Toàn thế giới đều đã nhiễm dịch

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bongcomay, 24/03/2020.

2066 người đang online, trong đó có 67 thành viên. 05:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14286 lượt đọc và 139 bài trả lời
  1. moccong

    moccong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    19.639
    Mai LDG sao đây cô giáo? Còn call magin nữa không?
    bongcomay thích bài này.
  2. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.091
    4 loại thuốc chống COVID-19 tiềm năng đang thử nghiệm toàn cầu
    24/03/2020 14:49 GMT+7
    TTO - Phát triển một loại thuốc mới phải mất nhiều năm nên hiện nay các nhà khoa học đang chạy đua tái sử dụng các loại thuốc hoặc chất sẵn có để nhanh chóng sản xuất ra một loại thuốc kháng COVID-19.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu nhiều loại thuốc sẵn có để sản xuất một loại thuốc điều trị COVID-19 - Ảnh: ALAMY

    Đại dịch COVID-19 đã tấn công nhiều quốc gia trên thế giới và số người chết ngày càng tăng lên. Trong bối cảnh này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định 4 loại thuốc tiềm năng trong tuần trước và bắt đầu một thử nghiệm toàn cầu gọi là Solidarity về các thuốc này. Hai trong số này là thuốc kết hợp (drug cocktail).

    Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 24-3 cho biết 4 loại thuốc này bao gồm remdesivir, thuốc thử nghiệm điều trị Ebola; một loại thuốc kết hợp giữa hai thuốc điều trị HIV là lopinavir và ritonavir; một loại thuốc kết hợp khác của lopinavir và ritonavir cùng với interferon beta; và thuốc trị sốt rét chloroquine.

    Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc kháng virus sẵn có nào có thể nhắm mục tiêu vào virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.

    Thuốc điều trị Ebola remdesivir

    [​IMG]
    Các lọ remdesivir tại một bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 12-2-2020 - Ảnh: FEATURECHINA

    Remdesivir, của công ty công nghệ sinh học Gilead Sciences, được xem là ứng cử viên tương đối hứa hẹn. Hiện các nhà khoa học thế giới đang tiến hành 5 thử nghiệm lâm sàng lớn về loại thuốc này. Kết quả của 2 trong 5 thử nghiệm sẽ có vào đầu tháng 4.

    Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng remdesivir để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng vào đầu tháng 2, sau đó nhiều nước khác cũng bắt đầu sử dụng.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết thuốc tiêm tĩnh mạch này đã cho thấy hiệu quả trong việc ngăn virus corona sinh sôi thêm.

    Dù vậy, vẫn cần đến các thử nghiệm lâm sàng để xác định tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc. Theo thông tin trên web của WHO, các thử nghiệm trước đây về thuốc remdesivir trong điều trị Ebola cho thấy khả năng làm người dùng nhiễm độc gan.

    "Remidesivir có tiềm năng nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu đây có phải là phương pháp điều trị hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi hay không" - nhà virus học Jeremy Rossman thuộc ĐH Kent của Anh, nhận định.

    Thuốc trị sốt rét chloroquine

    [​IMG]
    Thuốc viên chloroquine phosphate - Shutterstock

    Một ứng cử viên khác là thuốc trị sốt rét chloroquine. Chloroquine đã thu hút sự chú ý ở Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích vì đưa ra tuyên bố cường điệu hóa 2 loại thuốc chống sốt rét là hydroxychloroquine và chloroquine trong điều trị COVID-19.

    Advertisement
    [​IMG]

    Powered by Phan Quang Communication
    Vào tháng 2, một nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Wang Manli, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu, cho biết họ đã phát hiện rằng chloroquine ngăn chặn thành công sự sao chép của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) trong tế bào người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

    Trung Quốc đã đưa loại thuốc này vào hướng dẫn điều trị. Trong khi đó, chuyên gia về bệnh hô hấp hàng đầu Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn cho rằng chloroquine an toàn hơn vì thuốc đã được phê chuẩn trong điều trị sốt rét.

    Tuy nhiên, ngay sau phát biểu của ông Trump, CDC Mỹ nói rằng loại thuốc trị sốt rét này vẫn chưa được phê chuẩn trong điều trị COVID-19 và cần phải làm thêm nhiều thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả của chloroquine trong điều trị COVID-19.

    Nhà virus học Rossman cũng cẩn trọng trước chloroquine. "Với người, chloroquine có hiệu quả tốt trong điều trị sốt rét nhưng đó là một cơ chế khác hơn nhiều cái chúng ta biết về chống các loại virus. Chloroquine thiếu bằng chứng thuyết phục để là một thuốc kháng virus ở người và sẽ đòi hỏi phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa" - ông Rossman nói.

    "Đối với một số virus đã được thử nghiệm, chloroquine khiến bệnh trở nên nặng hơn ở động vật" - ông Rossman cho biết thêm.

    Thuốc điều trị HIV/AIDS

    Mặt khác, lopinavir và ritonavir là một loại thuốc kết hợp trong điều trị HIV/AIDS. Mặc dù thuốc này là một phần của thử nghiệm mà WHO đã nói đến nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc không hiệu quả.

    SCMP cho biết bác sĩ Cao Bin của Bệnh viện Tình bạn Nhật - Trung đã dẫn đầu nghiên cứu đưa ra kết luận trên. Nghiên cứu được công bố ngày 18-3 trên tạp chí y khoa New England.

    "Điều trị bằng lopinavir - ritonavir không mang lại hiệu quả gì cho các bệnh nhân trưởng thành mắc COVID-19 nặng so với cách điều trị thông thường" - nghiên cứu của nhóm bác sĩ Cao Bin cho biết.

    Kết luận được đưa ra sau khi nhóm so sánh giữa 99 bệnh nhân được điều trị bằng lopinavir-ritonavir với 100 bệnh nhân chỉ nhận điều trị thông thường.

    Thuốc cảm cúm favipiravir

    Trong khi đó, một ứng cử viên tiềm năng khác là thuốc cảm cúm favipiravir, do công ty Hóa chất Fujifilm Toyama của Nhật phát triển. Ông Zhang Xinmin, thuộc Bộ Công nghệ và Khoa học Trung Quốc, cho biết các thử nghiệm liên quan đến 340 cá nhân tại thành phố Vũ Hán và Thâm Quyến của Trung Quốc cho thấy favipiravir có độ an toàn cao và "có hiệu quả rõ ràng trong điều trị".

    Ông Rossman cho rằng cần làm nhiều thử nghiệm quy mô lớn hơn trước khi tiến hành các thử nghiệm lâm sàng cho các loại thuốc này. Favipiravir không nằm trong danh sách các thử nghiệm Solidarity của WHO.
  3. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.091
    'Y tá robot' giúp bác sĩ thăm khám bệnh nhân COVID-19
    24/03/2020 09:55 GMT+7
    TTO - Nhiều bệnh viện tại Bangkok, Thái Lan bắt đầu sử dụng robot ‘ninja’ hỗ trợ bác sĩ và các nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19.
    [​IMG]
    Robot vừa giúp đo thân nhiệt, huyết áp, vừa hỗ trợ bác sĩ giao tiếp với bệnh nhân từ xa - Ảnh: EPA

    Theo Business Insider, robot có khả năng theo dõi thường xuyên bệnh nhân hệt như một y tá. Với các thiết bị chuyên dụng kèm theo dữ liệu y khoa được lưu trữ trong bộ phận xử lý trung tâm, robot có thể theo dõi thân nhiệt, đo huyết áp cho bệnh nhân.

    Camera và màn hình lắp trên robot giúp người bệnh và bác sĩ có thể giao tiếp trực tuyến với nhau. Nhờ đó, robot góp phần giảm tiếp xúc trực tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo cho các nhân viên y tế.

    Sở hữu hệ thống bánh xe và khả năng định vị hồng ngoại, robot dễ dàng đi lại trong khu vực đông người như bệnh viện.

    Nhóm nghiên cứu Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho biết họ đặt tên robot là "ninja" do màu sắc bên ngoài của chúng như màu áo của ninja. Ngoài ra, robot cũng có thể di chuyển nhanh nhẹn hệt một chiến binh.

    [​IMG]
    Robot 'ninja' do nhóm nghiên cứu Đại học Chulalongkorn sáng chế - Ảnh: GETTY IMAGES

    Advertisement
    [​IMG]

    Powered by Phan Quang Communication
    GS Viboon Sangveraphunsiri - Đại học Chulalongkorn, trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết, vừa qua nhóm đã giới thiệu thử nghiệm mẫu robot này đến 4 bệnh viện tại Bangkok. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, nhóm sẽ cung cấp thêm ít nhất 10 robot đến các cơ sở y tế trong cả nước.

    Theo GS Sangveraphunsiri, lợi thế lớn nhất là bác sĩ và các nhân viên y tế dễ dàng tương tác gián tiếp với bệnh nhân thông qua robot. "Bác sĩ đứng ngoài phòng, bệnh nhân ngồi bên trong vẫn có thể trò chuyện và theo dõi tình hình bệnh tật" - GS Sangveraphunsiri cho biết.

    Trước đây, phiên bản cũ của robot "ninja" được nhóm dùng theo dõi những bệnh nhân đột quỵ. Hiện tại, nhóm đang tiếp tục cải tiến giúp chúng có thể đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong bệnh viện, chẳng hạn đem thức ăn, thuốc men đến bệnh nhân, hay thậm chí lau chùi, tẩy uế các khu vực cách ly.

    [​IMG]
    GS Viboon Sangveraphunsiri cùng robot 'ninja' - Ảnh: GETT IMAGES
  4. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.091
    Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch COVID-19
    22/03/2020 17:38 GMT+7
    TTO - Chỉ chưa đầy một tuần, nhóm thầy trò khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch COVID-19.
    [​IMG]
    Robot vận hành tốt trong buổi chạy thử chiều 22-3 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

    Sau khi xác định nhu cầu của bệnh viện, nhóm 5 thầy trò, cựu sinh viên khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã lên ý tưởng và thiết kế, chế tạo robot vận chuyển thức ăn phục vụ trong các khu vực cách ly. Robot vừa chạy thử thành công chiều 22-3.

    Thức ăn, thuốc và các vật dụng cần thiết sau khi đặt lên robot sẽ được đưa vào tận các phòng cách ly. Robot sẽ phát loa thông báo cho người trong phòng bệnh. Bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi qua hệ thống loa, micro trên robot mà không cần tiếp xúc trực tiếp.







    Robot chạy thử để đưa vào phục vụ trong khu cách ly COVID-19 - Video: ĐOÀN NHẠN

    Con robot đầu tiên do trường này chế tạo sẽ được đưa vào vận hành ngày mai 23-3 tại Bệnh viện Phụ sản - nhi Đà Nẵng.

    Robot được điều khiển đơn giản bằng một nút điều chỉnh đa hướng. Thân robot này được làm bằng thép không gỉ, cấu tạo đơn giản không có nhiều góc cạnh nên dễ phun khử trùng.

    [​IMG]
    Nhóm chế tạo cùng các giảng viên khoa Cơ khí chạy thử robot - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

    Trên robot có camera để quan sát người trong phòng cách ly, có hệ thống loa để bác sĩ theo dõi tình trạng người cách ly
    thatha_chamchi thích bài này.
  5. xemchungkhoan

    xemchungkhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2017
    Đã được thích:
    345
    vẫn còn hy vọng, TG đang xanh miên man!
    bongcomay thích bài này.
  6. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.091
    Sáng 20-3, Sở Y tế TP.HCM cho biết Bệnh viện dã chiến Củ Chi phối hợp Bệnh viện Quân dân y miền Đông chuẩn bị thử nghiệm 'robot khử khuẩn phòng cách ly'.
    [​IMG]
    Máy in 3D tại “Vườn ươm sáng tạo” của Bệnh viện Quân dân y miền Đông - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM cung cấp

    Việc thử nghiệm “Robot khử khuẩn phòng cách ly” thành công sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác phòng chống nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế, nhất là nhân viên làm công tác vệ sinh, khử khuẩn các phòng cách ly áp lực âm dành cho người bệnh dương tính và các phòng cách ly khác dành cho người bệnh nghi ngờ nhiễm COVID-19.

    Trước đó, từ yêu cầu của thực tế, Sở Y tế TP.HCM đã đặt hàng các chuyên gia công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa của "Vườn ươm sáng tạo" thuộc Bệnh viện Quân dân y miền Đông thiết kế, chế tạo "Robot khử khuẩn phòng cách ly" từ công nghệ in 3D.

    Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu và chế tạo, bảng thiết kế chi tiết robot hiện đã hoàn tất. Sau khi được các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn của Sở Y tế nhận xét và góp ý, nhóm sẽ cho in 3D để ra bản thử nghiệm đầu tiên.

    Advertisement
    --- Gộp bài viết, 24/03/2020, Bài cũ: 24/03/2020 ---
    Mai tính á.. giờ cứ ngủ một giấc cho khỏe bác á.
    MCK11 thích bài này.
  7. minhdiepkhiemkhoi

    minhdiepkhiemkhoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2018
    Đã được thích:
    63
    Miễn dịch tập thể rồi teo tập thể
    bongcomay thích bài này.
  8. bongcomay

    bongcomay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    59.091
    Pháp thực nghiệm lâm sàng thuốc chữa Covid-19
    Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp kháng sinh và thuốc sốt rét cho kết quả khả quan nhưng cần thử nghiệm nhiều hơn và người dân không nên tự ý điều trị .

    • Trọng Hưng
    • 19:13 24/03/2020
    • 3
    • 3
      Theo Novinite, các nhà khoa học Pháp vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về sự kết hợp của hai loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin nhằm chống lại virus SARS-Cov 2 mới. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents.

      Đến nay, không có thuốc đặc trị nào được công nhận chữa hết Covid-19. Hàng trăm thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới đang cố chứng minh tác dụng của các loại thuốc trên thị trường với virus SARS-Cov 2.

      [​IMG]
      Hiện chưa có loại thuốc nào được công nhận đặc trị được Covi-19. Ảnh: Getty.

      Các nghiên cứu được thực hiện xoay quanh hai nhóm thuốc là remdesivir, một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có hoạt tính kháng virus. Nhóm thứ hai là thuốc chống sốt rét gồm chloroquine và hydroxychloroquine.

      Trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc trên đều có thể chống lại các loại virus corona mới. Trong đó, chloroquine được sử dụng như loại thuốc chính để chống lại virus gây Covid-19 được Trung Quốc khuyến nghị. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn luôn cần thiết.

      Vì vậy, các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm lâm sàng và so sánh kết quả của phương pháp chỉ sử dụng hydroxychloroquine và kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị Covid-19. Việc thực nghiệm diễn ra tại Viện Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới, Đại học Marseille, Pháp.

      Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân trưởng thành, những người có và không có triệu chứng Covid-19 nhưng đã được xét nghiệm dương tính với SARS-Cov 2. Có 16 người không đồng ý thử nghiệm thuốc mới được xếp vào cùng nhóm. Nhóm này được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.


      [​IMG]
      Kết quả thực nghiệm 30 người cho thấy việc kết hợp hai loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin cho hiệu quả tốt hơn (đường màu xanh).

      14 bệnh nhân còn lại được cho uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate 3 lần/ngày trong 10 ngày liền. Ngoài hydroxychloroquine, sau người trong số họ bổ sung 500 miligam azithromycin/ngày trong 2 ngày đầu. Sau đó, lượng azithromycin được giảm xuống còn 250 miligam/ngày trong 4 ngày tiếp theo.

      Kết quả, 6 bệnh nhân dùng kết hợp hydroxychloroquine và azithromycin có biểu hiện rất tốt. Trong ngày thứ 5 điều trị, tất cả 6 bệnh nhân đều được xét nghiệm âm tính. Nhiều ngày sau đó, kết quả xét nghiệm của 6 người này cũng âm tính.

      Những bệnh nhân chỉ dùng hydroxychloroquine đã không khỏi bệnh. Vào ngày thứ 8, một bệnh nhân bắt đầu dùng kết hợp azithromycin. Đến ngày thứ 9, kết quả xét nghiệm của người này là âm tính với Covid-19.

      Các nhà khoa học lưu ý đây chỉ là thử nghiệm rất nhỏ nhưng kết quả của nó rất đáng khích lệ. Tuy vậy, cần lưu ý các loại thuốc này là thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính, diệt amip ngoài ruột, điều trị viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phản ứng dị ứng với ánh sáng (da nhạy cảm với ánh sáng).

      Bộ Y tế Việt Nam đã cảnh báo việc người dân tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng Covid-19 có thể gây nguy hiểm tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng
  9. PHR

    PHR Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2019
    Đã được thích:
    7.702
    bongcomay thích bài này.
  10. MCK11

    MCK11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    16.476

Chia sẻ trang này