TTF - bão tố đã qua, vươn ra biển lớn.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leesokchou, 21/10/2014.

2140 người đang online, trong đó có 25 thành viên. 03:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22130 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. kenichie

    kenichie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Đã được thích:
    1.357
    Ném cục ATC 250k mà ko có ai chạy theo là đủ biết cung giá thấp ko còn nữa rồi, mai kéo nhé các bác :)
    HoangL0ng2007 thích bài này.
  2. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Còn đâu mà chạy bác ,bán sạch rồi:D Cho lái chơi một mình đi:drm
    kenichie thích bài này.
  3. toivachungkhoan

    toivachungkhoan Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    21/10/2014
    Đã được thích:
    1
    Truoc Toi lam phong thiet ke cong ty go truong Thanh, thang nao cung ngong luong dai co, co khi 2 thang moi tra luong 1 lan, tien tra luong toan di vay cam co ben ngan hang, nghe Bac noi cong suat 5500 cont Thi do la giac mo 100 nam nua cung kho thanh hien thuc, cong suat hien tai chua toi 100cont ma, dinh vao cty nay chac chan buon nhieu hon vui cac bac ah!
  4. leesokchou

    leesokchou Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Đã được thích:
    752
    GIAO DỊCH HƠN 1 TRIỆU CỔ SẼ BIẾT VÀNG - THAU THÔI
  5. leesokchou

    leesokchou Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Đã được thích:
    752
    Năm 2013 - Vì sao gỗ Trường Thành ngập trong đống nợ ngàn tỷ?

    Đầu tư ngoài ngành, chiến lược về sản phẩm không đúng, đã đưa Công ty cổ phần tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), từ doanh nghiệp (DN) đứng đầu ngành này gánh món nợ ngàn tỷ, và chỉ còn vẻn vẹn lượng tiền mặt 2 tỷ đồng.

    TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh từng cảnh báo, nếu năm 2012, nhiều DN vừa và nhỏ phá sản, vỡ nợ thì năm 2013, tình trạng này sẽ xảy ra ở DN lớn. Vậy, đâu là nguyên do khiến những DN có tên tuổi như Trường Thành phải gánh khoản nợ trên 1.000 tỷ và lâm vào tình cảnh như ngày nay?

    Sai một ly, đi ngàn tỷ?

    TTF đã phải bán tháo kho gỗ Teak khi tỷ lệ loại gỗ này sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu liên tục giảm từ 23% xuống còn 5% trong những năm 2009 - 2011. Dù ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc Gỗ Trường Thành xuất thân từ một nhà giáo, và cơ ngơi của TTF chỉ bắt nguồn từ một xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk, nhưng những thành quả mà công ty này có được khiến bao người khâm phục.
    Theo hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước có hơn 2.000 DN và cơ sở sản xuất - chế biến gỗ; trong đó có 240 DN FDI (có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và 400 DN Việt Nam tham gia xuất khẩu. Song, chỉ 30 DN Việt là có đủ năng lực tiếp thị, bán hàng cho nước ngoài mà không thông qua trung gian, và dĩ nhiên, không thể thiếu Trường Thành. Thậm chí, năm 2006, TTF nằm trong Top 17 công ty có kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cao nhất Việt Nam. Và từ thời điểm đó, TTF luôn giữ thứ hạng DN xuất khẩu lớn, khi năm 2011, họ dẫn đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ của Việt Nam về doanh số (khoảng 3.000 tỷ đồng) và quy mô lên đến 8 nhà máy; đặc biệt năm 2012, TTF lọt vào nhóm 3 nhà sản xuất - xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Những thông tin TTF đang đối mặt với nợ nần khiến không ít người hoang man và tiếc nuối. Dẫu biết rằng, vay nợ là điều khó tránh với một DN, nhưng phải gánh trên 1.000 tỷ đồng và vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh gần như lúc nào cũng ở vào thế bị động thì quả thật không thể xem nhẹ. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra trước những khó khăn của TTF, nhưng theo chia sẻ của một chuyên viên phân tích ngành gỗ, chính chiến lược về sản phẩm là nguồn cơn dẫn đến những khó khăn hiện nay của TTF. Quay trở lại năm 2005, đây là giai đoạn TTF đạt kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể trong 3 năm, từ 2005 - 2007, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TTF đều tăng trưởng trên 100%. Cũng trong giai đoạn này, đồ gỗ ngoại thất và nội thất lần lượt chiếm tỷ trọng lớn trong 4 nhóm sản phẩm của Công ty: 64,6% và 20,92%. Sở dĩ doanh thu nhóm đồ gỗ ngoại thất tăng vì nguyên liệu chủ yếu làm bằng gỗ Teak (giá tỵ), có giá trị cao gần gấp đôi gỗ khác, nên khi tăng sản lượng dòng hàng làm bằng nguyên liệu này tác động mạnh đến doanh thu của TTF. Mục đích chuyển sang gỗ Teak của TTF cũng nhằm vào việc hạn chế đối thủ cạnh tranh (thay vì sử dụng gỗ hương).

    [​IMG]
    Thêm nữa, vào năm 2006, tỷ lệ gỗ dùng trong sản xuất của TTF là Teak (chiếm 33%); bạch đằng (30%) (chủ yếu nhập từ châu Phi và Nam Mỹ); trâm, xoan... (15%); hương, căm xe... (9%). Thông thường, 80% nguyên liệu gỗ của TTF đều nhập từ nước ngoài, có nguồn gốc phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu; chỉ 20% còn lại là nguyên liệu trong nước, có giá trị thấp.

    Như đã nói, Teak là loại gỗ có giá trị, nên khi gỗ nguyên liệu tăng 20% thì giá thành đồ gỗ tăng 10%. Cho nên, giá bán của TTF luôn cao hơn giá bán của các công ty cùng ngành từ 5 - 10%. Do xuất khẩu vẫn tốt và châu Âu là thị trường chủ lực, nên việc lựa chọn phân khúc sản phẩm này thời điểm đó là phù hợp. Thậm chí, công ty còn dự kiến năm 2008 sẽ ra giá bán cao hơn các công ty đồng ngành 15%, nhằm sàng lọc bớt khách hàng phân khúc thấp, mang lại lợi nhuận cao hơn.

    Tuy nhiên, khi thị trường bước vào khủng hoảng, nhu cầu về đồ gỗ đã thay đổi đáng kể. Từ 2009 - 2011, tỷ lệ gỗ Teak sử dụng trên thực tế (căn cứ trên doanh thu xuất khẩu) liên tục giảm từ 23% xuống còn 5%, do 65% có nhu cầu dùng hàng làm bằng gỗ nguyên liệu có giá trị thấp. Ngoài ra, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu và thị trường cũng có sự dịch chuyển rõ rệt.

    Nếu trước đây, châu Âu là thị trường chiếm đến 60%, sản lượng xuất khẩu của TTF và sản phẩm ngoại thất cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, thì khi kinh tế khủng hoảng, hàng nội thất trung bình và giá rẻ "lên ngôi". Đồ gỗ ngoại thất "thất sủng"; Mỹ chia sẻ thị trường với châu Âu. Ngay như năm 2010 - 2011, thị trường Mỹ dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu của TTF, luôn chiếm trên 50% và chủ yếu là hàng nội thất có giá cạnh tranh.
    Để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu mới, TTF phải nhập thêm các loại gỗ mà trước đây công ty chưa có sự chuẩn bị, như: cao su, tràm,... Như vậy, nguồn nguyên liệu gỗ Teak và bạch đằng xem như "không có đất dụng võ”, diễn tiến thị trường đã không diễn ra như dự đoán của TTF. Gỗ Teak ứ đọng đến mức, năm 2011, ban lãnh đạo TTF quyết bán hàng tồn kho mà công ty đã nhập dự trữ trước đó ở mức 250 - 300 tỷ đồng và chấp nhận lỗ lên đến 20%, để giải quyết nguồn vốn ngắn hạn cho sản xuất và giải tỏa bớt áp lực về chi phí lãi vay. Năm 2010, trong khi tỷ trọng sử dụng gỗ Teak chỉ còn 8% thì nhu cầu về đồ gỗ làm từ gỗ cao su bỗng nhiên tăng vọt đến 43%. Giá nguyên liệu tăng mạnh do phía Trung Quốc, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai khu vực châu Á (Việt Nam đứng thứ 2) nhập khẩu ồ ạt.

    [​IMG]
    Trong tình thế này, TTF hầu như không kịp trở tay. Ngược lại, đến năm 2011 - 2012, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ cao su chỉ còn 18%; tràm, keo, xoan đào... "đảo ngược" tình thế với 60%, vì một lý do đơn giản là xu hướng hàng giá rẻ vẫn tồn tại, thậm chí lớn hơn trước. Tuy nhiên, với thị trường nội địa, đang chiếm khoảng 40% doanh thu của TTF lại chuộng gỗ cherry, gỗ đỏ, hương... để sử dụng trang trí nội thất. Vì lẽ đó, TTF phải duy trì tồn kho nguyên liệu gỗ giá trị ở mức cao nhưng lại cần thời gian và vốn để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho những nhu cầu mới.

    Leo thang trên dao

    TTF đầu tư không đúng thời điểm và gánh nặng nợ nần tăng chóng mặt khi phải chấp nhận lãi suất 10, thậm chí 20%/năm. Mầm móng của những khó khăn ngày nay tại Gỗ Trường Thành không chỉ đơn thuần là do chiến lược sản phẩm, mà còn nằm ở vấn đề đầu tư. Chia sẻ về trường hợp của TTF, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho rằng, TTF không phải là một DN làm ăn lỗ, đã có lúc đây là một trong số DN đứng đầu ngành, đơn hàng làm không kịp, phải phân bổ lại cho các DN khác trong nước.
    Song, cũng cần phải nhìn nhận, TTF đầu tư không đúng thời điểm, khi họ bắt đầu, lãi suất ngân hàng chỉ 5 - 6% và sau đó thì phải chấp nhận lãi suất 10, thậm chí 20%/năm, khiến DN bị hụt vốn (theo báo cáo thường niên 2012 của TTF, DN này đang chịu mức lãi vay 11 - 17%/năm, riêng ba quý đầu 2011 là 17 - 22%). Không chỉ đầu tư vào tài sản cố định (năm 2006, đầu tư vào 3 nhà máy chế biến gỗ tại Đắk Lắk và Bình Dương; đầu tư trồng rừng) mà kể từ năm 2007, TTF bắt đầu đầu tư tài chính vào những công ty ngoài ngành. Tuy TTF tuyên bố là chỉ duy trì mức đầu tư giữa ngành nghề truyền thống và tài chính theo tỷ lệ 70:30, nhưng rõ ràng, những khoản đầu tư dài hạn này tác động không nhỏ đến dòng tiền của TTF. Cụ thể, năm 2007, TTF rót 250 tỷ đầu tư vào bất động sản, y tế, thủy sản... và liên tiếp trong các năm sau đó, từ 2008 - 2010, TTF cứ đều đặn đầu tư vào kênh này. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng giá trị đầu tư dài hạn của TTF ở mức 519 tỷ đồng (sau khi trích lập dự phòng 32,2 tỷ đồng; khoản này còn 487 tỷ đồng). Cho đến thời điểm này, TTF vẫn chưa có nguồn thu từ nguồn đầu tư trên. Để giải quyết vốn sản xuất và chi trả các chi phí tài chính đang đè nặng, TTF đang có động thái cơ cấu lại các khoản đầu tư dài hạn, trong đó có việc thoái vốn khỏi một số lĩnh vực như: y tế, bất động sản (hiện TTF đang sở hữu bất động sản nhà ở tại Nhơn Trạch - Đồng Nai, Bình Dương và bất động sản công nghiệp, du lịch tại Đắk Lắk). Tuy nhiên, ở thời điểm khó khăn này, việc chuyển nhượng hoặc khai thác các dự án bất động sản để tạo ra nguồn thu cũng không phải là chuyện đơn giản. Mặt khác, sau khi chuyển nhượng quyền phát triển rừng cho đối tác Nhật Bản OJI tại Phú Yên; TTF cũng tính đến hướng chuyển nhượng quyền phát triển rừng mà công ty đã đầu tư (trong kế hoạch trồng 100.000 ha rừng của công ty) tại Đắk Lắk lẫn Đắk Nông.

    Việc gần đây, 9/13 ngân hàng "sốt ruột" trước khoản nợ ngàn tỷ của TTF là điều được dự báo. Vì trước đó, vào năm 2011, theo TTF, công ty bước vào giai đoạn khó khăn không nhỏ về ngân lưu. "Vạ lây" từ những khó khăn của các DN xuất khẩu cà phê, TTF đã bị một số ngân hàng từ chối những khoản vay mới. Cụ thể, ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thu hồi hết vốn vay của hai công ty con thuộc TTF tại Đắk Lắk với 160 tỷ; trong khi các ngân hàng thương mại nhỏ cũng rút về 100 tỷ và Vietcombank là 40 tỷ.

    Theo tính toán của TTF, cả công ty con và TTF bị rút vốn vay khoảng 300 tỷ đồng, dẫn đến thiếu hụt một số tiền đáng kể trong sản xuất, kinh doanh. Riêng năm 2012, dòng tiền về của TTF bị "giữ bất ngờ" từ một số ngân hàng, và việc cắt, giảm hạn mức tín dụng đã gây khó cho công ty. Điều đó cho thấy, vốn phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu phát xuất từ vốn vay. Cũng trong thời điểm đó (năm 2011), trả lời phỏng vấn của báo giới về khoảng vay 1.000 tỷ và những phân tích của các công ty chứng khoán về mức độ rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu TTF, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch TTF cho rằng, những phân tích này khá chuẩn xác.
    Còn về vấn đề nợ, trong điều kiện kinh tế tốt, nợ là chuyện bình thường của DN. Nhưng thời gian gần đây, với nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô, công ty nào sử dụng đòn bẩy nợ lớn sẽ có nhiều rủi ro và TTF đang hứng chịu những rủi ro đó. Ông Thành dẫn chứng, mỗi năm, TTF phải trả lãi khá cao. Cụ thể, năm 2009, Công ty trả lãi 140 tỷ, trong khi lợi nhuận trước lãi vay là 165 tỷ. Đại diện TTF cũng cho hay, ban lãnh đạo TTF đã tính đến chuyện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu và giảm được lãi vay, nhưng không khả thi. Do đó, họ chỉ còn biết nỗ lực trong điều hành và nhờ vào thương hiệu để nhận được đơn hàng đều đặn. Cũng từ thời điểm 2009 đến nay, chi phí tài chính của TTF không hề giảm, sự gia tăng này chủ yếu do chi phí lãi vay tăng, tồn kho chưa thanh lý và đầu tư dài hạn chưa có lời. Thậm chí như năm 2011, chi phí lãi vay đã lên đến gần 243 tỷ đồng; chiếm 8,06% doanh thu (nếu so với hai công ty niêm yết cùng ngành, chi phí tài chính/doanh thu thuần của TTF lớn hơn, cụ thể là 0,37% so với 2,07%). Tuy nhiên, khó khăn đáng kể hơn hết là năm vừa rồi, hầu như tiền mặt phục vụ cho sản xuất kinh doanh là điều "xa xỉ” với TTF. Công ty thế chấp hầu như toàn bộ tồn kho nguyên liệu để vay ngân hàng. Do đó, khi cần bán, hoặc sử dụng, họ phải có nguồn tiền tương ứng chuyển cho ngân hàng. Đây là rủi ro mà TTF đã dự báo xảy ra trong năm 2013 nếu dòng tiền âm.

    [​IMG]
    Thiếu vốn, khó vay ngân hàng, không thể tăng vốn qua phát hành cổ phiếu đã dẫn TTF đến tình trạng chỉ có thể hoàn tất khoảng 40% những đơn hàng đã nhận trong quý IV/2012 (năm 2012, kết quả kinh doanh hợp nhất, TTF lỗ 2,9 tỷ; đây cũng là lần đầu tiên bị sụt giảm doanh thu lẫn lợi nhuận).

    Giá như...

    TTF "chết" vào thời điểm Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế về xuất khẩu đồ gỗ. Nghịch lý này hẳn phải khiến lãnh đạo của TTF nuối tiếc mà than rằng "giá như đầu tư đúng thời điểm, lãi suất tiền vay không có sự biến động quá lớn...". Để một DN xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu như TTF rơi vào cảnh nợ bủa vây và mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn cũng như lượng tiền mặt chỉ còn vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2013), rõ ràng phải nói đến chiến lược kinh doanh của chính DN đó. Điển hình, với TTF là chuyện đầu tư không đúng thời điểm, đặc biệt là các khoản đầu tư dài hạn đã vượt quá khả năng "chịu đựng" về tài chính của công ty; định vị dòng sản phẩm chủ lực không phù hợp ngay khi thị thị trường có dấu hiệu suy giảm. Song, theo quan điểm của ông Hạnh, Phó chủ tịch HAWA, giá như lãi suất tiền vay không có sự biến động quá lớn thì DN không "chết" như ngày hôm nay. Tính trong khoảng vài năm trở lại đây, nhu cầu về đồ gỗ nội thất đạt khoảng 350 tỷ USD.
    Trung Quốc và Việt Nam là hai đầu mối cung cấp lớn nhất khu vực châu Á, trong khi Đức, Ý và Canada thì đang đóng cửa một số nhà máy. Nguồn cung ở châu Âu giảm, Trung Quốc đang bị phía Mỹ áp thuế chống bán phá giá khá cao, từ 40 - 200%, thậm chí có những DN cao đến mức 280%. Đây là lợi thế cho DN Việt Nam tạo sự đột phá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 20% tổng số đó. Điểm xuất phát này quá thấp. Do đó, nếu cộng với sự bất ổn về chính sách kinh tế vĩ mô thì rất khó để DN Việt Nam tạo đột phá đi lên.

    Cũng theo đại diện của HAWA, hiện nay, lợi thế của DN Việt Nam là chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ tràm bông vàng và cao su và đây là nguyên liệu thương hiệu của Việt Nam. Tuy nhiên, với chính sách lãi suất cho vay như hiện nay thì rất khó cho DN xuất khẩu. Điều này sẽ càng khó cho DN xuất khẩu vì ngay như TTF, ngay trong giai đoạn khó khăn, họ ứng tiền mua nguyên liệu trước nhưng bên mua lại trả sau và có hiện tượng giãn tiến độ. Do đó, các cơ quan quản lý nên hỗ trợ DN xuất khẩu những thông tin và dự báo đầy đủ về thị trường; cũng như có chính sách tín dụng "mềm dẻo" hơn với những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam?
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    <:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P<:-P
    ĐÃ CƠ CẤU XONG NỢ, THOÁI VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÀNH, CHỦ ĐỘNG ĐƯỢC NGUỒN NGUYÊN LIỆU TỪ 10.000 HA RỪNG TRÀM ĐANG CHO THU HOẠCH.

    GIỜ LÀ LÚC BƯỚC SANG TRANG MỚI, SAU CÚ VẤP NGÃ SẼ GIÚP TTF ĐI NHANH HƠN TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH.
    leesokchou đã loan bài này
  6. thuyngs

    thuyngs Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    1.459
    PHang thẳng cả 9.5 và 9.4 X_XX_XX_X
  7. leesokchou

    leesokchou Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Đã được thích:
    752
    Theo Cafef - Ông chủ Gỗ Trường Thành vẫn tìm cách bán nợ sau cú "cứu thua" của DATC

    Câu chuyện về dòng tiền vẫn là một chủ đề nóng hổi của Gỗ Trường Thành (TTF) – từ năm 2012 đến nay. Đặc biệt, sau thương vụ DATC mua trên 500 tỷ đồng nợ vay của TTF tại Vietcombank, Gỗ Trường Thành bất ngờ được xóa 107 tỷ đồng lãi vay, ghi âm chi phí tài chính, kết quả kinh doanh quý 2 sáng sủa rõ rệt (LNST 6 tháng đạt 16,8 tỷ đồng – trong khi cùng kỳ 2013 lãi vỏn vẹn 1,8 tỷ đồng). Trước đây, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, việc bán nợ của ngân hàng cho DATC đối với khoản nợ vay của TTF là cứu Gỗ Trường Thành, đồng thời cũng là cứu ngân hàng.

    >>Ông chủ Trường Thành: Cứu TTF cũng là cứu ngân hàng

    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Trường Thành xung quanh tình hình hoạt động kinh doanh của Gỗ Trường Thành và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.

    Qua thông tin báo cáo soát xét, TTF có khoản lãi vay được xóa 107 tỷ đồng, Ông có thể nói rõ hơn về khoản xóa bỏ lãi vay này được không?

    Khoản lãi vay được xóa là do việc Vietcombank bán toàn bộ khoản nợ của công ty mẹ và một số công ty con tương ứng với 543 tỷ cho DATC. Việc mua bán nợ này giúp cho công ty cơ cấu được toàn bộ khoản nợ ngắn hạn tại Vietcombank. Giúp cho dòng tiền của công ty tốt hơn đáng kể. Cũng thông qua việc mua bán nợ này công ty được miễn (không có nghĩa vụ thanh toán nữa) toàn bộ khoản lãi vay tương ứng 107 tỷ và được hạch toán giảm vào chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2014 nên giúp chi phí tài chính giảm đột biến đáng kể.

    Dòng tiền của công ty vẫn đang là một khúc mắc vô cùng lớn, mặc kệ những nỗ lực của các ngân hàng cũng như DATC. Xin ông cho biết kế hoạch cải thiện dòng tiền trong thời gian tới của TTF như thế nào?

    Trước đây TTF đã thế chấp hầu hết các Nguyên liệu gỗ tồn kho cho các ngân hàng. Để giải chấp nguyên liệu sử dụng thì cần có nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng trước mới giải chấp và sử dụng được. Việc này đã gây khó khăn cho công ty trong việc giảm nguyên liệu tồn kho cũng như giảm nợ vay. Do đó công ty cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để hóa giải vấn đề trên như sau:

    A. Phát hành cổ phiếu tăng vốn lưu động

    Thứ nhất, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước thu tiền về để trả nợ và giải chấp tồn kho tại các ngân hàng

    Thứ hai, phát hành cổ phiếu cho Ngân hàng để hoán đổi nợ vay qua đó giảm nợ và giải chấp hàng tồn kho đưa vào sản xuất

    Hiện nay công ty đã thu tiền phát hành xong 26,5 triệu cổ phần từ Ngân hàng và các nhà đầu tư trong nước. Công ty sẽ công bố phát hành chính thức vào đầu tháng 11/2014 theo quy định của UBCK. Theo kế hoạch và mục đích phát hành thì số tiền này công ty dùng để trả nợ vay tại một số ngân hàng và đối tác.

    B. Tiếp tục làm việc để Ngân hàng cơ cấu và bán nợ

    Công ty dự kiến tiếp tục thúc đẩy việc bán nợ khoảng 350 tỷ đồng trong Quý 4 tại một số Ngân hàng. Các ngân hàng này phần lớn là nhận thế chấp hàng tồn kho, do đó sau khi bán nợ công ty được giải chấp phần lớn hàng tồn kho để tiêu thụ, việc này giúp công ty giải quyết phần lớn bài toán tồn kho của công ty.

    Tình trạng TTF không dám nhận các đơn hàng do khó khăn về dòng tiền có ảnh hưởng gì tới uy tín công ty với đối tác nước ngoài hay không? Thời gian tới, khi tình hình bình ổn trở lại, liệu TTF có dành lại được những đơn hàng từ đối tác cũ như trước kia?

    Trong 6 tháng cuối năm 2013 công ty rất khó khăn về dòng tiền, chính vì vậy công ty đã chủ động giảm nhận đơn hàng từ các khách hàng. Vì nếu nhận mà không có vốn làm thì khách sẽ phạt, gây thiệt hại nặng hơn và càng mất uy tín hơn. Chính vì không nhận đơn hàng 6 tháng cuối năm 2013 đã dẫn đến doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm sút đáng kể (từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao hàng trung bình khoảng 6 tháng).

    Qua đầu 2014, nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Ngân hàng Việt Á về việc cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho tất cả đơn hàng, TTF đã lấy lại được hầu hết các khách hàng cũ và thêm nhiều khách hàng mới. Việc này đã phản ánh doanh số Quý 3 tăng trở lại và lợi nhuận cũng tăng mạnh so với cùng kỳ.

    Hiện công ty đang tham gia mạnh mẽ các hội chợ Quốc tế đặc biệt là Hội chợ lớn nhất thế giới Hight Point Furniture tổ chức tại Mỹ trong tháng 10/2014 này sẽ giúp công ty có doanh thu đột phá kể từ Quý 1 2015.

    Chủ tịch TTF đã từng nói "cứu TTF cũng chính là cứu ngân hàng". Liệu ông còn bảo lưu ý kiến đó?

    Là một doanh nghiệp có mức dư nợ khá lớn tại các ngân hàng, nếu TTF không nhận sự hợp tác từ các Ngân hàng thì dĩ nhiên công ty sẽ bế tắc và các bên đều thiệt hại chứ không riêng gì TTF, nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của các ngân hàng về các giải pháp xử lý nợ xấu thì bản thân các ngân hàng cũng xử lý được nợ xấu, giảm trích lập dự phòng và giảm đi thiệt hại cho ngân hàng. Đây cũng là việc thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

    Xin ông cho biết triển vọng kinh doanh trong thời gian tới của TTF?

    Với tình hình kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, đặc biệt là lãi vay giảm đáng kể sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2014. Đặc biệt là dự kiến trong năm 2015 khi Việt Nam ký kết TPP và VN-EU FTA, đây sẽ một bước đệm rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào trong nước từ rừng trồng như TTF.

    Hiện nay TTF đang quản lý gần 12.000ha rừng trồng đã đến chu kỳ khai thác lấy gỗ. Đến cuối năm 2014 TTF sẽ khai thác 500ha rừng và kể từ năm 2015 sẽ khai thác mỗi năm 1.000ha. Việc này sẽ giúp công ty thu hồi vốn đầu tư mỗi năm 120 tỷ đồng. Chính vì khoản đầu tư rừng dài hạn này đã làm công ty suy yếu dòng tiền trong những năm qua, và đây là lúc công ty bắt đầu thu hoạch.

    Ngoài lĩnh vực xuất khẩu, công ty cũng đang đẩy mạnh thi công nội thất tại các công trình Khách sạn, căn hộ cao cấp trong nước, đây là thị trường mà công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh trong 3 năm và đang tiếp tục đẩy mạnh. Với tình hình bất động sản đang hồi phục cũng sẽ giúp TTF tăng trưởng mạnh thị mảng công trình này trong thời gian tới.
    --- Gộp bài viết, 25/10/2014, Bài cũ: 25/10/2014 ---


    BCTC QUÝ III CHUẨN BỊ RA VỚI LN QUÝ III LÀ 38,8 TỶ ĐỒNG.
    socola Dang thích bài này.
    leesokchou đã loan bài này
  8. leanhngan

    leanhngan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Đã được thích:
    842
    Thứ tư ra BCTC Quý III, TTF giao dịch sôi động hẳn với khối lượng tăng đột biến.
  9. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Cứ từ từ đón sóng <:-P
    leesokchou thích bài này.
  10. leesokchou

    leesokchou Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Đã được thích:
    752
    Vụ gì mà hôm nay TTF tăng mạnh quá thế nhỉ ? >:D:D:D:D:D:D<

Chia sẻ trang này