Topic chuyên về bản tin các cty CK hàng ngày - mời mọi người cho bản tin lên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tio361, 05/09/2017.

8353 người đang online, trong đó có 1320 thành viên. 15:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 80078 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    PHS: Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu BFC
    Nguồn : PHS - CTCK Phú Hưng
    Ngành : Phân bón - hóa chất
    Download : baocaocapnhatbfc_JUYE.pdf
    http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2017_08_30/baocaocapnhatbfc_JUYE.pdf
    Với giả định nhờ vào tình hình thời tiết trở nên thuận lợi trong năm nay sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ phân bón của CTCP Phân bón Bình Điền (mã BFC) có thể đạt khoảng 687 nghìn tấn (tăng 8,9% so với năm trước), qua đó sản lượng tiêu thụ có thể vượt nhẹ khoảng 2% so với kế hoạch đề ra.
    Với giả định giá bán phân bón đầu trâu không có sự thay đổi, chúng tôi cho rằng BFC có thể đạt 6.472 tỷ đồng doanh thu (tăng 9% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ có thể đạt được 323 tỷ đồng (tăng trưởng 16%), tương ứng với mức EPS 5.646 VNĐ/cổ phiếu.
    Hiện nay BFC đang được giao dịch ở trên thị trường với mức giá 40.400 VNĐ/cổ phiếu, mức P/E trailing của BFC là 7.35x, mức định giá vẫn còn hấp khi so sánh với mức P/E của các doanh nghiệp trong cùng ngành.
    Dựa vào mức P/E trung bình ngành là 9,34, chiết khấu thêm 10% do trong quá khứ BFC được thị trường định giá tương đối thấp, chúng tôi cho rằng P/E forward 2017 của BFC là 8.4x, tương ứng với mức 47.400 đồng/cổ phiếu. Khuyến nghị tăng tỉ trọng đôi với cổ phiếu BFC, với mức sinh lời kỳ vọng là 17,03%.
  2. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Đưa bản tin lên đây đều đặn cho mọi người đọc sẽ giúp xây dựng thương hiệu cá nhân rất nhanh. Vậy mà ko ai làm!!!
    kevin phamdaigiabaclieu thích bài này.
  3. BKntd

    BKntd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2012
    Đã được thích:
    138
    Chào buổi tối quý nhà đầu tư,

    CTCP Chứng khoán Rồng Việt kính gửi các anh chị Bản tin 6 giờ ngày 14/09/2017 với các nội dung tóm lược như sau:

    Thị trường hôm nay:Thận trọng trước phiên giao dịch ETF



    VN-Index (806,32 điểm, +0,44%) vẫn đang từng bước chinh phục những cột mốc mới. Việc chỉ số vượt đỉnh cũ thậm chí còn đang củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư, thay vì gây lo ngại tạo đỉnh ngắn hạn. Dòng tiền tỏ ra khá tự tin và có sức lan tỏa khá tốt, trái ngược với những gì đã xảy ra khi chỉ số còn dưới mốc 800. Xét riêng nhóm VN30, số mã tăng điểm gấp đôi số mã giảm; và đó cũng là lý do khiến thị trường vẫn được chống đỡ tốt, bất chấp SAB giảm điểm.

    Trong khi VN-Index tiếp tục thăng hoa thì HNIndex (104,38 điểm, -0,05%) lại đang có dấu hiệu tạm nghỉ. Nhưng thực ra chỉ số chủ yếu chỉ đang bị tác động bởi diễn biến giá của VCS, còn thực chất dòng tiền vẫn vận động tích cực khi đa số mã vẫn được nâng giá. Thanh khoản trên HNX cũng xuất hiện những tín hiệu bất thường khi tăng gần 80%, trong đó giao dịch KLF tỏ ra đột biến khi GTGD khớp lệnh của cổ phiếu này chiếm 10,5% thanh khoản toàn sàn, so với con số 1% thông thường.

    Ngày mai sẽ là ngày các quỹ ETFs thực hiện giao dịch, và sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu xuất hiện,đặc biệt trong phiên ATC. Chúng tôi xin nhắc lại PLX, HBC sẽ được các quỹ thêm vào, trong khi FLC sẽ bị loại khỏi rổ danh mục của Van Eck ETF. Nnhững nhà đầu tư ngại rủi ro, do đó, có thể tạm đứng ngoài thị trường trong ngày này.

    Hôm nay RongViet Research phát hành báo cáo lần đầu đối với Tập đoàn Lộc Trời (LTG – UPCOM). Trong 3 phiên gần đây, chúng tôi nhận thấy có giao dịch khá tốt ở cổ phiếu này, đặc biệt trong phiên hôm nay, LTG tăng giá gần 7%. Đáng nói, nhà đầu tư nước ngoài sau một giai đoạn “im hơi lặng tiếng” lại bắt đầu quay trở lại mua vào cổ phiếu này trong 4 phiên gần đây, tiêu biểu phiên ngày hôm qua GTGD của khối ngoại chiếm hơn 86% GTGD tại LTG.

    Chuỗi giá trị xuyên suốt của LTG là điểm nhấn về chiến lược của Tập đoán này. Chuỗi giá trị xuyên suốt của LTG tạo ra sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh khi LTG có thể kiểm soát được các vật tư nông nghiệp đầu vào cung cấp cho nông dân, hợp tác với người nông dân trong quá trình sản xuất và thu mua/lưu kho sản phẩm đầu ra. Mặc dù bắt tay vào xây dựng chuỗi giá trị này từ năm 2010 với định hướng tập trung xây dựng mảng nông phẩm nhưng đến hiện nay hiệu quả kinh doanh mảng này vẫn chưa được như mong đợi. Tình hình kinh doanh chung của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào mảng thuốc BVTV. Chuyên viên chúng tôi cho rằng trong trung hạn LTG có khả năng duy trì mức tăng trưởng nhẹ với vai trò dẫn dắt là mảng thuốc BVTV trong khi Tập đoàn vẫn tiếp tục khai đường mở lối cho lĩnh vực kinh doanh gạo. Để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm báo cáo tại ĐÂY với tiêu đề “Tập đoàn Lộc Trời – Thêm sự lựa chọn cho ngành nông nghiệp”.

    Góc nhật ký chuyên viên

    LHG – Nhu cầu thuê đất cao giúp EPS tăng trưởng trở lại từ 2018


    Nếu quý khách quan tâm đến chủ đề này, vui lòng vào website link hoặc idragon link để xem nội dung chi tiết.


    LTG – Giới thiệu báo cáo phát hành ngày 14/09



    Nếu quý khách quan tâm đến chủ đề này, vui lòng vào website link hoặc idragon link để xem nội dung chi tiết.
  4. MrMarket23

    MrMarket23 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2010
    Đã được thích:
    30
    Kính gửi Quý khách hàng bản tin HSC,


    Quý khách hàng có thể truy cập bản tin hàng ngày của chúng tôi bằng đường dẫn sau đây: https://www.hsc.com.vn/vn/research-center/download/11421/bản-tin-chứng-khoán_nhận-định-về-ctg-khả-quan-kdf-mua-vào-và-tcm-khả-quan



    Nhận định thị trường – Vnindex tăng và lập đỉnh mới từ đầu năm với GTGD sát bình quân gần đây. Độ rộng thị trường rộng; đã có 21 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt cao và khối này đã bán ròng đáng kể. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn; trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã NVL & GMD; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã VNM.



    Khối ngoại tích cực mua ròng VNM; HPG và CTG. Đồng thời bán ròng VJC và KBC.


    Cổ phiếu ngân hàng hầu hết tăng dẫn dầu là CTG và STB. VCB giảm.


    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – CTG công bố trả cổ tức tiền mặt 700đ/cp. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. CTG (Khả quan) sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2016 với tỷ lệ 7% (700đ/cp). Ngày đăng ký cuối cùng là 28/9/2017. Thời gian thanh toán cổ tức là trong tháng 10/2017. Tại thị giá hiện tại thì tỷ lệ cổ tức/giá là 3,7% và tỷ lệ lợi nhuận để trả cổ tức năm 2016 là 38%.


    Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT tăng trưởng 14,3% đạt 9.795 tỷ đồng, cao hơn 11,3% so với kế hoạch lợi nhuận cả năm của CTG, không bao gồm tác động từ hợp nhất với PGB (mà chúng tôi cho rằng sẽ không xảy ra trong năm nay) và những khoản chi phí bất thường khác có thể phát sinh trong năm 2017. Dự báo hiện tại của chúng tôi dựa trên những giả định sau;


    1. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng là 18% và tăng trưởng huy động khách hàng là 18%.

    2. Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM sẽ tăng nhẹ 0,07% lên 2,83%.

    3. Dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 21,45% đạt 27.211 tỷ đồng trong khi thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 18,3%, đạt 4.798 tỷ đồng.

    4. Chúng tôi ước tính chi phí dự phòng sẽ tăng 39,7% so với năm 2016 lên 7.013,8 tỷ đồng.

    5. Tỷ lệ nợ xấu sau xử lý giữ ở mức 1,1% sau khi xóa 3.124 tỷ đồng nợ xấu tương đương 0,4% tổng dư nợ.


    Từ những giả định trên, chúng tôi dự báo LNTT là 9.795 tỷ đồng (tăng trưởng 14,3%), theo đó EPS là 1.609đ/cp và BVPS là 17.231đ/cp. Cổ phiếu CTG hiện đang giao dịch với P/E dự phóng là 11,9 lần và P/B là 1,11 lần.


    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 24.100đ/cp, theo đó P/B là 1,4 lần, so với mức bình quân ngành khoảng 1,8 lần. Chúng tôi vẫn lưu ý một số rủi ro tiềm ẩn, như (1) dư lãi dự thu cao cho thấy có thể còn một số vấn đề về chất lượng tài sản; (2) hệ số LDR thuần vẫn ở mức cao; (3) bị hạn chế các phương án để cải thiện hệ số CAR, và (4) những vấn đề tồn đọng liên quan đến vụ việc Huyền Như sẽ phải được xử lý trong năm 2017 với kịch bản xấu nhất là CTG sẽ ghi nhận lỗ tiềm tàng trên 1.000 tỷ đồng. Dù vậy, ở mức giá hiện tại, định giá cổ phiếu vẫn khá hấp dẫn với P/B dự phóng là 1,03 lần. Tuy nhiên hiện room đã đầy ở mức 30%. Và đây có vẻ lại là thông tin tích cực cho cổ phiếu CTG vì có tin đồn về khả năng xem xét quy định về room trong ngành ngân hàng trong năm nay.


    Cổ phiếu tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều với BVH và HCM giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng chủ yếu tăng. Cả SAB; BHN và KDC tăng. Tuy nhiên MCH và QNS giảm.


    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – Nhiều khả năng KDF sẽ niêm yết trên Upcom trong tháng 9 – TTLK gần đây đã thông báo cấp giấy phép đăng ký chứng khoán cho CTCP Thực Phẩm Đông Lạnh Kido. Theo đó 56 triệu cổ phiếu của công ty đã được đăng ký tại TTLK với mã chứng khoán là KDF. TTLK sẽ nhận lưu ký cổ phiếu KDF từ ngày hôm nay, 18/9. Đây là bước gần cuối cùng để KDF niêm yết cổ phiếu, chỉ còn đợi HNX chấp thuận giao dịch và quyết định ngày giao dịch; thông thường sẽ mất vài ngày. Chúng tôi phỏng đoán KDF có thể sẽ giao dịch trên Upcom từ ngày 28/9 với giá tham chiếu phiên chào sàn là 60.000đ. Tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận.


    KDF là công ty con của KDC trong lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh là thực phẩm mát và đông lạnh – KDC sản xuất và tiêu thụ 3 sản phẩm chính là: kem, sữa chua và thực phẩm đông lạnh. Trong giai đoạn 2013-2016, doanh thu và LNST của KDF tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm lần lượt là 21,9% và 42,1%. Mức sinh lời của KDF cũng ở mức cao với hệ số ROE là 30% và tỷ suất LNST là 10% trong năm 2016.


    Tỷ lệ freefloat là 20%, tương đương 11,2 triệu cổ phiếu – KDC hiện nắm 65% cổ phần KDF. 20% cổ phần được bán lần đầu ra công chúng vào tháng 4. CBCNV và NĐT chiến lược lần lượt nắm 10% và 4,8% cổ phần. Tuy nhiên NĐT tổ chức mới chỉ nắm một tỷ lệ nhỏ và do đó có thể cổ phiếu KDF sẽ nhận được sự quan tâm từ các NĐT này sau khi niêm yết.


    Chúng tôi dự báo LNST năm 2017 tăng trưởng 22,1% - Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2017 đạt 1.708 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% và LNST đạt 174 tỷ đồng, tăng trưởng 22,1%. Giả định của chúng tôi là:


    - Ngành kem và sữa chua tăng trưởng lần lượt là 17% và 12%.

    - Thị phần kem của KDF giữ ở 35%.

    - Thị phần sữa chua của KDF tăng nhẹ từ 4,9% năm ngoái lên 5% trong năm nay.

    - Tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến giảm nhẹ do chi phí khấu hao tăng và thay đổi trong cơ cấu sản phẩm. Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 55,5% (năm ngoái là 56%).

    - Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu là 36,6% còn tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu là 4,7%.

    - Lỗ tài chính thuần là 1,7 tỷ đồng.


    Theo đó EPS dự phóng năm 2017 đạt 3.111đ. Tại giá tham chiếu chào sàn là 60.000đ, thì P/E dự phóng năm 2017 là 19,3 lần.


    Chúng tôi dự báo lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng 25,5% - Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2018 đạt 2.040 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% và LNST đạt 218 tỷ đồng, tăng trưởng 25,5%. Giả định của chúng tôi là:


    - Ngành kem và sữa chua tăng trưởng lần lượt là 13% và 10%.

    - Thị phần kem của KDF tăng lên 36,5%.

    - Thị phần sữa chua của KDF là 5,2%.

    - Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 54,6%.

    - Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu là 40,4% (năm 2017 là 41,3%).

    - Lợi nhuận tài chính thuần là 8 tỷ đồng.


    Theo đó EPS dự phóng năm 2018 đạt 3.903đ. Tại giá tham chiếu chào sàn là 60.000đ, thì P/E dự phóng năm 2017 là 15,4 lần.


    Quan điểm đầu tư: Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. Chúng tôi định giá cổ phiếu KDF là 71.786đ. Tại giá trị hợp lý, P/E dự phóng năm 2018 là 18,4 lần và EV/EBITDA là 13 lần. Chúng tôi cho rằng triển vọng lợi nhuận trong 5 năm tới của KDF tích cực nhờ (1) ngành tăng trưởng mạnh và (2) công ty có khả năng giành thêm thị phần nhờ mạng lưới phân phối lớn nhất, thương hiệu mạnh, sản phẩm vượt trội và lợi thế chi phí. Ngoài ra việc mở rộng sang các thực phẩm đông lạnh khác cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, chia sẻ bớt chi phí bán hàng & quản lý và cải thiện tỷ suất lợi nhuận.


    Cổ phiếu dầu khí hầu hết tăng, dẫn đầu là PVD và PVS. Tuy nhiên PLX giảm.



    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với TCM; AAA và BMP giảm. HPG và HHS tăng.


    [​IMG]


    Tin doanh nghiệp – Vụ cháy kho vải của TCM gây thiệt hại không lớn. Triển vọng ở mức vừa phải. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. TCM (Khả quan) đã gặp thiệt hại do cháy kho vải vào cuối tuần. Công ty cũng đã có bảo hiểm 100%. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng sẽ phát sinh thêm chi phí do phải gia công ngoài số vải đã bị cháy. Do vậy chúng tôi điều chỉnh giảm một chút dự báo cho năm 2017.


    Kết luận nhanh - Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 34.000đ/cp, tương đương P/E dự phóng là 9,26 lần. Vụ hỏa hoạn gây thiệt hại không lớn và công ty cũng đã có bảo hiểm 100%. Trong năm nay, HSC dự báo LNST sẽ tăng trưởng 86% trong năm nay do thiệt hại một chút từ vụ hỏa hoạn và giảm 10% trong năm sau do không còn các khoản đóng góp bất thường. Chúng tôi nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong năm 2017, gồm (1) tái cơ cấu mảng sợi và tăng tỷ lệ sử dụng công suất tại nhà máy may Vĩnh Long sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp; (2) một lô đất tại Long An đã được bán trong tháng 4 và dự kiến sẽ bán tiếp một lô đất khác trong thời gian tới, từ đó ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên; (3) room cho khối ngoại dự kiến sẽ mở trở lại trong quý này (room đã đầy kể từ năm 2011). Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ quá trình tái cơ cấu tiếp tục đem lại thành quả. Cuối cùng, chúng tôi dự báo triển vọng tăng trưởng doanh thu ở mức vừa phải nhưng kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận sẽ liên tục được cải thiện nhờ quá trình tái cơ cấu và đẩy mạnh công suất hoạt động. TCM là cổ phiếu tốt nhất trong ngành dệt may niêm yết ở thời điểm hiện tại.


    Vào ngày 16/9/2017, hỏa hoạn đã xảy ra tại kho vải của TCM tại quận Tân Phú và đã có 700.000 m2 vải bị cháy cũng như thiệt hại về thiết bị kho. TCM ước tính tổng giá trị:


    • Vải bị cháy là khoảng 1,6 triệu USD, tương đương khoảng 12% doanh thu từ vải của TCM trong năm 2017.

    • Thiết bị bị thiệt hại là khoảng 0,4 triệu USD.


    Như vậy ước tính tổng thiệt hại là 2 triệu USD. Tuy nhiên công ty cũng nhanh chóng cho biết toàn bộ kho vải đã đóng bảo hiểm. Và các nhà máy của TCM vẫn hoạt động bình thường.


    Ảnh hưởng không lớn – Tuy nhiên để đáp ứng thời hạn giao hàng, TCM sẽ phải thuê sản xuất ngoài sản lượng vải bị cháy. HSC ước tính chi phí thuê ngoài sẽ khoảng 5 tỷ đồng; tương đương 2% dự báo cho LNTT của HSC cho công ty.


    Cho cả năm 2017, HSC điều chỉnh giảm dự báo do phát sinh thêm chi phí thuê ngoài với LNST tăng trưởng 86% - Chúng tôi điều chỉnh giảm 1% dự báo LNST vì ước tính chi phí thuê ngoài để sản xuất số vải bị cháy là khoảng 5 tỷ đồng và sẽ được hạch toán vào giá vốn hàng bán. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 3.482 tỷ đồng (tăng trưởng 13%) và LNST đạt 213 tỷ đồng (tăng trưởng 86%). Giả định chính của chúng tôi như sau:


    • Doanh thu sản phẩm may đạt 2.424 tỷ đồng (tăng trưởng 23%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 15% và giá bán bình quân tăng 7%.

    • Doanh thu mảng sợi giảm 27% xuống còn 574 tỷ do sản lượng tiêu thụ giảm 30% do TCM đóng cửa 1 nhà máy sợi polyester vào cuối năm 2016. Và giá bán trung bình tăng 4%.

    • Doanh thu từ vải đạt 316 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 25% trong khi giá bán bình quân giữ nguyên.

    • Doanh thu khác đạt 170 tỷ đồng, tăng 3%.

    • Lợi nhuận gộp tăng 19% lên 501 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 13,6% lên 14,4%. Chủ yếu do công ty tái cơ cấu các mảng kinh doanh bị lỗ.

    • Lỗ tài chính thuần giảm 4% xuống 38 tỷ đồng.

    • Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên 273 tỷ đồng với tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu giữ nguyên ở mức 7,8%.

    • Lợi nhuận khác đạt 55 tỷ đồng trong khi năm ngoái công ty ghi nhận lỗ khác là 6 tỷ đồng. Trong đó bán đất tại KCN Xuyên Á đóng góp 33 tỷ đồng còn bán đất Đức Hòa đóng góp 23 tỷ đồng.


    Theo đó LNTT đạt 250 tỷ đồng (tăng trưởng 87%). Và do thuế suất thuế TNDN bình quân tăng từ 13,7% lên 15,0%; LNST đạt 213 tỷ đồng (tăng trưởng 86%); EPS đạt 3.671đ; P/E dự phóng năm 2017 là 7,83 lần.


    Cho cả năm 2018, HSC dự báo doanh thu thuần tăng trưởng 8% và LNST giảm 10% - Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 3.762 tỷ đồng (tăng trưởng 8%) và LNST đạt 192 tỷ đồng (giảm 10%). Việc không còn lợi nhuận từ bán đất là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận năm 2018 giảm. Giả định chính của chúng tôi như sau:


    • Doanh thu sản phẩm may đạt 2.720 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 10% và giá bán bình quân tăng 2%.

    • Doanh thu mảng sợi giảm 9% xuống còn 521 tỷ do sản lượng tiêu thụ giảm 10% nhưng giá bán trung bình tăng 1%.

    • Doanh thu từ vải đạt 348 tỷ đồng (tăng trưởng 10%) nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 10% nhưng giá bán bình quân giữ nguyên.

    • Doanh thu khác đạt 174 tỷ đồng, tăng 3%.

    • Lợi nhuận gộp tăng 12% lên 559 tỷ đồng trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 14,51% lên 14,84%.

    • Lỗ tài chính thuần tăng 12% lên 42 tỷ đồng.

    • Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 8% lên 295 tỷ đồng với tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu giữ nguyên ở mức 7,8%.

    • TCM không còn lợi nhuận khác (năm 2017 là 55 tỷ đồng nhờ hạch toán 56 tỷ đồng lãi từ bán đất tại KCN Xuyên Á và Đức Hòa).


    Theo đó LNTT đạt 225 tỷ đồng (giảm 10%). Nếu không tính lợi nhuận khác, thì LNTT tăng trưởng 14%. LNST đạt 192 tỷ đồng (giảm 10%); EPS đạt 3.288đ; P/E dự phóng năm 2018 là 8,74 lần.


    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TCM là 34.000đ; tương đương P/E dự phóng năm 2017 là 9,26 lần. Hiện giá cổ phiếu có nhiều động lực tăng giá gồm: (1) công suất hoạt động của nhà máy may Vĩnh Long tăng giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận gộp; (2) khả năng hạch toán lãi không thường xuyên từ bán đất tại Long An; (3) nới room trong quý này.


    Cổ phiếu BĐS cũng biến động trái chiều với CTI; DIG; DXG; HBC và TDH tăng trong khi NLG; NVL và CTD giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với GTN và SBT tăng còn VFG và BFC giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm với DHG và IMP giảm. Tuy nhiên TRA tăng.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic hầu hết giảm, dẫn đầu là PPC; ACV & VSC trong khi HVN là mã hiếm hoi tăng.


    [​IMG]


    Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng – Vnindex đã lấy lại hết những gì đã mất và đóng của tại đỉnh mới từ đầu năm. SAB đóng góp nhiều nhất vào sự tăng điểm của Vnindex trong bối cảnh NĐT tiếp tục đồn đoán về giá bán cổ phần chiến lược trước sự quan tâm của một số doanh nghiệp trong khu vực. CTG tăng trước thông tin trả cổ tức cho năm 2016. Cổ phiếu ngân hàng khác như STB và BID cũng tăng. HPG tiếp tục tăng trước triển vọng KQKD 6 tháng cuối năm tốt. BHN cũng tăng theo SAB trước khả năng bán tiếp cổ phần cho Carlsberg. MSN tăng. GTN cũng tăng mạnh.


    Trái lại PLX giảm sau khi tăng gần đây. VCB và VPB cũng giảm. NVL nối lại xu hướng giảm sau khi bật kỹ thuật vào phiên hôm thứ 6. BVH giảm trước áp lực chốt lời. DHG và CTD cũng giảm.


    Vnindex tiếp tục tăng hôm nay trước tình hình thế giới khá ôn hòa. Giá dầu và thị trường chứng khoán khu vực tăng cũng giúp NĐT thêm vững tâm. Có vẻ trước mắt thị trường sẽ tăng một cách dè dặt với một số yếu tố không còn được bền vững như vài tuần trước. Đó là NĐTNN nói chung vẫn tiếp tục bán ròng trong khi số lượng cổ phiếu bluechip lập đỉnh mới từ đầu năm ít đi. Trái lại, GTGD đã được cải thiện trong những ngày gần đây. Trong khi đó các đợt IPO và bán cổ phần nhà nước sắp diễn ra sẽ tiếp tục giữ tâm lý trên thị trường tích cực.


    Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng hôm nay trong bối cảnh thị trường Phố Wall tăng nhẹ hôm thứ 6. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên sau khi yếu đi trước đó so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 91,946). So với đồng USD, đồng Euro lình xình và yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1942); đồng Bảng Anh lình xình sau khi tăng giá mạnh gần đây (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3556); đồng Yên tiếp tục yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,38); đồng NDT cũng yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,5662).


    Giá dầu đã phá vỡ mốc 50USD/thùng với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 50,20 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Giá dầu tiếp tục tăng trước triển vọng ngắn hạn tích cực nhờ số lượng giàn khoan hoạt động tại Mỹ giảm cộng với công suất lọc dầu tăng nhờ có thêm nhà máy lọc dầu quay trở lại hoạt động sau bão Harvey. Baker Hughes công bố số lượng giàn khoan hoạt động tại Mỹ tại thời điểm tháng 9 giảm 7 giàn xuống còn 749 giàn. Là mức thấp nhất kể từ tháng 7.


    Triển vọng trung hạn của giá dầu cũng được cải thiện với sản lượng của OPEC giảm trong tháng 8 sau vài tháng tăng. Báo cáo của IEA cũng cho thấy tồn kho dầu thế giới bắt đầu giảm; theo đó trên thực tế quá trình tái cân bằng cung cầu vẫn đang diễn ra.


    Về tin vĩ mô thế giới, tờ Thời báo Phố Wall đã đăng số liệu giá nhà mới bình quân tại 70 thành phố trong tháng 8 do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố tăng 0,2% so với tháng liền trước (tháng 7 tăng 0,5%). So với cùng kỳ, giá nhà mới bình quân tăng 8,2% (tháng 7 tăng 9,3%).


    Tốc độ tăng giá nhà tại các thành phố trước đó có thị trường BĐS sôi động đã chậm lại sau khi chính quyền có những biện pháp để hạ nhiệt tình hình. Đây là số liệu kinh tế vĩ mô mới nhất của Trung Quốc cho thấy sự suy giảm trong tốc độ tăng sau khi có nhiều số liệu khác được công bố cũng cho thấy cùng xu hướng. Và điều này có vẻ là do ảnh hưởng của chính sách vì chính phủ muốn giảm nhiệt nền kinh tế một chút nhằm giải quyết những phần phát triển thái quá.


    Cơ quan xúc tiến thương mại của Singapore (International Enterprise Singapore) công bố số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước này tăng 17% so với cùng kỳ trong tháng 8 (tháng 7 tăng 7,6%). Đồng thời cao hơn dự báo của thị trường là tăng 11%. So với tháng liền trước, kim ngạch xuất khẩu tăng 4,5% sau khi giảm 3,3% trong tháng 7. Xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore) tăng 43,2% so với cùng kỳ trong tháng 8.


    Số liệu này có vẻ trái ngược với những số liệu vĩ mô công bố trước đó cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa tại Trung Quốc trên thực tế là khá mạnh. Trên thực tế, một số mặt của nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm đi trong khi một số mặt khác lại đang tăng trưởng mạnh lên. Giá trị thương mại toàn cầu đã và đang tăng tốc năm nay. Chẳng hạn chúng tôi thấy kim ngạch xuất khẩu của Singapore sang EU tăng 23% so với cùng kỳ trong tháng 8 (tháng 7 giảm).





    HCM - Thị trường tăng với GTGD giảm, đạt 3.757,53 tỉ đồng (tương đương 165,57 triệu USD). VN index tăng 0,25% kết thúc phiên với 807,87 điểm. 155 mã tăng trong đó có 10 mã tăng trần và 105 mã giảm trong đó có 4 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 7,56% giá trị mua vào và 9,83% giá trị bán ra của toàn thị trường.


    Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra cũng giảm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại bán ròng với giá trị 85,442 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 23 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.


    Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; HPG; CTG; SSI và PVD. Họ cũng bán ra nhiều VNM; VCB; MSN; KBC và VJC. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch siêu lớn; 2 giao dịch rất lớn; 2 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 5,53% tổng GTGD toàn thị trường.


    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 1.159.020 cổ phiếu NVL; 636.000 cổ phiếu GMD; 150.000 cổ phiếu VNM; 1.500.000 cổ phiếu E1VFVN30 và 400.000 cổ phiếu PC1 trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VNM & VSC và 3 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.



    CCQ E1VFVN30 tăng 0,31% lên 13.060đ.


    Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng với GTGD đạt 807,78 tỷ đồng, tương đương 35,59 triệu USD. HNIndex tăng 0,62% lên 105,13 điểm. 119 mã tăng giá trong đó có 11 mã tăng trần và 76 mã giảm trong đó có 9 mã giảm sàn.


    Khối ngoại chiếm 0,85% giá trị mua vào và 2,86% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 16,242 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 29 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 11,02% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn.


    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 3.680.050 cổ phiếu PVS; 3.208.930 cổ phiếu SCJ và 200.000 cổ phiếu VNT và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.





    Trân trọng và chúc sức khỏe!



    [​IMG]


    HO CHI MINH CITY SECURITIES CORPORATION

    Head Office

    Level 6,AB Tower, 76 Le Lai, District 1, HCMC, Vietnam

    T: +84 28 3823 3299 | F:+84 28 3823 3301 | W:www.hsc.com.vn

    Confidentiality Note: This e-mail and any attachments are confidential and may be protected by legal privilege. If you are not the intended recipient, be aware that any disclosure, copying, distribution or use of this e-mail or any attachment is prohibited. If you have received this e-mail in error, please notify us immediately by returning it to the sender and delete this copy from your system. Thank you for your cooperation.
  5. F568F568

    F568F568 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    15.747
    Gọi tên cổ phiếu đang trên đà tăng trưởng
    • LHG, GMD, DPMBFC giai đoạn còn lại dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng với động lực từ nhà máy mới đi vào vận hành, cũng như kỳ vọng từ kết quả kinh doanh tốt.
      LHG: Động lực tăng trưởng từ dự án Long Hậu 3
      Cổ phiếu LHG của CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) đi ngang trong thời gian dài từ đầu năm 2017 đến nay so với tăng trưởng tích cực của VN-Index và các nhóm ngành khác. Diễn biến này xuất phát từ một số yếu tố, trong đó kế hoạch tăng vốn kéo dài hơn dự kiến và dự án Long Hậu 3 chưa đưa vào kinh doanh cũng ảnh hưởng đến triển vọng doanh nghiệp.
      Tuy nhiên, đến hiện tại, LHG đã chốt quyền phát hành cho cổ đông hiện hữu và ESOP để tăng vốn từ 260 tỷ lên 500 tỷ. Đồng thời, dự án Long Hậu 3 giai đoạn 1 sẽ triển khai để kinh doanh trong năm 2018. Do đó, CTCK Bảo Việt (BVS) cho rằng thời điểm khó khăn đã đi qua và triển vọng năm 2018 sẽ lạc quan hơn đối với Công ty.
      Là dự án quan trọng mà LHG theo đuổi và triển khai từ năm 2016. Tính đến hiện tại, dự án Long Hậu 3 giai đoạn 1 với quy mô 124 ha sẽ được triển khai đầu tư hạ tầng vào quý 4/2017. Tiến độ đền bù hiện tại ước tính khoảng 50-60% tổng diện tích dự án, tương ứng khoảng 65-70 ha. Với quỹ đất đã đền bù, Công ty cho biết trước mắt có thể tạo ra khoảng 20 ha thương phẩm để kinh doanh. Phần diện tích còn lại sẽ được LHG quyết tâm thực hiện xong trong năm 2018.
      http://image.*********.vn/2017/09/18/LHG-bang.PNG
      Với kết quả định giá theo phương pháp NAV và PE, giá trị hợp lý đối với LHG tính trên vốn điều lệ mới là 25,200 đồng/cp, cao hơn giá thị trường điều chỉnh là 51%.
      BVS kỳ vọng, với nhu cầu thuê đất công nghiệp để mở rộng sản xuất và đầu tư mới hiện đang gia tăng, dự án Long Hậu 3 giai đoạn 1 khi đi vào kinh doanh sẽ sớm mang lại kết quả tích cực cho Công ty và cổ đông trong năm 2018. Do đó, BVS khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu LHG với thời gian nắm giữ từ 6-12 tháng.
      Xem thêm tại đây

      DPM: Lợi suất cổ tức hấp dẫn
      BVS đồng thời khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM). Được biết, trong giai đoạn đầu tư ban đầu dự án NH3, DPM vẫn chi trả mức cổ tức bằng tiền mặt 20% trong năm 2017, tương đương mức lợi suất cổ tức khoảng 8.7%, tương đối hấp dẫn.
      BVS lưu ý trong mô hình định giá, BVS chưa tính tới những tác động từ các chính sách hỗ trợ ngành phân bón của Chính phủ, trong trường hợp các chính sách hỗ trợ như việc thay đổi từ diện không chịu thuế VATsang chịu thuế VAT 0%, hay áp dụng thuế tự vệ đối với các mặt hàng phân bón, giá trị cổ phiếu của DPM sẽ được gia tăng.
      http://image.*********.vn/2017/09/18/DPM.PNG

      Trên cơ sở định giá cổ phiếu DPM là 26,600 đồng/cp, cao hơn 15.6% so với mức giá thị trường, BVS tin tưởng vào tiềm năng trong dài hạn của cổ phiếu DPM khi thị trường NH3 đang trong tình trạng cầu vượt cung, cũng như sản phẩm NPK có mức tăng trưởng khá tốt 7%/năm.
      Xem thêm tại đây

      GMD: Chờ nhịp tăng rõ ràng để giải ngân
      Theo CTCK KIS Việt Nam (KIS), cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept (HOSE: GMD) hình thành một mặt bằng giá tích lũy rất tốt quanh vùng giá 40-43 trong 2 tháng gần đây được thể hiện qua độ dốc của đường MA(20) và MA(50) thu hẹp dần. Hiện tại, MA(20) đã cắt lên MA(50) chứng tỏ giá đang vận động tích cực hơn.
      Giá hình thành mẫu hình tam giác có đáy sau cao hơn đáy trước và đang trong quá trình kiểm chứng lại vùng kháng cự tại mốc 43. Đồng thời, GMD xuất hiện khoảng trống giá lớn thời điểm tháng 5/2017 tại mức giá 38. Do đó, đây được xem là ngưỡng hỗ trợ rất quan trọng của GMD.
      Khối lượng giao dịch giảm dần từ đỉnh này sang đỉnh khác trong giai đoạn điều chỉnh thể hiện lực cung bán ra đang cạn dần. Thêm vào đó, thanh khoản đang có dấu hiệu quay trở lại khi khối lượng giao dịch luôn duy trì ở mức cao hơn trung bình 20 phiên trong khoảng 2 tuần gần đây.
      Nhà đầu tư có thể canh mua GMD trong 2 trường hợp: (1) Giá breakout qua khỏi kháng cự 43 một cách thuyết phục với thân nến rộng đi kèm với thanh khoản cao; (2) Giá điều chỉnh và tích lũy ở vùng giá hỗ trợ tại 40-40.5.
      Trong ngắn hạn, GMD đang trong nhịp hồi phục để kiểm chứng lại mốc kháng cự 43. Đồng thời, dòng tiền đang tích cực trở lại được kỳ vọng sẽ giúp GMD sớm bứt phá. Nhìn chung, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ nhịp tăng rõ ràng để giải ngân.
      Xem thêm tại đây


      BFC: P/E kỳ vọng năm 2017 ở mức 8 lần

      Với việc nhà máy phân bón Bình Điền Ninh Bình đi vào hoạt động ổn định và nhu cầu phân bón trong nước cũng như khu vực tăng lên, CTCK MB (MBS) dự phóng sản lượng tiêu thụ NPK năm 2017 của CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) sẽ đạt 680,000 tấn, tăng 9% so với ước tính thực hiện năm 2016. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng trưởng lần lượt 14.4% và 19.6% so với năm 2016, đạt tương ứng 6,800 tỷ đồng và 330 tỷ đồng, EPS kỳ vọng đạt 5,700 đồng.
      Kế hoạch kinh doanh năm 2017 của BFC
      http://image.*********.vn/2017/09/18/BFC.PNG
      Năm 2017, mặc dù không phải là đối tượng hưởng lợi lớn từ những chính sách đối với ngành phân bón, tuy nhiên MBS vẫn đánh giá cao Công ty với những lợi thế đáng kể trong ngành phân bón.
      Hiện tại, cổ phiếu BFC đang giao dịch ở mức P/E là 7 lần, thấp hơn nhiều so với P/E thị trường (16.x lần). Mức P/E kỳ vọng năm 2017 ở mức 8 lần, giá hợp lý đối với cổ phiếu BFC là 45,600 đồng/cp. MBS khuyến nghị khả quan cổ phiếu BFC tại vùng giá hiện tại.

      Xem thêm tại đây
  6. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    996
    Giai đoạn này chưa rõ xu thế nên có hiện tượng xanh vỏ đỏ lòng, tạm thời đứng ngoài là hợp lý.


    Khuyến nghị: Bán hết và chờ đợi
    TOANDAITUONG thích bài này.
  7. ThanhBrokerHsc

    ThanhBrokerHsc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/07/2016
    Đã được thích:
    1.969
    Kính gửi Quý khách hàng bản tin HSC,


    Quý khách hàng có thể truy cập bản tin hàng ngày của chúng tôi bằng đường dẫn sau đây: https://www.hsc.com.vn/vn/research-center/download/11427/bản-tin-chứng-khoán_cập-nhật-về-pv-oil-và-nhận-định-về-bmp-kém-khả-quan



    Nhận định thị trường – Vnindex giảm với GTGD thấp hơn nhiều bình quân gần đây. Độ rộng thị trường mở rộng; đã có 21 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN đạt khá cao và khối này đã mua ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn; trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã VNM & NVL; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã REE.


    Khối ngoại tích cực mua ròng VNM; VCB và REE. Đồng thời bán ròng MSN và HPG.


    Các mã ngân hàng biến động trái chiều với EIB giảm trong khi VCB và CTG tăng.


    [​IMG]


    Các mã tài chính phi ngân hàng cũng biến động trái chiều với SSI và VND giảm trong khi VCI tăng.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhìn chung tăng nhờ BHN tăng trần mặc dù MSN giảm.


    [​IMG]


    Cổ phiếu dầu khí giảm dẫn đầu là PVD và PLX.


    [​IMG]


    Tin ngành – giá xăng dầu tăng lên đến 4,81% từ 3 giờ chiều nay – Theo văn bản số 8724/BCT-TTTN của Bộ Công thương, giá xăng đã tăng 4,81% từ 3 giờ chiều nay. Theo đó, giá xăng A92 tăng 319đ/lít (tăng 1,78%); xăng E5 tăng 297đ/lít (tăng 1,69%); dầu KO tăng 573đ (tăng 4,5%) và dầu DO tăng 671đ (tăng 4,81%). Đây là lần tăng giá xăng thứ 5 trong năm nay, theo đó so với đầu năm giá xăng A92 cao hơn 3,6%, dầu KO cao hơn 11,4% và dầu DO cao hơn 8,8%.


    Trước khi tăng giá xăng hôm nay, dựa trên giá Plat bình quân 15 ngày, chúng tôi ước tính các đơn vị đầu mối xăng dầu lỗ 450-500đ/lít xăng. Sau khi tăng giá chiều nay, các đơn vị này đã không còn lỗ.


    Xăng sinh học E5 sẽ thay thế xăng A92 kể từ năm 2018 – Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, xăng E5 sẽ chính thức thay thế xăng A92 từ năm 2018. Thực tế từ tháng 12/2014, xăng sinh học E5 đã được đưa vào sử dụng tại 7 tỉnh thành là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, xăng E5 (thân thiện với môi trường) không thu hút được người tiêu dùng như dự kiến khiến mức tiêu thụ trong 2 năm qua thấp. Theo Bộ Công thương, tổng lượng tiêu thụ xăng A92 và A95 trong năm 2016 là 6,8 triệu m3 trong khi xăng E5 chỉ là 0,59 triệu m3. Chính sách chuyển sang xăng E5 sẽ hỗ trợ nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Dự kiến đến cuối năm 2017 sản lượng xăng E5 tại 2 nhà máy lọc dầu trên dự kiến đạt 3,9 triệu m3.


    Tin doanh nghiệp – PV Oil có thể tiến hành IPO trong Q4 và chào bán lên tới 20% cổ phần – PV Oil đã tham gia hội nghị NĐT của HSC vào ngày hôm qua. Công ty cho biết có thể tăng quy mô chào bán trong phiên đấu giá IPO, lên tới 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 210 triệu cổ phiếu. Trong khi đó kế hoạch ban đầu là chào bán chỉ 10% cổ phần, tương đương 105 triệu cổ phiếu. Với thời gian thực hiện là trong Q4. HSC định giá sơ bộ PV Oil là 12.000 tỷ đồng, tương đương 520 triệu USD.


    Có thông tin là giá khởi điểm cho phiên đấu giá IPO là khoảng 14.300đ/cp, tương đương PE dự phóng là 20 lần. Con số này chưa được xác nhận cũng như thông qua và do đó hoàn toàn chỉ xem là dự báo. Một thông tin tham khảo là cổ phiếu PLX hiện giao dịch với PE dự phóng là 19,66 lần.


    Kết luận nhanh. PV Oil có vẻ vẫn theo sát tiến độ thực hiện IPO vào cuối Q4. Với 20% cổ phần được chào bán, số lượng cổ phiếu cho đấu giá là xấp xỉ 120 triệu cổ phiếu. Và chúng tôi ước tính giá trị dự kiến là khoảng 104 triệu USD. PV Oil độc quyền trong xuất khẩu dầu thô và hiện cũng điều hành hệ thống bán buôn và bán lẻ các sản phẩm xăng dầu lớn thứ hai tại Việt Nam sau PLX. Công ty có kế hoạch mở rộng mạng lưới các trạm bán lẻ xăng dầu để tăng thị phần vượt mức 22% hiện tại đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận lên mức tương đương của PLX bằng cách cải thiện hiệu quả, tận dụng lợi ích kinh tế về quy mô và sử dụng tốt hơn hệ thống tiện ích như các trạm xăng dầu.


    PV Oil độc quyền xuất khẩu dầu thô và là doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ xăng dầu lớn thứ hai tại Việt Nam – PV Oil được thành lập vào năm 2008 sau khi hợp nhất Petechim, một công ty con của PVN chuyên xuất nhập khẩu dầu, và PDC, một công con của PVN chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm xăng dầu. PV Oil thuộc sở hữu 100% của PVN.


    • PV Oil độc quyền về xuất khẩu dầu thô từ Việt Nam.

    • Công ty cũng là doanh nghiệp lớn thứ hai về kinh doanh các sản phẩm xăng dầu sau PLX với khoảng 22% thị phần (thị phần hiện tại của PLX là 50%).

    • PV Oil điều hành hệ thống các cơ sở dự trữ xăng dầu trên toàn quốc.

    • Công ty cũng điều hành khoảng 500 trạm xăng dầu và cung cấp cho 3.000 trạm khác. Chủ yếu là ở khu vực miền Bắc.

    • Công ty có kế hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng hệ thống bán lẻ xăng dầu lên 1.500 trạm xăng và tăng thị phần thông qua cả tăng trưởng nội tại và có thể là thông qua M&A.


    Phiên đấu giá IPO sẽ được thực hiện trong Q4 – Mặc dù chưa có ngày thực hiện chính thức được xác nhận. IPO sẽ thực hiện đấu giá cổ phiếu sơ cấp. Tỷ lệ cổ phần chào bán đã tăng lên 20% sau chỉ thị gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các công ty thực hiện cổ phần hóa phải chào bán 15-20% cổ phần trong phiên đấu giá. Có thể đây là nỗ lực nhằm cải thiện tỷ lệ free float của các công ty này. Và sau thực tế từ một số trường hợp trước đó khi các công ty cổ phần hóa chỉ bán một phần nhỏ cổ phần trong đấu giá IPO dẫn đến giá cổ phiếu tăng mạnh lên mức định giá rất cao sau niêm yết với khối lượng cổ phiếu giao dịch rất nhỏ. Điều chỉnh này khiến quá trình tìm kiếm đối tác chiến lược trở nên phức tạp hơn.


    PV Oil sẽ hoàn tất danh sách đối tác chiến lược tiềm năng trước tháng 11 này – Ngoài việc chào bán 20% cổ phần thông qua đấu giá IPO, PV Oil cũng dự kiến sẽ bán 44,7% cổ phần cho một số đối tác chiến lược. Sau đó chính phủ sẽ giữ lại 35,1% cổ phần. PV Oil đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược tiềm năng, được kỳ vọng là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoặc hàng hóa cơ bản trong khu vực. Và hi vọng danh sách các NĐT chiến lược hoặc NĐT lớn sẽ được hoàn tất trước tháng 11 tới. Công ty hiện tìm kiếm các đối tác chiến lược với kinh nghiệm về bán lẻ các sản phẩm xăng dầu để từ cải thiện chất lượng quản lý hoạt động bán lẻ của PV Oil.


    • Khoảng 10 công ty xăng dầu nước ngoài tỏ ra quan tâm đến việc trở thành đối tác chiến lược của PV Oil.

    • Nippon Oil hiện sở hữu 8% cổ phần của PLX, vì vậy chúng tôi loại bỏ công ty này.

    • Chúng tôi cũng có thể không tính đến Idemitsu Kosan do công ty này đã gia nhập ngành bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam thông qua dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.


    Dĩ nhiên trước khi các công ty xăng dầu nước ngoài có thể đầu tư vào hoạt động bán lẻ trong nước, cần có sự chấp thuận của nhà nước. và PV Oil hiện vẫn chờ đợi phê duyệt của nhà nước cho vấn đề này.


    Thị trường bán lẻ trong nước đã mở cửa đón nhận đầu tư của hai NĐT nước ngoài – Thị trường bán lẻ xăng dầu trong nước đã chính thức mở cửa đón nhận các doanh nghiệp nước ngoài trong năm 2017 như một phần trong thỏa thuận giữa chính phủ Việt nam và các đối tác chiến lược của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (sẽ đi vào hoạt động từ năm sau).


    Do vậy Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Kuwait Petroleum International (Kuwait), là hai NĐT lớn nhất của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (mỗi NĐT này nắm 35,1% cổ phần) được phép mở các trạm bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam từ năm 2017 khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động. Mitsui (giữ 4,7% cổ phần) không được cấp giấy phép bán lẻ xăng dầu.


    • Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hiện đang trong giai đoạn chạy thí điểm và sẽ bắt đầu chính thức sản xuất thương mại vào Q1/2018.

    • Vào cuối năm 2016, 2 NĐT lớn nói trên đã lập liên doanh tỷ lệ 50:50, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu có tên là Công ty TNHH Xăng dầu Idemitsui Q8 và đã mở trạm xăng đầu tiên tại Nội Bài, Hà Nội.

    • Đến đầu năm 2018, khi nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bắt đầu sản xuất thương mại liên doanh dự kiến mở 10 trạm xăng.

    • Trạm xăng của Idemitsu Q8 khi đó sẽ chỉ bán các sản phẩm xăng dầu do nhà máy Nghi Sơn sản xuất.


    Kế hoạch cổ phần hóa sẽ sớm được trình phê duyệt – PVN, công ty mẹ của PV Oil dự kiến sẽ trình phương án cổ phần hóa cuối cùng lên Bộ Công thương xem xét phê duyệt trong những tuần tới. Sau đó phương án này cần được Thủ tướng phê duyệt. Thời gian IPO có lẽ sẽ rơi vào cuối Q4/2017.


    Ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh nhưng lợi nhuận tăng khiêm tốn. KQKD của công ty trong 3 năm qua có sự trồi sụt nhưng lợi nhuận đã được cải thiện đáng kể - ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 74,2% so với cùng kỳ và đạt 28,3 nghìn tỷ đồng; hoàn thành 82% kế hoạch cả năm là 34 nghìn tỷ đồng (giảm 14,2%). LNTT tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 231 tỷ đồng, hoàn thành 71% kế hoạch cả năm là 325 tỷ đồng (giảm 48,1%).


    • Trong 3 năm qua doanh thu của PV oil đã giảm từ 66,7 nghìn tỷ đồng năm 2014 xuống 39,4 nghìn tỷ đồng năm 2016 cùng với sự xuống giá của dầu mỏ và sản phẩm từ dầu trênthế giới.

    • LNTT được cải thiện từ lỗ 1.200 tỷ đồng trong năm 2014 thành lãi 789 tỷ đồng trong năm 2015 và 626 tỷ đồng năm 2016. Công ty ghi nhận lỗ năm 2014 chủ yếu do có tồn kho giá cao vào thời điểm giá dầu thế giới lao dốc. Và kể từ đó công tác quản trị hàng tồn kho đã được cải thiện.

    • Tỷ suất lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm 2017 là 4,35% (của PLX là 8,5%).


    HSC dự báo lợi nhuận năm 2017 tăng trưởng 3,8% - Trong năm 2017, HSC dự báo doanh thu của PV Oil đạt 48 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 22%) và LNTT đạt 650 tỷ đồng (tăng trưởng 3,6%). Dự báo của chúng tôi cao hơn 41% so với kế hoạch doanh thu (34 nghìn tỷ đồng) và 100% kế hoạch LNTT (325 tỷ đồng) của công ty. Giả định chính của chúng tôi là:


    • Sản lượng dầu thô xuất và nhập khẩu là 16,9 triệu tấn (tăng 12,9%), từ đó doanh thu đạt 210 tỷ đồng, tăng khoảng 14%.

    • Sản lượng xăng tiêu thụ đạt 3,25 triệu m3 (tăng 3,5%), từ đó doanh thu đạt 47,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30%.

    • Chúng tôi dự báo PV Oil sẽ sản xuất và tiêu thụ được 580.000 sản phẩm dầu nhớt và các sản phẩm dầu khác, từ đó doanh thu đạt 290 tỷ đồng (giảm 4%).

    • Chúng tôi dự báo lợi nhuận gộp đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 6%.


    PV Oil có vẻ còn nhiều dư địa tăng trưởng và cải thiện tỷ suất lợi nhuận – nhờ số lượng xe ô tô tăng nhanh trong khi số lượng các phương tiện khác cũng tăng, nhu cầu đối với xăng và sản phẩm xăng dầu sẽ tăng với tốc độ gộp bình quân năm là 3,5-4%. PV Oil có 4 mảng kinh doanh chính:


    (1) Xuất nhập khẩu dầu thô – Xuất nhập khẩu dầu thô đóng góp khoảng 1% doanh thu và 10% lợi nhuận

    (2) Sản xuất sản phẩm dầu. Đóng góp chưa đến 3% doanh thu và lợi nhuận.

    (3) Sản xuất Ethanol – đóng góp chưa tới 1% doanh thu và lợi nhuận

    (4) Bán buôn và bán lẻ xăng – Bán lẻ xăng đóng góp hơn 95% doanh thu và gần 90% lợi nhuận.


    Về động lực tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, chúng tôi thấy:


    • PV Oil có thể nâng được thị phần bán lẻ xăng dầu từ 22% hiện nay lên khoảng 30-35% trong 3-5 năm tới nhờ mở rộng nhanh chóng số lượng trạm xăng.

    • Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên mức khoảng 6-6,5% nhờ nâng cao hiệu suất và có được lợi thế kinh tế theo quy mô. Chúng tôi thấy PV Oil rồi sẽ có thể đạt đến được mức tỷ suất lợi nhuận của PLX.

    • Chúng tôi cũng kỳ vọng PV Oil sẽ có thêm nguồn doanh thu lợi nhuận mới từ cho thuê diện tích tại trạm xăng phục vụ bán lẻ.


    Ban lãnh đạo PV Oil tỏ ra rất năng động và nhiệt huyết; công ty đã khá tích cực trong tổ chức các buổi roadshow trong nước để giới thiệu về công ty trước IPO. Chúng tôi cho rằng công ty sẽ mở rộng nhanh chóng, gia tăng thị phần và cải thiện tỷ suất lợi nhuận sau IPO. Chúng tôi cũng cho rằng thời gian giữa IPO và niêm yết sẽ không kéo dài hơn một vài tháng. Do đó, chúng tôi dự báo cổ phiếu sẽ được niêm yết vào Q1/2018.


    Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HHS và TCM giảm dù BMP; EVE; PAC và RAL đều tăng.


    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – BMP đã được phê duyệt cho nới room lên 100%. Triển vọng doanh thu và lợi nhuận không đồng nhất. Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan - CTCP Nhựa Bình Minh (BMP – Kém khả quan) công bố hôm qua đã nhận được phê duyệt của UBCKNN cho phép nới room lên 100%. BMP hiện đang đợi xác nhận cuối cùng từ Trung tâm lưu ký chứng khoán trước khi chính thức nới room. HSC dự báo room sẽ mở vào tuần sau. Liên quan đến kế hoạch thoái vốn của SCIC, chúng tôi hiểu rằng SCIC vẫn hi vọng sẽ bán cổ phần tại BMP trong năm nay theo như kế hoạch tái cấu trúc mới nhất.


    Kết luận nhanh. Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 84.975đ, tương đương P/E dự phóng 2018 là 15 lần. Cho cả năm 2017, chúng tôi đã điều chỉnh giảm 15,1% dự báo LNST và hiện dự báo LNST năm 2017 sẽ giảm 23,1% so với năm 2016. Và dự báo lợi nhuận tăng trưởng 6,9% trong năm sau. Thông tin nới room có thể hỗ trợ nhẹ đối với cổ phiếu. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng chậm, ở mức 6-7% trong những tháng qua và tỷ suất lợi nhuận giảm do giá nguyên liệu thô tăng trong khi khả năng định giá bán của công ty yếu. Trên thực tế, BMP có vẻ đã mất thị phần dù công ty nỗ lực áp dụng chiết khấu bán hàng tốt hơn để thúc đẩy doanh thu. Công suất gia tăng tạo áp lực lên ưu tiên đẩy mạnh bán hàng do khi công suất tăng nhưng tỷ lệ tận dụng công suất thấp và khấu hao tăng đã ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Dù vậy, câu chuyện M&A tiềm năng sẽ giúp hỗ trợ phần nào giá cổ phiếu.


    Kết quả danh thu và lợi nhuận không đồng nhất trong 8 tháng đầu nay – Công ty ước tính KQKD 8 tháng đầu năm với tổng doanh thu đạt 2.481 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ) và LNTT là 370-380 tỷ đồng (giảm 35% so với cùng kỳ). Theo đó, công ty đã hoàn thành 61,3% kế hoạch doanh thu và 54,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận giảm có thể là do tỷ suất lợi nhuận giảm; giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, khả năng định giá bán khá yếu của BMP đã không thể giúp bù đắp. Trên thực tế để bảo vệ thị phần hiện tại, công ty đã phải tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các nhà phân phối để hỗ trợ bán hàng.


    Sản lượng tiêu thụ 8 tháng ước tăng 6-7% - việc sản lượng chỉ tăng 7% là thấp hơn kỳ vọng và thấp hơn mức tăng chung của ngành (vào khoảng 10-15%). Điều này cho thấy mặc dù đã nỗ lực đẩy mạnh bán hàng thì BMP có lẽ vẫn đang bị mất thị phần. Trước đây sản lượng khó tăng do hạn chế về công suất nhưng BMP đã nâng công suất thêm 40% vào cuối năm ngoái và sẽ nâng tiếp 15,4% trong năm nay. Hiện công ty cần đẩy mạnh bán hàng nhằm tối ưu hóa công suất hoạt động và giảm thiểu giá thành sản xuất. Theo đó sản lượng giảm là thông tin không tích cực cho tỷ suất lợi nhuận.


    Cho năm 2017, chúng tôi điều chỉnh giảm 15,1% dự báo LNTT, theo đó LNTT năm này dự kiến sẽ giảm 23,1% so với năm ngoái - HSC hiện dự báo doanh thu thuần đạt 3.623 tỷ đồng (tăng trưởng 9,5%) và LNTT đạt 602,7 tỷ đồng (giảm 23,1%). Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào đang tăng trở lại trong tháng 8. Các giả định của chúng tôi là:


    • Sản lượng tiêu thụ đạt 89.847 tấn (tăng 9,5%) và giá bán bình quân là 40,3 triệu đồng/tấn (không thay đổi).

    • Lợi nhuận gộp đạt 927,3 tỷ đồng (giảm 12,6%) và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm đáng kể xuống còn 25,6% từ mức 32,1% trong năm ngoái.

    • Chi phí bán hàng và quản lý dự báo là 279 tỷ đồng (giảm 1,1%) do không còn chi phí marketing bất thường trong năm nay.

    • Lỗ tài chính thuần là 39 tỷ đồng (năm ngoái công ty hạch toán lơi nhuận tài chính thuần là 7,5 tỷ đồng) do chi phí lãi vay để xây nhà máy tăng và lãi tiền gửi giảm mạnh.

    • Cuối cùng, HSC dự báo LNTT và LNST lần lượt là 602,7 tỷ đồng (giảm 23,1%) và 482,1 tỷ đồng (giảm 23,2%).

    • EPS dự phóng năm 2017 là 5.301đ và P/E dự phóng là 15 lần.


    Cho năm 2018, HSC dự báo LNST tăng trưởng 6,9% - HSC dự báo doanh thu thuần đạt 3.993 tỷ đồng (tăng trưởng 10,2%) và LNTT đạt 644,1 tỷ đồng (tăng trưởng 6,9%). Các giả định của chúng tôi là:


    • Sản lượng tiêu thụ đạt 96.136 tấn (tăng 7%) và giá bán bình quân là 41,5 triệu đồng/tấn (tăng 3%).

    • Giá nguyên liệu đầu vào tăng 5%.

    • Lợi nhuận gộp đạt 1.017 tỷ đồng (tăng trưởng 9,7%) và tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 25,5% (năm 2017 là 25,6%).

    • Chi phí bán hàng và quản lý dự báo là 343,4 tỷ đồng (tăng 23%) do do công ty sẽ tổ chức du lịch nghỉ mát cho các khách hàng lớn 2 năm một lần nhằm đẩy mạnh bán hàng.

    • Lỗ tài chính thuần giảm còn 24 tỷ đồng từ 39 tỷ đồng trong năm 2017.

    • HSC dự báo LNTT và LNST lần lượt là 644,1 tỷ đồng (tăng trưởng 6,9%) và 515,3 tỷ đồng (tăng trưởng 6,9%)

    • Giả định số lượng cổ phiếu lưu hành không thay đổi, EPS dự phóng năm 2018 là 5.665đ và P/E dự phóng là 14,1 lần


    Kết luận đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 84.975đ, tương đương P/E dự phóng năm 2018 là 15 lần. Chúng tôi nhận thấy cổ phiếu khá đắt xét về nền tảng căn bản với LNST giảm trong năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng do công ty không có khả năng quyết định giá bán và điều này sẽ tác động không tốt đến triển vọng trung dài hạn của BMP. Động lực tăng giá cổ phiếu giờ chỉ còn câu chuyện nới room và M&A trong bối cảnh SCIC đang tìm người mua để bán cổ phần.


    Cổ phiếu ngành BĐS và xây dựng cũng biến động trái chiều với HBC; KBC; KDH đều giảm dù CII; DIG và DXG tăng.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với SBT giảm sàn trong khi VHC tăng trần. DPM và HNG đều tăng.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm với mức giảm nhỏ.


    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic tăng dẫn đầu với ACV; VSC; VSH; NCT và NT2.


    [​IMG]


    Thị trường chứng khoán Việt Nam gần như đi ngang – Vnindex đóng cửa chỉ giảm rất nhẹ và gần như đi ngang. MSN giảm sau khi tăng gần đây. PLX cũng giảm trước thông tin tăng giá xăng. SAB giảm tiếp sau khi tăng tốt trước đó. Cổ phiếu ngân hàng biến động trái chiều với cả BID & EIB giảm. Các mã bluechip khác như VIC; HPG và SSI cũng giảm. KBC hôm nay cũng có sắc đỏ.


    BHN dẫn đầu xu hướng tăng trong bối cảnh thị trường tiếp tục kỳ vọng giá bán cổ phần nhà nước sẽ cao. VCB và CTG là những mã ngân hàng tăng hôm nay. VHC tăng trần trước báo cáo của một công ty chứng khoán cho thấy triển vọng Q3 tốt. CII cũng có một phiên khởi sắc mặc dù giá cổ phiếu lình xình gần đây. BMP cũng tăng trước câu chuyện nới room và khả năng M&A.


    Vnindex biến động trong biên độ hẹp và không có động lực tăng sau khi đã tăng gần đây. Thị trường vẫn lo ngại mặt bằng định giá cao. Trong khi đó GTGD thấp hơn mức bình quân trung hạn trong khi lực mua của khối ngoại trong những tuần gần đây không đều. Hầu hết các mã bluechip chững giá trong vài tuần qua với chỉ một số rất ít mã tăng giúp đẩy chỉ số đi lên (chẳng hạn như SAB và BHN). Trước mắt Vnindex hiện vẫn liên hệ chặt chẽ với xu hướng thị trường khu vực cũng như giá dầu.


    Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều hôm nay trong bối cảnh thị trường Phố Wall tăng tiếp hôm thứ 3. Về các đồng tiền, đồng USD tiếp tục yếu đi so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 91,655). So với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,2015); đồng Bảng Anh mạnh lên sau khi công bố số liệu vĩ mô khả quan (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3560); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,25); đồng NDT mạnh lên một chút sau khi yếu đi gần đây (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,5743).


    Giá dầu lình xình phiên thứ 2 liên tiếp với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 50,05 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Trước mắt có vẻ NĐT không muốn đẩy giá dầu lên xa quá mốc 50USD. Mặc dù một cơn bão đang tiến gần Venezuela và có thể ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu của nước này. Và sắp tới sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của người Kurd tại Iraq với hậu quả chưa đoán trước được đối với hoạt động sản xuất dầu của nước này. NĐT trên thị trường dầu mỏ cũng đang chờ kết quả họp của FOMC.


    Về tin vĩ mô thế giới, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố số liệu kim ngạch thương mại tháng 8 với kim ngạch xuất khẩu tăng 18,1% so với cùng kỳ (dự báo tăng 14,3%). Kim ngạch nhập khẩu tăng 15,2% so với cùng kỳ (dự báo tăng 11,6%). Theo đó thặng dư thương mại đạt 113,6 tỷ Yên (dự báo là 104,4 tỷ Yên). Điển hình ở đây là xuất khẩu ô tô sang Mỹ và hàng điện tử sang châu Á. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 25,8% còn sang Mỹ tăng 21,8% so với cùng kỳ. Ngay cả xuất khẩu sang EU cũng tăng 13,7%.


    Văn phòng thống kê Anh hôm thứ 4 công bố doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 1% so với tháng liền trước, cao hơn mức 0,6% trong tháng 7 và cao hơn nhiều mức 0,3% theo dự báo của các chuyên gia. So với cùng kỳ doanh số bán lẻ tháng 8 tăng 2,4% (thị trường dự báo tăng 1,2%). Đây là một sự khởi sắc bất ngờ của nền kinh tế Anh sau vài tháng số liệu công bố cho thấy xu hướng trái chiều. Và điều này có lẽ cũng củng cố thêm quan điểm cần sớm nâng lãi suất của BOE.


    Thị trường tỏ ra lo lắng một chút trước cuộc họp diễn ra 2 ngày của FOMC bắt đầu từ ngày hôm nay với kết quả họp sẽ được công bố vào ngày mai. Do vậy chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán sẽ biến động trong biên độ hẹp trong 24 giờ tới.




    HCM - Thị trường giảm hôm nay với GTGD giảm, là 3.197,49 tỉ đồng (tương đương 140,89 triệu USD). VN index giảm 0,01% kết thúc phiên với 805,86 điểm. 122 mã tăng trong đó có 8 mã tăng trần và 131 mã giảm trong đó có 4 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 13,41% giá trị mua vào và 13,15% giá trị bán ra của toàn thị trường.


    Giá trị mua vào của NĐTNN giảm về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra tăng về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại chuyển sang mua ròng với giá trị 8,278 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 22 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.


    Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; VCB; REE; HPG và VIC. Họ cũng bán ra nhiều VNM; REE; VCB; HPG và MSN. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch siêu lớn; 3 giao dịch rất lớn; 5 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 8,09% tổng GTGD toàn thị trường.


    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 452.910 cổ phiếu VNM; 640.000 cổ phiếu NVL; 1.000.000 cổ phiếu REE; 5.462.500 cổ phiếu ITA và 194.658 cổ phiếu GDT trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VNM & REE và 7 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.



    CCQ E1VFVN30 giảm 0,61% xuống 13.040đ.


    Hà Nội - Sàn Hà Nội tăng với GTGD đạt 634,22 tỷ đồng, tương đương 27,95 triệu USD. HNIndex tăng 0,38% lên 105,18 điểm. 96 mã tăng giá trong đó có 13 mã tăng trần và 103 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn.


    Khối ngoại chiếm 10,25% giá trị mua vào và 5,38% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 30,932 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 23 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 2,85% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động.


    Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 200.000 cổ phiếu VGC; 600.000 cổ phiếu VIX và 169.000 cổ phiếu VC7 và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
  8. ThanhBrokerHsc

    ThanhBrokerHsc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/07/2016
    Đã được thích:
    1.969
    Kính gửi Quý khách hàng bản tin HSC ngày 21/9


    Quý khách hàng có thể truy cập bản tin hàng ngày của chúng tôi bằng đường dẫn sau đây: https://www.hsc.com.vn/vn/research-center/download/11429/bản-tin-chứng-khoán_tin-ngành-ngân-hàng-và-thông-tin-cập-nhật-trước-ipo-của-pv-power



    Nhận định thị trường –Vnindex giảm nhẹ với GTGD cải thiện một chút nhưng vẫn thấp hơn bình quân. Độ rộng thị trường thu hẹp; đã có 20 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và khối này đã mua ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn; trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã VJC & NVL; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã NBB.


    Khối ngoại tích cực mua ròng VNM; VIC và VCB. Đồng thời bán ròng VJC và HPG.


    · Các mã ngân hàng nhìn chung tăng dẫn đầu là CTG; BID và ACB.

    [​IMG]


    Tin ngành – 6 ngân hàng sẽ được hưởng cơ chế đẩy nhanh thu hồi tài sản đảm bảo nợ xấu – Theo ACB, có 6 ngân hàng gồm ACB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, Agribank và Techcombank sẽ được phép thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 15/8). Nhờ quy định mới này, quá trình thu giữ tài sản đảm bảo sẽ được lực lượng ******* và UBND các cấp tích cực giúp sức.


    · Các ngân hàng có thêm nhiều sự hỗ trợ khi phải giải quyết các trường hợp khách hàng vay tiền bất hợp tác.


    · Chính quyền có thể sẽ tham gia khi có sự đề nghị.


    · Từ đó giảm thời gian và chi phí thu hồi tài sản đảm bảo với thời gian giảm từ vài năm xuống vài tháng.


    · Trong số 6 ngân hàng trên, Vietinbank và Sacombank có lượng nợ xấu bán cho VAMC cao nhất.


    Đây là bước quan trọng để xử lý dứt điểm nợ xấu – Ngay khi có kết quả thí điểm, NHNN sẽ áp dụng Nghị quyết 42 cho tất cả các TCTD. Đây là bước quan trọng để xử lý dứt điểm:


    · 153 nghìn tỷ đồng nợ xấu ước tính nằm trong hệ thống ngân hàng.


    · Cùng 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang nắm giữ.


    · Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 2,55%.


    · Nếu tính cả 250 nghìn tỷ đồng nợ xấu VAMC đang giữ, thì tỷ lệ nợ xấu là khoảng 6,1%.


    VAMC gần đây đã cho thấy ví dụ đầu tiên về sự hiệu quả trong việc chủ động thu giữ tài sản đảm bảo – Nghị quyết 42 đã lần đầu tiên được VAMC áp dụng sau khi có hiệu lực 1 tuần ở trường hợp thu giữ Saigon One Tower, tòa nhà cao thứ 3 tại TPHCM, là tài sản đảm bảo cho khoản vay ngân hàng trị giá trên 7 nghìn tỷ đồng (khoảng 331 triệu USD). Dựa trên trường hợp này, có thể hy vọng rằng nghị quyết 42 sẽ giúp giải quyết dứt điểm nợ xấu, là điều mà thị trường đã và đang kỳ vọng từ vài năm qua.


    Thị trường mua bán nợ xấu thứ cấp dự kiến sẽ được vận hành – Tuy nhiên, mặc dù các ngân hàng có thể giảm nợ xấu công bố bằng việc thu hồi nhanh hơn tài sản đảm bảo nhờ Nghị quyết 42, thì chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chỉ được cải thiện nếu các ngân hàng này hoặc VAMC bán được tài sản đảm bảo sau khi thu giữ với giá bán bằng hoặc cao hơn giá trị khoản nợ sau khi đã xóa bớt nợ. Trên thực tế, VAMC cũng có quyền định giá và bán tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu đã mua nếu cần thiết, và điều này có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình xử lý dứt điểm nợ xấu. Đồng thời NHNN sẽ yêu cầu các ngân hàng chưa tích cực xử lý/xóa nợ phải tích cực hơn. Để tránh việc khi thanh lý tài sản thế chấp thì giá bán trên thị trường thấp hơn giá trị sổ sách còn lại (chưa dự phòng) của khoản nợ. Từ đó, tránh khỏi khoản lỗ lớn từ giá bán thấp hơn nhiều giá trị còn lại.


    Chúng tôi kỳ vọng ACB; MBB và VCB có thể hạch toán lợi nhuận không thường xuyên từ bán tài sản đảm bảo với giá thị trường cao hơn giá trị sổ sách còn lại của khoản nợ sau khi đã trích lập dự phòng hết hoặc dự phòng phần lớn – những ngân hàng đã xóa được đáng kể các khoản nợ xấu cũ sẽ nhận được tác động tích cực ở đây. Những ngân hàng tích cực trong xử lý nợ xấu như ACB; MBB và VCB chắc chắn sẽ thu hồi tài sản đảm bảo nhanh hơn, sau đó sẽ bán tài sản đảm bảo và ghi nhận lợi nhuận (không thường xuyên) vì hiện giá trị sổ sách còn lại của các khoản nợ này là 0 đồng hoặc gần 0 đồng.


    · Các mã tài chính phi ngân hàng nhìn chung giảm với HCM dẫn đầu các mã giảm.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với MSN và SAB giảm trong khi FPT tăng.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với PVS tăng trong khi PXS giảm.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu ngành sản xuất giảm dẫn đầu là BMP; HPG; EVE; PAC và STK. NKG là mã tăng hiếm hoi.

    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – Nawaplastic sẽ sớm bán cổ phần tại NTP. Nhựa Tiền Phong (NTP – HNX) vừa đưa ra thông báo về đăng ký bán cổ phần của cổ đông lớn Nawaplastic Industries Co., Ltd. Cụ thể, Nawa sẽ bán toàn bộ 21.274.418 cổ phiếu NTP đang nắm giữ, tương đương 23,84% cổ phần thông qua giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận từ ngày 25/9 đến ngày 20/10.


    Nawaplastic có vẻ đã từ bỏ hi vọng nắm quyền kiểm soát NTP – Sau giao dịch này, Nawaplastic sẽ chính thức thoái vốn khỏi NTP sau hơn 5 năm đầu tư. Giá bán cổ phiếu có khả năng ở mức khá sát giá cổ phiếu trên thị trường hiện tại. Vẫn chưa có xác nhận về người mua, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy có danh sách một số NĐT tiềm năng. Nguyên nhân của quyết định bán cổ phần này có thể là Nawaplastic không thể giành quyền kiểm soát NTP.


    · Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động trái chiều với hầu hết các mã giảm nhẹ mặc dù CII và HBC đều tăng.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản cũng biến động trái chiều với VHC; SBT và HNG tăng.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều với DHG giảm trong khi IMP tăng.

    [​IMG]


    · Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic nhìn chung tăng dẫn đầu là NT2 và ACV.

    [​IMG]


    Tin doanh nghiệp – PV Power có thể sẽ tiến hành IPO trong tháng 12 năm nay và chào bán 20% cổ phần - PV Power đã tham dự hội nghị NĐT của HSC trong tuần này. Công ty cho biết sẽ chào bán 20% cổ phần, tương đương 468,37 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm dự kiến là khoảng 14.329đ/cp. Ở mức giá này, giá trị của 20% cổ phần dự kiến chào bán sẽ là khoảng 6.711 tỷ đồng, tương đương 294 triệu USD.


    Theo đó định giá công ty với P/E dự phóng là 21 lần. So với mức dự phòng bình quân các công ty sản xuất điện trong nước là 14,46 lần. Và P/E dự phóng khu vực là khoảng 15,46 lần.


    Kết luận nhanh – Mặc dù giá khởi điểm không đặc biệt rẻ, IPO của PV Power sẽ thu hút NĐT với triển vọng tăng trưởng khả quan và vị thế quan trọng của công ty trên thị trường điện Việt Nam do công ty đóng góp 12% tổng công suất sản xuất điện cả nước. Và Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện trung bình gộp là 7,1% trong giai đoạn 2016-2020. Hơn nữa, triển vọng tăng trưởng dài hạn sẽ vượt mức trên với (1) tổng công suất dự kiến tăng 36% lên 5.708,2 MW nhờ nhà máy Nhơn Trạch 3 & 4 đi vào hoạt động; (2) tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhờ chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cho Cà Mau 1 & 2 giảm khi đến cuối năm 2018 hai nhà máy này đã được khấu hao toàn bộ.


    PV Power là đơn vị sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam - PV Power thành lập năm 2007 và thuộc 100% sở hữu của PVN. PV Power là đơn vị sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam sau EVN. Công ty có:


    · 1 nhà máy nhiệt điện chạy than – Nhà máy Vũng Áng với công suất 1.200 MW.


    · 3 nhà máy nhiệt điện chạy khí gồm Cà Mau 1 & 2 (1.500 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW).


    · 3 nhà máy thủy điện gồm Hua Na (180 MW), Dak Drinh (125 MW) và Nậm Cát (3,2 MW).


    Tổng công suất các nhà máy trên là 4.208,2 MW; bằng 12% công suất phát điện cả nước.


    Đề án cổ phần hóa đã được trình Thủ tướng và sẽ sớm được phê duyệt – Đề án cổ phần hóa đã được trình lên Thủ tướng vào ngày 15/8/2017 và dự kiến sẽ được phê duyệt trước ngày 28/9/2017. Theo đề án hiện tại, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% xuống 51% thông qua;


    · Bán cho các NĐT chiến lược 28,882% cổ phần, tương đương 676,38 triệu cổ phiếu.


    · Tiến hành IPO chào bán 20% cổ phần, tương đương 468,37 triệu cổ phiếu.


    · Phát hành cho người lao động 2,76 triệu cổ phiếu, tương đương 0,118% cổ phần.


    IPO nhiều khả năng sẽ được tổ chức vào tháng 12/2017 – Mặc dù ngày thực hiện chính thức vẫn chưa được xác nhận. IPO sẽ thực hiện đấu giá cổ phiếu sơ cấp. Tỷ lệ cổ phần chào bán sẽ là 20%, tương đương 468,37 triệu cổ phiếu, tăng so với quy mô ban đầu chỉ là 4% sau chỉ thị gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các công ty thực hiện cổ phần hóa phải chào bán 15-20% cổ phần trong phiên đấu giá. Như đã đề cập, chúng tôi xem đây là nỗ lực nhằm cải thiện tỷ lệ free float. Và điều chỉnh quy định này theo sau thực tế rằng một số trường hợp trước đó khi các công ty cổ phần hóa chỉ bán một phần nhỏ cổ phần trong đấu giá IPO dẫn đến giá cổ phiếu tăng mạnh lên mức định giá rất cao sau niêm yết với khối lượng cổ phiếu giao dịch rất nhỏ. Điều chỉnh này khiến quá trình tìm kiếm đối tác chiến lược trở nên phức tạp hơn.


    Với giá khởi điểm dự kiến cho IPO là khoảng 14.329đ/cp, theo đó P/E dự phóng 2017 là 21 lần. Giá cổ phiếu không rẻ khi so sánh với P/E bình quân khu vực là 15,46 lần. Với mức giá này, vốn hóa thị trường của PV Power sẽ là 33.556 tỷ đồng, tương đương 1,47 tỷ USD.


    Đợt chào bán cho NĐT chiến lược và CBCNV sẽ diễn ra vào Q1/2018 – hoặc sau khi IPO. Số lượng NĐT chiến lược tối đa được chào bán là 3 NĐT gồm cả NĐT trong ngành và NĐT tài chính. Công thức tính giá chào bán cho NĐT chiến lược không được công bố nhưng chúng tôi cho rằng giá chào bán sẽ gần với giá trúng đấu giá IPO bình quân. Còn giá chào bán cho CBCNV có thể sẽ bằng 70% giá trúng đấu giá IPO bình quân. Nói chung các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng lớn trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam thường sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm và sẽ không khó để thu hút doanh nghiệp có uy tín trong cùng lĩnh vực muốn tìm kiếm cơ hội ở một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và khá lớn.


    Ước tính doanh thu 6 tháng tăng trưởng tốt nhưng lợi nhuận không tăng trưởng – Ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 29% và đạt 15,5 nghìn tỷ đồng trong khi LNST giữ nguyên và chỉ đạt 1 nghìn tỷ đồng.


    Công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 26% còn LNST của cổ đông công ty mẹ là 13% trong 5 năm tới - PV Power đặt kế hoạch đến năm 2022 doanh thu đạt 63.963 tỷ đồng (tăng trưởng 24%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 3.666 tỷ đồng (giảm 16%). Giả định của công ty là:


    · Sản lượng tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 4% và đạt 28.206 triệu kWh (tăng 11%) vào năm 2022. Dự báo này dựa trên việc nhà máy điện chạy bằng khí là Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động với công suất mỗi nhà máy là 750 MW; dự kiến lần lượt đi vào hoạt động vào 2021 và 2022. Theo đó tổng công suất phát điện của PV Power sẽ tăng 18% vào cuối năm 2021 và tăng tiếp 15% vào cuối năm 2022.


    · Giả định tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 13,2% trong năm 2017 lên 16,4% năm 2020 nhờ chi phí khấu hao giảm mạnh từ năm 2019 do máy móc thiết bị của nhà máy nhiệt điện chạy khí Cà Mau 1&2 khấu hao hết từ năm 2018. Chúng tôi ước tính chi phí khấu hao máy móc thiết bị của nhà máy Cà Mau 1&2 vào khoảng 800 tỷ đồng/năm; bằng khoảng 4% giá vốn hàng bán của PV Power.


    Nâng công suất thêm 160% trong 10 năm tập trung vào nhà máy nhiệt điện chạy khí: Công ty dự kiến nâng công suất phát điện thêm 160% lên 10.958 MW vào cuối năm 2026. Trong đó:


    · Tổng công suất nhiệt điện chạy khí sẽ tăng thêm 250% lên 9.450 MW.


    · Tổng công nhiệt điện chạy than và thủy điện lần lượt giữ nguyên ở 1.200 MW và 308 MW.


    Là doanh nghiệp phát điện độc lập lớn nhất trên thị trường đang tăng trưởng nhanh là Đông Nam Á - PV Power là doanh nghiệp phát điện độc lập được quản trị tốt và có thể nâng dần thị phần phát điện cho EVN từ 12% hiện nay lên 15% vào cuối năm 2026. Nhờ PVN gần như độc quyền mua và cung cấp khí, chúng tôi cho rằng PV Power sẽ có vị thế thống trị tương lai lâu dài của ngành khí tự nhiên tại Việt Nam. Trong khi giá đầu vào bằng giá bán buôn khu vực, thì nhờ mối quan hệ với PVN, PV Power có tầm nhìn chiến lược tốt nhất cho việc mở rộng.


    · Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp tăng chỉ là tạm thời, từ 2019 đến 2021 khi các nhà máy Nhơn Trạch đi vào hoạt động. Theo đó chi phí khấu hao sẽ tăng. Chưa kể nên đánh giá PV Power dựa trên EBITDA.


    · Chúng tôi giả định mối liên hệ giữa PVN và EVN sẽ giúp PV Power giữ được vị thế là doanh nghiệp phát điện độc lập với vị thế chiếm lĩnh thị trường trong trung dài hạn.


    · Ban lãnh đạo có năng lực và hiểu rõ ngành cộng với tiềm năng của ngành nhiệt điện chạy khí tốt.


    Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm – Vnindex tiếp tục giảm nhẹ hôm nay. SAB là mã đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của Vnindex sau phát biểu của Chủ tịch Asiahi Breweries cho rằng giá cổ phiếu SAB đã đắt. MSN cũng giảm khá mạnh sau khi tăng tốt gần đây. Các mã ngành hàng tiêu dùng khác như VNM và BHN cũng giảm. Các cổ phiếu có câu chuyện nới room như DHG và BMP giảm. HPG cũng là mã giảm sau khi tăng tốt gần đây.


    Cổ phiếu ngân hàng nói chung khởi sắc, dẫn đầu là BID; CTG và MBB sau thông tin thí điểm đẩy nhanh quá trình thu giữ tài sản đảm bảo nợ xấu được công bố. FPT tăng trước kỳ vọng IPO FPT Retail dự kiến tổ chức năm sau sẽ diễn ra tốt đẹp. GAS và PLX tăng với giá dầu tăng. BVH cũng tăng. VHC tiếp tục tăng phiên thứ 2 liên tiếp trước kỳ vọng KQKD Q3 sẽ có sự cải thiện mạnh mẽ sau KQKD 6 tháng gây thất vọng.


    Như chúng tôi đã đề cập trong thời gian qua, có vẻ Vnindex vẫn chưa thực sự ổn định ở mặt bằng trên mốc 800. Và mặc dù sự bứt phá lên trên mốc 800 đã được xác nhận, nhưng Vnindex lại chưa thể tăng tiếp. Điều này một phần có lẽ là do sau 10 tháng liền Vnindex tăng mà chưa gặp phải một đợt điều chỉnh thực sự nào thì giờ thị trường đã tỏ ra “đuối sức” một chút. Đồng thời điều này còn do sự thay đổi trong xu hướng mua bán của khối ngoại (khối này đã bán ra trong vài tuần qua). Không những thế giá một số cổ phiếu hết room chẳng hạn MWG và FPT đã ở mức cao và có vẻ định giá nói chung của thị trường đã đắt một chút.


    Hiện thị trường cũng đang chờ những diễn biến mới ở khả năng bán cổ phần chiến lược của ACV; Habeco và Sabeco trong vài tháng tới trước thời hạn đã định. NĐT rất muốn biết giá bán cổ phần được đàm phán ở đây là bao nhiêu. Vì mức giá bán cho NĐT chiến lược sẽ là tham chiếu quan trọng cho giá những cổ phiếu này trong tương lai. Hay chính xác hơn sẽ là mức giá tham chiếu tối đa. Thị trường đã tăng từ đầu năm với quan điểm là NĐTNN sẽ tiếp tục mua vào, sẽ trả giá cao và thậm chí cao hơn nữa. Và bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm này cũng có thể nhanh chóng khiến thị trường điều chỉnh sâu.


    Trong số các cuộc đàm phán bán cổ phần tại 3 doanh nghiệp nêu trên, chúng tôi cho rằng cơ hội NĐT chiến lược sẵn sàng trả giá sát thị giá đối với ACV và Habeco là 50%. Định giá cả 2 cổ phiếu này được coi là đắt nếu so với khu vực nhưng là cách để tham gia vào một thị trường đang tăng trưởng rất nhanh. Ở trường hợp Habeco, có vẻ NĐT sẽ có được quyền kiểm soát (ít nhất là với Carlsberg) nên cổ phiếu này hấp dẫn hơn. Thời hạn bán cổ phần của ACV sẽ là vào cuối tháng này. Trong khi đó việc bán cổ phần Sabeco có vẻ dễ dàng hơn vì tỷ lệ cổ phần chào bán nhỏ hơn với cam kết chào bán tiếp cổ phần sau đó.


    Tiến triển ở các cuộc đàm phán bán cổ phần 3 doanh nghiệp trên có vai trò rất quan trọng và góp phần định hình tâm lý chung trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Hiện có 3 câu chuyện trên thị trường có sự liên kết với nhau là (1) triển vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay và năm sau (2) cổ phần hóa và IPO (3) bán cổ phần nhà nước và nới room. Những câu chuyện này đã lần lượt được kể từ đầu năm giúp thị trường tăng. Và hiện câu chuyện thứ 3 đang là động lực đẩy thị trường tăng.


    Thị trường chứng khoán châu Á biến động tiếp tục trái chiều hôm nay trong bối cảnh thị trường Phố Wall tăng nhẹ hôm thứ 4. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên trước kỳ vọng nâng lãi suất trong những tháng tới so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 92,357). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi đêm qua (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1916); đồng Bảng Anh không thay đổi nhiều (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3506); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 112,39); đồng NDT tiếp tục yếu đi sau khi mạnh lên vài tuần qua (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,5940).


    Giá dầu lình xình sau khi tăng đêm qua với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 50,51 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. EIA công bố tồn kho dầu tại Mỹ tăng tuần thứ 3 liên tiếp với mức tăng 4,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/9 lên 472,83 triệu thùng. Sản lượng khai thác tại Mỹ cũng hầu như đã được khôi phục sau bão Harvey và hiện đạt 9,51 triệu thùng/ngày; tăng từ mức 8,78 triệu thùng/ngày ngay sau khi bão Harvey đổ bộ. Tuy nhiên tồn kho xăng giảm 2,1 triệu thùng xuống còn 216,9 triệu thùng.


    OPEC họp tại Vienna vào thứ 6 với chủ đề chính là gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC/các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC sau thời hạn tháng 3/2018. Đã có tín hiệu từ các quốc gia chủ chốt là các quốc gia này sẵn sàng gia hạn; và thông tin này đã hỗ trợ giá dầu trong những tuần gần đây. Một điểm mấu chốt ở đây là đưa cả Libya và Nigeria tham gia thỏa thuận (hiện 2 nước này được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm nguồn cung). Vì khả năng nâng sản lượng theo ý muốn của 2 nước này đã làm phức tạp tình hình trong những tháng gần đây. Có thể nói Libya và Nigeria là nhân tố chính khiến sản lượng của OPEC tăng kể từ khi được gia hạn lần 2 trong mùa hè. Và OPEC sẽ sốt sắng muốn kiểm soát sự gia tăng sản lượng này.


    Về tin vĩ mô thế giới, FOMC đã họp và công bố biên bản họp trong đó giữ nguyên quan điểm sẽ nâng lãi suất 1 lần nữa trong năm nay (hiện lãi suất của Fed là 1%-1,25%). Có 11 trong số 16 thành viên cho rằng mức lãi suất phù hợp của Fed trước cuối năm nay là 1,25%-1,50% (hiện lãi suất của Fed là 1%-1,25%). Và thông tin này được xoa dịu trước dự báo của Fed là chỉ có 2 lần nâng lãi suất trong năm 2019 và 1 lần trong năm 2020. FOMC cũng giảm ước tính lãi suất “trung tính” dài hạn từ 3% xuống 2,75%; nghĩa là lãi suất chỉ còn tăng tố đa 1,5% từ mặt bằng hiện tại.


    Nội dung biên bản họp không thể hiện lo ngại về ảnh hưởng của bão Harvey và Irma đối với nền kinh tế. Và như dự kiến, Fed đã chọn tháng 10 là thời điểm bắt đầu kế hoạch giảm quy mô bảng cân đối tài sản 4,5 nghìn tỷ USD đã công bố trước đó.


    Biên bản họp cho rằng lạm phát hiện vẫn thấp là khó hiểu và có vẻ đây không phải là lý giải hợp lý. Rõ ràng Fed tin rằng nền kinh tế hiện tại tăng trưởng mạnh sẽ làm lạm phát tiền lương hướng đến mức mục tiêu đề ra dựa trên tăng trưởng nội tại ngay cả khi chính sách tiền tệ tiếp tục được thắt chặt. Quan điểm này giải thích cho sự kiên định của Fed khi bỏ qua các chỉ báo vĩ mô không ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay. Nói cách khác, quan điểm hiện tại của Fed có thể được xem là nghiêng về trường phái “diều hâu” khi xét trong bối cảnh đồng thời thực hiện cắt giảm quy mô bảng cân đối trong khi lạm phát còn thấp. NĐT trên thị trường trái phiếu hiện sẽ đánh giá lại khả năng sẽ có đợt tăng lãi suất thứ ba trong năm nay vì trước đó đã khá chắc chắn với giả định là điều này sẽ chưa sớm xảy ra.


    NHTW Nhật Bản cũng có phiên họp chính sách và đưa ra quyết định về những vấn đề của mình. Ủy ban hoạch định chính sách của BOJ đã bỏ phiếu với kết quả 8:1 và quyết định giữ nguyên mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 0% và lãi suất tiền gửi ngắn hạn là -0,1%. Đồng thời tiếp tục mua trái phiếu chính phủ với giá trị 80 nghìn tỷ Yên/năm. Thực tế chênh lệch giữa lạm phát mục tiêu 2% và lạm phát hiện tại là quá lớn và không chắc có thể sớm thu hẹp khoảng cách này. Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Nam cũng rất mong manh và các nhà hoạch định chính sách tỏ ra lo thận trọng và tránh thực hiện bất kỳ động thái nào có thể làm gián đoạn đến sự phục hồi của nền kinh tế.


    Đêm qua Hiệp hội các nhà môi giới BĐS Mỹ công bố doanh số bán nhà đã được mua đi bán lại trong tháng 8 giảm 1,7% so với cùng kỳ xuống còn 5,35 triệu căn (điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ). Và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016. Doanh số bán nhà ở khu vực Houston giảm 25% do ảnh hưởng của bão Harvey. Nếu không tính đến yếu tố này, doanh số bán nhà đã được mua đi bán lại không thay đổi. Trước đó Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố số nhà khởi công mới giảm 0,8% xuống còn 1,18 triệu căn (điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ). Mặc dù số giấy phép xây dựng được cấp tăng mạnh 5,7% lên 1,30 triệu giấy phép. Có lẽ giấy phép xây dựng là chỉ báo tương lai, cho thấy rằng mặc dù hiện tại thị trường nhà ở có vẻ suy giảm, triển vọng tương lai vẫn khá tích cực.
  9. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Rất hoan nghênh cty CK HSC đã có đóng góp bài viết
  10. ThanhBrokerHsc

    ThanhBrokerHsc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/07/2016
    Đã được thích:
    1.969
    Kính gửi Quý khách hàng bản tin HSC ngày 24/9



    Quý khách hàng có thể truy cập bản tin hàng ngày của chúng tôi bằng đường dẫn sau đây: https://www.hsc.com.vn/vn/research-center/download/11431/bản-tin-chứng-khoán_-cập-nhật-về-ssi-khả-quan-và-masan-mua-vào



    Nhận định thị trường –Vnindex tăng với GTGD cải thiện. Độ rộng thị trường mở rộng một chút; đã có 20 mã tăng trần và 15 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN ở mức vừa phải và khối này đã mua ròng nhẹ. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra trầm lắng hơn; trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra ở các mã BWE & NVL; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở mã VNM.


    Khối ngoại tích cực mua ròng CTG; VNM và REE. Đồng thời bán ròng HSG và MSN.


    Các mã ngân hàng nhìn chung giảm dẫn đầu là CTG & BID dù ACB tăng.

    [​IMG]


    Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều với mức biến động nhỏ.

    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thông báo trả cổ tức năm 2016 bằng tiền là 1.000đ/cp vào ngày 20/10. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan – CTCP Chứng khoán Sài Gòn thông báo công ty sẽ chi 490 tỷ đồng trả cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% mệnh giá và dự kiến ngày chi trả sẽ là ngày 20/10. Ngày chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức là ngày 10/10. Trước đó giá cổ phiếu đã tăng đáng kể nhờ KQKD 6 tháng đầu năm tốt và năm nay sẽ là năm khả quan đối với công ty.


    Kết luận nhanh. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 26.600đ/cp, tương đương P/B dự phóng là khoảng 1,6 lần, thấp hơn 4% so với giá cổ phiếu hiện tại. HSC dự báo LNTT năm 2017 sẽ tăng trưởng 9,6% và tiếp đó tăng trưởng 8,6% trong năm 2018. Năm nay sẽ là một năm tích cực đối với SSI nhờ doanh thu môi giới tăng mạnh với thị phần tăng và GTGD hàng ngày cũng tăng. Trong khi đó các mảng tự doanh, SSIAM và ngân hàng đầu tư đều cho kết quả tốt. Khoản phải thu HNG vẫn là điểm rủi ro mặc dù mức độ đã giảm so với trước đây. Trong năm tới công ty sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự bùng nổ IPO. Sự phụ thuộc của SSI vào lợi nhuận tự doanh là rủi ro có tính chu kỳ trong trung đến dài hạn mặc dù với mức lợi nhuận tiềm ẩn cao trên BCTC cho thấy công ty đã có sự dự phòng suy giảm cho kết quả kinh doanh trong tương lai.


    Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT của SSI sẽ tăng trưởng 9,6% - Chúng tôi dự báo trong năm 2017 SSI sẽ đạt doanh thu thuần 2.047 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và LNTT đạt 1.157 tỷ đồng (tăng trưởng 9,6%). Dự báo của chúng tôi khả quan hơn kế hoạch của công ty là LNTT đạt 1.058 tỷ đồng. Dự báo của chúng tôi dựa trên thị phần gia tăng và GTGD hàng ngày lớn hơn một phần nhờ nhiều cổ phiếu niêm yết mới và các thương vụ IPO cũng như các sản phẩm mới được giới thiệu như chứng khoán phái sinh và chứng quyền có đảm bảo. Mặc dù khoản phải thu còn lại 139 tỷ đồng từ chuyển nhượng HNG vẫn cho thấy rủi ro, chúng tôi cảm thấy rằng mảng môi giới có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ rủi ro này bằng cách chuyển lợi nhuận tiềm ẩn ở những hoạt động khác sang danh mục FVPTL. Do công ty có thể lựa chọn mức giá trị TSTC FVPTL để ghi nhận theo giá trị thị trường. Do đó chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ là 926 tỷ đồng (tăng trưởng 6%). Một số giả định chính trong mô hình của chúng tôi bao gồm.


    • Chúng tôi giả định doanh thu môi giới sẽ tăng trưởng 20% lên 458 tỷ đồng dựa trên giả định GTGD bình quân ngày tăng 11% và thị phần của SSI tăng lên 14%. GTGD tăng nhờ sản phẩm phái sinh, chứng quyền có bảo đảm trong khi hoạt động giao dịch trong phiên (vẫn là một câu hỏi) nếu được cho phép theo chúng tôi sẽ giúp cải thiện GTGD bình quân. Chi phí nghiệp vụ môi giới là 385 tỷ đồng (tăng 21%) với giả định tỷ lệ chi phí/doanh thu môi giới là 84%.

    • Chúng tôi cũng giả định doanh thu từ cho vay margin là 456 tỷ đồng (tăng trưởng 6%). Với dư margin tăng 10% trong khi đó lãi suất bình quân ổn định ở mức 11,5%.

    • Giả định doanh thu thuần từ hoạt động tự doanh ổn định, là 570 tỷ đồng với chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị thị trường. Giả định này sát với dự báo của chúng tôi về biến động chung của thị trường với VN index vào cuối năm đạt 800 điểm.

    • Thu nhập lãi tiền gửi là 403 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) với giả định lãi suất tiền gửi bình quân tăng 0,5%. Dự báo doanh thu khác giảm 40% là 160 tỷ đồng do hoat động ngân hàng đầu tư giảm.

    • Chi phí lãi vay tăng lên 302 tỷ đồng với chi phí huy động bình quân là 5,1% (giảm 0,5%) do nợ ngắn hạn tăng trong khi đó giá trị trái phiếu không đổi.


    Dựa trên dự báo của chúng tôi, với EPS là 1,896đ (tăng 3,7%) và giá trị sổ sách là 16.634đ/cp, theo đó P/B là 1,54 lần.


    Cho năm 2018, HSC dự báo LNTT là 1.257 tỷ đồng (tăng trưởng 8,6%) – Chúng tôi dự báo SSI sẽ đạt doanh thu 2.372 tỷ đồng (tăng trưởng 16%) và LNTT là 1.257 tỷ đồng (tăng trưởng 8,6%) dựa trên những giả định sau:


    • Chúng tôi giả định doanh thu môi giới sẽ tăng trưởng 21,7% đạt 558 tỷ đồng dựa trên giả định GTKLGGD bình quân ngày tăng 15% và thị phần của SSI tăng lên 14,5%.

    • Chúng tôi cũng giả định doanh thu từ cho vay margin là 524 tỷ đồng (tăng trưởng 15%). Với dư margin tăng 15% trong khi đó giữ nguyên lãi suất bình quân.

    • Giả định doanh thu thuần từ hoạt động tự doanh tăng nhẹ, lên 626 tỷ đồng với chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính theo giá trị thị trường FVTPL tuy nhiên AFS sẽ ở mức thấp. Dựa trên dự báo VN index vào cuối năm sau đạt 920 điểm. Trong khi đó kết quả kinh doanh rất khả quan của mảng SSIAM sẽ khó để duy trì.

    • Thu nhập lãi tiền gửi là 483 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) với giả định lãi suất tiền gửi bình quân tăng 0,5%. Trong khi đó dự báo doanh thu khác tăng 13% là 180 tỷ đồng nhờ bùng nổ các thương vụ IPO giúp đẩy mạnh hoat động ngân hàng đầu tư.

    • Chi phí lãi vay tăng lên 332 tỷ đồng (tăng 10%) với chi phí huy động bình quân không đổi và nợ ngắn hạn tăng trong khi đó giá trị trái phiếu không đổi.


    Theo đó, chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là 1.009 tỷ đồng (tăng trưởng 8,6%). Với EPS dự phóng là 2.059đ/cp (tăng 8,6%) và giá trị số sách là 18.505đ/cp, P/B dự phóng theo đó là 1,38 lần.


    Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, danh mục đầu tư của SSI tăng 43% so với cùng kỳ nhờ hạch toán theo quy định mới dựa trên thị giá – Danh mục đầu tư của SSI có giá trị tổng cộng là 9.145 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) nhưng chỉ tăng 8,8% so với đầu năm.


    • TSTC FVTPL chiếm 17% tổng giá trị danh mục, là 1.575 tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ).

    • TSTC AFS là 1.927 tỷ đồng (tăng 212% so với cùng kỳ) và bằng 21% tổng giá trị danh mục.

    • Còn lại là 5.643 tỷ đồng tiền mặt (giảm 5,7% so với cùng kỳ) và bằng 19,9% tổng giá trị danh mục.


    Về TSTC FVTPL – Tại thời điểm cuối tháng 6/2017 chúng tôi thấy có những khoản đầu tư lớn sau:


    • Cổ phiếu SSC với giá trị 165 tỷ đồng (bằng 10,5% tổng giá trị TSTC FVTPL).

    • Cổ phiếu PLX với giá trị 335 tỷ đồng (bằng 21% tổng giá trị TSTC FVTPL). Đây là khoản đầu tư mới của SSI.

    • Cổ phiếu DBC với giá trị 282 tỷ đồng (bằng 17,9% tổng giá trị TSTC FVTPL).

    • Cổ phiếu ELC với giá trị 204 tỷ đồng (bằng 13% tổng giá trị TSTC FVTPL).


    Dự kiến năm 2017 SSI sẽ hạch toán lãi chưa thực hiện lớn do danh mục đầu tư hạch toán theo quy định kế toán mới dựa trên giá thị trường, tuy nhiên từ năm sau sẽ khó còn nhiều lợi nhuận không thường xuyên giống như vậy – Theo quy định kế toán mới áp dụng năm 2017, TSTC FVTPL sẽ được hạch toán theo thị giá và được ghi nhận lợi nhuận từ đầu tư. Trong khi đó TSTC AFS cũng được hạch toán theo thị giá và hạch toán vào vốn chủ sở hữu ở phần đánh giá lại giá trị tài sản. Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, SSI hạch toán 630 tỷ đồng ở mục “đánh giá lại giá trị tài sản” thuộc vốn chủ sở hữu.


    Việc phân loại TSTC FVTPL và AFS mang tính chủ quan nên danh mục TSTC AFS cũng là nguồn có thể ghi nhận lợi nhuận tiềm năng. Vì lãi/lỗ chưa thực hiện của TSTC AFS có thể chuyển thành lãi/lỗ trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh khi chuyển thành TSTC FVPTL. Hoặc ngược lại nhằm để dành lợi nhuận cho những lúc KQKD kém.


    SSI có vẻ sẽ tiếp tục giành thêm thị phần – SSI là doanh nghiệp tốt nhất trong ngành nhờ có mảng IB với đầy đủ các nghiệp vụ. SSI có thế mạnh trong mảng môi giới khách hàng cá nhân, từ đó giúp công ty giành thêm thị phần nhờ cho vay margin ở nhiều cổ phiếu cộng với định hướng đầu tư tự doanh, trong đó nguồn tiền của SSI và SSIAM được tích cực sử dụng để mua cổ phiếu phát hành lần đầu ở nhiều doanh nghiệp có triển vọng hứa hẹn. Điều này hỗ trợ cho mảng IB và tạo ra nhiều lợi nhuận khi thị trường thuận lợi. Đồng thời đem lại lợi nhuận tốt cho NĐT.


    • Thị phần môi giới cá nhân dựa trên danh mục cho vay margin với nhiều cổ phiếu và có đội ngũ nhân viên môi giới đông đảo.

    • Hoạt động quản lý quỹ diễn ra song song với hoạt động tự doanh để có cái nhìn tích cực chủ động về doanh nghiệp. Và điều này đem lại lợi nhuận nhờ giá cổ phiếu tăng.

    • Đồng thời hỗ trợ mảng IB.

    • Mô hình hoạt động của SSI có nhiều rủi ro từ đầu tư hơn các công ty chứng khoán khác nên có tính chu kỳ cao hơn. Và lợi nhuận từ đầu tư sẽ đóng góp nhiều vào lợi nhuận của công ty trong những năm thị trường khởi sắc.

    • Tuy nhiên với rất nhiều lợi nhuận tiềm ẩn của danh mục tự doanh nên công ty có thể vượt qua những thời khắc khó khăn.


    Quan điểm đầu tư – Duy trì đánh giá Khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu SSI là 26.600đ; tương đương P/B dự phóng là 1,6 lần; cao hơn 4% so với thị giá hiện tại. Giá cổ phiếu đã tăng tốt trong năm, tăng 27% so với đầu năm cùng với đà tăng chung của ngành. Giá trị hợp lý theo ước tính của chúng tôi dựa trên P/B bình quân của khu vực và trong nước, là 1,4 lần và P/B trung vị là 1,71 lần. Hiện định giá cổ phiếu là khá hợp lý với vị thế đầu ngành và tiềm năng tăng trưởng mạnh của thị trường vốn Việt Nam trong trung hạn. Sản phẩm chứng khoán mới và nhiều đợt IPO hấp dẫn sẽ làm nên tiềm năng tăng trưởng mạnh này. Trong khi sản phẩm mới chẳng hạn như sản phẩm phái sinh cần đầu tư lớn cho CNTT và nhân sự, thì những công ty có thể “hồi vốn” đầu tư trong 18-24 tháng. Trong năm sau, chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự sáp nhập 2 sàn cộng với triển khai sản phẩm mới chẳng hạn như chứng quyền có bảo đảm. Trên thực tế tiến triển trong câu chuyện nới room có lẽ cũng sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến vị thế thị trường mới nổi của MSCI trong vài năm tới; từ đó giúp NĐT tổ chức tiếp tục quan tâm đến thị trường Việt Nam.


    Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với MSN; BHN và MWG tăng.

    [​IMG]


    Tin cổ phiếu – MSN sẽ mua lại 10% cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ. Triển vọng tích cực. Tiếp tục duy trì đánh giá MUA VÀO. CTCP Tập đoàn Masan (MSN – MUA VÀO) hôm nay công bố thông tin Hội đồng quản trị của Công ty thông qua kế hoạch mua lại tối đa 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ, tương đương 114.813.976 cổ phiếu. Theo thông cáo báo chí đưa ra, Masan tin rằng giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường là thấp hơn giá trị của công ty và việc mua cổ phiếu quỹ là cách sử dụng nguồn tiền mặt tối ưu. Kế hoạch này cũng phản ánh sự tự tin của Masan trong định hướng chiến lược và tầm nhìn tài chính. Chúng tôi hiểu rằng thương vụ mua cổ phiếu quỹ này sẽ được thực hiện trong năm nay và cổ phiếu sẽ được mua trên thị trường thông qua giao dịch khớp lệnh. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thông báo mức giá mua vào tối đa.


    Kết luận nhanh. Tiếp tục đánh giá MUA VÀO. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 56.888đ/cp, tương đương P/E là 26,4 lần và EV/EBITDA là 10 lần. HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2017 của MSN sẽ giảm 12% và sau đó tăng trưởng 36,5% đạt 3.353 tỷ đồng trong năm 2018. Quy mô của đợt mua cổ phiếu quỹ là rất lớn mặc dù đây là kế hoạch tự chọn. Nói chung việc mua cổ phiếu quỹ sẽ có tác động ngắn hạn đối với giá cổ phiếu. Nhưng chỉ có tác động hỗ trợ tăng giá cổ phiếu trong trung hạn nếu cổ phiếu được mua vào với giá cao hơn giá thị trường. Trong khi đó vẫn chưa biết chắc là công ty có mua với giá cao hay không. Do đó phương án trả cổ tức có thể được NĐT đón nhận hơn.


    MSN có nguồn tiền mặt lớn để mua cổ phiếu quỹ và vẫn còn tiền mặt dự trữ - Với giá cổ phiếu trên thị trường là 52.000đ/cp, giá trị thị trường của 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành dự kiến mua vào là 5.970 tỷ đồng. MSN hiện có 6.666 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt ước tính sẽ tăng thêm khoảng 6.000 tỷ đồng vào cuối năm nay. Do đó, có vẻ như việc mua cổ phiếu quỹ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.


    Theo đó HSC dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ của MSN năm 2017 giảm 12% - HSC dự báo doanh thu thuần năm 2017 của MSN đạt 43.727 tỷ đồng (tăng trưởng 1%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 2.456 tỷ đồng (giảm 12%). Dự báo của chúng tôi là:


    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2017 của Masan Consumer đạt 13.607 tỷ đồng, giảm 1,3% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 2.326 tỷ đồng, giảm 13,2%.

    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần của Masan Brewery đạt 686 tỷ đồng (giảm 33,8%) và công ty hạch toán lỗ 0,6 tỷ đồng

    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2017 của Masan Resources đạt 5.898 tỷ đồng, tăng 45,7% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 377 tỷ đồng, tăng 244%.

    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần năm 2017 của Masan Nutri Science đạt 23.536 tỷ đồng, giảm 3,6% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1.140 tỷ đồng, giảm 25,9%.

    • Chúng tôi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp của tập đoàn đạt 30,5% (năm 2016 là 29,9%) với đóng góp cao hơn từ mảng thức ăn chăn nuôi (có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn) cộng với tỷ suất lợi nhuận gộp của MSR tăng

    • Chúng tôi giả định nợ của MSN sẽ giảm 7.500 tỷ đồng vào cuối năm. Chi phí lãi vay theo đó sẽ giảm 4%.

    • Chúng tôi dự báo LNTT của Techcombank tăng trưởng 26,1% lên 5.040 tỷ đồng.


    Chúng tôi dự báo EBIDTA năm 2017 của MSN đạt 8.996đ (giảm 1,9%) và EPS là 2.159đ; P/E dự phóng pha loãng là 24,1 lần và EV/EBITDA là 9,6 lần.


    Cho năm 2018, chúng tôi dự báo LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 3.353 tỷ đồng, tăng trưởng 36,5% - HSC dự báo doanh thu thuần năm 2018 đạt 47.975 tỷ đồng (tăng trưởng 9,7%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 3.353 tỷ đồng (tăng trưởng 36,5%).


    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần của Masan Consumer đạt 14.551 tỷ đồng (tăng trưởng 6,7%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 2.634 tỷ đồng (tăng trưởng 12,4%).

    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần của Masan Resources đạt 6.890 tỷ đồng (tăng trưởng 18,4%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 928 tỷ đồng (tăng trưởng 145,8%). Chúng tôi dự báo giá APT tăng 24% lên 310USD/mtu.

    • Chúng tôi dự báo doanh thu thuần của Masan Nutri Science đạt 25.654 tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1.324 tỷ đồng (tăng trưởng 16,1%).

    • Chúng tôi dự báo LNTT của Techcombank tăng trưởng 20% lên 6.050 tỷ đồng.


    Chúng tôi dự báo EBIDTA năm 2018 đạt 9.948đ (tăng10,6%) và EPS là 2.885đ; P/E dự phóng là 18,6 lần và EV/EBITDA là 8,7 lần.


    Quan điểm đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Mua vào. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MSN là 56.888đ, tương đương P/E là 26,4 lần và EV/EBITDA là 10 lần. Lợi nhuận năm nay bị ảnh hưởng do chu kỳ đi xuống tạm thời của giá thức ăn chăn nuôi và sự tăng trưởng kém của mảng hàng tiêu dùng. Tuy nhiên từ năm 2018 giá tungsten hồi phục mạnh mẽ sẽ giúp lợi nhuận của MSR tăng trưởng hơn gấp đôi trong khi lợi nhuận của MNS sẽ quay lại mức tăng trưởng bình thường là 10-20%. Triển vọng dài hạn của mô hình 3F của Masan Nutri Science có nhiều hứa hẹn. Khả năng bán cổ phần tại MSR và Techcombank trước cuối năm nay hoặc đầu năm sau có thể sẽ đem lại khoản lãi đáng kể. Theo đó công ty có thể có tăng thêm tiền mặt và giảm nợ; từ đó nâng cao lợi nhuận.


    Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với PVD giảm.

    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với AAA; EVE và STK tăng tốt trong khi DRC; PAC & RAL đều giảm.

    [​IMG]


    Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung tăng dẫn đầu là DXG; HBC; NLG; SJS và TDH.

    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều với VFG giảm.

    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm với IMP giảm.

    [​IMG]


    Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic biến động trái chiều với VJC tăng trần và ACV cũng tăng tốt.

    [​IMG]


    Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng – Vnindex tăng trong bối cảnh NĐT mua vào trở lại sau khi chốt lời trong những phiên gần đây. ROS đóng góp nhiều nhất vào sự tăng điểm của Vnindex với mã VJC cũng tăng trần (hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng của VJC). GAS tăng với giá dầu vẫn trên 50USD/thùng. PLX cũng tăng. Các mã ngành hàng tiêu dùng đã có phiên khởi sắc với SAB tăng trước thông tin tổ chức roadshow để xúc tiến việc bán cổ phần. BHN cũng tăng theo. MSN tăng và đã có thông tin mua lại 10% cổ phiếu quỹ (công bố khi thị trường đã đóng cửa).


    Cổ phiếu ngân hàng giảm, dẫn đầu là CTG; BID; VCB; VPB và MBB. VNM cũng giảm. DHG tiếp tục giảm sau khi đã giảm vài ngày qua. HSG cũng giảm.


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục nhẹ sau vài phiên chốt lời. Tuy nhiên Vnindex tăng chỉ nhờ 2 cổ phiếu tăng trần. Động thái của thị trường trong tuần này chưa nói lên điều gì và xu hướng hiện vẫn chưa rõ ràng. Với mức độ tham gia thị trường của NĐTNN giảm và thiếu thông tin hỗ trợ, hiện giá cổ phiếu đang biến động trong biên độ hẹp. Và trước mắt xu hướng này có lẽ sẽ còn tiếp diễn.


    Trên thực tế khi thị trường giao dịch trong biên độ hẹp GTGD thường giảm cho đến khi có một sự kiện quyết định xu hướng rõ ràng của thị trường. Mùa công bố KQKD Q3 sẽ bắt đầu từ giữa tháng 10 và nhiều khả năng sẽ khả quan. Có lẽ đàm phán bán cổ phần chiến lược của ACV cũng sẽ có tiến triển. Hiện ACV là trường hợp đầu tiên đang có tiến triển trong 3 trường hợp đàm phán bán cổ phần với giá trị lớn. Trong khi đó nếu có thông tin tiêu cực thì nhiều khả năng sẽ là thông tin từ thế giới, từ khả năng căng thẳng địa chính trị cho đến việc giảm bảng cân đối tài sản của Fed. Và những thông tin này có thể khiến thị trường điều chỉnh vào một thời điểm nào đó.


    Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết giảm hôm nay trong bối cảnh thị trường Phố Wall giảm hôm thứ 5. Về các đồng tiền, đồng USD đã đánh mất một phần những gì đạt được gần đây so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 91,90). So với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1989); đồng Bảng Anh cũng mạnh lên (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3566); đồng Yên mạnh lên (tỷ giá USD/JPY ở vào 111,97); đồng NDT mạnh lên một chút (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,5920).


    Giá dầu lình xình ngày thứ 2 liên tiếp với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 50,53 USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Hiện thị trường dầu mỏ đang dồn sự chú ý vào cuộc gặp diễn ra hôm nay của Ủy ban giám sát hỗn hợp cấp bộ trưởng của OPEC/các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC (JMMC). Ủy ban này gồm các thành viên OPEC là Algeria, Kuwait và Venezuela và các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC như Nga và Oman. Và chủ đề chính sẽ là (1) khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau tháng 3/2018 và (2) yêu cầu Libya và Nigeria tham gia thỏa thuận.


    Nói chung thành công của thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến nay (là bắt đầu quá trình tái cân bằng cung cầu thị trường dầu mỏ) là nhờ Saudi Arabia sẵn lòng đóng vai trò điều tiết sản lượng khai thác và xuất khẩu. Tuy nhiên với tiến triển chỉ đạt được từ từ và có nhiều biến số ảnh hưởng đến sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ trên thế giới cho thấy việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6-9 tháng là cần thiết. Theo định nghĩa sự tái cân bằng được thiết lập khi tồn kho dầu thế giới giảm về mức bình quân 5 năm. Và dù sao các nước liên quan có vẻ cũng muốn gia hạn thỏa thuận. Tuy nhiên một sự giàn xếp để Libya và Nigeria tham gia thỏa thuận vẫn còn để ngỏ.


    Về tin vĩ mô thế giới, thị trường khu vực hôm nay chịu tác động từ thông tin S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị. Trước đó Moody’s Investor services cũng có động thái tương tự. Và điều này không có gì bất ngờ nhưng thời điểm công bố thông tin ngay trước Đại hội đảng có lẽ đã có ảnh hưởng tiêu cực.


    Nguyên nhân được biết đến là do mức nợ cao của Trung Quốc và những lo ngại về một cú “hạ cánh cứng” của nền kinh tế cũng như khả năng mất khả năng trả nợ. Với tính chất đóng của thị trường tài chính Trung Quốc và thực tế quan trọng là nguồn huy động gần như đến từ trong nước, thì những lo ngại trên là hơi thái quá. Chưa đề cập đến lượng tài sản khổng lồ (theo ước tính gần đây là khoảng 19 nghìn tỷ USD) thuộc kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Một lo ngại thực tế hơn nhiều theo quan điểm của chúng tôi là động thái giảm tỷ lệ nợ và rủi ro hệ thống của hệ thống ngân hàng sẽ dẫn đến sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế một vài năm tới.


    Tiếp đó là nhiều “lời qua tiếng lại” giữa Mỹ và Triều Tiên, với các lệnh trừng phạt và đe dọa trả đũa đã “đổ thêm dầu vào lửa”. Thị trường nhìn chung đã không quan tâm đến vấn đề này, ngoại trừ có lúc hầu hết NĐT không biết nên phản ánh rủi ro này vào giá ra sao. Dù vậy, thị trường có lẽ cuối cùng cũng sẽ phải cân nhắc nghiêm túc hơn vấn đề này vì hiện không có dấu hiệu cho thấy vấn đề này sẽ sớm chấm dứt.
    Provochieu thích bài này.

Chia sẻ trang này