Thời điểm bán ra!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DragonGate, 21/03/2018.

6415 người đang online, trong đó có 912 thành viên. 22:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2649 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    [​IMG]

    Có nhiều lý do chính đáng giải thích tại sao nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu. Có thể anh ta muốn mua một ngôi nhà hay hỗ trợ tài chính cho công việc kinh doanh của con cái anh ta. Bất cứ lý do nào tương tự cũng có thể giải thích việc bán cổ phiếu là hợp lý dựa trên quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, những động cơ bán kể trên mang tính cá nhân hơn là lợi ích tài chính. Bởi thế, chúng nằm ngoài phạm vi quyển sách này. Những nhận xét trong cuốn sách này đều chỉ ra mục tiêu đạt được lợi ích lớn nhất có thể từ số đô-la tiền đầu tư ban đầu − động cơ duy nhất khi bán cổ phiếu.


    Tôi cho là chỉ có ba lý do dẫn đến việc bán bất cứ cổ phiếu nào mà nhà đầu tư đã chọn dựa trên những nguyên tắc mà tôi đề cập. Lý do đầu tiên mọi người đều biết rõ.

    1. Đó là khi nhà đầu tư mắc sai lầm trong lần mua đầu tiên và rõ ràng là tình trạng thực tế của công ty đó ngày càng chênh lệch và không thuận lợi như lúc ban đầu. Cách giải quyết đúng đắn nhất trong trường hợp này là tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Ở mức độ nào đó, nó phụ thuộc vào khả năng nhà đầu tư thành thật với chính mình. Hai trong số các yếu tố cần thiết để đầu tư cổ phiếu thường là lợi nhuận cao kết hợp với trình độ kỹ năng, kiến thức và óc phán đoán khéo léo mới có thể hoàn thành tốt việc xử lý khoản lợi nhuận trên. Bởi quá trình đạt được các khoản lợi nhuận này hầu hết rất phức tạp nên việc mua chắc chắn sẽ mắc phải một vài sai sót. May mắn thay, lợi nhuận trong dài hạn từ những cổ phiếu thường tốt có thể cao hơn khoản lỗ từ những sai lầm đó, đặc biệt khi chúng ta kịp thời phát hiện chúng. Khi xảy ra, thiệt hại sẽ nhỏ hơn nhiều so với thiệt hại của các cổ phiếu được mua sai mà trong một giai đoạn dài không hề phát hiện ra. Điều quan trọng hơn đó là khoản vốn bị thắt chặt trong những tình huống không mong đợi sẽ được giải phóng để đầu tư vào những thứ khác mà nếu được lựa chọn phù hợp, sẽ mang lại khoản lợi nhuận bền vững.

    Hơn thế nữa, việc không chịu chấp nhận thua lỗ, dù nhỏ, cũng là phi logic. Nếu mục tiêu chính của việc đầu tư vào cổ phiếu là thu về một khoản trị giá hàng trăm phần trăm sau một vài năm thì sự khác nhau giữa 20% lỗ hay 5% lợi nhuận không phải là một vấn đề quan trọng. Vấn đề không phải là bị lỗ hay không mà là liệu những khoản lợi nhuận đáng giá có được hiện thực hóa không.

    Nhà đầu tư không nên hoảng hốt hay đau buồn, song họ cũng không nên xem nhẹ các khoản lỗ hãy xem xét cẩn trọng để rút ra bài học kinh nghiệm. Nếu hiểu được nhân tố chính gây ra phán đoán sai lầm khi mua cổ phiếu thường, nhà đầu tư sẽ không mắc lại những sai lầm đó trong lần đầu tư tiếp theo.

    2. Hãy xét đến lý do thứ hai: tại sao nên bán các cổ phiếu thường đã mua dựa trên các nguyên tắc đầu tư cuar Fischer. Nên bán cổ phiếu của những công ty mà theo thời gian không còn đạt đủ tiêu chuẩn của 15 tiêu chí (Bộ 15 quy tắc lựa chọn cổ phiếu sinh lời tốt nhất của Philip Fisher). Bởi vậy, nhà đầu tư luôn phải tỉnh táo. Điều này giải thích tầm quan trọng của việc theo sát những sự việc diễn ra ở công ty mà nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phần( tìm hiểu cuốn “cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” để tìm hiểu 15 tiêu chí mua cổ phiếu)

    Có một hoặc hai nguyên nhân làm cho tình hình của các công ty trở nên tồi tệ. Hoặc đội ngũ quản lý kém hoặc công ty không còn có khả năng tăng thị phần cho sản phẩm theo cách mà trước đây nó đã thành công. Đôi khi hệ thống quản lý xuống cấp do các nhân sự điều hành chủ chốt quá tự mãn về thành công đã đạt được. Thay thế sự lanh lợi và nhiệt tình trước đây là sự tự cao, tự mãn, tính ì. Đội ngũ điều hành mới không đáp ứng tiêu chuẩn như những người tiền nhiệm. Cũng có thể họ không còn tuân theo những chính sách đã khiến công ty thành công hoặc không có khả năng điều hành và tiếp tục thực thi những chính sách đó. Khi một trong những trường hợp này xảy ra, nên bán ngay chứng khoán đó bất kể thị trường nói chung đang tiến triển tốt hay thuế đánh vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư lớn đến đâu đi chăng nữa.

    Tương tự như vậy, đôi khi sau một thời gian tăng trưởng vượt bậc, công ty chuyển sang giai đoạn bão hòa. Công ty chỉ phát triển ở tỷ lệ bằng với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Nguyên do của sự thay đổi này có thể không nằm ở bộ máy quản lý xuống cấp. Nhiều đội ngũ quản lý chứng tỏ kỹ năng chuyên nghiệp trong việc phát triển những sản phẩm liên quan để tận dụng lợi thế tăng trưởng trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy sẽ không có lợi thế nếu đi vào lĩnh vực không liên quan. Bởi vậy, sau nhiều năm đứng đầu trong một ngành mới và đang tăng trưởng, thị trường của công ty dần bão hòa và cổ phiếu cũng giảm sút đáng kể so với 15 tiêu chí mà chúng ta đã bàn đến. Nhà đầu tư nên bán đi các cổ phiếu như vậy.

    Trong ví dụ trên, quá trình bán sẽ xảy ra trong thời gian dài hơn trường hợp bộ máy quản lý xuống cấp. Có lẽ nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu của công ty cho đến khi tìm ra mối làm ăn khác sinh lợi hơn. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, nhà đầu tư cũng nên hiểu rằng công ty đó không còn hợp với các khoản đầu tư giá trị lớn. Dù thuế đánh vào những khoản lợi nhuận khi bán các khoản đầu tư lớn đến đâu, cũng khó có thể ngăn cản các nhà đầu tư chuyển chúng sang nơi sẽ phát triển với tốc độ như công ty cũ từng đạt được trước đây.

    Có một bài thử nghiệm rất hữu hiệu để xem liệu công ty có còn phù hợp với những tiêu chuẩn tăng trưởng hay không. Bài thử nghiệm này yêu cầu nhà đầu tư tự hỏi bản thân liệu ở đỉnh mới của vòng đời kinh doanh không tính đến những gì đang xảy ra trong thời gian đó, thu nhập trên mỗi cổ phần (sau khi đã tính đến lãi cổ phiếu và chia tách cổ phiếu nhưng không áp dụng đối với những cổ phần mới cho phần vốn huy động thêm) có thể tăng nhiều so với hiện tại, thời điểm đang được coi là đỉnh của quá trình kinh doanh hay không. Nếu câu trả lời là có thì bạn nên giữ cổ phiếu lại, còn ngược lại thì nên bán đi.

    3. Tìm thấy một cơ hội sinh lời khác tiềm năng hơn. Lý do thứ ba khiến họ bán có rất ít khả năng xảy ra và chỉ khi các nhà đầu tư chắc chắn về lập trường của mình. Sự thật là rất hiếm cơ hội để có những khoản đầu tư hấp dẫn. Xét trên quan điểm lựa chọn thời điểm, khó tìm thấy cơ hội vào lúc có sẵn tiền đầu tư. Nếu nhà đầu tư đã có các khoản đầu tư trong một thời gian dài nhưng tìm thấy một số khoản hấp dẫn hơn mà anh ta muốn đổ vốn vào, nhà đầu tư sẽ ký gửi một phần hoặc toàn bộ vào một công ty hoạt động tốt và anh ta tin là có triển vọng phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, những triển vọng phát triển này có tỷ lệ tăng trung bình thường niên chậm hơn so với các khoản đầu tư thu hút hơn mà anh ta tìm thấy sau này. Và do đó, công ty anh ta vừa nắm giữ cổ phần xét theo khía cạnh nào đó lại trở nên kém hấp dẫn hơn.

    Nếu bằng chứng đã rõ ràng và nhà đầu tư hoàn toàn chắc chắn về lập trường của mình, anh ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng, thậm chí ngay sau khi phải trả một khoản thuế đánh vào lợi nhuận khi bán các khoản đầu tư cũ để chuyển sang khu vực đầu tư khác hứa hẹn hơn trong tương lai. Nếu công ty có thể đạt mức tăng trung bình hàng năm 12% trong nhiều năm, nó sẽ mang lại sự thỏa mãn lớn về mặt tài chính cho người nắm giữ. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa những kết quả này với kết quả của một công ty khác có 20% tỷ lệ sẽ làm nảy sinh vấn đề mới cần quan tâm và khoản thuế đánh vào lợi nhuận do bán các khoản đầu tư.

    Tuy nhiên, một chút cảnh giác cũng không phải là thừa đối với các nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu với hy vọng chuyển vốn sang khu vực khác sinh lợi hơn. Luôn tồn tại rủi ro khi đánh giá sai lầm về một nhân tố lớn nào đó trong bối cảnh này. Nếu điều đó xảy ra, nguồn vốn đầu tư có thể sẽ không quay trở về nguyên vẹn. Trái lại, một nhà đầu tư cẩn trọng đã từng nắm giữ một cổ phiếu có giá trị sẽ biết được mặt tốt cũng như mặt hạn chế của nó. Vì thế, trước khi bán đi để nhận về một cổ phiếu tốt hơn, cần phải cẩn trọng ở mức tối đa trong việc đánh giá chính xác những yếu tố nảy sinh và tồn tại trong trường hợp này.

    Về điểm này, độc giả có óc phán đoán có thể sẽ nhận ra một nguyên tắc cơ bản trong đầu tư mà có vẻ chỉ một số ít những nhà đầu tư thành công mới hiểu được. Đó là một khi đã lựa chọn đúng một cổ phiếu và xem xét kỹ trong một thời gian, thì chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện lý do nào đó để bán chúng. Tuy nhiên, giới tài chính lại đưa ra hàng loạt những lời nhận xét và lý do khác nhau để bán các cổ phiếu đang nắm giữ. Những lý do này có giá trị gì không?

    Khi đưa ra những lý do như vậy, chủ yếu là bởi họ tin rằng thị trường chứng khoán nói chung sắp đi xuống. Trong các chương trước, tôi đã cố gắng chỉ ra rằng việc trì hoãn khi mua một cổ phiếu hấp dẫn do lo sợ về hướng đi của thị trường sau nhiều năm sẽ gây ra một khoản thiệt hại lớn. Nếu như cách lý giải rằng việc mua các cổ phiếu hấp dẫn không nên chịu tác động bởi nỗi lo về thị trường giá xuống thì những lý lẽ chống lại việc bán chúng chỉ vì mối lo còn có sức thuyết phục hơn. Tất cả những lý lẽ đề cập ở chương trước đều có giá trị khi áp dụng ở chương này. Bên cạnh đó, cơ hội đúng của nhà đầu tư khi bán những khoản như vậy càng bị thu hẹp do tính thêm thuế đánh vào thu nhập từ các khoản đầu tư. Do đó, nếu họ nắm giữ các cổ phiếu nổi bật khoảng vài năm thì chúng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận rất lớn, tỷ lệ thuế đánh vào khoản thu từ việc bán các khoản đầu tư sẽ càng tăng thêm chi phí khi bán ra.

    Còn có một lý do khác, tốn kém hơn giải thích tại sao một nhà đầu tư không bao giờ nên bán cổ phiếu để rút ra khỏi một khu vực hấp dẫn do lo sợ khả năng thị trường giá xuống có thể xảy ra. Nếu như công ty hoạt động tốt và là một sự lựa chọn đúng đắn của nhà đầu tư, thị trường giá lên sắp tới sẽ chứng kiến cổ phiếu tăng lên một đỉnh mới cao hơn nhiều so với trước. Làm thế nào để nhà đầu tư biết khi nào nên mua lại? Về lý thuyết, đó là sau một đợt sụt giảm sắp tới với điều kiện là họ biết thời điểm nào nó kết thúc. Tôi đã chứng kiến rất nhiều nhà đầu tư bán đi các cổ phần mà nhiều năm sau chúng lại mang đến những khoản thu khổng lồ chỉ bởi vì họ lo sợ khả năng thị trường giá xuống sẽ xảy ra. Thông thường, thị trường giá xuống không bao giờ xảy ra và cổ phiếu cứ tăng lên liên tục. Khi thị trường giá xuống xuất hiện, tôi không hề thấy nhà đầu tư mua lại các cổ phần đó trước khi chúng tăng lên mức cao hơn giá bán của anh ta. Nhà đầu tư luôn chờ cho chúng sụt xuống thấp hơn mức sụt giảm thực tế hoặc chúng đang trên đà giảm xuống, và nỗi lo sợ về điều gì khác xảy ra đã khiến họ chưa muốn lấy lại các cổ phần đó.

    Điều này lại dẫn chúng ta đến một nguyên nhân khác khiến những nhà đầu tư có thiện chí nhưng không có sự suy xét về chiều sâu bỏ lỡ khoản lợi nhuận khổng lồ trong tương lai. Họ cho rằng một cổ phiếu có giá trị đang bị định giá quá cao và do đó nên bán nó đi. Còn điều gì logic hơn? Nếu một cổ phiếu đang định giá cao, tại sao chúng ta lại không bán chúng đi thay vì giữ chúng?

    Khoan kết luận vội vàng, hãy xem xét bản chất của vấn đề. Cái gì đang bị định giá cao? Chúng ta đang muốn thực hiện điều gì? Bất cứ một cổ phiếu tốt nào cũng sẽ được bán và nên bán ở mức tỷ lệ cao hơn thu nhập hiện thời, chứ không phải là cổ phiếu có tỷ lệ ổn định trong khi mức thu nhập tăng lên. Khi chúng ta nói rằng cổ phiếu đang được định giá cao, chúng ta muốn ngụ ý rằng nó đang được bán ở tỷ lệ với mức thu nhập cao hơn so với dự tính. Có thể chúng ta muốn ngụ ý rằng nó đang được bán ở tỷ lệ cao hơn so với các cổ phiếu khác với triển vọng tăng thu nhập trong tương lai giống nhau.

    Tất cả những điều này là nhằm cố gắng đánh giá chính xác một điều gì đó hơn mức có thể. Nhà đầu tư không thể chắc chắn một công ty cụ thể sẽ thu được bao nhiêu lợi ích trên mỗi cổ phần trong vòng hai năm nữa. Anh ta chỉ có thể đánh giá bằng những giới hạn chung chung và không lượng hóa được như “khoảng cùng mức”, “tăng lên khá nhiều”, “tăng lên rất nhiều”, hoặc “tăng lên một mức khổng lồ”. Sự thật là bộ máy quản lý cấp cao của công ty không thể tiếp cận một mức nào gần hơn nữa. Họ hoặc nhà đầu tư nên đánh giá mức tăng trong thu nhập trung bình có khả năng xảy ra trong một vài năm tới hay không ở một góc độ gần hơn. Nhưng tăng ở mức bao nhiêu, chính xác là vào năm nào, thường liên quan tới việc phỏng đoán các biến số, do đó không thể đưa ra những dự đoán chính xác. Trong những trường hợp đó, ai có thể phát biểu tương đối chính xác rằng cái gì đang bị định giá cao trong một công ty nổi tiếng nhờ tỷ lệ tăng trưởng bất thường? Giả sử thay vì được bán ở mức gấp 25 lần thu nhập như bình thường, cổ phiếu giờ đây được bán ở mức gấp 30 lần thu nhập. Có lẽ giới đầu tư vẫn chưa nắm bắt được tầm quan trọng thật sự về kinh tế của những sản phẩm mới trong tương lai gần. Cũng có thể không hề có những sản phẩm đó. Nếu tỷ lệ tăng trưởng cực kỳ tốt và trong mười năm nữa công ty sẽ tăng lên gấp bốn lần, liệu cần quan tâm nhiều tới việc cổ phiếu hiện tại có khả năng bị định giá tăng hơn 35% so với giá trị thực không? Vấn đề cốt lõi ở đây là không được làm gián đoạn một cơ hội mà sau này sẽ mang lại một khoản rất lớn.

    Còn có một cách lý giải khác mà nhà đầu tư đôi khi cũng sử dụng để tách mình ra khỏi những khoản lợi nhuận có thể đã kiếm được. Đây có vẻ là một cách lý giải lố bịch nhất. Đó là cổ phiếu mà họ nắm giữ đã tăng lên một mức rất lớn, nó có thể đã đạt hết mức tiềm năng tăng trưởng. Bởi vậy, họ sẽ bán nó và mua một loại khác vẫn chưa tăng lên. Những công ty có tiếng, loại hình duy nhất mà tôi tin các nhà đầu tư nên mua, không hoạt động theo cách này. Chúng hoạt động theo cách nào? Có lẽ tốt nhất chúng ta nên xem xét một so sánh khá thú vị như sau:

    Nếu quá trình mua cổ phiếu được tiến hành một cách đúng đắn, thời điểm để bán nó là hầu như không bao giờ cả.

    (trích từ “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường – P. Fischer)

    full story https://fuptrend.wordpress.com/2018/02/08/thoi-diem-ban-ra/
  2. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    Lựa chọn cổ phiếu như thế nào để hạn chế tối đa thua lỗ và đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất?
    [​IMG]


    Trong thị trường mua bán cổ phiếu, có một thực tế bất thành văn mà nhà đầu tư nào sau khi đã tham gia thị trường một thời gian nhất định cũng đều nhận ra. Đó là kể cả khi thị trường tăng mạnh như giai đoạn vừa qua, cũng rất khó để lựa chọn được cổ phiếu tốt diễn biến cùng xu hướng tăng với thị trường chung.


    Từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index, được xem như chỉ số đại diện của thị trường chứng khoán Việt Nam, đã tăng 17,78%. Nhưng chỉ có 1/6 số cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE có mức tăng cao hơn chỉ số này. Thậm chí, có tới hơn 1/2 số cổ phiếu niêm yết giảm giá kể từ đầu năm tới nay, trong bối cảnh VN-Index là một trong hai chỉ số thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới cùng thời gian này.

    Rõ ràng, nếu nhà đầu tư không cẩn trọng và hiểu biết trong việc lựa chọn cổ phiếu để mua vào, sẽ rất khó để kiếm được tiền từ thị trường chứng khoán.

    Vậy nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu như thế nào để hạn chế tối đa thua lỗ và đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất. Bộ 15 quy tắc sau đây của Philip Fisher, tác giả cuốn sách nổi tiếng Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường đồng thời là một trong những nhà quản lý quỹ xuất chúng nhất thế kỷ XX, có thể giúp ích cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng.

    Liệu những sản phẩm và dịch vụ của công ty có đủ tiềm năng để phát triển trong một thị trường đủ lớn, đảm bảo doanh thu sẽ tăng trong một vài năm tới hay không?

    Tiềm năng tăng trưởng doanh thu có thể đến từ việc công ty xây dựng được một mô hình đột phá để kiểm soát tốt chi phí, hoặc cũng có thể do công ty tham gia vào một thị trường có quy mô lớn nhưng còn lâu nữa mới tới giai đoạn bão hòa. Tất nhiên tình huống thứ hai sẽ mang lại cho công ty kỳ vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, Apple tham gia thị trường smartphone từ khi bắt đầu xuất hiện những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới và kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ quy mô thị trường vô cùng lớn của các sản phẩm này.

    Bộ máy quản lý của công ty có đủ quyết tâm để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều?

    Đôi khi lãnh đạo công ty không đủ tự tin để tiếp tục khai phá các thị trường mới cho sản phẩm của mình. Ít người biết rằng, Motorola thậm chí còn sản xuất những chiếc điện thoại không phím bấm trước cả Apple, nhưng những người lãnh đạo công ty này đã không đủ quyết tâm để đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm mới mang tính khai phá nhằm chiếm lấy vị trí dẫn đầu thị trường.

    Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của công ty đó?

    Một công ty không phát triển R&D tức là đã tự mình đóng sập cánh cửa tăng trưởng trong tương lai và sẽ sớm bị đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường. Trong khi một công ty dành quá nhiều ngân sách cho hoạt động R&D có thể tiêu tốn hết nhân lực và lợi nhuận tạo ra được. Chi phí R&D hiện chiếm phần lớn doanh thu của các startup công nghệ hiện nay, thậm chí nhiều startup còn huy động thêm rất nhiều tiền từ các nhà đầu tư để phát triển sản phẩm. Vì thế, đầu tư startup chứa đựng rủi ro vô cùng lớn.

    Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?

    CTCP Thế giới di động (HOSE: MWG) là một ví dụ điển hình thành công nhờ vào mô hình quản lý bán hàng vô cùng hiệu quả thông qua hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning – ERP) của mình.

    Biên lợi nhuận của công ty có đủ cao không?

    Biên lợi nhuận của công ty như thế nào là đủ cao? Đó là khi mà công ty có biên lợi nhuận gộp cao hơn đáng kể so với các đối thủ cùng ngành. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp, khi công ty có thể tiếp tục hạ giá sản phẩm để đánh bại đối thủ của mình.

    Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?

    Nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm tới các kế hoạch mà ban lãnh đạo công ty đưa ra nhằm cải thiện hoặc giữ vững biên lợi nhuận của mình trước sự cạnh tranh từ các đối thủ. Một trong những chiến lược để tăng biên lợi nhuận đó là phát triển các sản phẩm mới cho những thị trường tiềm năng.

    Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?

    Những công ty có chế độ đãi ngộ vượt trội cho nhân viên của mình luôn thu hút được nhiều nhân sự có chất lượng cao. Vấn đề nhân sự càng đặc biệt quan trọng với những công ty mà con người đóng vai chủ chủ yếu trong việc tạo ra lợi nhuận như các định chế tài chính hoặc các startup công nghệ.

    Đội ngũ lãnh đạo của công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?

    Đã có nhiều tình huống mà mâu thuẫn giữa các thành viên hội đồng quản trị là nguyên nhân chính khiến hoạt động kinh doanh đi xuống, thậm chí dẫn tới phá sản. Năm 1984, Steve Job rời khỏi Apple sau những mẫu thuẫn với CEO do chính ông tuyển về. Kể từ đó, công ty suy thoái và gần như phá sản cho tới khi Steve Job quay lại vào năm 1997.

    Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?

    Những doanh nghiệp mà các nhà quản lý cấp cao của công ty sẵn sàng đón nhận và đánh giá đúng những đề xuất của nhân viên sẽ khiến cho công ty có độ mở và tinh thần học tập tốt. Trong khi đó, những công ty mà ban lãnh đạo can thiệp sâu vào hoạt động hàng ngày của nhân viên và chỉ chú ý tới những điều nhỏ nhặt sẽ hiếm khi trở thành kiểu công ty có sức hút đầu tư.

    Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?

    Các công ty thành công nhất không chỉ sản xuất một sản phẩm mà là hàng loạt các sản phẩm. Do đó, sẽ rất bất lợi nếu các nhà quản lý không có sự hiểu biết chính xác về chi phí thực của mỗi sản phẩm so với các sản phẩm khác.

    Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh tương đối khác biệt với tính chất của ngành – những khía cạnh kinh doanh mang lại cho nhà đầu tư những đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?

    Khác biệt hóa luôn mang lại cho công ty những lợi thế cạnh tranh bền vững. Chẳng hạn, các công ty thời trang cao cấp luôn có lượng khách hàng trung thành ổn định bởi cá tính trong sản phẩm của mình.

    Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?

    Một số công ty sẽ hoạt động nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn. Trong khi một số khác lại hy sinh lợi nhuận trước mắt nhằm xây dựng lòng tin khách hàng, từ đó thu được những khoản lợi nhuận lâu dài. Rõ ràng, đó mới là những công ty xứng đáng để đầu tư.

    Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?

    Phát hành cổ phiểu để tăng vốn là một con dao hai lưỡi với các nhà đầu tư. Nếu số vốn phát hành thêm được sử dụng hiệu quả, đó sẽ là đòn bẩy lớn để tăng trưởng lợi nhuận. Ngược lại, việc pha loãng cổ phiếu cũng có thể khiến giá trị trên mỗi cổ phiếu giảm sút nghiêm trọng.

    Bộ máy quản lý của công ty có thể luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt, nhưng khi công ty gặp vấn đề họ có còn minh bạch hay không?

    Trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng xuất hiện những trường hợp mà ban lãnh đạo che dấu tình hình tiền mặt hoặc hàng tồn kho của công ty, và sau khi bị kiểm toán phát giác, cổ phiếu của công ty nhanh chóng mất gần hết giá trị.

    Bộ máy quản lý của công ty có liêm khiết không?

    Ban quản lý được thuê về để điều hành kinh doanh, là những người tiếp xúc với tài sản của nhà đầu tư nhiều hơn chính họ. Do đó, nếu bộ máy quản lý của công ty không liêm khiết, chi phí đại diện (Agency Costs) sẽ chiếm phần lớn lợi nhuận của công ty.

    Bộ 15 quy tắc này mang lại thành công trong dài hạn cho Philip A. Fisher và là kim chỉ nam cho nhiều nhà đầu tư suốt nhiều năm qua, đặc biệt trong đó phải kể tới huyền thoại Warren Buffett.

    Để đảm bảo cổ phiếu của mình sẽ tăng giá một cách chắc chắn trong tương lai, các nhà đầu tư Việt Nam cũng nên tham khảo kinh nghiệm được những người đi trước rút ra và thành công.

    (cafef)
  3. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    Đọc gì trước khi bấm nút sell :D
    DragonGate đã loan bài này
  4. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    Up
  5. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    MFI, RSI quá bán, lên ko bền vững, kịch bản maybe like this :
    [​IMG]
  6. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    Có thể kịch bản này đang đúng :D, gửi các cụ tham khảo nhé
    --- Gộp bài viết, 23/04/2018, Bài cũ: 23/04/2018 ---
    đáy có thể 1,2 phiên nữa, sau đó bull, tuy nhiên đg đi lên sẽ rích rắc hơn nhiều
  7. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    đọc trước khi ATC nhé bà con, hoảng loạn là cơ hội
  8. FrankRichard

    FrankRichard Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2017
    Đã được thích:
    191
    Tâm trí đâu nữa mà đọc he he,cám ơn bài rất hay.
  9. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    Bí quyết thành công là sự kiên trì, ko bao giờ bỏ cuộc
  10. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.542
    quan trọng là giữ cổ phiếu hay nắm giữ giá trị doanh nghiệp

Chia sẻ trang này