TỔNG HỢP CÁC CỔ PHIẾU CÓ KQKD KHẢ QUAN TRONG QUÝ CÙNG ĐẦU TƯ WIN WIN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BuiCongChien, 12/01/2020.

2244 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14267 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. namma

    namma Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2014
    Đã được thích:
    71
    HDC target ntn ad
  2. BuiCongChien

    BuiCongChien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    168
    tảget trong bao lâu mới khó anh ạ
  3. BuiCongChien

    BuiCongChien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    168
    Tác động của Corona tới TTCK – Nhìn từ các cú shock trong quá khứ
    web: http://dautuwinwin.com/tac-dong-cua-corona-toi-ttck-nhin-tu-cac-cu-shock-trong-qua-khu/
    FB:https://www.facebook.com/dautuwinwin/posts/481232865894657?__tn__=K-R


    Từ sau kỳ nghỉ tết Âm lịch, với lo ngại từ dịch cúm Corona lan rộng đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong vòng 3 phiên có thời điểm chỉ số mất hơn 90 điểm (hơn 9%) với rất nhiều cổ phiếu giảm sàn. Gây ra rất nhiều hoang mang lo ngại cho nhà đầu tư. Với dịch cúm Corona, tôi cho rằng nó cũng là một cú shock như các sự kiện đen tối xảy ra hàng năm, để đánh giá tác động của cú shock Corona đến chỉ số VNINDEX, tôi sẽ thống kê lại các cú shock trong quá khứ từ 2012 đến nay để nhà đầu tư có thể nhìn ra được bức tranh toàn cảnh khách quan nhất.

    Trong lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều cú shock xảy ra, với các nguyên nhân khác nhau (lãnh đạo bị bắt, tác động của sự các sự kiện thế giới, vấn đề chủ quyền…). Khi xảy ra các sự kiện đó đều khiến cho thị trường giảm rất mạnh từ 3 – 6% đối với chỉ số VNINDEX.

    [​IMG]
    Để đánh giá các cú shock, tôi chia thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn:

    Từ 2010 đến cuối 2012: Sideway giảm
    • 21.8.2012: Thông tin bầu kiên bị bắt
    Tác động: làm VNINDEX giảm mạnh 5 phiên sau đó chỉ số giảm về khu vực đáy 370.

    Từ 2013 đến 2016: Sideway tăng
    • 8/5/2014 sự kiện biển đông
    • 10/10/2014 giá dầu giảm mạnh
    • 11/8/2016 giá dầu giảm mạnh
    Tác động: Các sự kiện đều làm cho chỉ số Vnindex giảm rất mạnh trong khoảng 5 phiên sau đó chỉ số VNINDEX tiến về khu vực hỗ trợ 520 trong trạng thái Sideway.

    Từ 2016 đến 2018: VNINDEX hình thành xu hướng tăng
    • 24/6/2016: Bỏ phiếu anh rời khỏi liên minh Châu Âu (EU) – Brexit
    • 9/8/2017: Tin đồn bắt cựu chủ tịch BID
    • 5/2/2018: Chứng khoán thế giới giảm mạnh – DJ giảm 1000 điểm
    Tác động: là thị trường giảm 1 đến 5 phiên sau đó VNINDEX tiếp tục xu hướng tăng.

    Từ 2018 đến nay: Xu hướng giảm – Sideway
    • 27/8/2019: Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đảo chiều
    Tác động: Làm chỉ số giảm mạnh 1 phiên sau đó giảm nhẹ và bật trở lại lên kháng cự 1000 điểm.

    Từ những dữ liệu lịch sử chúng tôi thấy rằng các cú shock đó sẽ tác động rất mạnh đến dao động của thị trường từ 1 đến 5 phiên. Nhưng không hề làm thay đổi trạng thái của thị trường. Điển hình như giai đoạn sideway 2013 đến 2016 các sự kiện có tác động rất mạnh nhưng khi vào vùng hỗ trợ trong giai đoạn sideway thì chỉ số đều bật tăng trở lại. Hay trong giai đoạn 2016 đến 2018 thị trường trong xu hướng tác thì các sau các cú shock đó thị trường vẫn tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

    Tính từ Q3/2018 tới này tôi đánh giá là thị trường đang trong giai đoạn sideway (880 – 1000) sau xu hướng giảm trước đó. Trong trạng thái Sideway thì chỉ số luôn có xu hướng biến động trong khu vực hỗ trợ – kháng cự. Thì tác động của dịch cúm sẽ làm thị trường giảm về vùng hỗ trợ khu vực 880 nhanh hơn, khả năng sẽ có sự hồi phục. Nhưng sau trạng thái sideway là xu hướng tăng, giảm hay tiếp tực sideway tôi cho rằng không phải do các cú shock gây ra, mà đến từ nội tại của thị trường.

    [​IMG]
    Như vậy nhìn từ các cú shock trong qua khứ chúng ta có thể thấy rằng các cú shock sẽ có tác động rất tiêu cực trong từ 1 – 5 phiên giao dịch, nhưng chúng tác động đến dao động của thị trường trong ngắn hạn và không làm thay đổi trạng thái của thị trường. Trạng thái của thị trường đến từ nội tại của thị trường.
    https://forms.gle/nicXkG2m85zUmeQc8
    GROUP **** GIẢI ĐÁP FREE:
    https://*******/g/asruvt129
    FACEBOOK: https://www.facebook.com/dautuwinwin/
    WEBSITE: http://dautuwinwin.com/
    CONTACT :097.997.8068---038.593.5325
    TEAM "ĐẦU TƯ WIN WIN" cung cấp dịch vụ MỞ TÀI KHOẢN - TƯ VẤN ĐẦU TƯ
    Chúng tôi hiện đang là đối tác của VPS-HSC-MBS.
    PHRminhlam2014 thích bài này.
  4. BuiCongChien

    BuiCongChien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    168
    Ngành dược và corona: Các công ty dược có được lợi gì từ dịch bệnh Virut Corona? Và các công ty dược đáng chú ý trong năm 2020.

    Bài viết gồm các phần:

    I/ Nhận định về cổ phiếu công ty dược và dịch Virut Corona.

    II/ Cơ hội đầu tư: Hai cổ phiếu ngành dược thực sự đáng chú ý của năm 2020-2021. (không cần trông chờ vào tác động của Virut Corona)?

    - Như vậy trong bài trước của chúng tôi nói về chủ đề “Các ngành bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Virut Corona” đã nêu lên 1 số ngành bị ảnh hưởng bởi Virut này.

    Link: https://www.facebook.com/dautuwinwin/posts/478233009527976?__tn__=K-R

    - Bài viết chúng tôi viết ngay mùng 5 tết để cập nhật cho quý nhà đầu tư kịp thời các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt đúng như dự đoán thì 2 mã cổ phiếu HVN và VJC đã ngừng chuyến bay đến Trung Quốc từ ngày 1/2/2020.

    Link: https://vietnambiz.vn/nha-dau-tu-ca...8EjI2gppO3-n4aFRBTbaDh15xsJx54njWZotx96FEdFlk

    I/ Nhận định về cổ phiếu công ty dược và dịch Virut Corona.

    - Hiện tượng thiên nga đen Virut Corana khó lường này đã đem lại thiệt hại nhiều cho các công ty trên sàn , đồng thời làm gây ra hiệu ứng giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán giai đoạn gần đây.

    - Tuy nhiên đi ngược lại với hiệu ứng giảm điểm của thị trường, ngành dược lại đi ngược lại và có sắc xanh rất tốt, không những thế có những mã cổ phiếu tăng kịch trần.

    - Vậy câu hỏi chúng tôi suy nghĩ là liệu đấy chỉ là hiệu ứng tâm lý hay đó thực sự là có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty dược thật?.

    - Như chúng ta đã biết giai đoạn qua, thì thuốc chữa bênh Virut Corona này chưa có trên thị trường. Ngoài ra hầu hết các công ty dược phẩm lớn trên sàn chứng khoán thuần sản xuất các sản phẩm đặc thù, những sản phẩm mà đã có hệ thống máy móc thiết bị được xây dựng cầu kỳ để chế tạo ra các loại thuốc đó. Không những vậy để có được giấy phép sản xuất 1 dạng thuốc được đưa ra thị trường cũng đòi hỏi rất nhiều công đoạn để có thể được cấp phép. Liệu như vậy với 1 dịch bệnh (mà theo chúng tôi chỉ kéo dài vài tháng) thì thực sự các công ty lớn sản xuất thuốc ở trên sàn có kịp sản xuất để tung ra thị trường để bán được không? Theo quan điểm của chúng tôi là rất khó.

    . “Theo báo Vietnambiz (link trên) Thống kê cho thấy, ngành nghề kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp dược trong nước như Dược Hậu Giang, Dược Hà Tây, Dược Bình Định, Dược phẩm Imexpharm đều tập trung vào sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm, hoàn toàn không có mặt hàng khẩu trang hay thiết bị bảo hộ - các mặt hàng đang khan hiếm gần đây.”

    . Cập nhật trực tiếp từ thông tin ở các công ty chúng tôi thấy Có chăng như TRA vừa rồi nhân việc Virut Corona này đã đẩy mạnh bán nước súc miệng (Ảnh 1) thì chúng tôi cũng cho rằng việc tăng sản lượng về sản phẩm này cũng không quá đáng kể so với 2 sản phẩm chủ lực của công ty là Hoạt huyết dưỡng lão và Boganic. Khi doanh số của 2 sản phẩm này hằng năm lên tới 400 tỷ đồng.


    [​IMG]
    - Nhìn chung ít nhiều các công ty dược có kỳ vọng ở dịch bệnh Corona này, tuy nhiên chúng tôi cho rằng kỳ vọng này sẽ không bền và sẽ khó kéo dài được lâu, do cơ cấu sản phẩm mà các công ty dược trên sàn đang sản xuất không có đặc thù nhiều liên quan tới dịch bênh này. Ngoài ra những sản phẩm đi theo phụ trợ như khẩu trang, nước súc miệng… cũng không phải là những sản phẩm trọng tâm của các công ty trên sàn. Chính vì vậy chúng tôi cho rằng kỳ vọng này hiện tại đang ảnh hưởng nhiều ở diễn biến tâm lý mà cơ sở để cho kỳ vọng này thành hiện thực rất mong manh và không khả thi.

    II/ Hai công ty dược đáng chú ý năm 2020. (IMP và PME).

    a. Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (HOSE) (Mã IMP)

    - Chúng tôi nhấn mạnh lại là việc này không hề liên quan tới Virut Corona, mà chúng tôi muốn mọi người chú ý tới cổ phiếu vì tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp đặc biệt chú ý nó trong cả năm 2020, chứ không phải ở thời điểm tăng shock như bây giờ.

    - Trước hết khi đi vào phân tích báo cáo tài chính, chúng ta hãy cùng xem IMP hiện đang sở hữu các nhà máy với sản phẩm gì và công suất thiết kế ra sao: (Ảnh 2)


    [​IMG]
    + Động lực tăng trưởng của IMP chính là việc IMP còn 2 nhà máy 2 và 4 sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới khi công suất hiện tại gần như chưa có gì.

    + Với việc các thông tư gần đây có xu hướng thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội, 3 nhà máy chuẩn EU GMP của IMP sẽ là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể tiến vào phân khúc chất lượng cao với giá trị lớn và ít cạnh tranh hơn thuốc tiêu chuẩn WHO GMP . Cùng với đó, từ cuối năm 2017, Bộ y tế bắt đầu thực hiện đấu thầu tập trung quốc gia, nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh, giảm áp lực cho quỹ BHYT đồng thời hạn chế tiêu cực của ngành. IMP là doanh nghiệp mạnh trong phân khúc thuốc generic chất lượng cao (chủ yếu nhóm 2) , sẽ là lợi thế lớn của doanh nghiệp.

    + Thông tư 02 2018 kiểm soát việc bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc cũng sẽ làm thay đổi tỉ trọng cơ cấu giữa thuốc kê đơn tại nhà thuốc (OTC) và thuốc kê đơn theo bác sĩ (ETC) của các doanh nghiệp dược, tỉ trọng thuốc ETC sẽ dần thay thế thuốc OTC. 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuốc OTC của IMP gần như không tăng trưởng, trong khi đó doanh thu thuốc ETC tăng trưởng khoảng 68% so với cùng kì. (Ảnh 3).


    [​IMG]
    ) + Nhà máy IMP 4 đã xây dựng xong và nhận chứng nhận WHO GMP, dự kiến sẽ nhận EU GMP vào cuối quý 1/2020 sẽ sản xuất thuốc non betalactam phục vụ cho kênh bệnh viện, là động lực giúp IMP đẩy mạnh doanh thu kênh ETC trong năm nay. Tuy nhiên, đến quý 3/2020 công ty mới được xét duyệt EU – GMP và cho ra sản phẩm thương mại.

    + Về báo cáo tài chính, IMP có 1 kì báo cáo tốt khi doanh thu quý 4/2019 đạt 516 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kì, là quý tăng trưởng mạnh nhất về doanh thu kể từ 2015 đến nay. Theo lý giải của công ty, IMP cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và biên lợi nhuận cao, tỷ trọng của hàng IMP trong tổng doanh thu thuần tăng, nên lợi nhuận gộp tăng 48 tỷ so với cùng kì. Cùng với đó, nhà máy IMP 3 chạy với công suất cao hơn trong quý giúp doanh thu tăng trưởng tốt. Chi phí của công ty vẫn được quản lý tốt giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng 32% so với quý 4/2018, là 1 trong số những doanh nghiệp dược có tốc độ tăng trưởng tốt nhất. ROE của IMP ở mức thấp nếu xét với các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên đang liên tục được cải thiện.

    + IMP có bảng cân đối cực kì lành mạnh, khi đầu tư tài sản cố định liên tục trong thời gian gần đây, tuy nhiên công ty không hề phải vay nợ, mà chủ yếu đầu tư từ nguồn vốn tự có và phát hành thêm. Nợ vay ngắn hạn của công ty quý 4/2019 còn giảm gần 70 tỷ so với quý trước liền kề.

    Các khoản phải thu mặc dù tăng khá mạnh, dẫu vậy ở mức bằng với tốc độ tăng doanh thu, khoảng 26%.

    + Điểm trừ với IMP là ở ban lãnh đạo với tỉ lệ khen thưởng/ lợi nhuận sau thuế không hề thấp, 13%, chúng tôi ưa thích những doanh nghiệp có tỉ lệ này thấp hơn 10%. Cùng với đó là việc đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết ngành dược trên sàn, mặc dù với tỉ lệ nhỏ, nhưng chúng tôi ưa thích sự chuyên tâm vào doanh nghiệp của chính mình ở các ban lãnh đạo hơn. (Ảnh 4).

    + Rủi ro thêm nữa là nguồn nguyên liệu của IMP nhập khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc rất lớn. Do đó nó cũng sẽ làm cho IMP bị rủi ro từ phía đối tác Trung Quốc rất bất ổn hiện nay. (Khác với PME nguồn nguyên liệu API của họ chủ yếu nhập ở Châu Âu.


    [​IMG]
    + Kết hợp những luận điểm trên, với nền tảng tài chính lành mạnh, cùng với đó là không gian tăng trưởng rộng phía sau, chúng tôi khuyến nghị mua vào với cổ phiếu IMP khi cổ phiếu điều chỉnh (không phải tăng shock với dịch Corona hiện tại), tầm nhìn đầu tư 1 -2 năm. Tuy nhiên, quý nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi vùng giá tốt hơn, đợi cho cơn sốt “đầu cơ Virut Corona” thời gian này qua đi.

    a. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Pymepharco (Mã cổ phiếu PME) – Động lực tăng trưởng từ nhà máy mới. Tuy nhiên cần chú ý chi phí khấu hao trong giai đoạn đầu.
    - Là một công ty liên doanh với Stada (Có visa xuất khẩu sang Đức), hiện trên sàn để có khả năng thắng thầu ở Nhóm 1 (nhóm cao nhất) chỉ có PME là đang đủ khả năng. Ngoài ra PME cũng đấu thầu ở nhóm số 2 và hiện tại theo thông tư 15 có hiệu lực từ tháng 10/2019 thì việc đấu thầu vào bệnh viên đang có ưu thế nghiêng thêm về các công ty ngành dược nội địa (ở mảng này nước ngoài hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất).
    -Key tăng trưởng: Với việc nhà máy Dược EU-GMP Hoàng Văn Thụ đi vào hoạt động thương mại từ 1Q20 sẽ là động lực tăng trưởng cho PME trong thời gian tới. Ngoài ra với yếu tố hỗ trợ từ chính sách khi thông tư 15 đã được ban hành vào tháng 10/2019 sẽ hỗ trợ tốt cho PME để đấu thầu vào bệnh viện khi thị trường này chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm ưu thế. (Ảnh 5 – cơ cấu nhà máy của PME)


    [​IMG]
    - Chúng ta có thể nhìn thấy nhà máy mới Hoàng Văn Thụ có công suất gần bằng so với hiện tại. Tuy nhiên với tổng mức đầu tư lớn nên giai đoạn đầu PME sẽ phải chịu chi phí khấu hao nhà máy tương đối lớn. Điều này sẽ tác động chưa hẳn tích cực tới lợi nhuận của công ty cũng như giá cổ phiếu. Điều này gợi ý cho chúng tôi rằng PME nên đợi điều chỉnh chứ không nên mua đuổi sẽ tốt hơn hẳn.

    - Kết quả kinh doanh qusy 4/2019 của PME có nhiều số liệu chúng tôi thấy còn thắc mắc. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả kinh doanh được công ty chính thức công bố thì PME có doanh thu tăng 17% và lợi nhuận sau thuế tăng 19%. Khá tốt.

    - PME có bảng cân đối gần như không có nợ vay mặc dù có đầu tư nhà máy mới, cho thấy dòng tiền của PME rất tốt.

    - Điểm trừ của PME trong giai đoạn ngắn hạn – trung hạn là nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ có chi phí khấu hao lớn khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn đầu bị ảnh hưởng, thêm nữa giá cổ phiếu đã tăng trong giai đoạn gần đây từ cơn sốt đầu cơ Virut Corona, không phải là điều tích cực với PME vì theo chúng tôi PME nên mua theo chiến lược giảm tích lũy thì hay hơn nhiều.

    - Khuyên nghị: Với PME chúng tôi cho rằng là 1 cổ phiếu rất đáng chú ý trong giai đoạn 2020-2021. Chúng tôi tin tưởng rằng trong giai đoạn này sẽ có 1 đợt sóng cho PME không ở năm 2020 thì sẽ xuất hiện ở năm 2021. Mà đợt sóng này sẽ xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp được nhà đầu tư trên thị trường nhìn nhận đánh giá lại. Tuy nhiên vào cụ thể thời gian nào chúng tôi cần thêm 1 số thông tin từ viêc đưa nhà máy mới vào vận hành, khấu hao, điểm hòa vốn, và định giá lại và dĩ nhiên đồ thị để xem xét quan điểm của thị trường như thế nào.

    - Mức định giá hiện tại, Với PE 14 lần (giá 58.000 đồng/cổ phiếu), xuất phát điêm từ cơn sốt Corona này chúng tôi cho rằng PME cần điều chỉnh để có thể mua được với giá rẻ hơn Điều chỉnh về vùng 48.000-50.000 đồng/cổ phiếu (tương ứng PE là 12-13 lần) chúng ta có thể xem xét thêm với PME để xem xét chuẩn bị cho giai đoạn có thể giải ngân. Hãy để cổ phiếu này để thị trường lãng quên và loại bỏ dòng tiền “đầu cơ Virut Corona” giai đoạn gần đây.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Link đăng ký khách hàng:
    https://forms.gle/nicXkG2m85zUmeQc8
    GROUP **** GIẢI ĐÁP FREE:
    https://*******/g/asruvt129
    FACEBOOK:https://www.facebook.com/dautuwinwin/
    WEBSITE: http://dautuwinwin.com/
    CONTACT :097.997.8068---038.593.5325
    TEAM "ĐẦU TƯ WIN WIN" cung cấp dịch vụ MỞ TÀI KHOẢN - TƯ VẤN ĐẦU TƯ
    Chúng tôi hiện đang là đối tác của VPS-HSC-MBS.
    PHRCrypto90 thích bài này.
    BuiCongChien đã loan bài này

Chia sẻ trang này