Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

7903 người đang online, trong đó có 1206 thành viên. 12:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112305 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. mrdungbk

    mrdungbk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2015
    Đã được thích:
    36
    AGG thế nào anh Linh. Có vào được nữa ko?
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    KO bạn, giá này mình ko còn đánh giá cao AGG nữa. Lúc nó rẻ thì có chia sẻ vào được giờ kéo thì ko còn biên an toàn theo quan điểm cá nhân mình nữa:D
    mrdungbk thích bài này.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    thông tin mới nhất mình cập nhật được. Là việc miễn thuế hàng dệt may của Campuchia vào Mỹ đã hết hạn từ 1/1. Họ sẽ phải chờ đợi đến tháng 3 xem có được tiếp tục hay ko?
    Nếu mà ko được miễn mà chịu thuế thì đó là cơ hội vàng cho dệt may Việt Nam. Ai cũng biết bên cạnh TQ thì Cam và Bangladesh là các đối thủ lớn của dệt may Việt Nam.
    Cơ hội lại mở ra cho các DN dệt may xuất khẩu sang Mỹ nhất là GIL :D
    LINHPLCmrdungbk thích bài này.
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Sau phiên nay các nhà đầu tư đã nhận ra đúng giá trị vốn có của GIL SMC rồi và nó sẽ đi con đường phải đến để trở thành vĩ đại cho xu thế đầu tư giá trị theo đà tăng trưởng của DN :D
    Tiếp tục khai quật thêm 2 e nữa cho NĐT tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng của nó VCS OCB
    Ad sẽ cập nhật tại sao giới thiệu 2 cổ này tiếp theo :D
    --- Gộp bài viết, 05/02/2021 ---
    VNINDEX Tuần mới cần chú ý điều gì? Hot trend đầu tư giá trị theo đà tăng trưởng doanh nghiệp 2021?
    Hanale, chicbong, juuchi2 người khác thích bài này.
    Anna2011linhcdb đã loan bài này
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Đúng như Ad cập nhật nhé, dệt may tăng tốc rồi :D
    Xuất khẩu dệt may, da giày tăng tốc tháng đầu năm
    05-02-2021 11:23:00+07:00
    4 giờ trước
    Xuất khẩu dệt may đã tăng trưởng 3,3%; còn xuất khẩu da giày tăng đến 26,4% so với cùng kỳ năm 2020 ngay trong tháng đầu năm, tạo điều kiện để hoàn thành mục tiêu cho cả năm 2021.


    Theo Bộ Công Thương, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

    Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 sẽ được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

    Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Một số sản phẩm trong ngành có tăng 35,6% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 01 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

    Bộ Công Thương khuyến cáo, trong thời gian tới, ngành cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới. Đồng thời tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

    Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra 5 giải pháp. Cụ thể, các DN phải thích ứng được với chuyển đổi nhanh khi mà biến cố thị trường sức mua toàn cầu giảm, nhiều mặt hàng truyền thống của Việt Nam không còn chuyên môn hóa, vest tông, sơ mi nam, sơ mi nữ đã giảm xuống 70-80%. Đây là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải thích ứng.

    Đồng thời, các DN cần tìm hiểu tình hình thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế để tìm giải pháp phù hợp, chủ động ứng phó với tình hình kinh tế trong năm 2021.

    Ngoài ra, để thực hiện giải pháp vượt qua thách thức của dịch Covid-19 không có giải pháp nào khác là xây dựng các liên kết chuỗi của ngành công nghiệp dệt may trong khu vực, đặc biệt là liên kết chuỗi với các nước trong khối cộng đồng mà các hiệp định thương mại tự do. Đây là vấn đề sống còn cho mục tiêu phát triển bền vững.

    Ngành dệt may Việt Nam cũng cần đưa ra chiến lược trong phát triển bền vững. Đặc biệt, phải đặt ra và tuân theo các tiêu chí chứng nhận xuất xứ và các chứng nhận về đảm bảo môi trường, vấn đề tiết kiệm năng lượng, vấn đề tái tạo và đặc biệt là vấn đề an toàn trong sản phẩm sản xuất.

    Đặc biệt, để thích ứng và vượt qua dịch Covid-19, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành dệt may rất quan trọng. Trong đó, phải xây dựng tầm nhìn về một số giải pháp tự động hóa, đặc biệt là tự động hóa cho ngành kéo sợi, ngành dệt, nhuộm và quản trị ngành may.

    Đối với ngành da giày, tháng 1/2021, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng giầy, dép da tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại tháng 01 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

    Tương tự như ngành dệt may, các doanh nghiệp ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
  6. cuongnvt

    cuongnvt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2018
    Đã được thích:
    68
    Em cũng đang câm đúng 1 con VCS = tiền mặt vùng 80.Theo topic bác chủ
  7. bull8686

    bull8686 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2018
    Đã được thích:
    8.009
    Cổ tốt là cổ tăng giá
    Vodanh18 đã loan bài này
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Hợp tác với Amazon, GIL báo lãi năm 2020 đạt 308 tỷ đồng, tăng 92% năm trước, EPS 10.352 đồng
    07-02-2021 - 09:49 AM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Kết quả này đi ngược hoàn toàn với xu thế chung của ngành dệt may.



    [​IMG]
    Triết lý thành công của người sáng lập Adidas: “Bất cứ ai cũng đều là khách hàng của tôi!”

    CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh (mã GIL) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020 vượt trội so với ngành dệt may. Theo đó, trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may bị giảm doanh thu và lợi nhuận, thì doanh thu của GIL trong quý 4/2020 đạt hơn 911 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ năm trước, cả năm đạt 3.456 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm 2019.

    Biên lợi nhuận gộp của GIL tăng mạnh, đạt 23% trong quý 4 và 18,4% năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt lần lượt 16,1% và 14,9%.

    [​IMG]
    Mặc dù các công ty liên doanh liên kết lỗ và chi phí bán hàng tăng gấp 4 lần, lợi nhuận trước thuế quý 4/2020 của GIL vẫn ghi nhận đạt gần 154 tỷ đồng, tăng hơn 74% so với cùng kỳ 2019, luỹ kế cả năm đạt gần 394 tỷ đồng, tăng 86,7%

    Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 118,6 tỷ đồng, tăng 64% cùng kỳ năm trước, luỹ kế cả năm đạt 308 tỷ đồng, tăng gần 92% năm 2019.

    EPS năm 2020 của GIL đạt 10.352 đồng, tăng 32% so với năm trước.

    ADVERTISING

    iTVC from Admicro
    Tại thời điểm cuối năm 2020, GIL có 928 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, gấp hơn 3 lần so với đầu năm. Vay nợ ngắn hạn tăng từ 579 tỷ lên 765 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 360 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 659 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 227 tỷ đồng.

    Theo báo cáo của Agriseco, GIL là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng, sản phẩm chính là các sản phẩm từ vải như túi xách, ba lô... Cuối năm 2019, GIL có 72 chuyền may (tăng 14,3% so với năm 2018). Năm 2020 GIL vận hành 95 chuyền may (tăng 32% so với năm 2019). Ngoài các chuyền may nội bộ, GIL còn phải thuê các chuyền may bên ngoài do lượng đơn đặt hàng hiện đang quá lớn.

    GIL là doanh nghiệp hưởng lợi theo Amazon trong cơn sóng thương mại điện tử. Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

    Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp kỳ vọng đem về giá trị dài hạn cho GIL. Tại BCTC Quý III/2020, GIL đã góp vốn 464 tỷ đồng vào CTCP KCN Gilimex, tương ứng tỷ lệ vốn góp 91% nhằm đầu tư cho dự án KCN Phú Bài 4 có tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng, trên diện tích 500ha.

    Tình hình tài chính của GIL lành mạnh, không có vay nợ dài hạn, tiền mặt đủ để thanh toán toàn bộ vay ngắn hạn.
    juuchi thích bài này.
  9. NIEM_HOA_CHI

    NIEM_HOA_CHI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    1.556
    GIL mai lại ce cứng rồi.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    https://zingnews.vn/doi-tac-viet-cua-amazon-lai-lon-post1181845.html

    Đối tác Việt của Amazon lãi lớn
    Nhờ các hợp đồng giá trị lớn cùng nhiều hãng bán lẻ trên thế giới, Gilimex đang bước vào giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận cao. Riêng năm 2020, lãi ròng công ty đã tăng gần gấp đôi.

    Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (GIL) cho biết doanh nghiệp dệt may này vừa trải qua năm 2020 thành công với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành dệt may nói chung.

    Cụ thể, trong khi hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước chịu ảnh suy giảm doanh thu và lợi nhuận, Gilimex lại ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu hai chữ số cùng mức lãi ròng cao gần gấp đôi.

    Riêng 3 tháng cuối năm 2020, nhà may này ghi nhận hơn 911 tỷ đồng doanh thu, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ việc tiết giảm giá vốn mà biên lãi gộp trong kỳ vừa qua của hãng đã tăng đáng kể, từ mức 16% lên hơn 23%. Tỷ lệ này giúp lãi gộp của Gilimex quý vừa qua đạt gần 211 tỷ đồng, cao hơn gần 70% so với cùng kỳ.

    Tăng trưởng doanh thu đến hầu hết từ việc mở rộng sản xuất nên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty quý cuối năm 2020 đã tăng hơn 4 lần (tốn 32 tỷ). Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh nên các đơn hàng chủ yếu được thực hiện theo dạng lô lớn giúp chi phí bán hàng giảm gần một nửa.

    Kết quả, công ty chuyên may và dệt gia dụng này thu về khoản lợi nhuận trước thuế 154 tỷ đồng trong quý cuối năm 2020, tăng 74%. Lợi nhuận ròng sau thuế thu nhập của công ty cũng tăng tương ứng, đạt 119 tỷ đồng.

    tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH CỦA GILIMEXDoanh thuLợi nhuận sau thuế2013201420152016201720182019202001k2k3k4k
    Tính trong cả năm 2020, Gilimex đạt gần 3.457 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với năm liền trước, tương đương mức thu ròng hơn 900 tỷ đồng. Số tăng thu này giúp hầu hết chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đều tăng mạnh so với năm liền trước bất chấp các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng cao.

    Lợi nhuận trước và sau thuế năm 2020 của Gilimex đạt lần lượt 394 tỷ và 308 tỷ đồng, tăng tương ứng 87% và 92% so với năm 2019. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử kinh doanh của nhà may này.

    Đến cuối năm 2020, Gilimex có tổng tài sản hơn 2.700 tỷ, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, số tăng chủ yếu nằm ở mục tiền và các khoản tương đương tiền với hơn 900 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, cao gấp 3 lần đầu năm 2020.

    Ở nguồn vốn, doanh nghiệp cũng tăng vay nợ ngắn hạn trong năm từ 579 tỷ lên 765 tỷ đồng. Ngoài ra, Gilimex còn gần 660 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và vốn đầu tư của chủ sở hữu 360 tỷ đồng.

    Tại thị trường Việt Nam, Gilimex là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng với sản phẩm chính là túi xách, ba lô... Năm 2020, công ty này vận hành 95 dây chuyền may tại các nhà máy.

    [​IMG]
    Gilimex hiện là đối tác cung cấp hàng hóa cho nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới như IKEA, Amazon... Ảnh: Bloomberg.

    Khoảng 5 năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của Gilimex liên tục tăng mạnh với khoản lãi ròng hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ việc bắt tay với các nhà bán lẻ lớn trên thế giới như Amazon và IKEA.

    Theo đó, công ty hợp tác với Amazon từ năm 2016 với mặt hàng túi vải, từ đó, kết quả kinh doanh của Gilimex liên tục tăng nhanh qua từng năm với tăng trưởng doanh thu trung bình năm đạt trên 20%. Năm 2016 cũng là khởi đầu cho giai đoạn lãi lớn của doanh nghiệp.

    Theo bản cáo bạch đầu năm 2020, Gilimex cho biết ngoài Amazon, đối tác ngoại lớn nhất hiện tại của công ty là IKEA - nhà bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới. Theo đó, Gilimex đang thực hiện tổng cộng 8 hợp đồng mua bán hàng hóa dài hạn với nhà bán lẻ nội thất đến từ Thụy Điển này với tổng giá trị hợp đồng hơn 16,2 triệu USD.

    Ngoài ra, công ty cũng đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho các khách hàng lớn như Medline (túi xách và đồ gia dụng); Bugaboo (sản phẩm dành cho trẻ em); IKEA; Teijin; và Puma…

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GIL cũng thuộc nhóm tăng trưởng mạnh nhất năm 2020 và những tháng vừa qua.

    Mỗi cổ phiếu GIL hiện có giá 53.900 đồng, cao gấp đôi so với 3 tháng liền trước và gần gấp 3 so với 6 tháng trước đó. Đà tăng này chủ yếu đến từ dòng tiền lớn của nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Việt cuối năm 2020 đến nay. Bên cạnh đó, cổ phiếu GIL còn hưởng lợi với kết quả kinh doanh tăng mạnh và các hợp đồng hợp tác cùng các hãng bán lẻ, thương mại điện tử lớn trên thế giới.

Chia sẻ trang này