Topic chuyên về bản tin các cty CK hàng ngày - mời mọi người cho bản tin lên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tio361, 05/09/2017.

5319 người đang online, trong đó có 628 thành viên. 21:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 80085 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. thequy1978

    thequy1978 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Đã được thích:
    16.636
    Rất có ý nghĩa mong rằng đây sẽ là kênh thông tin tốt cho nđt tham khảo? góp ý @MOD. Đề nghị các thành viên post thông tin phải kèm theo đường link chính thống? nếu post sai hoặc cố tình đưa tin gây thiệt hại nên xóa và khóa nic để theo đúng nghĩa là kênh thông tin của công ty.
    Luotsong71camthaysoc thích bài này.
  2. mrTram

    mrTram Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2017
    Đã được thích:
    1.237
    Anh em chú ý SAB :drm4:drm4:drm4
    Phiên giao dịch 6/9 mở cửa với áp lực bán xuất hiện ngay từ những phút đầu tiên. Điều này cũng không quá bất ngờ khi thị trường vừa trải qua phiên tăng điểm mạnh trước đó cũng như đang ở vùng trống thông tin hỗ trợ.

    Tại thời điểm 10h, chỉ số VnIndex giảm nhẹ 0,58 điểm (0,07%) xuống 791,73 điểm; Hnx-Index giảm 0,41 điểm (0,39%) xuống 103,98 điểm và Upcom-Index giảm 0,1 điểm (0,18%) xuống 54,33 điểm.

    Việc các Bluechips như PLX, VNM, VIC, FPT, GMD cũng như các cổ phiếu ngân hàng VCB, BID, CTG…điều chỉnh là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm.

    Trong các cổ phiếu vốn hóa lớn, SAB đang là cái tên đáng chú ý khi tăng 3.000 đồng trước kỳ vọng Bộ công thương sẽ đẩy nhanh tiến độ thoái vốn trong những tháng cuối năm.

    Các cổ phiếu dầu khí GAS, PVB, PVD, PVS, PXS…cũng giao dịch khá tích cực trong bối cảnh giá dầu thế giới đang hồi phục mạnh trong vài ngày gần đây.


    Nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, xây dựng, bất động sản nhìn chung đều giảm nhẹ, phản ánh xu hướng thị trường lúc này. Dù vậy, vẫn xuất hiện một vài cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý như PHC, ROS, QCG, TDC, SCR.

    [​IMG][​IMG]
  3. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.009
    Bản tin của Rồng Việt thường có chất xám và công tâm hơn cả.
  4. Lazada

    Lazada Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2016
    Đã được thích:
    469
    bản tin của bản việt mới có nhiều giá trị :D
    Tra Ly thích bài này.
  5. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Bản Việt là chuẩn nhất từ trước tới nay rồi, BIDV cũng khá chi tiết chứ rồng Việt thì lúc nào bọn nó chả khuyến nghị vài cái mã gì đâu :)
  6. TheSith

    TheSith Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2015
    Đã được thích:
    37.908
    Mã gì đâu mới dễ ăn bằng nần chứ cụ hói. :))
  7. Playboy6886

    Playboy6886 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2017
    Đã được thích:
    85
    Đầu toán móm quá các chứng sĩ. Có bản tin nào k?
  8. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.366
  9. dautucophieu66

    dautucophieu66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2017
    Đã được thích:
    5
    Kính gửi Quý khách hàng bản tin HSC,


    Nhận định thị trường -Vnindex bật lại với GTGD cũng tăng. Độ rộng thị trường mở rộng; đã có 21 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt cao và khối này đã bán ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn; trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã EIB & MSN; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã NVL.


    Khối ngoại tích cực mua ròng MSN; VNM và VIC. Đồng thời bán ròng HPG và VCB.


    Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là BID; EIB; ACB và MBB. Dù STB giảm.


    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – VIB dự kiến sẽ được nhận khoản vay 200 triệu USD từ IFC. Triển vọng tăng trưởng vừa phải. Tiếp tục đánh giá Nắm giữ. VIB (Nắm giữ) có vẻ sẽ được nhận khoản vay trung dài hạn lên tới 200 triệu USD từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) gồm;


    • Một khoản vay trực tiếp (loại A)

    • Một khoản vay hợp vốn gián tiếp (loại B) và/hoặc vay song song.


    Khoản vay nhiều khả năng là trung - dài hạn (5 năm), nhờ vậy sẽ giúp VIB mở rộng cho vay đối với các DNVVV, doanh nghiệp siêu nhỏ hay cho vay mua nhà ở giá rẻ.


    Kết luận nhanh – Duy trì đánh giá NẮM GIỮ. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 22.600đ, theo đó P/B dự phóng là 1,4 lần. Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT đạt 791,1 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%) và năm 2018 đạt 902 tỷ đồng (tăng trưởng 14%). Nguồn vốn vay từ IFC sẽ giúp tăng tiềm năng tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là cải thiện tỷ lệ NIM trong hai năm tới. Quy mô khoản vay không quá lớn, tuy nhiên kỳ hạn 5 năm là yếu tố giá trị, cho phép Ngân hàng cung cấp các khoản vay kỳ hạn dài hơn hấp dẫn cho khách hàng. VIB là ngân hàng tư nhân có quy mô trung bình với tiềm năng tăng trưởng tốt mặc dù không thực sự nổi bật trong các ngân hàng đã niêm yết.


    Tổng huy động trung và dài hạn tăng 26,6% - Với 200 triệu USD, tương đương 4.540 tỷ đồng vốn mới, tổng tiền gửi khách hàng trung dài hạn và giấy tờ có giá sẽ tăng 26,6% lên 21.617 tỷ đồng, từ 17.077 tỷ đồng vào cuối Q2/2017. Do đó, hệ số an toàn như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ được cải thiện đáng kể, giảm từ khoảng 50% xuống khoảng 41%. Đồng thời, chi phí cho vay từ IFC nhiều khả năng sẽ thấp hơn chi phí huy động dài hạn từ khách hàng hay huy động giấy tờ có giá mà VIB phải trả hiện tại.


    VIB đã hợp tác với IFC từ những năm 2011 – khi VIB tham gia Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu của IFC và được nhận hạn mức tài trợ là 80 triệu USD, sau đó được nâng hạn mức lên 120 triệu USD vào năm 2015. Khoản vay này đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác với IFC và tổ chức này cũng cam kết hỗ trợ VIB tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức cho vay khác, tạo điều kiện cho các khoản vay thương mại xuyên biên giới phục vụ cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân tại Việt Nam.


    Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT của VIB đạt 791,1 tỷ đồng (tăng trưởng 12,7%). Dự báo của chúng tôi cao hơn 5,7% so với kế hoạch của Ngân hàng. Các giả định chính của chúng tôi bao gồm:


    1. Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng 25% còn huy động từ khách hàng tăng 26% (bao gồm cả giấy tờ có giá).

    2. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM sẽ giảm 0,19% xuống còn 2,94% chủ yếu do chi phí huy động tăng do ngân hàng cần phải huy động tiền gửi và giấy tờ có giá kỳ hạn dài. Theo đó, chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần sẽ chỉ tăng trưởng 15,9% và đạt 3.043 tỷ đồng.

    3. Chúng tôi dự báo thu nhập ngoài lãi không đổi là 774 tỷ đồng nhờ thu nhập lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh (35,3%) nhưng đóng góp từ các dòng thu nhập khác kém khả quan.

    4. Chúng tôi ước tính tổng chi phí hoạt động sẽ tăng 13,9% lên 2.383 tỷ đồng.

    5. Chúng tôi cho rằng chi phí dự phòng sẽ chỉ tăng 6,2% trong năm 2017 lên 643,8 tỷ đồng.

    6. Hệ số CAR dự báo đạt 12,6% tại thời điểm cuối năm 2017 (tại thời điểm cuối năm 2016 là 13,3%) với giả định là VIB sẽ phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp và thực hiện kế hoạch mua cổ phiếu quỹ trong năm 2017.


    Theo đó chúng tôi dự báo EPS đạt 1.121đ và BVPS đạt 12.990đ, theo đó P/B dự phóng là 1,67 lần sau mua cổ phiếu quỹ hay 1,35 lần trước mua cổ phiếu quỹ.


    Cho năm 2018, HSC dự báo LNTT đạt 902 tỷ đồng (tăng trưởng 14%) – Dự báo của chúng tôi dựa trên các giả định sau:


    1. Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng 22% còn huy động từ khách hàng tăng 23% (bao gồm cả giấy tờ có giá).

    2. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM sẽ tăng nhẹ 0,04% lên 2,98%. Theo đó, chúng tôi dự báo thu nhập lãi thuần sẽ tăng trưởng 19,1% và đạt 3.624 tỷ đồng.

    3. Chúng tôi dự báo tổng thu nhập ngoài lãi tăng đạt 881,7 tỷ đồng (tăng trưởng 13,8%).

    4. Chúng tôi ước tính tổng chi phí hoạt động sẽ tăng 16,6% lên 2.777 tỷ đồng.

    5. Dự báo chi phí dự phòng sẽ tăng 28,4% lên 826,7 tỷ đồng.


    Theo đó chúng tôi dự báo EPS đạt 1.278đ và BVPS đạt 14.268đ, theo đó P/B dự phóng là 1,52 lần sau mua cổ phiếu quỹ. Dự báo của chúng tôi không bao gồm giả định bán cổ phiếu quỹ hoặc phát hành cổ phiếu mới.


    Triển vọng tăng trưởng vừa phải – VIB là ngân hàng tư nhân có quy mô trung bình với thế mạnh về cho vay bán lẻ và DNNVV (85,7% dư nợ của VIB tại thời điểm cuối tháng 6/2017 là cho vay khu vực tư nhân và cá nhân) với tình hình tài sản khá lành mạnh (tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 6/2017 là 2,59%). Ngân hàng có danh tiếng tốt và đã tránh phải đối mặt với những vấn đề mà nhiều ngân hàng khác gặp phải trong một vài năm qua. VIB có những điểm mạnh và điểm yếu điển hình cho các ngân hàng có cùng quy mô như sau;


    • HSC dự báo tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm của cho vay trong hai năm tới là 22%.

    • Tuy nhiên do cơ cấu nguồn vốn yếu với LDR cao là 97% và tỷ lệ cho vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cao là khoảng 50%, VIB sẽ phải tiếp tục huy động vốn trung và dài hạn với chi phí cao hơn, do đó gây áp lực lên tỷ lệ NIM.

    • Do đó chúng tôi dự báo LNTT sẽ tăng chỉ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 13,7% trong hai năm tới.

    • Phụ thuộc nhiều vào nguồn huy động liên ngân hàng là một yếu tố cần lưu ý.


    Cân nhắc những yếu tố này, chúng tôi đánh giá triển vọng trăng trưởng của VIB ở mức vừa phải và dự báo biến động giá cổ phiếu nhìn chung sẽ tương đương biến động toàn ngành.


    Gần đây VIB đã công bố thông tin về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ và điều này sẽ làm vốn cổ đông giảm 13,9% - VIB gần đây đã quyết định xin ý kiến cổ đông hủy bỏ kế hoạch tăng vốn và thay vào đó xin ý kiến cổ đông về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ. Nếu kế hoạch mua 10,1% cổ phiếu quỹ được thực hiện tại giá đóng cửa hôm nay (21.000đ) thì tổng vốn cổ đông sẽ bị giảm đi 1.198 tỷ đồng, tương đương 13,7% từ 8.745,7 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2017 xuống còn 6.647,7 tỷ đồng. Việc mua cổ phiếu quỹ là không thể hủy bỏ nếu không được cổ đông thông qua. Thông thường doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ vì:


    (1) Cổ phiếu được đánh giá là rẻ - và lý do này trong trường hợp của VIB là đúng vì định giá cổ phiếu VIB thấp hơn bình quân ngành. Và việc Ngân hàng mua lại cổ phiếu quỹ có thể coi là động thái đầu tư tài chính thông thường.

    (2) Doanh nghiệp dự kiến bán cổ phiếu quỹ sau khi mua có thể là cho một NĐTNN với giá cao hơn – chúng tôi chưa có bất kỳ thông tin nào về một kế hoạch bán cổ phiếu như vậy ở VIB. Tuy nhiên với chúng tôi đây là phương án hợp lý duy nhất trong trường hợp mua cổ phiếu quỹ của VIB.

    (3) Doanh nghiệp muốn thu hút sự chú ý và đẩy giá cổ phiếu – kể từ khi niêm yết vào ngày 9/1/2017, giá cổ phiếu VIB mới chỉ tăng 23,5% trong khi từ đầu năm giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã tăng 40%.


    Theo luật định, chúng tôi thấy VIB sẽ không thể phát hành cổ phiếu mới cho đến khi bán hết cổ phiếu quỹ.


    Ảnh hưởng của việc mua cổ phiếu quỹ đối với P/B của cổ phiếu VIB – Nếu điều chỉnh tác động của việc mua cổ phiếu quỹ (giả định giá mua là 21.000đ), thì BVPS dự phóng năm 2017 là 12.990đ; theo đó P/B dự phóng là 1,67 lần sau khi mua cổ phiếu quỹ. Còn trước khi mua cổ phiếu quỹ P/B dự phóng năm 2017 là 1,35 lần.


    Quan điểm đầu tư – Duy trì đánh giá Nắm giữ. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 22.600đ; tương đương P/B dự phóng là 1,4 lần trước khi mua cổ phiếu quỹ; trong khi P/B bình quân các ngân hàng là khoảng 1,75 lần. Chúng tôi cho rằng P/B hợp lý của VIB thấp hơn bình quân ngành là có cơ sở vì (1) VIB là ngân hàng quy mô trung bình với tình hình tài chính tương đối tốt và triển vọng tăng trưởng khá nhưng thị phần vẫn khiêm tốn, (2) kế hoạch kinh doanh đề ra khiêm tốn do Ngân hàng cần đẩy mạnh huy động, theo đó ảnh hưởng đến tỷ lệ NIM, (3) trên thực tế cơ cấu huy động của Ngân hàng là một điểm yếu trong khi một số chỉ số an toàn tài chính chưa thực sự tốt, (4) VIB hiện niêm yết trên Upcom nên sự tiếp cận của NĐTNN còn hạn chế, (5) Room của cổ phiếu VIB là 20,5% vì Ngân hàng dành 9,5% để phát hành cho đối tác chiến lược. Hiện CBA nắm 20% cổ phần nên NĐTNN chỉ còn có thể mua 0,5% cổ phần, tương đương 2,8 triệu cổ phiếu VIB. Nói chung, thanh khoản của cổ phiếu VIB rất thấp. Ngân hàng có kế hoạch chuyển sàn sang Hose vào năm 2018; điều này sẽ giúp cải thiện thanh khoản và là nhân tố tích cực giúp định giá của cổ phiếu VIB có thể được nâng cao.


    Các mã tài chính phi ngân hàng cũng tăng nhẹ hôm nay.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng với BHN tiếp tục tăng trần trong khi MSN; FPT và MWG cũng tăng. Tuy nhiên, SAB giảm.


    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – FPT bán 47% tại FPT Trading cho NĐT chiến lược. Triển vọng tương lai rất khả quan. Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. FPT (MUA VÀO) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua phương án bán 47% cổ phần tại FPT Trading cho một công ty của Đài Loan trong lĩnh vực phân phối toàn cầu sản phẩm công nghệ thông tin viễn thông và linh kiện.


    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá MUA VÀO. Chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu lên 60.000đ, tương đương P/E dự phóng 2017 là 13 lần. Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu trong trung hạn là 65.000đ, tương đương PE dự phóng 2018 là 17 lần, là mức PE bình quân đối với một công ty chuyên về công nghệ trong khu vực. HSC dự báo LNTT năm 2017 sẽ tăng trưởng 15,3% và sau đó tăng trưởng 19.5% trong năm 2018. Trước khi bán 47% cổ phần tại FPT Trading cho đối tác chiến lược, FPT đã bán 30% cổ phần tại FPT Retail cho các NĐT tài chính. Công ty sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận tài chính khoản 490 tỷ đồng từ bán cổ phần ở FPT Trading trong Q1, tương đương khoảng 21% dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ cả năm 2017 của chúng tôi. Ở thương vụ này, FPT Trading được định giá với PE dự phóng 2017 là 7 lần, là mức hợp lý theo quan điểm của chúng tôi. Khả năng thoái vốn thành công ở cả FPT Trading và FPT Retail trong năm nay có vẻ khá chắc chắn. FPT là một trong những cổ phiếu định giá thấp hơn giá trị nhiều nhất trên thị trường khi FPT là doanh nghiệp dẫn đầu về IT, mở rộng ấn tượng ở nước ngoài và có triển vọng lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, với thức tế room cho NĐTNN đã đầy, để tiếp cận cổ phiếu cần chờ đợi các lô cổ phiếu bán ra.


    Giá trị thương vụ này là 35 triệu USD, định giá FPT Trading với PE dự phóng 2017 là 7,3 lần. Công ty sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận tài chính khoảng 490 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần này - Synnex Technology International đã trả 35 triệu USD để mua lại 47% cổ phần tại FTG.


    • Theo đó FPT Trading được định giá 75 triệu USD (1.725 tỷ đồng).

    • FPT có kế hoạch bán tiếp 5% cổ phần của FPT Trading cho người lao động để giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty này về 48%.

    • Mục đích ở đây là tránh hợp nhất KQKD của FPT Trading với FPT.

    • Và do đó FPT sẽ có thể ghi nhận toàn bộ lợi nhuận từ chuyển nhượng cổ phần là lợi nhuận tài chính trong BCTC Q4 nếu kế hoạch trên được hoàn tất.

    • Chúng tôi ước tính lợi nhuận từ bán 52% cổ phần tại FPT Trading sẽ là khoảng 490 tỷ đồng.


    Cho năm 2017, HSC dự báo FPT Trading sẽ tạo doanh thu 11,9 nghìn tỷ đồng (giảm 3,7% so với năm 2016) và LNST đạt 236 tỷ đồng (tăng trưởng 10,7%). Như vậy FPT Trading được bán với PE dự phóng 2017 là 7,3 lần, là mức định giá hợp lý theo quan điểm của chúng tôi.


    Đối tác là Synnex Technology International, một công ty của Đài Loan – Đối tác chiến lược mua FPT Trading là Synnex Technology International. Đây là tập đoàn phân phối sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông và linh kiện điện tử lớn nhất ở Châu Á và thứ ba trên thế giới.


    • Tập đoàn này có kênh phân phối ở 38 quốc gia và khu vực trên thế giới và các địa điểm bán hàng tại hơn 200 thành phố hàng đầu ở Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong, Macaum Australia, New Zealand, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ và Canada.

    • Công ty được thành lập vào năm 1988 và đặt tại Đài Bắc, Đài Loan.

    • Liên doanh mới này sau đó sẽ được đổi tên thành “CTCP Phân phối Synnex FPT”.


    FPT Trading hiện là nhà phân phối sản phẩm công nghệ thông tin – viễn thông lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 40% thị phần. Trong 6 tháng đầu năm 2017, FPT Trading cho doanh thu 5.338 tỷ đồng (giảm 4,9% so với cùng kỳ) và LNTT là 150 tỷ đồng (giảm 17,6% so với cùng kỳ). Doanh thu giảm và tỷ suất lợi nhuận kém hơn là do thực tế rằng FPT đã xả tồn kho điện thoại Lumia trong 6 tháng đầu năm do Microsoft công bố ngừng sản xuất điện thoại này vào tháng 5/2016. Tuy nhiên, không tính đến Lumia, tỷ suất lợi nhuận gộp trong phân phối một số dòng sản phẩm khác bao gồm điện thoại từ các thương hiệu ít phổ biến hơn, laptop và phụ kiện công nghệ thực tế đã có sự cải thiện.


    Sau thương vụ này, Synnex đã hoàn tất kế hoạch mở rộng thị trường sang 3 thị trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Từ quan điểm của FPT Trading, công ty có thể tiếp cận nguồn lực và kiến thức của Synnex trong quản lý sản phẩm, quản lý kênh phân phối, logistic và điều hành, từ đó tăng cường khả năng quản công ty, cải thiện quy mô kinh doanh và hiệu quả. Hơn nữa, FPT Trading còn có thể tận dụng các mối quan hệ hợp tác của Synnex với các nhà phân phối lớn, và FPT Trading trở thành một phần của tập đoàn phân phối công nghệ thông tin viễn thông toàn cầu.


    Gần đây FPT đã bán 30% cổ phần tại FPT retail – Một vài tuần trước, FPT đã bán 30% cổ phần tại FPT Retail (6,0 triệu cổ phiếu) cho Dragon Capital và VinaCapital. Hai quỹ này đã trả khoảng 39 triệu USD để mua lại 30% cổ phần của FPT retail, tương đương định giá công ty này với PE dự phóng 2017 là 10,9 lần. Tiếp đó, FPT sẽ bán thêm 10% cổ phần tại FPT retail thông qua IPO trong Q4 để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 45%.


    • Chúng tôi ước tính lợi nhuận từ bán 30% cổ phần tại FPT Retail là khoảng 660 tỷ đồng.

    • Tiếp đó ước tính lợi nhuận từ thoái vốn 40% cổ phần tại FPT Retail là khoảng 890 tỷ đồng.


    Tuy nhiên, phương pháp hạch toán lợi nhuận từ thương vụ này là phức tạp hơn so với trường hợp của FPT Trading. Do mức cổ phần chuyển nhượng nhỏ hơn. Và do đó, không rõ ràng liệu FPT có thể ghi nhận lợi nhuận từ bán 30% cổ phần này là tăng vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối hay là lợi nhuận tài chính trên Báo cáo KQKD. Theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam thì;


    • Khi một công ty giảm cổ phần tại công ty con về dưới 50%, bất kỳ khoản lãi (hay lỗ) từ bán cổ phần có thể ghi nhận là thu nhập tài chính trên Báo cáo KQKD của cùng kỳ.

    • Tuy nhiên, nếu tỷ lệ sở hữu của công ty tại công ty con vẫn là 50% hoặc lớn hơn sau khi bán cổ phần, khoản lãi (lỗ) từ bán cổ phần đó sẽ chỉ được ghi nhận là tăng vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối. FPT chờ tư vấn của kiểm toán về liệu thương vụ bán 30% cổ phần này có thể xem là một phần trong thương vụ bán tổng cộng 40% cổ phần tại FPT Retail hay không, theo đó công ty có thể ghi nhận lợi nhuận từ thương vụ này là lợi nhuận tài chính trong Báo cáo KQKD Q4/2017.

    • Nếu không việc bán 30% cổ phần sẽ được xem là động thái giảm tỷ lệ sở hữu riêng và do đó chỉ được hạch toán là tăng vốn chủ sở hữu.


    Do vẫn chưa chắc chắn về phương pháp hoạch toán thương vụ này, chúng tôi không bao gồm yếu tố này trong mô hình dự báo của mình ở hiện tại. Dù vậy chúng tôi tin rằng việc bán cổ phần sẽ được thực hiện thành công với giá bán tốt, từ đó có thể hỗ trợ tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2017. Chúng tôi giả định kiểm toán đồng ý.


    FPT Retail dự kiến sẽ tiến hành IPO vào năm nay – Sau khi bán 30% cổ phần để giảm tỷ lệ sở hữu từ 85% về 55%, FPT sẽ bán tiếp 10% cổ phần tại FPT thông qua IPO để giảm tỷ lệ sở hữu về 45%. Mục đích ở đây là để không còn hợp nhất FPT retail vào FPT. FPT nhiều khả năng sẽ niêm yết cổ phiếu FPT Retail trên HSX vào trong năm 2018.


    FPT Retail hiện là nhà bán lẻ điện thoại lớn thứ hai tại Việt Nam với 438 cửa hàng trên cả nước và chiếm khoảng 22% thị phần bán lẻ ĐTDĐ. Trong 6 tháng đầu năm nay, FPT Retail đạt doanh thu 6.193 tỷ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ) và LNTT là 141 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng doanh thu mỗi cửa hàng tốt và đóng góp từ các cửa hàng mới. Cho năm 2017, HSC dự báo FPT Retail sẽ cho doanh thu 13,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 27,5%) và LNTT đạt 272 tỷ đồng (tăng trưởng 40%). FPT Retail được định giá 130 triệu USD (theo phương pháp dựng sổ), tương đương PE dự phóng 2017 là 10,9 lần.


    HSC dự báo LNTT năm 2017 sẽ tăng trưởng 15,3% - Cho năm 2017, chúng tôi dự báo FPT sẽ đạt doanh thu cả năm là 45,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 14,4%), LNTT là 3.475 tỷ đồng (tăng trưởng 15,3%), LNST của cổ đông công ty mẹ là 2.347 tỷ đồng (tăng trưởng 17,9%). Dự báo của chúng tôi cao hơn 2,0% so với kế hoạch của công ty do chúng tôi dự báo mức tăng trưởng cao hơn ở mảng viễn thông. Các giả định của chúng tôi như sau:


    1. Chúng tôi giả định doanh thu của mảng gia công phần mềm sẽ tăng trưởng 23,0% và LNTT tăng trưởng 24,5% - Cho năm 2017, theo mô hình lợi nhuận của mình, chúng tôi dự báo mảng gia công phần mềm có thể đạt tăng trưởng doanh thu là 23,0% và LNTT là 24,5% nhờ mở rộng hoạt động tại Hàn Quốc, là thị trường có nhu cầu lớn đối với dịch vụ gia công phần mềm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô. Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện từ 16,5% năm 2016 lên 17% năm 2017 nhờ các kỹ sư có thêm nhiều việc và giá tốt hơn.

    2. Doanh thu mảng dịch vụ dựa trên dự án bao gồm tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT dự báo tăng trưởng 7,1% với LNTT tăng trưởng 19,8% – Doanh thu tăng nhờ các hợp đồng mới từ thị trường nước ngoài trong khi nhu cầu trong nước vẫn khá yếu do nguồn ngân sách eo hẹp và quá trình tái cấu trúc kéo dài trong ngành ngân hàng. Trong khi đó LNTT tăng trưởng do không còn chi phí phụ trội từ các dự án bị trì hoãn giống như trong năm 2016.

    3. Lợi nhuận của mảng dịch vụ viễn thông dự báo tăng trưởng 7,7% với doanh thu tăng trưởng 16,0% – Lợi nhuận của mảng nội dung số không tăng do mảng này đã ghi nhận khoản thu nhập tài chính không thường xuyên, là khoảng 30 tỷ đồng từ bán phần vốn tại trang bán hàng trực tuyến Sendo cho đối tác chiến lược trong năm 2016. Không tính đến khoản lợi thuận này, lợi nhuận mảng nội dung số tăng trưởng 11,8%. Trong mô hình của mình, chúng tôi cũng tính đến phần đóng góp 1,5% doanh thu viễn thông cho Quỹ Công nghệ và viễn thông Việt Nam.

    4. Dự báo lợi nhuận mảng bán lẻ tăng trưởng 32,3% - Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo trong năm 2017, doanh thu mảng bán lẻ sẽ tăng trưởng 27,2% và LNTT tăng trưởng 32,3% nhờ (1) có khoảng 95 cửa hàng mới đi vào hoạt động tính đến cuối năm 2017, nâng tổng số cửa hàng lên 480 cửa hàng (tăng 24,7%); (2) lợi ích kinh tế về quy mô trong quản lý hoạt động giúp giảm chi phí cố định trên mỗi cửa hàng, và (3) tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ doanh số bán hàng tăng giúp cải thiện khả năng thương lượng giá với nhà cung cấp.

    5. Dự báo lợi nhuận mảng phân phối tăng trưởng 20,2% - Cho năm 2017, chúng tôi dự báo doanh thu của mảng phân phối sẽ tăng trưởng 3,7% và lợi nhuận tăng trưởng 20,2% với giả định thị trường điện thoại di động trong nước sẽ tăng trưởng khoảng 16% về giá trị trong khi thị trường các sản phẩm công nghệ giảm khoảng 5% về giá trị so với năm 2016.

    6. Dự báo LNTT mảng giáo dục tăng trưởng 10% – Cho năm 2017, chúng tôi dự báo mảng giáo dục sẽ tăng trưởng 12,0% về doanh thu và 10% về LNTT với tổng số lượng học sinh nhập học tăng 10%.


    Theo đó chúng tôi dự báo EPS là 3.978đ; P/E dự phóng là 12,4 lần. Trong dự báo này chưa tính đến khả năng hạch toán lãi tài chính từ bán cổ phần FPT trading. Nếu tính cả khoản lãi này, thì LNST của cổ đông công ty mẹ điều chỉnh sẽ đạt 2.764 tỷ đồng (tăng trưởng 38,8%) và EPS đạt 4.685đ; tương đương P/E dự phóng 10,2 lần.


    HSC dự báo LNTT năm 2018 từ hoạt động kinh doanh chính sẽ tăng trưởng 0,3% - Cho năm 2018, chúng tôi dự báo FPT sẽ đạt doanh thu cả năm là 22,1 nghìn tỷ đồng (giảm 51%) do trong năm 2018 trong KQKD của FPT không còn hợp nhất FPT Trading và FPT retail. LNTT là 3.486 tỷ đồng (tăng trưởng 0,3%). Doanh thu giảm mạnh và lợi nhuận không tăng trưởng nhiều trong năm 2018 do FPT đã thoái bớt vốn khỏi FPT Trading (chỉ còn nắm 48%) và FPT retail (chỉ còn nắm 45%). Theo đó, doanh thu từ 2 công ty con này không còn hợp nhất vào KQKD của FPT trong năm 2018, còn đóng góp lợi nhuận từ 2 công ty này được hạch toán vào lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tương ứng với phần ở hữu của FPT. Giả định nếu không hợp nhất FPT Trading và FPT retail vào KQKD của FPT trong năm 2017, thì doanh thu của FPT sẽ tăng trưởng 12,9% còn LNTT tăng trưởng 19,5% trong năm 2018.


    1. Chúng tôi giả định doanh thu của mảng gia công phần mềm sẽ tăng trưởng 21,0% và LNTT tăng trưởng 21% - Cho năm 2018, theo mô hình lợi nhuận của mình, chúng tôi dự báo mảng gia công phần mềm có thể đạt tăng trưởng doanh thu và LNTT là 23% nhờ mở rộng hoạt động tại Hàn Quốc, là thị trường có nhu cầu lớn đối với dịch vụ gia công phần mềm phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô.

    2. Doanh thu mảng dịch vụ dựa trên dự án bao gồm tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT dự báo tăng trưởng 3,1% với LNTT tăng trưởng 8,6% – Doanh thu tăng nhờ các hợp đồng mới từ thị trường nước ngoài trong khi nhu cầu trong nước vẫn khá yếu do nguồn ngân sách eo hẹp trong khi tỷ suất lợi nhuận được cải thiện nhờ tỷ trọng chi phí nhân công giảm do có nhiều việc hơn.

    3. Lợi nhuận của mảng dịch vụ viễn thông dự báo tăng trưởng 20% với doanh thu tăng trưởng 14% – Doanh thu và lợi nhuận của mảng nội dung tăng trưởng 20%. Doanh thu của mảng dịch vụ viễn thông tăng trưởng 13,5% còn LNTT tăng trưởng 20%. Tỷ suất lợi nhuận được cải thiện nhờ dịch vụ truyền hình trả tiền không còn lỗ trong năm 2018 (năm 2017 lỗ khoảng 200 tỷ đồng).

    4. Dự báo mảng bán lẻ đóng góp 133 tỷ đồng vào LNTT - Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo trong năm 2018, FPT có thể hạch toán 133 tỷ đồng vào lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tương ứng với số cổ phần sở hữu tại FPT retail là 45%. Chúng tôi dự báo FPT retail sẽ đạt doanh thu là 15.470 tỷ đồng (tăng trưởng 15%) và LNTT là 396 tỷ đồng (tăng trưởng 15,5%) nhờ (1) có khoảng 50 cửa hàng mới đi vào hoạt động, nâng tổng số cửa hàng lên 530 cửa hàng (tăng 10,4%); (2) lợi ích kinh tế về quy mô trong quản lý hoạt động giúp giảm chi phí cố định trên mỗi cửa hàng, và (3) tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ doanh số bán hàng tăng giúp cải thiện khả năng thương lượng giá với nhà cung cấp.

    5. Dự báo mảng phân phối đóng góp 121 tỷ đồng vào LNTT - Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo trong năm 2018, FPT có thể hạch toán 121 tỷ đồng vào lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tương ứng với số cổ phần sở hữu tại FPT Trading là 48%. Chúng tôi dự báo FPT Trading sẽ đạt doanh thu là 12,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 6,7%) và LNTT là 336 tỷ đồng (tăng trưởng 7%) với giả định thị trường điện thoại di động trong nước sẽ tăng trưởng khoảng 13% về giá trị trong khi thị trường các sản phẩm công nghệ giữ nguyên về giá trị so với năm 2017.

    6. Dự báo LNTT mảng giáo dục tăng trưởng 2,5% – Cho năm 2018, chúng tôi dự báo mảng giáo dục sẽ tăng trưởng 5% về doanh thu và 2,5% về LNTT với tổng số lượng học sinh nhập học tăng 5%.


    Theo đó chúng tôi dự báo EPS là 3.751đ; P/E dự phóng là 12,8 lần.


    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Mua vào với giá trị hợp lý là 60.000đ; tương đương P/E dự phóng năm 2017 là 14,0 lần. Với định giá hấp dẫn và triển vọng tăng trưởng dài hạn rất tốt cộng với vị thế là một công ty đầu ngành công nghệ của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu FPT có giá trị lớn để đầu tư. Việc thoái vốn thành công ở mảng bán lẻ và phân phối sẽ giúp LNST của cổ đông công ty mẹ năm nay tăng trưởng mạnh. Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng kể từ năm tới vì mảng phân phối với tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ không còn hợp nhất vào KQKD của FPT. Và việc thoái vốn cũng giúp công ty thu về nguồn tiền mặt lớn và từ đó FPT sẽ trở thành công ty thuần về công nghệ. Do đó, thương vụ này sẽ là động lực hỗ trợ lớn nhất đối với giá cổ phiếu trong ngắn đến trung hạn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của công ty với tiềm năng tăng trưởng tốt ở tất cả các mảng kinh doanh mà công ty có lợi thế cạnh tranh cao nhờ (1) chi phí thấp; (2) cung cấp độc quyền nhiều dịch vụ; (3) mô hình kinh doanh tổng hợp tham gia phần lớn các phân khúc chính trong lĩnh vực CNTT; (4) vị thế áp đảo trong nước và (5) ban lãnh đạo có tầm nhìn. Tuy nhiên do room đã đầy và ít có khả năng FPT sẽ sớm nới room nên việc tiếp cận cổ phiếu từ lâu đã trở nên khó khăn.


    Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với mức biến động nhỏ.


    [​IMG]


    Cổ phiếu sản xuất tăng dẫn đầu là AAA; BMP; HSG và TCM. Dù STK và TMT giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành BĐS và xây dựng nhìn chung cũng tăng dẫn đầu là HBC; DXG; NVL và TDH. CTI giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động nhẹ với SBT và VFG tăng trong khi DPM giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều nhưng không có biến động nào nổi bật.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic nhìn chung tăng dẫn đầu là GMD; NT2 và PPC.


    [​IMG]


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng lại vài điểm – Vnindex hồi phục nhẹ trong phiên hôm nay sau khi giảm hôm qua. MSN đóng góp nhiều nhất vào sự tăng điểm của Vnindex trong bối cảnh thị trường tiếp tục định giá lại cổ phiếu này trước triển vọng lợi nhuận khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm nay và đặc biệt là năm sau. BHN tiếp tục tăng trần trước kỳ vọng kế hoạch bán cổ phần sẽ tiến triển tốt. Cổ phiếu ngân hàng như VCB; MBB; BID và VPB hồi phục một phần những gì đã mất hôm qua. NVL bật lại sau khi giảm gần đây. HBC tăng sau khi được thêm vào giỏ chỉ số MVIS được quỹ ETF Vietnam Vector Fund sử dụng. FPT tăng trước thông tin bán cổ phần tại FPT trading.


    Trái lại ROS giảm mạnh. SAB giảm sau khi tăng gần đây. VNM cũng giảm. DPM và DHG giảm.


    Hôm nay cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đồng loạt tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường khu vực khởi sắc. Vnindex đã có lúc nhích lên trên mốc 800 trong phiên hôm nay nhưng đã không thể ở lâu bên trên ngưỡng này. Thị trường rõ ràng vẫn còn một chút bất an khi giá cổ phiếu ở mặt bằng cao. Trong ngắn hạn thị trường sẽ tiếp tục củng cố trước khi tích đủ lực để vượt mốc 800 và giữ vững ở trên mốc này. Ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định.


    Thị trường chứng khoán châu Á tăng trong bối cảnh thị trường Phố Wall khởi sắc đêm qua. Về các đồng tiền, đồng USD lình xình sau khi mạnh lên đêm qua so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 91,813). So với đồng USD, đồng Euro lình xình sau khi yếu đi một chút đêm qua (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1971); đồng Bảng Anh tiếp tục mạnh lên (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3207); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 109,65); đồng NDT cũng giảm giá mạnh (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,5366).


    Giá dầu tăng nhẹ với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 48,02 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Giá dầu vẫn ổn định trong bối cảnh tiếp tục diễn ra các cuộc đối thoại về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC/các nước xuất khẩu ngoài OPEC qua tháng 3 năm sau. Một nhân tố hỗ trợ nữa cho giá dầu là thiệt hại do bão Irma gây ra tại bang Florida ít hơn lo ngại vì mắt bão đã đổi hướng đến quận Miami-Dade vào phút chót. Theo đó NĐT đã thở phào và mức thiệt hại theo đánh giá đã giảm xuống.


    Về tin vĩ mô thế giới, hôm nay không có nhiều thông tin. Quốc hội Anh đã phê chuẩn dự luật rút khỏi EU với 326 phiếu thuận và 290 phiếu chống. Dự luật rút khỏi EU cho phép chính phủ sửa đổi hơn 10.000 quy định và luật của EU để đảm bảo phù hợp với luật pháp Anh và sẽ có hiệu lực vào ngày 29/3/2019; là thời điểm Anh dự kiến rời khỏi EU cho dù có hay không có thỏa thuận đạt được khi đàm phán với EU. Về cơ bản đây chỉ là động thái sao chép luật và tránh cho nước Anh rơi vào tình trạng không có luật vì cho đến nay quy định và luật của EU vẫn tự động trở thành luật của nước Anh. Dự luật gây ra nhiều tranh cãi vì có vẻ sẽ trao quyền lập pháp bằng các tuyên bố cho chính phủ (Điều khoản Henry VIII) và sẽ gây ra phản ứng từ chính quyền Scotland và Wales.


    Thị trường chứng khoán thế giới khởi sắc đêm qua và hôm nay sau khi căng thẳng địa chính trị tạm thời dịu xuống cộng với thiệt hại do bão Irma gây ra tại Florida không nhiều như lo ngại trước đó. Tuy nhiên LHQ mới thông qua thêm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và NĐT đang chờ phản ứng từ phía nước này.


    Đồng USD vẫn yếu do NĐT tiếp tục nghi ngờ khả năng Fed nâng tiếp lãi suất trong năm nay. Do lạm phát vẫn thấp trong khi các cơn bão gần đây có thể sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ trong Q3.


    Đồng USD liên tục yếu đi có lẽ là do NĐT không chắc chắn được về vị trí chủ tịch Fed ở vào một thời điểm quan trọng. Thống đốc Fed bà Yellen sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối năm. Đồng thời phó chủ tịch Fed Standley Fischer gần đây cũng đã đệ đơn từ chức. Hiện thị trường chưa biết liệu bà Yellen có được bổ nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ 2 hay không. Đồng USD yếu có vẻ còn cho thấy sự nghi hoặc về khả năng thành công của Tổng thống trong việc thực hiện được các nội dung quan trọng trong chương trình kinh tế của mình là giảm thuế và tăng chi cho cơ sở hạ tầng. Vì hiện sự chia rẽ giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Quốc hội ngày càng lớn.


    Và cuối cùng, thị trường tiếp tục băn khoăn đâu mới là chính sách của chính quyền hiện nay đối với đồng USD trước những ý kiến trái chiều của Tổng thống về đồng nội tệ trước đó trong năm nay. Và đồng đô la yếu được xem là yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu. Trong các nhiệm kỳ Tổng thống trước đó, niềm tin vào một đồng đô la mạnh được xem gần như là bất di bất dịch. Nhưng nay mọi việc đã không còn như vậy.





    HCM - Thị trường tăng hôm nay với GTGD tăng, đạt 3.808,73 tỉ đồng (tương đương 167,82 triệu USD). VN index tăng 0,31% kết thúc phiên với 799,94 điểm. 157 mã tăng trong đó có 7 mã tăng trần và 98 mã giảm trong đó có 7 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 11,94% giá trị mua vào và 13,74% giá trị bán ra của toàn thị trường.



    Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra cũng tăng về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại chuyển sang bán ròng với giá trị 68,807 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 32 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.



    Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã MSN; VNM; VIC; VJC và PLX. Họ cũng bán ra nhiều VNM; VIC; MSN; VCB và HPG. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch khổng lồ; 2 giao dịch siêu lớn; 3 giao dịch rất lớn; 3 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 10,59% tổng GTGD toàn thị trường.



    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 8.909.997 cổ phiếu EIB; 1.300.000 cổ phiếu MSN; 1.010.000 cổ phiếu NVL; 167.820 cổ phiếu VJC và 1.700.000 cổ phiếu SCR trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MSN & VJC và 10 giao dịch nhỏ khác.


    CCQ E1VFVN30 giảm 0,08% hôm nay, xuống 12.810đ.



    Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng hôm nay với GTGD đạt 563,46 tỷ đồng, tương đương 24,83 triệu USD. HNIndex tăng 0,81% lên 103,72 điểm. 114 mã tăng giá trong đó có 14 mã tăng trần và 71 mã giảm trong đó có 9 mã giảm sàn.



    Khối ngoại chiếm 20,53% giá trị mua vào và 4,69% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 89,249 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 20 giao dịch thỏa thuận nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 23,6% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận kém sôi động hơn.



    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 5.000.000 cổ phiếu VGC; 1.268.000 cổ phiếu DBT và 200.000 cổ phiếu VNT và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
  10. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    127.637
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/9
    [​IMG]
    (ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9 của các công ty chứng khoán.
    Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu DPM

    CTCK Bảo Việt (BVSC)

    Trong giai đoạn đầu tư ban đầu với nhiều khó khăn và thách thức, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (mã DPM) vẫn chi trả mức cổ tức bằng tiền mặt 20% trong năm 2017, tương đương mức lợi suất cổ tức khoảng 8,7%, tương đối hấp dẫn.

    Chúng tôi lưu ý trong mô hình định giá, BVSC chưa tính tới những tác động từ các chính sách hỗ trợ ngành phân bón của chính phủ, trong trường hợp các chính sách hỗ trợ như việc thay đổi từ diện không chịu thuế VAT sang chịu thuế VAT 0% hay áp dụng thuế tự vệ đối với các mặt hàng phân bón, giá trị cổ phiếu của DPM sẽ được gia tăng.

    Trên cơ sở định giá cổ phiếu DPM 26.600 đồng/CP, cao hơn 15,6% so với mức giá thị trường, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DPM. Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng trong dài hạn của cổ phiếu DPM khi thị trường NH3 đang trong tình trạng cầu vượt cung cũng như sản phẩm NPK có mức tăng trưởng khá tốt 7%/năm.

    >> Tải báo cáo
    Khuyến nghị mua cổ phiếu AAA

    CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

    Trong phiên giao dịch ngày hôm nay (12/9), cổ phiếu AAA của Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát tăng mạnh với khối lượng đột biến, giá vượt lên khỏi đường xu hướng giảm trung hạn.

    MACD trên đồ thị tuần cho thấy dấu hiện đảo chiều dù chưa chính thức cắt đường tín hiệu từ dưới lên, trong khi MACD trên đồ thị ngày đã cho tín hiệu tăng.

    Chúng tôi cho rằng AAA sau phiên hôm nay khả năng cao đã bước vào một nhịp tăng trung hạn mới, điểm mua tại mức giá phá kênh điều chỉnh trung hạn hiện tại là một điểm mua tốt và khuyến nghị nhà đầu tư MUA trong cả trung hạn và ngắn hạn đối với cổ phiếu AAA. Mức giá cắt lỗ là 30,900. Giá mục tiêu đầu tiên trong ngắn hạn là 39,000, các giá mục tiêu khác sẽ tiếp tục được cập nhật khi có các phân tích cụ thể hơn.

    Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BFC

    CTCK MB (MBS)

    Năm 2017, mặc dù không phải là đối tượng hưởng lợi lớn từ những chính sách đối với ngành phân bón, tuy nhiên chúng tôi vẫn đánh giá cao công ty cổ phần phân bón Bình Điền (mã BFC) với những lợi thế đáng kể trong ngành phân bón.

    Cụ thể, BFC là doanh nghiệp phân bón sản xuất NPK lớn trong nước với thương hiệu nổi tiếng phân bón Đầu Trâu; việc vân hành nhà máy mới thành công và đang chạy với công suất cao đã giúp BFC gia tăng được sản lượng sản xuất và bán hàng.

    Bên cạnh đó, BFC đang làm tốt công tác mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; và luôn duy trì mức cổ tức cao hàng năm.

    Với việc nhà máy phân bón Bình Điền Ninh Bình đi vào hoạt động ổn định và nhu cầu phân bón trong nước cũng như khu vực tăng lên, chúng tôi dự phóng sản lượng tiêu thụ NPK năm 2017 sẽ đạt 680.000 tấn, tăng 9% so với ước tính thực hiện năm 2016. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng trưởng lần lượt 14,4% và 19,6% so với năm 2016, đạt tương ứng 6.800 tỷ đồng và 330 tỷ đồng, EPS forward đạt 5.700 đồng/cp.

    Hiện tại, cổ phiếu BFC đang giao dịch ở mức P/E là 7 lần, thấp hơn nhiều so với P/E thị trường (16,x lần). Mức P/E forward năm 2017 ở mức 8 lần, giá hợp lý đối với cổ phiếu BFC là 45.600 đồng/cp. Chúng tôi khuyến nghị khả quan cổ phiếu BFC tại vùng giá hiện tại.
    --- Gộp bài viết, Hôm qua, lúc 19:11, Bài cũ: Hôm qua, lúc 19:09 ---
    AAA là cổ phiếu đang được quan tâm đặc biệt ngày 13/9:D
    Burnstar thích bài này.

Chia sẻ trang này