Trời vừa chập Tối Ông bạn bên PVS gọi điện gấp thay đổi chiến lược các bác ạ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 30/03/2015.

2214 người đang online, trong đó có 69 thành viên. 02:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7241 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-7/4/2015, theo lời mời của Thủ tướng ***************.

    Đây là lần thứ ba ông Medvedev thăm Việt Nam. Lần thứ nhất vào năm 2010 trên cương vị Tổng thống Nga, và lần thứ hai vào năm 2012 trên cương vị Thủ tướng nước này.

    Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, vào trung tuần tháng 11/2014, tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) nhân hội nghị cấp cao ASEAN 25, Thủ tướng *************** đã có cuộc gặp chính thức Thủ tướng Nga Medvedev.

    Tại cuộc gặp, hai bên bày tỏ vui mừng nhận thấy thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị và truyền thống Việt Nam và Liên bang Nga có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

    Hai thủ tướng đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh – quốc phòng, giáo dục đào tạo, năng lượng, khoa học, công nghệ...

    Thủ tướng *************** trân trọng mời Thủ tướng Mevedev sớm thăm Việt Nam để hai bên tiếp tục trao đổi cụ thể về các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Thủ tướng Medvedev đã vui vẻ nhận lời.

    Sinh năm 1965, ông Medvedev là cựu Tổng thống Nga từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2012, và là đương kim Thủ tướng Nga từ tháng 5/2012.
    xgameno1 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Doanh thu, lợi nhuận vẫn sẽ khả quan

    Những tháng cuối năm 2014, giá dầu thô thế giới liên tục giảm từ mức trên 100 USD/thùng xuống dưới 50 USD/thùng. Gần đây, giá dầu Brent dao động quanh ngưỡng 60 USD/thùng, đưa giá dầu tính từ tháng 10/2014 đến nay đạt mức trung bình 53,7 USD/thùng.

    Theo Báo cáo triển vọng ngành 2015 của BSC, các tổ chức như EIA, Goldman Sachs, Morgan Stanley và Moody’s dự báo, giá dầu Brent sẽ phục hồi trong 2 quý cuối năm 2015, lên mức cao nhất 75 USD/thùng, đưa mức giá bình quân cả năm đạt 70 USD/thùng.

    Trong năm 2014 vừa qua, giá dầu giảm mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN cung cấp dịch vụ dầu khí như PVD, PVS, PXS, PVC, PVB. Bên cạnh đó, các DN kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) như PVG, PGS, PCG, PGC gặp khó khăn do giá bán liên tục giảm.

    Năm 2015, mặc dù đối mặt với không ít yếu tố bất lợi, nhưng có nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ ngành dầu khí. Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, nhu cầu về khí hóa lỏng LPG của Việt Nam sẽ đạt 1,5 triệu tấn trong năm 2015, tăng 10% so với năm 2014 và đạt 1,9 triệu tấn vào 2018. Bên cạnh đó, dầu, khí là nguyên liệu đầu vào của của các DN sản xuất vật liệu xây dựng như sắt, thép, sơn, tấm lợp, chống thấm, nhu cầu trong năm nay sẽ tăng cao do thị trường bất động sản có triển vọng phục hồi rõ nét hơn, nhất là khi các gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, 50.000 tỷ đồng được giải ngân mạnh.

    Đặc biệt, nguồn thu của các DN dầu khí được bù đắp khi các dự án dầu khí trên bờ (onshore) lớn được triển khai trong năm 2015 như: các nhà máy nhiệt điện Long Phú, Sông Hậu 1 và các nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô, Long Sơn. Các dự án này sẽ đóng góp lớn vào mảng kinh doanh của PVS, PXS, PVX.

    Phân tích của BSC và CTCK Maybank KimEng (MBKE) cùng dự báo, doanh thu và lợi nhuận của nhiều DN ngành dầu khí vẫn sẽ khả quan.

    PVS - mảng thu chính phục hồi

    CTCP Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) hiện chiếm khoảng 90% thị phần dịch vụ tàu chuyên dụng phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam và nắm giữ 100% dịch vụ cảng kỹ thuật dầu khí.

    PVS có mảng dầu khí hồi phục khi Tàu khảo sát Amadeus 3D hoạt động trở lại cuối năm 2014. Dịch vụ kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) tăng trưởng nhanh khi FPSO Lam Sơn hoạt động cả năm 2015, thay vì nửa năm như 2014.

    PVD-tăng lợi nhuận từ cho thuê giàn khoan

    CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) hiện nắm giữ 50% thị phần dịch vụ khoan và 50 - 70% thị phần dịch vụ liên quan đến khoan. Giàn khoan tự nâng thế hệ mới PV Drilling VI đã được bàn giao cho Công ty vào cuối tháng 2 vừa qua sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận chung của hoạt động thuê giàn khoan của PVD. Công ty dự kiến đầu tư thêm 1 giàn khoan tự nâng khác trong những tháng cuối năm. Trong năm 2015, PVD có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.030,7 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng.

    GAS - cung cấp khí từ năm 2017

    CTCP Khí Việt Nam (GAS) hiện độc quyền thu gom, vận chuyển, chế biến, dự trữ kinh doanh khí và các sản phẩm từ các mỏ do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và liên doanh làm chủ.

    GAS đang dẫn đầu thị phần khí hóa lỏng với 69% thị phần. Năm nay, Công ty sẽ đưa vào vận hành dự án ống dẫn khí mới Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1; hệ thống thu gom và cấp khí tại Tiền Hải - Thái Bình; cấp bù khí ẩm NSC cho GPP Dinh Cố để bổ sung cho nguồn khí Cửu Long và gia tăng giá trị khí.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, Công ty triển khai giai đoạn 1 Dự án kho chứa 1 triệu tấn LNG Thị Vải, sẽ cung cấp khí vào năm 2017 khi Việt Nam bắt đầu nhập khẩu khí vì không đủ nguồn cung.
    CNG - cổ tức duy trì 35%

    CTCP CNG Việt Nam (CNG) và công ty mẹ - CTCP Khí hóa lỏng Miền Nam (PSG) đang độc quyền phân phối khí CNG trên cả nước. CNG có khả năng sinh lợi khá cao so với các DN cùng ngành. Công ty sẽ trả cổ tức năm 2014 với tỷ lệ 35% cũng như năm 2015 do trong năm nay, khấu hao của CNG giảm mạnh chỉ còn 48 tỷ đồng, trong khi đang nắm lượng tiền mặt 352 tỷ đồng.



    - See more at: http://stox.vn/tin-tuc/stock/244065/mua-co-phieu-dau-khi-de-danh.html#sthash.Y1suYmUN.dpuf
    xgameno1 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    PVS: Nhóm quỹ Templeton Frontier Markets Fund nâng sở hữu lên 5,03%
    (NDH) Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS - HNX) báo cáo về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn/ nhà đầu tư lớn.


    Theo đó, FTIF Templeton Emerging Markets Smaller Companies Fund đã mua 145.000 cổ phiếu PVS, qua đó, nâng sở hữu tại công ty này từ 0,26% (1,15 triệu cổ phiếu) lên thành 0,29% (1,295 triệu cổ phiếu).

    Bên cạnh đó, Templeton ASEAN Consumer Fund Ltd cũng đã mua 20.000 cổ phiếu PVS. Sau khi giao dịch được thực hiện, Templeton ASEAN Consumer Fund Ltd đã nắm giữ 110.000 cổ phiếu PVS, tương ứng tỷ lệ 0,02%.

    Nếu tính thêm số cổ phần của các tổ chức liên quan đến quỹ này như FITF - Templeton Frontier Markets Fund, TGIT – Templeton Frontier Markets Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Curian/FT Frontier Market và Frontier Markets Equity (Master) Fund, LFD, tỷ lệ sở hữu của các quỹ này tại PVS tăng từ 4,09% (22.301.474 cổ phiếu) lên thành 5,03% (22.446.474 cổ phiếu).

    Như vậy, nhóm NĐTNN này đã trở thành cổ đông lớn của PVS kể từ ngày 3/3/2015.

    --- Gộp bài viết, 30/03/2015, Bài cũ: 30/03/2015 ---
    Phải Hoan lạc bác ạ ăn 35% xiền mà.
    --- Gộp bài viết, 30/03/2015 ---
    Dầu hôm nay về 50 http://www.bloomberg.com/energy/
    --- Gộp bài viết, 30/03/2015 ---
    Em nó mà tăng bác đừng bán vội nhé pha này ông bạn nói lên 3x cuối tháng 4 . Chúc bác thành công .
    --- Gộp bài viết, 30/03/2015 ---
    Đầu tư giá trị sẽ có thành quả trong năm 2015 .
    --- Gộp bài viết, 30/03/2015 ---
    http://www.bloomberg.com/markets
    xgameno1 thích bài này.
    jack_nguyen78 đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    4 cổ phiếu triển vọng trong năm 2015


    Mặc dù không phải là đáp án chính xác nhưng dựa trên triển vọng và tiềm năng kinh doanh, cổ phiếu của một số doanh nghiệp (DN) dưới đây được dự báo sẽ được chú ý trong năm 2015.
    [​IMG]

    Thế Giới Di Động (MWG)

    Trong một báo cáo đầu tháng 1/2015, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trong ngắn hạn và mua trong dài hạn đối với cổ phiếu MWG. Thực tế, ngành bán lẻ điện tử và công nghệ tiêu dùng mà MWG đang tham gia là ngành có nhiều triển vọng.

    Theo Công ty GfK, phân khúc bán lẻ điện thoại di động của Việt Nam trong 9 tháng năm 2014 đã đạt mức tăng trưởng 24% so với cùng kỳ. Sang năm 2015, với tỷ lệ thuê bao 3G ở Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 27% tổng dân số, tăng trưởng cho ngành này dự báo vẫn còn rất lớn.

    MWG đứng thứ 2, chỉ sau Nguyễn Kim trong ngành bán lẻ hàng điện tử tại Việt Nam. MWG hiện giữ tốc độ tăng trưởng thị phần từ 20% lên 30% mảng bán lẻ điện thoại và số lượng cửa hàng tăng từ 217 lên 350 trong năm 2014. MWG dự kiến tiếp tục nâng số lượng cửa hàng lên 465 trong 2015 và chiếm 40% thị phần điện thoại cả nước.

    Với việc liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, MWG phấn đấu đạt doanh thu 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế 886 tỷ đồng trong năm 2015, tức tăng mạnh so với doanh thu 15.800 tỷ đồng và lợi nhuận 670 tỷ đồng năm 2014.

    Hãng phân tích CIMB từng đánh giá, tiềm năng tăng giá 22,9% với giá mục tiêu 134.000đ/CP cho MWG dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu theo lãi kép hằng năm 45% (CAGR) trong 3 năm qua và dự báo sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng kép 30% cả về doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong 3 năm kế tiếp.

    Vĩnh Hoàn (VHC)

    Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Vĩnh Hoàn là một trong số không nhiều DN duy trì được mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của VHC đạt 234 triệu USD, tăng 19% so với năm 2013.

    Trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 203 triệu USD, tăng 22% nhờ tăng trưởng cả về giá và sản lượng. VHC tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cá tra với thị phần là 12%, tăng so với mức 8,7% của năm 2013.

    Sang năm 2015, kinh doanh của VHC dự báo sẽ còn thuận lợi nhờ hưởng mức thuế chống bán phá giá từ Mỹ là 0%, hưởng lợi từ chính sách nâng tỷ giá USD lên thêm 1% cũng như các động thái tái cơ cấu của VHC.

    Năm 2015, Công ty vẫn duy trì nguồn cung nguyên liệu tự chủ ở mức 60% và sẽ tăng công suất chế biến lên 40%, trong đó nhà máy hiện có của VHC tăng thêm 20%, nhà máy Vạn Đức Tiền Giang (VHC mới mua lại từ tháng 9/2014) tăng thêm 33%. VHC có kế hoạch đầu tư thêm 1 dây chuyền mới cho nhà máy Vạn Đức Tiền Giang.

    Với động thái này, tiềm năng tăng trưởng của VHC càng lớn. Ngoài ra, cơ cấu sản phẩm của VHC đang theo chiều hướng tăng tỷ trọng nhóm mặt hàng giá trị nhằm cải thiện doanh thu và tỷ suất lợi nhuận. Đơn cử, sản phẩm mới Collagen ước góp 140 tỷ đồng vào tổng doanh thu Công ty.

    Dự báo năm 2015, VHC sẽ đạt doanh thu 7.126 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 480 tỷ đồng, tăng trưởng đến 29,4% nếu loại bỏ khoản lợi nhuận bất thường của năm 2014.

    BVSC đánh giá VHC sẽ tăng trưởng rất tốt từ năm 2015 và khuyến nghị tích lũy đối với cổ phiếu này. Giá mục tiêu cho VHC là 47.472 đồng/CP, tăng gần 25% so với mức giá hiện tại.

    Gemadept (GMD)

    Theo quan sát của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kinh doanh cốt lõi của GMD đang rất ổn định với hiệu quả tăng cao, đặc biệt khi hiệu suất khai thác Cảng Nam Hải Đình Vũ tăng lên. Chỉ trong năm đầu tiên (từ cuối 2013-2014), cảng Nam Hải Đình Vũ đã giúp GMD mang về doanh thu trên 300 tỷ đồng và lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra gần 20%.

    Trong tương lai, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng ở mức 2 con số, tiềm năng phát triển của Cảng Nam Hải Đình Vũ còn lớn. Năm 2015, VDSC dự báo, doanh thu từ cảng này sẽ tăng trưởng khoảng 16,5% khi hiệu suất khai thác tăng lên.

    Đáng lưu ý, biên LNST của cảng Nam Hải Đình Vũ hiện ở mức khá cao (30%) do cảng được miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm đầu tiên và được hưởng thuế suất ưu đãi 10%trong 9 năm tiếp theo. Hoạt động logistic của GMD còn gặp thuận lợi từ chính sách siết chặt tải trọng giao thông đường bộ của Bộ Giao thông - Vận tải.

    Nhờ đó, số chuyến vận chuyển tăng khoảng 100% và giá cước vận tải đã tăng gần gấp hai lần (1.200 đồng/tấn/km lên 2.200 đồng /tấn/km). Giới phân tích còn đặt kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu dịch vụ 3PL logistics ở Việt Nam trong các năm tới, nhất là khi các hiệp định thương mại quốc tế như TPP, FTA được ký kết và các DN sản xuất, phân phối vào Việt Nam ngày càng nhiều.

    Tiềm năng của GMD còn đến từ lĩnh vực cao su, bất động sản. Theo chia sẻ từ Gemadept, dự án trồng cao su mang lại nhiều lợi thế nhất định. Cụ thể, diện tích đất giao liền thửa cách cửa khẩu Lệ Thanh (Đà Nẵng) khoảng 120km sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí logistics cho Công ty khi cao su đi vào khai thác.

    Với những chuyển biến này, sau khi đã cân nhắc thêm yếu tố khác như vốn, VDSC khuyến nghị tích lũy dài hạn với cổ phiếu GMD và mức giá hợp lý mà VDSC đưa ra ở thời điểm cuối 2014 cho GMD là 44.400 đồng/CP, tăng gần 50% với mức giá 30.000 đồng/CP hiện nay của GMD.

    Năm Bảy Bảy (NBB)

    Theo ghi nhận từ VDSC, sau nhiều nỗ lực nhằm đẩy nhanh công tác bán hàng, kinh doanh BĐS của NBB đã đạt được một số bước tiến. Tại dự án Carina Plaza, trong quý III/2014, NBB đã tiêu thụ được thêm 33 căn hộ.

    Tương tự, kinh doanh 32 nền còn lại ở dự án KDC phường 2, Bạc Liêu cũng khả quan. Đáng chú ý, dự án City Gate Towers ngay trong ngày đầu tiên mở bán (cuối tháng 12/2014) đã có 70 căn được đặt cọc mua.

    Ở thị trường miền Trung, NBB cũng đã đạt được thỏa thuận với UBND tỉnh Quảng Ngãi và gần như đã hoàn tất nghĩa vụ tiền sử dụng đất cho dự án KDC Sơn Tịnh, chỉ còn chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đất nền của dự án, làm cơ sở để thu tiền và ghi nhận doanh thu, tạo cú hích bán hàng ở dự án này. VDSC kỳ vọng tiến độ bán hàng tại dự án này sẽ có sự chuyển biến rõ nét trong năm 2015.



    Theo BizLIVE/Doanh nhân Sài Gòn
    Tags: Cổ phiếu, Xuất khẩu, Thị trường, Công ty chứng khoán, Nhà đầu tư, Tăng giá, Triển vọng, Năm 2015, Đánh giá cổ phiếu
    xgameno1 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Theo báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán được công bố , Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) đạt 31,373 tỷ đồng doanh thu và 1,765 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi doanh thu tăng đến 23% thì lợi nhuận chỉ tăng 4% do việc tàu khảo sát Amadeus 3D hoạt động không hiệu quả trong và các hoạt động dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí và dịch vụ cung ứng tàu chưa và xử lý dầu thô FSO/FPSO bị ảnh hưởng bởi việc giá dầu giảm mạnh trong nửa cuối năm 2014.

    Dự báo kết quả kinh doanh 2015: Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của PVS vẫn tiếp tục ổn định trong năm 2015 với dự báo doanh thu đạt 32,878 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1,499 tỷ đồng, tương đương EPS 2015 đạt 3,123 đồng/cp. Dự báo của chúng tôi dựa trên những căn cứ sau:

    (1) Mảng khảo sát dầu khí hồi phục khi tàu khảo sát Amadeus 3D đã bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 11/2014 năm 2014.
    (2) Mảng FSO/FPSO tiếp tục tăng trưởng nhanh nhờ FPSO Lam Sơn sẽ hoạt động trong cả năm 2015 thay vì chỉ nửa năm như 2014.

    (3) Các mảng khác được kỳ vọng vẫn duy trì kết quả khả quan trong năm 2015 do sản lượng dầu thô khai thác kế hoạch chỉ giảm 2.9% so với năm 2014 trong khi công tác thăm dò, tìm kiếm dầu khí được đẩy mạnh và dự kiến sẽ xây dựng kho bể chứa dầu thô với dung tích 1 triệu tấn, tăng dự trữ dầu thô ở các kho bể hiện tại chờ giá dầu tăng trở lại. BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể xem xét cổ phiếu PVS cho mục tiêu dài hạn với giá kỳ vọng 1 năm là 34,783 đồng/cp.
    xgameno1 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Trong nửa cuối năm 2014, FPSO Lam Sơn đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2014, có thể đóng góp vào lợi nhuận của PVS. Theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận từ công ty liên doanh/liên kết có thể tăng 51% trong năm 2014, đạt 483 tỷ đồng. FPSO Lam Sơn mới đi vào hoạt động cũng sẽ đóng góp vào mảng FSO/FPSO của PVS.


    Theo ước tính của SSI Research lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2014 và 2015 sẽ đạt 1.745 tỷ đồng (tăng 11%) và 1.866 tỷ đồng (tăng 7%), tương ứng EPS 2014 đạt 3.907 đồng và EPS 2015 đạt 4.178 đồng.


    Tại mức giá 33.500 đồng/cổ phiếu, PVS đang được giao dịch với PE 2014 8,6x và PE 2015 8x, thấp hơn nhiều so với PE thị trường. Tăng trưởng năm 2015 sẽ dựa vào FPSO Lam Sơn hoạt động hết công suất trong cả năm.
    xgameno1 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    GDP tăng trưởng cao không phải là điều duy nhất mà các nhà đầu tư mong đợi, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, vốn đang chú ý vào quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam.
    Việt Nam vừa báo cáo mức tăng trưởng GDP trong quý I/2015 đạt 6,03%, vượt xa nhiều dự báo được đưa ra trước đó. Đây là mức tăng trưởng quý I cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ năm 2008 đến nay.

    Với kết quả khả quan này, GDP cả năm 2015 của Việt Nam được mong đợi có thể đạt 6,4 – 6,5%, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6,2%. Tuy nhiên đây không phải là điều duy nhất mà các nhà đầu tư mong đợi, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, vốn đang chú ý vào quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam.

    Dưới đây là 8 kỳ vọng vào kinh tế Việt Nam trong năm 2015, dưới góc nhìn của ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright , tại sự kiện “VIETNAM ACCESS DAY 2015” do Công ty chứng khoán Bản Việt tổ chức tuần qua tại TP.HCM.

    1. Tăng trưởng GDP năm 2015 có thể đạt 6,4 – 6,5%.

    Năm ngoái Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6%, phục hồi đáng kể so với 2012 – 2013 (5,2 – 5,4%). Các động lực tăng trưởng của Việt Nam là sự phục hồi của hoạt động sản xuất; tăng khai thác dầu, dù giá giảm mạnh vào cuối năm (phía cung) và tăng trưởng mạnh xuất khẩu, đóng góp lớn từ khu vực FDI; đầu tư công (phía cầu).

    2. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng, trong điều kiện lạm phát thấp.

    Quá trình giảm lãi suất của Việt Nam nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm thứ 4 liên tiếp, kể từ đỉnh cao năm 2011.

    3, Tiếp tục có nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Các công ty lớn sắp IPO như Saigontourist, Vissan, Satra, Mobifone, ACV, Ben Thanh Group, PV Oil, PV Power…nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.

    4. Quá trình đàm phán các hiệp định thương mại (Việt Nam – EU, TPP) đạt được các bước tiến quan trọng dẫn đến ký kết.

    TPP, hiệp định thương mại được kỳ vọng lớn nhất đã diễn ra 19 vòng đàm phán chính thức và được kỳ vọng sẽ kết thúc trong năm 2015.

    5. Khu vực ngân hàng tiếp tục đối mặt với các vấn đề yếu kém, ngoại trừ thanh khoản.

    Lãi suất liên ngân hàng cho vay qua đêm đã ổn định dưới 10% trong khoảng 3 năm qua, giúp ngành ngân hàng vượt qua rủi ro đổ vỡ.

    Vấn đề được quan tâm nhất của hệ thống ngân hàng vẫn là xử lý nợ xấu, bao gồm cả việc xác định con số nợ xấu thật sự đang tồn tại trong từng ngân hàng. Một số ngân hàng có thể tiếp tục bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước.

    6. Nợ công tăng gây ra các lo ngại về bền vững tài chính

    Mới đây ADB cảnh báo nợ công của Việt Nam có thể lên mức 60% GDP, nếu thu ngân sách thấp hơn kế hoạch. Cuối năm ngoái, Bộ tài chính báo cáo tỷ lệ nợ công của Việt Nam gần đạt 60%, thấp hơn mức trần an toàn là 65%.

    7. Trong trung hạn mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào vốn đầu tư, với đóng góp nhỏ từ năng suất.

    8. Nền kinh tế tiếp tục “chống lại” các rủi ro từ bên ngoài như: Biến động phức tạp trong các hoạt động kinh tế toàn cầu, giá năng lượng và dịch chuyển dòng vốn.

    “VIETNAM ACCESS DAY 2015” là sự kiện thường niên do Công ty chứng khoán Bản Việt tổ chức tại TP.HCM. Sự kiện quy tụ khoảng 300 khách mời là các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, phần lớn là nhà đầu tư nước ngoài. Gần 30 doanh nghiệp dẫn đầu, bao gồm cả niêm yết và công ty tư nhân đã tham dự sự kiện này để giới thiệu cơ hội đầu tư đến các nhà đầu tư tham gia.
    xgameno1 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    NBB có phải là LGC thứ hai trong mô hình phát triển CII Holdings?
    16/03/2015 | 09:25

    Động thái liên tục gom mua cổ phiếu CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) của CII gần đây đặt ra nghi vấn thâu tóm tương tự như kịch bản của Địa ốc Lữ Gia (HOSE: LGC). Liệu rằng NBB có phải là đối tượng phù hợp và dễ dàng để CII nuốt trọn như đã từng nuốt trọn LGC?

    Cần mẫn gom khi các cổ đông khác thoái

    Trong thời gian 3 tháng trở lại đây, CII đã và đang rất cần mẫn mua vào cổ phiếu NBB. Cụ thể, CII đã có 8 lần thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu tại NBB, tất cả đều là giao dịch mua vào với khối lượng mua dao động từ 200,000 đến 800,000 đơn vị, qua đó tỷ lệ sở hữu cũng tăng từ 7.62% lên 15.17%.

    Đáng chú ý, khi CII có động thái mua vào thì hàng loạt cổ đông khác thực hiện thoái vốn như Vietnam Property Holding với đã 2 lần đăng ký bán và giảm tỷ lệ sở hữu từ 10.3% xuống 7.94%; cổ đông ngoại khác Beira Limited cũng giảm nắm giữ từ 14.56% xuống 13.41% và Vietnam Holding Limited cũng thoái dần vốn và không còn là cổ đông lớn kể từ 05/03 với tỷ lệ nắm giữ 4.07%. Hay ông Nguyen Louis T, Thành viên HĐQT, cùng công ty riêng Công ty TNHH Sao Ánh Mai liên tục đăng ký bán hết cp đang nắm giữ nhưng bất thành; Ủy viên HĐQT Phạm Thanh Điền cũng đã bán gần 1 triệu cp giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0.14% vốn.

    Với những gì đang diễn ra, nghi vấn thâu tóm được đặt ra và liệu rằng NBB có phải là LGC thứ hai trong mô hình phát triển CII Holding?

    http://image.*********.vn/2015/03/16/co-dong-nbb1.PNG
    * Tổng hợp của người viết tính đến 16/03/2015
    Nhắc lại rằng, vào đầu năm 2014, CII công bố kế hoạch tái cấu trúc hoạt động theo 5 mảng chính là cầu và đường, nước, thi công xây dựng, bất động sản, dịch vụ. Qua đó, CII sẽ trở thành CII Hodldings quản lý 5 công ty con chuyên biệt gồm CII Bridge & Road, CII Water, CII E & C, CII Land và CII Service. Tính đến hiện tại, CII đã gần như hoàn thiện CII Water – CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (HOSE: SII), CII E & C, CII Service và CII Bridge & Road – CTCP Đầu tư Cầu đường CII với việc thâu tóm và tái cấu trúc CTCP Cơ khí Điện Lữ Gia.

    * Thâu tóm xong LGC, CII sẽ làm gì?

    * "Công chúng" sẽ giúp CII hoàn thành ván bài ngàn tỷ của CII B&R?

    Theo kế hoạch năm 2015 sẽ là năm hoàn thiện CII Land, chuyên môn hóa trong mảng bất động sản – mảnh ghép cuối cần hoàn thiện của CII Holdings.

    http://image.*********.vn/2015/03/16/CII-HOLDING.PNG

    Nhìn lại thương vụ thâu tóm Cơ khí Điện Lữ Gia, thời điểm đó CII đang cần thu hút vốn để tái cấu trúc mảng cầu đường và đơn vị đối tác lại yêu cầu công ty con phải là công ty niêm yết để minh bạch thông tin, tăng thanh khoản và dễ kêu gọi vốn. Tuy nhiên, nếu thành lập một công ty mới thì phải mất hơn 2 năm nữa để có thể hoàn tất thủ tục niêm yết, với khoảng thời gian lâu như vậy sẽ khó hấp dẫn nhà đầu tư. Trong khi đó, danh mục đầu tư của CII đã có sẵn công ty niêm yết là LGC và CII hiểu rõ hoạt động cũng như sức khỏe của LGC đến từng “chân tơ kẽ tóc”.

    Theo tương quan trên thì NBB hoàn toàn phù hợp để trở thành LGC thứ hai, một doanh nghiệp niêm yết có sẵn trong danh mục đầu tư của CII, đồng thời mối liên hệ giữa NBB và CII đã được xây dựng từ lâu, cũng có thể nói CII như “đi guốc trong bụng” NBB.

    Vấn đề của NBB và câu chuyện lợi ích hai bên

    Một vấn đề lớn của NBB bao năm qua là lượng hàng tồn kho quá lớn, cho đến cuối năm 2014 giá trị hàng tồn kho là 2,416 tỷ đồng, chiếm đến 77% tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của 12 dự án bất động sản, riêng 3 dự án khu căn hộ cao tầng NBB1, NBB2 và NBB3 đã lên đến gần 1,300 tỷ đồng.

    Xét đến dòng tiền, NBB cũng không hề dư giả, 4 năm gần đây dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn âm vài trăm tỷ đồng, nhờ nguồn tiền từ thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác và huy động vốn từ chủ sở hữu hay nguồn vay dài hạn mà duy trì thanh khoản cho công ty. Tính đến cuối năm 2014, NBB chỉ còn khoản tiền mặt cực kỳ khiêm tốn chưa đến 10 tỷ đồng so với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.

    Xét đến kết quả kinh doanh, năm 2014, NBB ghi nhận 234 tỷ đồng doanh thu thuần và 35 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 15% và 40% so với năm 2013. Nhân tố tạo nên sự tăng trưởng đến từ việc giải phóng được một số lượng tồn kho căn hộ và chuyển nhượng 25% vốn góp tại công ty TNHH BOT Cầu Rạch Miễu.

    Bên cạnh đó, do vướng mắc ở việc đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực, năm 2014 NBB đã tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản. Song tính đến hiện tại, mới hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 50% vốn góp tại CTCP Thủy điện Đá Đen và công ty TNHH BOT Cầu Rạch Miễu. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn còn dự án tại các lĩnh vực khác như khai khoáng gồm mỏ đá ở Bình Thuận, Quảng Ngãi, Phú Yên; sản xuất công nghiệp như nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy chế biến đá granite An Nhật Tân, nhà máy đá xây dựng Thọ Bắc.

    Điểm sáng trong năm 2014 của NBB là đã tìm được đối tác ngoại đến từ Nhật Bản – Creed Group cam kết rót hơn 600 tỷ đồng vào dự án khu căn hộ cao tầng City Gate Tower. Bên cạnh đó, Creed Group còn đang xem xét hợp tác với NBB phát triển hai dự án NBB2 và NBB3 với tỷ lệ góp vốn 50%. Đồng thời một thành viên của Creed Group là Creed Investments VN-1 Ltd đã trở thành cổ đông lớn của NBB khi nắm 6.5% vốn. Chia sẻ tại buổi lễ ký kết hợp tác đầu tư dự án City Gate Towers, ông Toshihiko Muneyosht, nhà sáng lập và Giám đốc Creed Group không dấu ý muốn tìm hiểu để trở thành đối tác chiến lược của NBB.

    Một số chỉ tiêu tài chính của NBB (Đvt: Triệu đồng)

    http://image.*********.vn/2015/03/14/nbb-cstc.PNG

    Chung lại, mặc dù có một vài tín hiệu khởi sắc nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của NBB vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa giải quyết được, đặc biệt là dòng tiền. Nếu NBB về với CII, vấn đề này có thể sẽ được giải quyết, bên cạnh có nguồn vốn lớn từ công ty mẹ (CII vừa thu về hơn 1,000 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phiếu và trái phiếu hoán đổi cổ phiếu LGC) thì CII cũng đang nắm trong tay một số dự án bất động sản tiềm năng.

    Về phía CII, đơn vị này đang tìm kiếm đối tác phù hợp để trở thành CII Land, hoàn thiện quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Và theo như định hướng của CII thì CII Land chỉ chuyên môn hóa vào lĩnh vực bất động sản và đây cũng là điều mà NBB đang hướng đến.

    Khả năng CII đang thâu tóm NBB hoàn toàn có thể xảy ra, việc gia tăng liên tục tỷ lệ sở hữu hiện tại cho thấy mọi vấn đề giữa hai bên dường như đã được ngả ngũ và đang tiến đến hồi kết.
    xgameno1 thích bài này.
  9. thanhok

    thanhok Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Đã được thích:
    88
    quanh quẩn chỉ là mấy cái tin đồn xàm
    sau đó là pr rẻ tiền
    35% tính ra lãi 15,9%/năm với điều kiện sau chia cổ tức giá trở về giá trước chia.hiểu không hả đồ dốt nát còn bày đặt xàm
    lấy đâu ra 7 năm gửi ngân hàng
    ngâu
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thèng anh của @TylerLuong chưa khỏi bệnh .
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này