có phải là một nước, một thị trường mở cửa hay không nữa", ông Vinh giải thích.

    Giáo sư Vinh cũng lạc quan với việc thông qua PNTR rằng cái nhìn của Mỹ đối với Việt Nam đã thay đổi, thể hiện sự ủng hộ đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam mặc dù chúng ta còn rất nhiều điều để làm.

    Hôm qua, một thành viên đoàn đàm phán gia nhập WTO của Chính phủ cũng khẳng định, có hay không PNTR của Mỹ, với VN cũng không có nhiều ảnh hưởng. "Cái vướng duy nhất với Mỹ là vấn đề hạn ngạch dệt may mà lâu nay Mỹ vẫn áp đặt cho VN. Với PNTR, vấn đề giám sát hạn ngạch dệt may sẽ được giải quyết rõ ràng hơn", thành viên này bày tỏ hy vọng.

    Mặc dù cam kết WTO, Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may ngay khi VN chính thức trở thành thành viên của tổ chức này, nhưng đổi lại Mỹ sẽ tiến hành cơ chế giám sát riêng 6 tháng một lần, để nếu phát hiện có hành vi Việt Nam trợ cấp xuất khẩu cho dệt may chẳng hạn, có thể sẽ tiến hành vụ kiện bán phá giá với dệt may Việt Nam. Đây là điều mà doanh nghiệp ngành dệt may cả hai nước cùng lo ngại và hy vọng Mỹ sẽ có giải thích rõ ràng hơn quy chế giám sát mới sau khi Quốc hội nước này thông qua PNTR với Việt Nam.

    Ông Nguyễn Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ thương mại châu Mỹ, Bộ Ngoại Giao, cho biết, thương mại hai chiều Việt - Mỹ năm 2005 đạt 6,5 tỷ USD và năm 2006 tăng lên 8 tỷ USD. Theo ông Bình, với việc Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, dự kiến thương mại hai chiều có thể đạt 17,5 tỷ USD vào năm 2010.
    Theo bạn sắp tới việc việt nam gia nhập WTO và nhận qui chế PNTR có tác động như thế nào tới Vn index trong thời gian tới ..?

Chia sẻ trang này