Tiềm năng phát triển VHC trong thời gian tới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ledung199726, 29/06/2022.

1409 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 04:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1070 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. ledung199726

    ledung199726 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2022
    Đã được thích:
    2
    PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VHC NGÀNH THỦY SẢN CÓ TIỀM NĂNG


    Công ty TNHH Vĩnh Hoàn. Được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa. Năm 2007: Chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).

    · Tổng quản về kinh tế vĩ mô ngành thủy sản


    - Mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng qua 6 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế nước ta về cơ bản tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực.

    - Đồng Việt Nam ổn định: Kim ngạch xuất nhập khẩu được đánh giá khả quan trong bối cảnh Việt Nam đồng (VND) ổn định là một điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. 2 tháng đầu năm nay, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước diễn biến tương đối ổn định, Việt Nam đồng tăng giá nhẹ 0,03%. Diễn biến tiêu cực xảy ra dồn dập trên thị trường tiền tệ thế giới, nhất là căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraina, FED tăng lãi suất, lạm phát bao phủ châu Âu…, nhưng tại Việt Nam, với nền tảng dự trữ ngoại hối dồi dào (hơn 105 tỷ USD tính đến thời điểm đầu tháng 10/2021) cùng lượng kiều hối chảy về đều đặn (dự kiến 20 tỷ USD trong năm 2022), VND được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong suốt năm 2022 với biên độ hẹp 0,25-0,75%.

    - Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành.

    - Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022. Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.

    => Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, ngành này đang được nhà nước và các bộ ban ngành hết sức quan tâm và định hướng phát triển.

    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN

    Chu kỳ ngành Thủy sản thứ 1: 1950 - 1960: Giai đoạn hình thành

    - Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước.

    - Giai đoạn 1954 - 1960: kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.

    - Những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế-kỹ thuật của đất nước.

    Chu kỳ ngành thủy sản thứ 2: 1976 - 1980: Giai đoạn tăng trưởng và suy thoái

    - Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn.

    -Vào cuối những năm 1970 do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng.

    Chu kỳ ngành thủy sản thứ 3: Giai đoạn 1981 đến nay

    - Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng.

    - Năm 1993, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    - Từ giữa những năm 1990, ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan trọng.

    - Từ 1997-2020: XK tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.

    [​IMG]

    - Năm 2021: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu đạt được những bước tiến lớn như vậy là do Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào tháng 8/2021. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản thì đây được xem như một cú "thoát hiểm" ngoạn mục của lĩnh vực này.

    II. CUNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VỚI CÁC SẢN PHẨM TRONG NGÀNH


    Nhu cầu: Trong những năm gần đây do dân số tăng nhanh nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng cao đòi hỏi một lượng lớn sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng trong nước.

    Hơn nữa, ngày càng có nhiều bệnh lạ xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm của ngành chăn nuôi. Do đó người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nguồn cung từ thủy sản vào các bữa ăn thường ngày hơn là các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

    Do số lượng sản phẩm phong phú và đa dạng, mặt hàng thủy sản nước ta có cơ hội cạnh tranh cao trên thị trường tiêu dùng quốc tế.

    Nguồn cung: Sở hữu đường bờ biển dài 3,260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích 1 triệu km vuông, Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đây là quốc gia sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và về khí hậu:

    • Khu vực miền Bắc với thế mạnh về các loại cá nước ngọt, chăn nuôi cá - lúa và nuôi cá lồng trên biển.
    • Khu vực miền Trung tập trung vào nuôi thâm canh tôm sú và nuôi cá lồng trên biển và tôm hùm.
    • Khu vực miền Nam sở hữu nhiều loại hình chăn nuôi đa dạng như nuôi ao, hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn và nhiều chủng loại khác như cá lóc, cá rô đồng, tôm càng xanh được nuôi thâm canh tích hợp với các chủng loại khác như mô hình chăn nuôi kết hợp cá – lúa, tôm lúa và mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn.
    Các loại thủy sản thế mạnh tại Việt Nam gồm: cá da trơn, tôm, cá rô phi cùng với một số chủng loại đang trên đà tăng trưởng như các loài nhuyễn thể có vỏ và cá biển như cá bớp, cá tuyết và cá mú. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Mekong, chiếm đến 75% - 80% sản lượng cá da trơn và tôm toàn quốc.

    III. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN:

    1. Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản

    Đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng):

    Thứ nhất, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.

    Thứ hai, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.

    Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống tập trung:

    Thứ nhất, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng đối với các dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý.

    Thứ hai, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương đối với các dự án do địa phương quản lý.

    =>Đầu tư của Nhà nước là khoản đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển ngành Thủy sản ở nước ta hiện nay. Để đầu tư hiệu quả thì đầu tư phải phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của ngành Thủy sản. Việc đầu tư phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể và gắn với đặc thù của ngành Thủy sản để có thể phát huy được những thế mạnh sẵn có của ngành Thủy sản, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của ngành Thủy sản sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản.

    2. Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6. Chính sách ưu đãi thuế Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định Số: 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:

    1. Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.

    2. Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.

    3. Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

    4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

    5. Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:

    a) Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.

    b) Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.

    6. Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

    7. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.

    8. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

    9. Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

    => Pháp luật đã quy định chi tiết đối với việc ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta, Ưu đãi thuế là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách thuế của Việt Nam kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế đến nay. Các hình thức ưu đãi thuế ở Việt Nam khá đa dạng để thúc đẩy các ngành phát triển trong đó có ngành Thủy sản, bao gồm ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, ưu đãi về giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN), về miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay các hình thức ưu đãi qua áp dụng cơ chế khấu hao nhanh hay cơ chế trích lập Quỹ Khoa học và công nghệ tại DN…

    IV. DỰ BÁO LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN:

    Tiềm năng của ngành thủy sản là tương đối tích cực trong tương lai khi:

    Mặc dù trải qua một năm 2021 đầy thách thức, tuy nhiên xuất khẩu Ngành thủy sản đã đạt được những con số rất tích cực, cụ thể đạt trên 8,89 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản năm qua tăng 6% so với năm 2020, được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá là kết quả vượt mong đợi. Trước đó, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 8,8 tỷ USD. Điều này cho thấy Ngành Thủy sản Việt Nam đang ngày càng phát triển và vươn tầm ra thế giới.

    Trong năm 2021, Mỹ tiếp tục là khách hàng tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% kim ngạch, với trên 2 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước đó. Riêng tháng 12/2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 176 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2020.

    Thị trường EU chiếm 12% tổng kim ngạch, với trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020. Trong khi xuất khẩu sang các nước thuộc khối hiệp định CPTPP thu về khoảng 2,2 tỷ USD, gần tương đương năm 2020.

    Về mặt hàng, nhờ tăng đột phá trong tháng 12, với mức tăng trưởng khoảng 80%, xuất khẩu cá tra cả năm 2021 về đích vượt xa dự đoán, với trên 1,6 tỷ USD, tăng 10%. Xuất khẩu tôm năm qua cũng đạt 3,88 tỷ USD, tăng 4%.

    Giá Thủy sản kỳ vọng duy trì đà tăng

    Ngành Thủy sản là Ngành chu kỳ. Chu kỳ của Ngành thường kéo dài khoảng 2 năm. Doanh thu & Lợi nhuận của các DN phụ thuộc lớn vào giá thủy hải sản, cụ thể là tôm, cá tra,… Giá tôm xuất khẩu hiện đang dao động trong biên độ 14-15 USD/kg và có xu hướng tăng trong trung hạn. Đồng thời, giá cá tra đã chạm đáy vào đầu năm 2020 và đang tăng trưởng trở lại, hiện tại giá cá đang nằm trong khoảng 3.5 – 3.7 USD/kg.


    [​IMG]

    Các hiệp định FTA “mở cửa” xuất khẩu

    Việt Nam đã ký 16 FTA, trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU – VN FTA. Với số lượng Hiệp định như trên, Việt Nam sẽ được miễn/giảm thuế suất xuất khẩu theo một lộ trình cụ thể; từ đó giúp mặt hàng Thủy hải sản được đẩy nhanh xuất khẩu sang các quốc gia khác.

    Đặc biệt, kể từ ngày 01.01.2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (gọi tắt là RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác, cơ hội việc làm và thu nhập cho khu vực kinh tế với quy mô 2,2 tỷ dân (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) và GDP trên 26 nghìn tỷ USD (tương đương 30% GDP toàn cầu). Từ đó có thể thấy dư địa tăng trưởng cho Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Ngành Thủy sản nói riêng rất tốt.

    =èXét về báo cáo tài chính quý 1 VHC có kết quả kinh doanh khá tốt tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước

    [​IMG]

    + lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, cho thấy công ty đang phát triễn cực kỳ đúng hướng và thành quả đem lại là lợi nhuận tăng đều qua các năm.

    => Team đánh giá KHẢ QUAN đối với ngành Thủy sản nhờ :

    1, Tín hiệu khả quan từ xuất khẩu thủy sản. Với đà xuất khẩu này, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các sản phẩm sang Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ duy trì tích cực nhờ nhu cầu cao và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại.

    2, Các hiệp định FTA “mở cửa” xuất khẩu sẽ giúp việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được giảm mức thuế suất đi khiến cho lợi nhuận của việc xuất khẩu thủy sản sẽ tăng lên.
    QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. Jeko_QClan

    Jeko_QClan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2021
    Đã được thích:
    262
    Bài này rung lên cách đây 6 tháng thì quá đẹp
  3. monsterstock

    monsterstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    820
    Giá cá tạo đỉnh rồi mà còn PR:D
  4. QCK

    QCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    2.956
    Có xem chart không mà phán bừa. Giỏi thì phân tích định giá đi bác
    QCK đã loan bài này
  5. QCK

    QCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    2.956
    "Tính đến cuối tháng 6/2022 kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021"
    [​IMG]
    Xem chi tiết link bên dưới.
    https://thuysanvietnam.com.vn/uoc-tinh-xuat-khau-ca-tra-dat-14-ty-usd-trong-6-thang/


    Xuất khẩu cá tra 5 tháng 1,21tỷ USD tăng gần 90% nên xuất khẩu cá tra 6 tháng ước tính 1,4tỷ USD tăng 90% thì không gì không thể.

    Theo Hiệp hội chế biến xk thủy sản Việt Nam Vasep
    " 5 tháng đầu năm nay, các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đều đã nỗ lực chạy hết công suất chế biến, tổng giá trị XK đạt 1,21 tỷ USD, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái "
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...-bao-dat-2-6-ty-usd-trong-nam-2022-24806.html
    QCK đã loan bài này

Chia sẻ trang này