Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

7052 người đang online, trong đó có 1027 thành viên. 13:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28191 lượt đọc và 211 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Chào các bác

    Ngoài việc mưu sinh, lập nghiệp, ... đến một lúc nào đó con người sẽ mong muốn tìm kiếm các câu trả lời như: Tôi là ai; tại sao tôi lại được sinh ra trên đất nước này, dân tộc này; tại sao tôi lại được sinh ra trong gia đình này; chết rồi đi đâu; có tái sinh lại nữa hay không? ....

    Mở đầu cho topic này, tôi xin chia sẻ một tài liệu để trả lời cho các câu hỏi trên.

    Với mong muốn đây là nơi chia sẻ, trao đổi tất cả các vấn đề liên quan đến tôn giáo, minh triết, chân lý nên tại đây, không có sự chuyên biệt về một tôn giáo nào cả. Bởi, “Không tôn giáo nào cao hơn tôn giáo nào, không tôn giáo nào cao hơn chân lý”.

    ----------

    VÔ MINH - BẠCH LIÊN

    CHƯƠNG THỨ NHẤT

    VÔ MINH LÀ GÌ?

    Vô Minh là không sáng suốt, còn tối tăm, dốt nát, mê muội. Từ ngàn xưa, các Tôn giáo lớn đều dùng hai chữ Vô Minh. Như Ấn giáo, chữ Avidya, Pháp dịch là Ignorance. Còn Ai Cập giáo có nói về Vô Minh như sau đây:

    Trong quyển Pimandre, Hermès là đệ tử, còn Pimandre là Thầy. Sau Hermès Đắc Đạo, Ngài khuyên con người như sau đây:

    “Hỡi những người say sưa! Các anh chạy đi đâu? Các anh đã uống rượu Vô Minh, các anh chịu không nổi nên hất đổ nó rồi. Bây giờ hãy có tiết độ và hãy mở Tâm các anh nếu không được tất cả thì ít ra ai có thể làm được thì làm, bởi vì cái tai hại của Vô Minh đã lan tràn khắp cả Địa Cầu, nó cám dỗ Linh Hồn ở trong xác thân không cho vào Bến Giác. Hãy kiếm một người hoa tiêu đặng dắt các anh vào Cửa Đạo, nơi đó ánh sáng chiếu ra rực rỡ, không chút tối tăm, nơi đó không có ai say sưa, tất cả đều có tiết độ và hướng tâm hồn về Đấng Cao Cả muốn con người chiêm ngưỡng, Ngài là Đấng Phi Thường, Đấng Chí Tôn, không có cây viết nào diễn tả nổi, không thấy được bằng con mắt, nhưng thấy được bằng Tâm và Trí.”

    (Hermès Trismégiste)

    Thường thường Phật giáo gọi Vô Minh là không biết Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo.

    Nhưng thực sự, Vô Minh là không biết Cơ Tiến Hóa. Không biết con người là ai? Sinh ra ở cõi Trần để làm gì?

    Muôn vàn tội lỗi đều do điều này mà sinh ra, cho nên Phật giáo mới bảo: Tự giác nhi giác tha. Mình phải tự khai sáng cho mình rồi, mình mới khai sáng cho người khác được (Cứu độ - Độ tha).

    Còn tiếp....
    (Vô minh - Bạch Liên)
    Last edited: 16/06/2016
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    MỘT SỰ VÔ MINH

    MÀ CHÚNG TA THƯỜNG PHẠM HÀNG NGÀY

    Có một sự Vô Minh mà mỗi ngày con người đều phạm là đồng hóa với Xác Thân chúng ta. Ta nói: Tôi ăn, tôi uống, tôi ngủ, tôi mệt mỏi, tôi đau, tôi mạnh. Nhưng thực sự là xác thân ta ăn, xác thân ta uống, xác thân ta ngủ, xác thân ta đau, xác thân ta mạnh. Chứ thực sự con người là Linh Hồn trong Xác Thân, Linh Hồn đâu có ngủ nghê hay đau ốm bệnh hoạn. Xác thân là một khí cụ Trời sinh để cho ta dùng tại cõi Trần. Nó là con thú để cho ta cưỡi đặng đi qua một khoảng đường đời.

    Nói bao nhiêu đây cũng đã thấy: Chúng ta chưa tự biết mình. Chúng ta cứ đinh ninh xác thân là mình. Còn không biết bao nhiêu điều khác nữa mà chúng ta cần phải học hỏi. Chúng ta đâu có ngờ: Chung quanh chúng ta có không biết bao nhiêu Luật Trời ngày đêm đang Hành Động. Tỷ như những Luật sau đây:

    1 – Luật Tiến Hóa.

    2 – Luật Rung Động.

    3 – Luật Động và P h ả n Đ ộ n g gọi là Luật Nhân Quả.

    4 – Luật Luân Hồi.

    5 – Luật Tư Tưởng.

    6 – Luật Tiết Điệu.

    7 – Luật Thăng Bằng.

    8 – Luật Tuần Hoàn.

    9 – Luật Thay Hình Đổi Dạng.

    10 – Luật Hy Sinh.

    11 – Luật Di Truyền.

    Còn nhiều Luật khác nữa, phải học hỏi cho rành rẽ chúng nó rồi áp dụng chúng nó vào đời sống hàng ngày, nghĩa là chúng ta phải tuân theo chúng nó mà đi tới thì sẽ tiến mau. Nếu làm nghịch lại thì chúng ta sẽ thất bại và sẽ bị mấy Luật đó nghiền nát tức bỏ mạng.

    VÀI SỰ VÔ MINH KHÁC NỮA

    Còn vài sự Vô Minh khác nữa là:

    Con người chưa tự biết mình là ai?

    Sinh ra ở cõi Trần để làm gì?

    Đây là hai điều quan trọng hơn hết mà trừ ra những người học Đạo thì không ai biết cả. Vì vậy, con người sinh ra lớn lên lo học tập, lập thân danh, có gia đình, làm những công việc thường ngày rồi chờ tới một ngày kia, nắm hai bàn tay trắng mà xuống mồ.

    Nếu kiếp sống con người chỉ có bao nhiêu đó thôi thì nó rất vô vị và cuộc đời không có mục đích gì cả.

    Xin hỏi: Sau khi chết rồi con người sẽ ra sao? Còn hay mất? Nếu còn, ở tại đâu? Kiếp sau con người có đầu thai lại thế gian nữa không? Tại sao có những người thông minh, những người dốt nát, những người hiền lương, những người hung dữ, tánh tình khác nhau rất xa?

    Tại sao có những vị Thánh Nhân, Hiền Triết và những vị gọi là Tiên là Phật?

    Mấy vị ấy tiến hóa cách nào mà bây giờ tới được bậc đó?

    Ở ngoài đời về mấy câu hỏi này chưa có lời giải đáp nào đúng với sự thật.


    Còn tiếp....
    (Vô minh - Bạch Liên)
    Last edited: 16/06/2016
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    CHƯƠNG THỨ NHÌ

    DIỆT VÔ MINH CÁCH NÀO?

    Có hai cách:

    – Một là: Về phương diện lý thuyết.

    – Hai là: Về phương diện thực hành.

    *

    **

    VỀ PHƯƠNG DIỆN LÝ THUYẾT


    Về phương diện này chúng ta phải học rành rẽ Vũ Trụ và Nhân Sinh. Vũ Trụ đây là Thái Dương Hệ của chúng ta chứ không phải là Vũ Trụ Càn Khôn vô biên vô tận.

    Về Nhân Sinh thì phải biết:

    Con người là ai? Từ đâu đến? Xuống cõi Trần làm chi?

    Nếu khởi đầu giải về Thái Dương Hệ thì chắc chắn những người mới mộ Đạo không hiểu nổi nhiều chỗ khó khăn. Thế nên, trước hết phải học hỏi Nhân Sinh, vì điều này có thể dễ hiểu hơn.

    *

    **

    CON NGƯỜI LÀ AI? TỪ ĐÂU ĐẾN?

    XUỐNG CÕI TRẦN LÀM CHI?

    Một khi con người tự biết mình rồi thì sẽ biết được Vũ Trụ và các Vị Thượng Đế.

    1 – Con người là ai?

    Ở đây tôi phải lập lại một lần nữa những điều tôi đã nói về cội rễ con người trong những quyển tôi đã viết trước đây.

    Thật con người là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Đức Thái Dương Thượng Đế, có đủ những quyền năng như Ngài, song chúng còn tiềm tàng chứ chưa phát triển đầy đủ như Ngài vậy.

    2 – Con người từ đâu đến?

    Con người hay là Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn (Paranirvana ou Anupadaka).

    3 – Con người xuống cõi Trần làm chi?

    Con người xuống cõi Trần đặng học hỏi Cơ Tiến Hóa.

    Mục đích đã định sẵn cho con người tại Thái Dương Hệ này là: Khi sự tiến hóa của Dãy Địa Cầu này chấm dứt thì con người thành một vị Siêu Phàm, toàn năng toàn thiện, không có cái chi phải học hỏi nữa. Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Asekha), Tàu dịch là Vô Học, chúng ta gọi là Chơn Tiên.

    Mà sự tiến hóa không chấm dứt ở đây. Vị Chơn Tiên càng ngày càng tiến lên nhiều cấp bậc cao hơn nữa.

    Rồi tới một ngày kia không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm nữa, vị Chơn Tiên sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ tạo lập một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ này vậy, cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, các Dãy Hành Tinh, các Cõi Trời và nhân vật trên mấy cõi đó.

    Cõi Trần là cõi tạm mà cũng là một Trường học lớn. Mỗi kiếp ta có nhiều bài học khác nhau, phải học cho thật thuộc, đặng sau khỏi phải học lại. Chừng nào hết chương trình thì tới chừng đó mới thoát đọa Luân Hồi.

    CON NGƯỜI TẠI CÕI TRẦN

    CÓ PHẢI LÀ CHƠN THẦN (MONADE) KHÔNG?

    Thế thì con người sinh ra tại cõi Trần là Chơn Thần?

    Không. Không phải là Chơn Thần mà là Phàm Nhơn đại diện cho Chơn Thần. Điều này rất kỳ lạ, phải nói về Ba Ngôi của con người mới hiểu được.

    SỰ SINH RA CHƠN NHƠN

    (EGO – SOI SUPÉRIEUR)

    Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn, Chơn Thần không thể xuống thấp được, bởi vì càng xuống thấp chất khí càng nặng nề, Chơn Thần khó hoạt động được dễ dàng. Vì thế, Chơn Thần mới sinh ra Chơn Nhơn để thay thế mình đặng học hỏi ở Ba cõi kế dưới là:

    1 – Cõi Niết Bàn (Nirvana ou Plan Atmique).

    2 – Cõi Bồ Đề (Plan Bouddhique).

    3 – Cõi Thượng Thiên (Plan Mental supérieur ou Monde Céleste supérieur).

    PHÀM NHƠN

    (SOI INFÉRIEUR – PERSONNALITÉ)

    Chơn Nhơn lại sinh ra Phàm Nhơn để đại diện cho mình đặng hoạt động ở 3 cõi chót là:

    4 – Cõi Hạ Thiên (Plan Mental inférieur).

    5 – Cõi Trung Giới hay cõi Tinh Quang (Plan Astral).

    6 – Cõi Hạ Giới hay là cõi Hồng Trần (Plan Physique).

    Chơn Thần, Chơn Nhơn và Phàm Nhơn là Ba Ngôi của con người.

    Con người trên thế gian là Phàm Nhơn nhập vào Bốn Thể thường dùng hàng ngày là:

    1 – Xác Thân để hoạt động.

    2 – Cái Phách để chuyển di sinh lực Prana khắp châu thân đặng nuôi dưỡng các tế bào và làm chúng liền lại với nhau.

    3 – Cái Vía để biểu hiện ý muốn và tình cảm.

    4 – Hạ Trí để học hỏi, phân biện, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng.

    PHÀM NHƠN Ở TRONG MÌNH TẠI CHỖ NÀO?

    Tùy theo giống dân và Cung mạng, Ngôi sao này không phải ở tại Luân xa gần trái tim mà ở chỗ khác.

    Tỷ như: Người da trắng bây giờ thuộc về Nhánh thứ Tư và thứ Năm của Giống dân thứ Năm, thì Ngôi sao này ở trong đầu, gần hạch mũi (Corps pituitaire).

    Muốn thấy được Chơn Nhơn thì phải tu hành tới bậc La Hán và mở được Huệ Nhãn.

    Muốn thấy được Chơn Thần thì phải là một vị Siêu Phàm dùng được Tối Thượng Huệ Nhãn.

    *

    * *

    Còn tiếp....
    (Vô minh - Bạch Liên)
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  4. doccocauhoa

    doccocauhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1.339
    cụ là ai , thuộc tôn giáo nào ? nên in sách cho mọi người đọc đi chứ nói người ta kg nhớ được nhé La Hán thượng tiên :D
    traderdoclap thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Xin góp với Cụ vài bài :
    Ta là ai - Thượng Tọa Thích Chân Quang
    --- Gộp bài viết, 16/06/2016, Bài cũ: 16/06/2016 ---
    25. Cô đơn - TT. Thích Chân Quang
    --- Gộp bài viết, 16/06/2016 ---
    Ai sắp đặt số phận cho chúng ta - Thượng Tọa Thích Chân Quang
    Binh Yen, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    cám ơn huynh @suutapdoco
    rất vui vì có huynh tham gia topic, đệ cũng hay sang topic của huynh đọc :)

    Tài liệu của huynh cũng thật hay, nhưng đệ cũng muốn gửi tới ai đó tài liệu dạng văn bản, ai đó cần thì có thể load xuống đọc chơi
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    CHƯƠNG THỨ BA

    BỐN THỂ HƯ HOẠI

    Bốn Thể thường dùng hàng ngày là: Xác Thân, Phách, Vía, Hạ Trí.

    Sau khi con người chết rồi một ít lâu, thì chúng nó tan rã lần lần ra những nguyên tử đã cấu tạo chúng nó.

    Kiếp sau khi đi đầu thai, con người sẽ có 4 Thể mới. Tuy mới mà cũ bởi vì bản tánh của chúng nó là bản tánh của 4 Thể kiếp trước. Đây là do theo Luật Nhân Quả, chứ không có chi gọi là lạ. Kiếp này là kết quả của kiếp trước, còn kiếp sau là kết quả của kiếp này.

    Bởi vì 4 Thể trên đây chỉ dùng được có một đời mà thôi, cho nên chúng nó là những Thể Hư Hoại.

    BA THỂ TRƯỜNG TỒN

    Ngoài 4 Thể này, con người có 3 Thể nữa là:

    5 – Thượng Trí hay là Nhân Thể để sinh ra những tư tưởng trừu tượng, vô hình. Gọi nó là Nhân Thể là vì nó chứa đựng những nguyên nhân ngày sau sinh ra những hậu quả.

    6 – Kim Thân hay là Thể Bồ Đề là Thể Trực Giác.

    7 – Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng Đại Đồng.

    Ba Thể này theo con người từ kiếp này qua kiếp kia cho tới chừng nào con người thành một vị Siêu Phàm. Vì vậy con người gọi chúng nó là những Thể Trường Tồn. Nhưng tương đối trường tồn chứ không phải tuyệt đối, bởi vì sau khi thành Chánh quả, vị Siêu Phàm có thể giữ chúng nó lại hay là bỏ chúng nó, tùy theo con đường Ngài theo đuổi.

    AI NIỆM PHẬT?

    Một nhà Sư niệm Phật rồi hỏi: “Ai niệm Phật? Ai niệm Phật?”

    Ấy là Phàm Nhơn niệm Phật, chứ không có ai vô đó cả. Nhà Sư hỏi như thế cũng khá lắm rồi.

    Còn tiếp....
    (Vô minh - Bạch Liên)
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    CHƯƠNG THỨ TƯ

    TẠI SAO CON NGƯỜI CÓ NHIỀU THỂ?

    Tại sao con người có 7 Thể, nhiều quá vậy? Và điều này tưởng phải giải nghĩa cho rành rẽ mới được.

    Trước đây tôi có nói: Con người ngày sau sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sinh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ này vậy, cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, 7 cõi, những Dãy Hành Tinh, con người và loài vật.

    7 Thể con người để dùng học hỏi 5 cõi Trời, từ cõi Trần cho tới cõi Niết Bàn:

    1 – 2 – Xác Thân và Cái Phách để học hỏi và hoạt động tại Cõi Trần.

    3 – Cái Vía để học hỏi và hoạt động tại cõi Trung Giới.

    4 – Hạ Trí để học hỏi và hoạt động tại cõi Hạ Thiên.

    5 – Thượng Trí hay là Nhân Thể để học hỏi và hoạt động tại cõi Thượng Thiên.

    6 – Kim Thân hay là Thể Bồ Đề để học hỏi và hoạt động tại cõi Bồ Đề.

    7 – Tiên Thể để học hỏi và hoạt động tại cõi Niết Bàn.


    TẠI SAO 7 THỂ

    CHỈ DÙNG TRONG 5 CÕI MÀ THÔI?

    Bởi Cái Trí con người chia ra làm hai phần: Hạ Trí và Thượng Trí.

    Còn cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ (Plan Mental) vẫn chia ra làm hai:

    Cõi Thượng Thiên là 3 cảnh cao của cõi Trí Tuệ gồm: Cảnh thứ Nhất, cảnh thứ Nhì và cảnh thứ Ba.

    Cõi Thượng Thiên (Aroupa) là cõi vô hình bởi vì tại đây tư tưởng xẹt ra từng làn chứ không có hình dạng như ở mấy cõi dưới.

    Phật giáo gọi cõi Thượng Thiên là: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên. Cõi Hạ Thiên (Roupa) gồm 4 cảnh chót của cõi Trí Tuệ là cảnh thứ Tư, cảnh thứ Năm, cảnh thứ Sáu và cảnh thứ Bảy.

    Thế thì, hai cõi Thượng Thiên và Hạ Thiên nhập lại làm ra cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.

    VÌ LÝ DO NÀO CON NGƯỜI

    PHẢI HỌC HỎI 5 CÕI TRỜI?

    Bây giờ ta nên biết: Vì lý do nào con người phải học hỏi 5 cõi Trời?

    Nếu con người không biết 5 cõi này ra thế nào thì làm sao tạo lập chúng nó được khi thành một vị Thái Dương Thượng Đế. Thế nên sự học hỏi 5 cõi là điều cần thiết và rất quan trọng.

    NHỜ CÁI GÌ MÀ CON NGƯỜI

    HỌC HỎI ĐƯỢC 5 CÕI TRỜI?

    Bây giờ, ta phải đề cập đến vấn đề: Nhờ cái gì mà con người học hỏi được 5 cõi Trời?

    Phải học hỏi rành rẽ phận sự mỗi thể của con người, chúng ta mới thấy Đấng Tạo Công chu đáo là dường nào! Ta hãy thử nghĩ điều này: Nếu sinh ra ở cõi Phàm, không có cặp mắt thì ta là một người đui mù, ta không thấy những sự vật ở chung quanh ta, làm sao ta học hỏi chúng được vì ta có biết chúng nó ra sao đâu.

    Thế nên, Đấng Tạo Hóa mới cho mỗi Thể của con người có một quan để thấy đặng học hỏi một cõi. Cõi nào con mắt nấy. Một quan đó là:

    Con mắt phàm – Nhãn quan của Cái Phách – Thần Nhãn – Thiên Nhãn – Huệ Nhãn – Tối Thượng Huệ Nhãn.

    1 – CÕI PHÀM VÀ CON MẮT PHÀM

    Cõi Phàm làm bằng một chất khí căn bản gọi là Hồng Trần (Matière physique). Chất Hồng Trần chia ra làm 7 chất nhỏ nữa, mỗi chất làm ra một cảnh (Sous plan). Thế nên cõi Trần có 7 cảnh (Xin nói tóm tắt là: 7 cõi Trời, cõi nào cũng chia ra làm 7 cảnh khác nhau).

    – Cảnh thứ Nhất của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Nhất (Ether 1er).

    – Cảnh thứ Nhì của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Nhì (Ether 2è).

    – Cảnh thứ Ba của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Ba (Ether 3è).

    – Cảnh thứ Tư của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Tư (Ether 4è).

    – Cảnh thứ Năm là cảnh chất hơi (Không khí).

    – Cảnh thứ Sáu là cảnh của chất lỏng (Nước).

    – Cảnh thứ Bảy là cảnh của chất đặc (Đất cát).

    Xác phàm làm bằng 3 chất Hồng Trần chót là: Chất đặc, chất lỏng và chất hơi. Cho nên con mắt phàm chỉ để xem những việc xảy ra ở 3 cảnh này mà thôi.

    2 – CÁI PHÁCH VÀ NHÃN QUAN CỦA CÁI PHÁCH

    (CLAIRVOYANCE ÉTHÉRIQUE)

    Cái Phách làm bằng 4 chất Dĩ Thái Hồng Trần. Nên biết, chất Dĩ Thái mịn hơn chất đặc, chất lỏng và chất hơi, nó chun thấu qua ba chất này, nên con mắt phàm không thấy Cái Phách và 4 cảnh Dĩ Thái được.

    Tuy nhiên, Trời cho Cái Phách có một quan, khi luyện tập cho nó mở ra rồi thì con người thấy được 4 cảnh Dĩ Thái và nhân vật 4 cảnh đó. Nói rằng một quan như một con mắt cho dễ hiểu, chứ kỳ thật nó giống hình một cái đĩa quay tròn giữa hai chơn mày Tiếng Phạn gọi là Charka.

    Có nhãn quan của Cái Phách Thì Thấy được:

    1 – Bốn cảnh Dĩ Thái.

    2 – Những vật để cách vách, dù cho vách đó làm bằng ván, bằng gạch, bằng đá háy bằng sắt.

    3 – Những vật để dưới đất cái.

    4 – Những Tinh Linh hay Ngũ Hành thân mình làm bằng chất Dĩ Thái. Có nhiều loại mà người ta nói đến là những Fê (fées).[3]

    Những Tinh Linh ở trong đất gọi là Thổ Thần (Gnomes).

    Những Tinh Linh ở trong nước gọi là Thủy Thần (Ondines). Những Tinh Linh ở trong lửa gọi là Hỏa Thần (Salamandres).

    Họ ở trong đất, trong đá, trong nước, trong lửa, trong không khí. Họ có nhiệm vụ phải thi hành cho Thiên Cơ khác hơn con người.

    3 – CÁI VÍA VÀ THẦN NHÃN

    (CLAIRVOYANCE ASTRALE)

    Cái Vía làm bằng 7 chất của cõi Trung Giới gọi là chất Thanh Khí hay là chất Tinh Quang (Matière astrale).

    Cái Vía có một Luân Xa ở chính giữa hai chơn mày. Luân Xa này mở ra thì con người có Thần Nhãn. Nhưng phải nói thêm rằng Hạch Mũi (Corps pituitaire) làm trung gian giữa Cái Vía và cái óc xác thịt. Khi Luân Xa mở ra rồi và Hạch Mũi phải hoạt động, con người mới dùng Thần Nhãn được. Còn như Hạch Mũi nằm im lìm, dù cho Luân Xa mở ra, con người vẫn chưa có Thần Nhãn.

    Người có Thần Nhãn thấy được:

    1 – Cõi Trung Giới.

    2 – Các Hạng Thiên Thần ở tại cõi đó gọi là Kama Dévas.

    3 – Nhiều Phái Huyền bí học. Phái thì theo Chánh Đạo, Phái thì theo Tà Đạo và cũng có một Phái nửa Tà nửa Chánh, nghĩa là họ giúp người cũng được mà hại người thì cũng không từ nan.

    4 – Những hình tư tưởng của ý muốn và tình cảm.

    5 – Hồn người chết và Hồn người sống đang ngủ. Lúc Cái Vía xuất ra và qua cõi Trung Giới. Chừng về nhập xác, con người thức dậy.

    6 – Những Tinh Linh thân hình làm bằng chất Tinh Quang.

    7 – Những Tinh Chất thứ Ba (3è Essence élémen-tale), có tới 2.401 thứ Tinh Chất (Elémentals). Chúng thay hình đổi dạng liền liền, cũng chớ nên tưởng rằng hễ có Thần Nhãn thì dùng được liền.

    Một trăm lần đầu tiên nói sai hết chín mươi chín lần. Phải nhờ một vị Đại Sư Huynh tới bậc La Hán chỉ bảo cặn kẽ mới hết sự lầm lạc.

    Ngày nay nhân loại tiến tới mức độ khá cao, nhiều người có Thần Nhãn song còn ở bậc thấp.

    Có nhiều cách luyện Thần Nhãn, duy có phương pháp mở luồng Hoả Hầu (Kundalini) là cao hơn hết mà cũng nguy hiểm hơn hết.

    4 – HẠ TRÍ VÀ HẠ THIÊN NHÃN

    (CLAIRVOYANCE MENTALE INFÉRIEURE)

    Ngày nay, ngoại trừ các vị Cao đồ của Chơn Sư đã vào hàng Tứ Thánh, thì ngoài đời, chưa có một ai có Thiên Nhãn.

    Từ Thiên Nhãn sắp lên, không có sự tiết lộ nhiều, chỉ nói tổng quát thôi.

    Hạ Trí cấu tạo bằng bốn chất Trí Tuệ (Matière mentale) thấp hơn hết là chất thứ Tư, chất thứ Năm, chất thứ Sáu và chất thứ Bảy. Chúng làm ra 4 cảnh chót của cõi Thượng Giới gọi là cõi Hạ Thiên (Plan inférieur ou Ciel inférieur). Cõi Hạ Thiên là cõi Thiên Đàng của người Trần thế.

    Hạ Trí có một Luân Xa, mở ra rồi thì con người có Hạ Thiên Nhãn. Nhưng phải nói thêm rằng Hạch óc liên quan mật thiết với Luân Xa này và làm trung gian giữa Hạ Trí và bộ óc. Nó phải hoạt động, con người mới dùng được Ha Thiên Nhãn.

    Có Hạ Thiên Nhãn thì thấy được:

    1 – Cõi Hạ Thiên.

    2 – Các Đại Thiên Thần thuộc về Hạng Sắc Giới (Roupa Dévas).

    3 – Tiên Thánh và các Đệ tử.

    4 – Tinh Chất thứ Nhì (2è Essence élémentale).

    5 – Hồn người chết khi bỏ cõi Trung Giới lên Thiên Đàng.

    6 – Hồn thú vật sắp có cá tính.

    7 – Những hình tư tưởng thuần tuý v.v. . . .

    5 – THƯỢNG TRÍ VÀ THƯỢNG THIÊN NHÃN

    (CLAIRVOYANCE MENTALE SUPÉRIEURE)

    Thượng Trí hay là Nhân Thể cấu tạo bằng 3 chất Trí Tuệ (cũng gọi là Thượng Thanh Khí) cao hơn hết của cõi Trí Tuệ là cõi Thượng Giới. Chúng làm ra cảnh thứ Nhất, cảnh thứ Nhì và cảnh thứ Ba của cõi Thượng Giới. Ba cảnh này nhập chung gọi là cõi Thượng Thiên (Plan mental supérieur ou Monde Céleste supérieur). Cõi này là quê hương của Chơn Nhơn.

    Có Thượng Thiên Nhãn Thì thấy được:

    1 – Cõi Thượng Thiên.

    2 – Các Đại Thiên Thần thuộc về Hạng Vô Sắc Giới (Aroupa Dévas).

    3 – Tiên Thánh và các Đệ tử.

    4 – Những vị Chơn Nhơn tức là 60 ngàn triệu Linh Hồn đều có mặt tại đây, vì số dân chúng trên Dãy Địa Cầu là 60 tỷ. Họ xuống Trần từng đợt, hết đợi này đến đợt kia chứ không phải xuống một lượt.

    5 – Tinh Chất thứ Nhất (1ere Essence élémentale).

    6 – KIM THÂN HAY LÀ THỂ BỒ ĐỀ VÀ HUỆ NHÃN

    (CLAIVOYANCE BOUDDHIQUE)

    Kim Thân hay là Thể Bồ Đề cấu tạo bằng 7 chất khí làm ra cõi Bồ Đề cũng gọi là Thái Thanh Khí.

    Nhãn quan của Thể Bồ Đề gọi là Huệ Nhãn.

    Có Huệ Nhãn thì thấy:

    1 – Cõi Bồ Đề.

    2 – Các Đại Thiên Thần.

    3 – Tiên Thánh và các bậc Đệ tử tới bậc La Hán v.v. . . .

    Phải tu hành tới bậc La Hán mới sử dụng được Huệ Nhãn.

    7 – TIÊN THỂ VÀ TỐI THƯỢNG HUỆ NHÃN

    (CORPS ATMIQUE ET VISION ATMIQUE)

    Tiên Thể hay là Thể Atma (Corps Atmique) làm bằng 7 chất khí đã cấu tạo ra cõi Niết Bàn (Nirvana).

    Phải tu hành tới bậc Siêu Phàm gọi là Chơn Tiên (Asekha) mới ở vĩnh viễn được tại cõi Niết Bàn và biết nó ra sao.

    Con người không có ngôn ngữ để diễn tả những điều đã thấy ở cõi Trung Giới, nói chi tới cõi Niết Bàn.

    Những vị La Hán sau nhiều năm luyện tập vào được cõi Niết Bàn đặng học hỏi. Các Ngài cũng không thể thuật lại rành rẽ những điều đã nhận xét.

    CON NGƯỜI LÀ TIỂU THIÊN ĐỊA

    Tới đây mới giải vì sao kinh sách xưa gọi con người là Tiểu Thiên Địa.

    BA NGÔI CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ

    Theo Ấn giáo thì Đức Thượng Đế phân làm 3 Ngôi:

    1 – Ngôi thứ Nhất là BRAHMA – Phạm Vương –

    2 – Ngôi thứ Nhì là VISHNOU – Quích Nu –

    3 – Ngôi thứ Ba là SHIVA – Si Hoa –

    Theo Thiên Chúa giáo:

    1 – Ngôi thứ Nhất là ĐỨC CHÚA CHA – Dieu, Le Père –

    2 – Ngôi thứ Nhì là ĐỨC CHÚA CON – Dieu, Le Fils –

    3 – Ngôi thứ Ba là ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN – Dieu, Le Saint Esprit –

    BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI

    Con người là một Tiểu Thượng Đế, nên cũng phân làm Ba Ngôi như Cha mình:

    1 – Ngôi thứ Nhất là Chơn Thần – Monade –

    2 – Ngôi thứ Nhì là Chơn Nhơn – Égo, Soi Supérieur –

    3 – Ngôi thứ Ba là Phàm Nhơn – Personnalité, Soi inférieur –

    Con người có 7 Thể. Bảy Thể này do các chất khí đã tạo lập ra 5 cõi Trời, từ cõi Niết Bàn cho tới cõi Phàm cấu tạo nên.

    Bởi vì con người là một vị Tiểu Thượng Đế và trong mình có đủ các chất khí đã tạo lập Tiểu Vũ Trụ của chúng ta, cho nên người xưa nói: Con người là Tiểu Thiên Địa.

    Ngày nào con người tu hành và làm chủ được 7 Thể của mình thì con người làm chủ được từ cõi Trần cho tới cõi Niết Bàn. Con người sẽ thành một vị Siêu Phàm.

    Thế nên, hãy tìm Đạo trong mình chúng ta, đừng tìm Đạo ở ngoài. Quả thật, ở khắp mọi nơi, từ trên Trời xuống tới dưới đất đều có Đạo, song nó đầy đủ hơn ở trong mình con người, khỏi đi tìm đâu xa cho thất công. Câu châm ngôn:

    “Khi thí sinh sẵn sàng,

    Chơn Sư sẽ hiện đến.”

    Nếu Ngài bận việc thì Ngài bảo một vị Đệ tử lớn tới chỉ dạy cho ta.

    Ai có kinh nghiệm rồi thì biết điều này không bao giờ sai. Chỉ e một điều là ta chưa hội đủ những điều kiện cần thiết mà thôi. Có một việc mà tất cả các hàng Phật tử nên làm là: Lấy Đạo Bát Chánh làm một cái gương để soi mình hàng ngày. Nếu bền chí và cố gắng sống như lời Phật đã dạy thì sẽ lần lần vén lên được những bức màn Vô Minh, từ cái này tới cái kia.

    Còn tiếp....
    (Vô minh - Bạch Liên)
    Binh Yen, traderdoclapsuutapdoco thích bài này.
  9. ntnhn

    ntnhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2011
    Đã được thích:
    2.026
    tôi muốn hỏi bác .khi con người ta lúc chết thì xác được đưa vào lòng đất còn hồn đi đâu hoặc ở đâu
    Binh Yen, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Hồn sẽ rời khỏi thân xác, tùy nghiệp lực mỗi người sẽ có thời gian lưu ở các cõi khác nhau (Cõi trung giới, cõi trí, cõi hạ thiên, thượng thiên, ...) rồi sau đó nghỉ ngơi và chuẩn bị cho lần đầu thai tiếp theo căn cứ theo nghiệp lực của kiếp sống trước đó.
    Ví dụ, nhưng linh hồn chết kiểu tự tử, họ sẽ luẩn quẩn mãi ở cõi trung giới cảnh 1 (cảnh gần nhất cõi hồng trần) trong thời gian rất lâu mới lên tiếp các cõi trung giới cao hơn.
    Để hiểu cụ thể hơn, bác có thể đọc thêm cuốn Hành trình của một Linh Hồn - PETER RICHELIEU

    Việc hồn rời khỏi thân xác thì nhiều tôn giáo nói tới, như Mật tông phật giáo có nói trong cuốn Tây tạng sinh tử kỳ thư.

    Một số sách nói tới việc chúng ta bị đày tại địa ngục, thực chất là không có cõi địa ngục, đây là sản phẩm của việc răn đời cho nhân gian biết sợ những điều ác độc.

    Nhân vấn đề này, tôi cũng xin đề cập thêm 1 chút ngoài lề: Hiện nay rộ lên việc cầu hồn, gọi hồn, lên đồng, .... Xin thưa là các vong linh được gọi về không phải tiên thánh, chủ yếu là những linh hồn chưa siêu thoát, không thoát đi đâu được và thèm khát trở lại cuộc sống cõi trần gian. Một dịp nào đó rảnh và hết loạt bài này tôi sẽ gửi nội dung cụ thể về các cuộc gọi hồn, các thần thông bậc thấp mà chúng ta hết sức nên né tránh.
    Last edited: 16/06/2016
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này