Trái phiếu chuyển đổi VCB - Khi VCB Cổ phần hoá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi program_hn, 22/03/2007.

8711 người đang online, trong đó có 1354 thành viên. 10:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2845 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. program_hn

    program_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Trái phiếu chuyển đổi VCB - Khi VCB Cổ phần hoá

    Theo báo ĐTCK ngày hôm nay 22/03/2007 Ô Vũ Viết Ngoạn đã nói VCB sẽ niêm yết tháng 10/2007, IPO vào tháng 8, lên sàn HK hoặc Sing vào năm 2008. Tuy nhiên vấn đề được nhiều người quan tâm là trái phiếu CĐ thì đã có thông tin rõ ràng Đối với các trái chủ đang nắm giwx trái phiếu chuyển đổi của VCB, sẽ ko có ưu tiên nào về giá khi tiến hành chuyển đổi, mà chỉ có thể swr dụng toàn bộ gốc và lãi để mua cổ phiếu với giá bình quân của phiên phát hành lần đầu theo phương thuc đấu giá công khai.
    ------------------

    Các bác đọc và suy nghĩ nhé.
    Em thì từ đầu đã đã thấy mua tVCB với giá trên 1.5 là vớ vẩn rùi.
  2. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Anh Ngoan nói thế cũng đúng, tuy nhiên hiểu câu nói đấy như thế nào lại là một câu chuyện hết sức thú vị.
    Không thì giá TPCĐ làm gì có giá 2.x ....
    Tiếng Việt quá hay.
  3. Vu2006

    Vu2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì em tỏi rồi! nhưng không sao em vẫn được mua, ưu đãi là ở chỗ được mua chú còn gì!
  4. diendienkhungkhung

    diendienkhungkhung Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Đã được thích:
    515
    Hôm đấu giá em sẽ phá 1 giá: 1.000.000.000.000đ/CP để nâng giá bình quân lên rồi em bỏ cọc. Chỉ cần 1000cp thôi là khối bác ôm trái phiếu chết đứng.
  5. program_hn

    program_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Đã được thích:
    0
    he he he
    Đừng làm thế bạn ơi

  6. danielng

    danielng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nếu có TPCÐ thì có ý nghĩa như thế nào? Ta có quyền được mua chắc chắn CP VCB với giá đấu giá phải không?
  7. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Ng©n hμng ngo¹i th^'¬ng vi-t nam
    Th«ng b¸o
    Ph¸t hμnh tr¸i phiÕu t¨ng vèn
    Ng©n hμng ngo¹i th^'¬ng vi-t nam n¨m 2005
    Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
    (NHNT) phát hành Trái phiếu tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005
    (trái phiếu). Một số quy định cơ bản của đợt phát hành như sau:
    1. Loại tiền phát hành: Đồng Việt nam (VND)
    2. Đối tượng phát hành: Tổ chức và cá nhân Việt Nam
    3. Ngày phát hành: 26/12/2005
    4. Ngày đáo hạn: 26/12/2012
    5. Lãi suất trái phiếu: Cố định, hình thành từ phiên đấu thầu lãi suất
    ngày 14/12/2005 dành cho nhà đầu tư là tổ
    chức. Mức lãi suất này được áp dụng cho cả
    nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân.
    6. Phương thức trả lãi: Trả lãi sau hàng năm, kể từ ngày phát hành.
    NHNT có quyền ngừng trả lãi và chuyển lãi
    luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn
    đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ. Trong
    trường hợp này, NHNT sẽ thông báo việc tạm
    ngừng trả lãi trên các phương tiện thông tin
    đại chúng.
    7. Hình thức trái phiếu: Ghi sổ, lưu ký tại Công ty chứng khoán Ngân
    hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS)
    8. Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đồng/trái phiếu
    9. Tổng số trái phiếu phát hành:
    - Nhà đầu tư tổ chức:
    - Nhà đầu tư cá nhân:
    12 000 000 trái phiếu (1 200 tỷ đồng) ± 15%
    (Mười hai triệu trái phiếu cộng trừ mười lăm
    phần trăm)
    70% khối lượng phát hành
    30% khối lượng phát hành
    10. Giới hạn một nhà đầu tư mua trái phiếu
    10.1 Đối với nhà đầu tư tổ chức:
    - Tối thiểu đặt mua: 50 000 trái phiếu (5 tỷ đồng)
    - Tối đa đặt mua: 500 000 trái phiếu (50 tỷ đồng)
    10.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân:
    - Tối thiểu một lần mua : 100 trái phiếu (10 triệu đồng)
    - Tổng số được mua tối đa: 100 000 trái phiếu (10 tỷ đồng)
    2
    11. Chủ sở hữu trái phiếu Tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005 (trái
    phiếu) được quyền sử dụng 100% giá trị trái phiếu (gồm mệnh giá và lãi phát sinh
    trong kỳ trả lãi nhưng chưa đến hạn trả) để mua cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng
    Ngoại thương Việt Nam khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) tiến hành cổ
    phần hóa, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
    12. Trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ gốc và lãi. Tuy nhiên trong trường hợp
    thanh lý NHNT, người sở hữu Trái phiếu chỉ được thanh toán sau khi NHNT đã thanh
    toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác.
    13. Phương thức và thời gian bán trái phiếu:
    13.1 Đối với nhà đầu tư tổ chức:
    - Thực hiện đấu thầu lãi suất và bán trái phiếu theo Quy chế đấu thầu trái
    phiếu Tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các nhà đầu tư là tổ
    chức nhận Quy chế đấu thầu trái phiếu Tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt
    Nam; Mẫu Đơn đăng ký tham gia đầu thầu, Quy định về trái phiếu Tăng vốn
    Ngân hàng Ngoại thương năm 2005, Bản hướng dẫn nhà đầu tư tổ chức tham
    gia đấu thầu trái phiếu Tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại:
    o Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 5, Toà nhà
    Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    o Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ:
    Lầu 3, 29 Bến Chương Dương, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    o Các Website : www.vietcombank.com.vn và www.vcbs.com.vn
    - Nộp Hồ sơ đăng ký tham gia đấu thầu vào các ngày làm việc từ 06/12/2005 đến
    15h30 ngày 12/12/2005, tại:
    o Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 5, Toà nhà
    Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    o Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ:
    Lầu 3, 29 Bến Chương Dương, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    13.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân:
    - Bán trái phiếu tại các chi nhánh của NHNT trên toàn quốc. Thời gian từ
    15/12/2005 dự kiến đến 26/12/2005. Tuy nhiên, việc phát hành sẽ dừng khi
    NHNT bán đủ khối lượng.
    - Khi đến mua trái phiếu, mang theo giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực
    (bản gốc và 01 bản photo).
    14. Những quy định cụ thể, chi tiết về trái phiếu được thông báo tại Quy định về trái
    phiếu tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương năm 2005. Khi mua trái phiếu Tăng vốn
    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có
    trách nhiệm đọc, hiểu và thực hiện đầy đủ Quy định về trái phiếu tăng vốn Ngân
    hàng Ngoại thương năm 2005 (được cung cấp tại các cơ sở giao dịch của NHNT trên
    toàn quốc, tại các Website: www.vietcombank.com.vn và www.vcbs.com.vn )
    TRÁI PHIẾU TĂNG VỐN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
  8. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    ?oKịch bản? chuyển đổi trái phiếu Vietcombank

    Trong một nỗ lực đảm bảo cho tốc độ cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) theo đúng kế hoạch, lần đầu tiên trên thị trường, một loại trái phiếu tăng vốn đã được Vietcombank phát hành. Trái phiếu này có sự đặc biệt là được hạch toán trực tiếp vào vốn của Vietcombank chứ không đơn thuần là chứng chỉ nợ.


    Tuy nhiên, điều thu hút sự quan tâm của giới đầu tư không phải ở điểm đặc biệt đó, mà là chỗ người mua trái phiếu sẽ được quyền dùng giá trị của trái phiếu nắm giữ để mua cổ phiếu Vietcombank khi ngân hàng này phát hành. Trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng đang ?onóng? thì trái phiếu tăng vốn của Vietcombank được quan tâm là đương nhiên, thế nhưng vẫn có không ít băn khoăn từ các nhà đầu tư cá nhân về khả năng chuyển đổi của trái phiếu này.
    Hiểu một cách đơn giản về loại trái phiếu này là người nắm giữ sẽ có thêm quyền ưu tiên mua cổ phiếu Vietcombank trong trường hợp cung ít hơn cầu cổ phiếu khi Vietcombank cổ phần hóa. Nhưng vấn đề lại ở chỗ, quá trình cổ phần hóa Vietcombank chưa diễn ra, việc định giá ngân hàng chưa tiến hành, do đó chưa biết giá cổ phiếu sau khi phát hành sẽ là bao nhiêu. Điều đặc biệt, cổ phiếu phát hành sẽ theo hình thức đấu giá, những nhà đầu tư chiến lược có thể chấp nhận giá rất cao để nắm giữ cổ phiếu của Vietcombank, khi đó sẽ kéo giá cổ phiếu lên mức cao hơn so với đánh giá của giới đầu tư. Với mức giá cao đó thì mức độ hấp dẫn của cổ phiếu Vietcombank với các nhà đầu tư riêng lẻ lại giảm đi.
    Trong trường hợp đó, những nhà đầu tư đã mua trái phiếu Vietcombank có thể không muốn chuyển đổi giá trị trái phiếu tăng vốn đã nắm giữ sang cổ phiếu. Lý do rất đơn giản, nếu họ chấp nhận mua cổ phiếu với mức giá cao thì ở góc độ đầu tư là không có lợi, bởi giá cổ phiếu sẽ khó có thể tăng thêm, khi đó nguồn lợi chỉ có thể trông chờ ở cổ tức (vì lượng cổ phiếu nắm giữ ít nên không thể có tiếng nói trong quản trị điều hành). Tất nhiên, nếu chỉ nhìn ở cổ tức thì thiệt hơn là nắm giữ trái phiếu.
    Lấy một ví dụ đơn giản, một nhà đầu tư cá nhân bỏ ra 100 triệu đồng mua trái phiếu. Khi Vietcombank cổ phần hóa họ sẽ được sử dụng toàn bộ giá trị trên để mua cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000 đồng (tất nhiên nhà đầu tư đó không được mua theo mệnh giá mà phải là thị giá được xác định qua đấu giá). Chẳng hạn mức giá được xác định gấp 10 lần mệnh giá là 100.000 đồng, nhà đầu tư sẽ mua được 1.000 cổ phiếu. Nếu chỉ nhìn vào cổ tức được chia, giả sử lên tới 20%/năm (mức cao trong khối ngân hàng hiện nay) thì số lãi thực nhận trên số tiền bỏ ra của nhà đầu tư này sẽ giảm đi 10 lần, tức là 2%, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường.
    Tất cả tình huống trên đều nằm trong một kịch bản là cổ phiếu Vietcombank rất hấp dẫn và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Kịch bản này có khả năng xảy ra rất lớn khi danh sách các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài xếp hàng khá đông bởi nhiều lý do khác nhau, giới đầu tư trong nước cũng rất quan tâm bởi đây là một ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt ở Việt Nam. Và khi kịch bản này xảy ra trên thực tế thì những quan ngại của giới đầu cá nhân là có cơ sở.
    Trao đổi vấn đề này với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Thu Hà, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương thừa nhận rằng, mức giá cổ phiếu được xác định cao sau khi đấu giá là có cơ sở, căn cứ vào mức độ quan tâm của giới đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, khi trường hợp đó xảy ra thì người nắm giữ trái phiếu vẫn có lợi cho dù họ không muốn mua cổ phiếu. Cũng theo bà Hà, người nắm giữ trái phiếu tức là nắm quyền mua cổ phiếu, khi cầu lớn hơn cung thì quyền mua cũng có giá và những người nắm giữ trái phiếu có thể bán quyền đó cho những người có nhu cầu mua cổ phiếu để thu lợi nhuận.
    Đối với vấn đề giá cổ phiếu, bà Hà cũng lưu ý rằng, mức giá mà các nhà đầu tư chiến lược chấp nhận mua chỉ là một thông số tham khảo. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường là các tập đoàn tài chính lớn khu vực và quốc tế, họ có những bài tính riêng chứ không đơn giản là góc độ lợi nhuận từ ngân hàng mà họ đầu tư. Để nắm 10% cổ phần của một ngân hàng Việt Nam hay thậm chí cao hơn nữa khi pháp luật Việt Nam cho phép là một khoản đầu tư không lớn so với tiềm lực tài chính của các tập đoàn này. Họ có thể chấp nhận giá cao để có thể thâm nhập thị trường Việt Nam một cách tốt nhất, vì có nhiều giá trị khác mang lại khi họ có được điều này chứ không đơn thuần là cổ tức hay chỉ là tiềm năng phát triển của chính ngân hàng mà họ đầu tư.



    Được natuan01 sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 23/03/2007
  9. Booooom

    Booooom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Đã được thích:
    0
    Bán trái phiếu VCB giá 270
    Liên hệ Kiên 0983210282
  10. Boyversace

    Boyversace Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Bạn có bao nhiêu ?

Chia sẻ trang này