Triết lý chứng khoán >>>>> Kinh nghiệm thành công

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VP_BS, 11/02/2019.

2190 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 837 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. VP_BS

    VP_BS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    52
    George Soros: "Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai và tôi tồn tại được nhờ nhận ra các sai lầm của mình"

    Không sợi dây gì dài như sợ dây kinh nghiệm, nhưng bạn không nhất thiết phải tự học được tất cả các kinh nghiệm mà có thể học hỏi thông qua bài học của những người thành danh, ông trùm chứng khoán chẳng hạn.

    Warren Buffett “Nguyên tắc số 1, không để mất tiền", Nguyên tắc số 2: “Nếu mất tiền xem lại nguyên tắc số 1”

    Câu nói của ông ngắn gọn nhưng bao hàm ý nghĩa rất lớn, đó là cả một quá trình.

    Khi nghiên cứu về các triết lý đầu tư của những nhà đầu tư huyền thoại, điều ngạc nhiên là càng trải nghiệm, đau thương nhiều thì các đúc kết của họ càng ngắn gọn và sâu xa. Một người mới bước chân vào đầu tư nếu có đọc thì cũng chưa thể nào hiểu hết được ý nghĩa của các đúc kết này.

    Ví dụ, với nhà đầu tư Warren Buffett, nguyên tắc số 1 của ông là “Không để mất tiền”. Vậy làm sao để không mất tiền? Câu chuyện này có thể dài hàng nghìn tập. Warren Buffett từng nói "Những bài học giá trị cần phải được dạy đi dạy lại nhiều lần".

    Phillip Fisher đi tiên phong trong trường phái đầu tư tăng trưởng

    Trong cuốn “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường”, nhà đầu tư Phillip Fisher đã chọn ra 15 tiêu chí mà cả đời ông mới đúc kết được giúp nhà đầu tư chọn ra được các công ty tăng trưởng. Một doanh nghiệp chỉ cần thỏa mãn phần lớn các tiêu chí đó là có thể nắm giữ trọn đời và cho mức sinh lời không tưởng (Phillip Fisher đã nắm giữ Motorola 20 năm và giá cổ phiếu tăng 30 lần).

    Tham khảo các triết lý của Phillip Fisher, ban đầu sẽ dễ cảm thấy khó chịu với nhiều câu hỏi. Chẳng hạn, cái khó khăn nhất là với một nhà đầu tư cá nhân là khả năng tiếp cận và đánh giá ban lãnh đạo hay hệ thống kế toán của một công ty, với nhà đầu tư đại chúng thì làm sao có thể biết được? Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn về nhà đầu tư này sẽ thấy, nguyên tắc này là một quá trình tích lũy lâu dài, ông thường không nhận quản lý quá nhiều tài sản và chỉ tập trung vào các nhà đầu tư thân thiết (khoảng hơn 10 khách hàng).

    Khi sở hữu đến một quy mô nhất định tại doanh nghiệp, việc tiếp cận với ban lãnh đạo sẽ không quá khó khăn. Đối với Phillip Fisher, một công ty tăng trưởng sẽ luôn có những thế mạnh để tăng trưởng không ngừng trong các năm tiếp theo. Warren Buffett cũng từng thừa nhận 15% chiến lược của ông kế thừa từ Phillip Fisher.

    Peter Lynch “Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà đầu tư là chọn doanh nghiệp dưới góc nhìn của người tiêu dùng”

    Nhà đầu tư được coi là “phù thủy” phố Wall - Peter Lynch với triết lý đầu tư nghe có vẻ đơn giản: “Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà đầu tư là góc nhìn lựa chọn tinh hoa của doanh nghiệp được chọn mua - được xác định không phải với vị trí từ góc nhìn một nhà quản lý, mà là góc nhìn của một người tiêu dùng.

    Là nhà đầu tư, rất quan trọng khi chúng ta nhìn các cổ phiếu dưới góc nhìn người tiêu dùng. Triết lý này không quá khó để thực hiện. Bạn hãy quan sát nhiều hơn về hành vi (mua, hoặc quan trọng hơn - các hành vi không mua) của người tiêu dùng để đánh giá về mức độ phổ biến và tích cực của thương hiệu mục tiêu.

    Cuốn “Stock Wizard - Phù thủy chứng khoán” của Jack Schwager là những cuộc phỏng vấn của ông với các nhà giao dịch hàng đầu, quản lý khối tài sản lớn và đã chiến thắng được thị trường trong nhiều năm. Hầu hết các nhân vật đều có điểm chung đặc điểm là có cảm tính mạnh mẽ, nhạy cảm về thị trường, ra quyết định có thể là dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý trí.

    Tuy nhiên, nếu bạn không được trời phú cho các phẩm chất đó để trở thành một nhà giao dịch thành công thì cũng nên học các nhà đầu tư huyền thoại các kinh nghiệm sau:

    1. Phải có hệ thống giao dịch riêng. Thị trường sẽ học được “công thức” của chúng ta rất nhanh, nên phải không ngừng cải tiến hệ thống.

    2. Phải tuân thủ kỷ luật, thường các nhà giao dịch sẽ thất bại nếu bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc và các sự kiện ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của mình. Cách tốt nhất để khắc phục là không giao dịch trong khoảng thời gian này.

    3. Đảo ngược giao dịch sửa sai ngay tức khắc và không có ngoại lệ.

    Những quan điểm đọc thì thấy đơn giản, nhưng khi “vào trận” sẽ thấy muôn vàn thứ chi phối. Có ai đó đã nói “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”. Để giữ được tiền, Peter Lynch có một số lời khuyên cho nhà đầu tư như sau:

    1. Thua lỗ lớn nhất trong cổ phiếu thường đến từ các công ty có bảng cân đối kế toán không tốt.

    2. Mọi người đều có khả năng kiếm tiền từ chứng khoán, nhưng không phải ai cũng có sự gan lì. Nếu bạn dễ dàng bán cổ phiếu khi thị trường dao động thì tốt nhất bạn nên tránh xa chứng khoán và cả các quỹ tương hỗ.

    3. Về lâu dài, chắc chắn 100% có mối tương quan giữa sự thành công của công ty và giá cổ phiếu. Đây chính là chìa khóa để kiếm tiền. Bạn phải kiên nhẫn và mua cổ phiếu của những công ty kinh doanh tốt.

    4. Nuôi cổ phiếu cũng giống như nuôi con, không nên nuôi nhiều để không chăm sóc được chu đáo, cũng như không nên ôm đồm nhiều cổ phiếu trong tay. Bạn chỉ thành công thực sự khi tập trung vào một việc.

    5. Nếu bạn không thể tìm thấy cổ phiếu nào đủ hấp dẫn thì hãy gửi tiền vào ngân hàng cho đến khi bạn phát hiện ra nó.

    6. Bất cứ khi nào phải dự đoán thị trường, kỹ năng cần thiết không phải là lắng nghe, mà là ngáp. Bí quyết ở đây là đừng học cách tin vào những cảm xúc bên trong bạn, mà phải rèn luyện bản thân để đưa ra những quyết định logic và dựa hoàn toàn vào lý trí.

    Thực tế, không sợi dây gì dài như sợi dây kinh nghiệm, rút hoài mà không hết. Nhà đầu tư hãy tập tư duy khách quan, độc lập, đồng thời rèn luyện bằng cách ghi chép, làm bài tập về nhà thật nhiều. Mong bạn sẽ mang theo những bài tập bên mình để đón một năm mới thật thành công và hạnh phúc trong từng trải nghiệm “chứng trường”.
    --- Gộp bài viết, 11/02/2019, Bài cũ: 11/02/2019 ---
    Thị trường phiên đầu năm tăng đẹp, dòng tiền lan tỏa hy vọng VNI sớm vuượt mốc 1000 điểm.
  2. VP_BS

    VP_BS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    52
    KL NN MuaKL NN Bán
    21,305,95519,288,875
    GT NN MuaGT NN Bán
    779.18 tỷ768.66 tỷ
    Nước ngoài mua bán cân bằng phiên đầu năm.
  3. VP_BS

    VP_BS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    52
    Sáng nay 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm mới Kỷ Hợi 2019 với sự lạc quan, tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

    [​IMG]


    Thủ tướng hối thúc các bộ ngành triển khai giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam

    Trong hai phiên giao dịch đầu năm Kỷ hợi 2019, TTCK đã giao dịch sôi động với sự tăng điểm tích cực. Phiên sáng nay 12/2, chỉ số VNIndex mở cửa thị trường tiếp tục tăng thêm 2,24 điểm, lên 928,56 điểm, HNX Index tăng nhẹ 0,02 điểm lên 105,27 điểm.

    Buổi lễ khai xuân đầu năm Kỷ Hợi 2019 diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo và cán bộ của HNX cùng các vị đại biểu, cơ quan báo chí…

    Nhìn lại chặng đường 20 năm phát triển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã và đang phát triển đúng hướng, đạt nhiều thành tựu quan trọng. TTCK ngày càng mở rộng thu hút sự tham gia của doanh nghiệp niêm yết, qua đó đưa chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế quan trọng.

    Thủ tướng mong muốn các bộ ngành liên quan phải làm sao để TTCK cùng với hệ thống tín dụng ngân hàng giúp cho thị trường tài chính Việt Nam cân đối hơn, phát triển hiệu quả và điều hoà dòng vốn của nền kinh tế.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những đóng góp của các bộ ngành đã xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán đạt được những thành tựu lớn.

    Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số vấn đề còn hạn chế, cần điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, như vấn đề về trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, kỷ cương kỷ luật thị trường…

    Với những thành tựu tăng trưởng kinh tế Việt Nam khả quan, Thủ tướng đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của TTCK với vai trò kênh huy động vốn, thúc đẩy hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn, phát triển kênh trái phiếu Chính phủ…

    “Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế quốc tế đều đánh giá lạc quan về sự tăng trưởng của Kinh tế Việt Nam. Trong đó, theo Forbes Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, trở thành điểm sáng nhất trên bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2019. Bởi chuyên gia dự báo tích cực dựa vào đánh giá những tiềm năng, sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là môi trường kinh doanh và tăng trưởng kinh tế vĩ mô của chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

    Ngay tại lễ khai xuân, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành, cơ quan liên quan với 7 nội dung trọng tâm nhằm mục tiêu năm 2019 tiếp tục đưa TTCK phát triển sôi động hơn, bền vững hơn. Cụ thể:

    - Hoàn thiện khung khổ pháp lý về chứng khoán, TTCK, trong đó chú trọng hoàn thiện các quy định của Luật Chứng khoán theo hướng phải đồng bộ với Luật đầu tư, giúp quản lý, kiểm soát giao dịch chứng khoán minh bạch, lành mạnh, đặc biệt cần tăng cường thể chế bảo vệ nhà đầu tư...

    - Tập trung phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, trái phiếu Chính phủ

    - Tập trung tái cơ cấu toàn diện thị trường chứng khoán, nâng cao cao chất lượng và đa dạng TTCK

    - Bộ Tài chính và các cơ quan, bộ ngành liên quan trình chính phủ cơ chế, giải pháp để thúc đẩy TTCK phát triển tăng quy mô, nâng cao quản trị của DNNN sau khi cơ cấu, thoái vốn nhà nước

    - Triển khai các giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, nâng hạn tín nhiệm…

    - Giao Bộ Tài chính, UBCK xây dựng cơ chế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ chế kiểm soát các hoạt động, hành vi vi phạm của tổ chức xuyên quốc tế…

    - Bộ Tài chính, UBCK ưu tiên xây dựng giải pháp đẩy mạnh sử dụng thành quả Công nghệ cách mạng 4.0 để tạo đột phá cho sự phát triển TTCK

    - Tăng cường thanh tra giám sát xử lý vi phạm trên thị trường, tạo niềm tin cho công chúng, nhà đầu tư, giao dịch chứng khoán minh bạch, trở thành kênh đầu tư đáng tin cậy và an toàn. Thị trường chỉ có những nhà đầu tư lướt sóng, đầu cơ thì sẽ không thể phát triển minh bạch, bền vững lâu dài được.
  4. VP_BS

    VP_BS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    52
    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng sẽ được giảm 50% nếu thông tư dự thảo được thông qua

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành thông tư dự thảo lấy ý kiến về việc áp dụng thay đổi cho Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành vào cuối năm 2017, bao gồm việc NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho một số ngân hàng được lựa chọn. Tỷ lệ RRR hiện có hiệu lực tại Việt Nam áp dụng cho tiền gửi VND trong khoảng 1-3% tùy theo loại hình tiền gửi. Tỷ lệ này là khá thấp so với các hệ thống ngân hàng khác, như Trung Quốc, nơi có RRR 14,5% cho các tổ chức tín dụng lớn vào đầu năm 2019. Mục tiêu của dự thảo mới này là các ngân hàng đã hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của các ngân hàng được NHNN giám sát, thông qua cả việc hỗ trợ nhân sự hoặc đầu tư vốn, hoặc các ngân hàng được NHNN chỉ định để hỗ trợ cho các chính sách của NHNN. Áp dụng dự thảo này sẽ cho phép các ngân hàng được chuyển tiền gửi từ NHNN sang các hoạt động cho vay có biên LN cao hơn.

    Ngoài 3 ngân hàng yếu kém đã được NHNN mua lại vào năm 2015, danh sách các tổ chức tín dụng thuộc diện giám sát đặc biệt của NHNN không được công bố chi tiết, vốn không chỉ bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần, mà còn có các quỹ tín dụng nhân dân và các công ty tài chính tiêu dùng cần hỗ trợ tái cơ cấu.

    Các ngân hàng được áp dụng nếu dự thảo được thông qua: VCB (hỗ trợ tái cơ cấu VNCB), CTG (hỗ trợ tái cơ cấu Ocean Bank và GP Bank).

    Các ngân hàng có tiềm năng được áp dụng nếu dự thảo được thông qua: STB (đề xuất hỗ trợ một quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Bắc Ninh) và Nam Á (hỗ trợ một quỹ tín dụng nhân dân ở tỉnh Đồng Nai).
  5. trangnguyen1983

    trangnguyen1983 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/01/2019
    Đã được thích:
    387

Chia sẻ trang này