Từ nghi ngờ tính bền vững của tài chính thế giới đến đọc lại Tư bản luận!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi brandykhoa, 18/05/2019.

2745 người đang online, trong đó có 199 thành viên. 07:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2039 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    255
    ĐỌC LẠI TƯ BẢN LUẬN CỦA KARL MARX

    Trong những giai đoạn mà chúng ta đang đối mặt với những bất ổn về tài chính toàn cầu, thì việc nghiên cứu lại Karl Marx tỏ ra khá hữu ích nhất là tác phẩm Das Kapital - Kritik der politischen Oekonomie (Tư bản luận - Phê phán khoa kinh tế chính trị). Mà có lẽ đây là một lời khuyên hiếm hoi mà các bạn khó có thể gặp trên những diễn đàn như F319 và có thể nó sẽ dễ chìm vào một đống sách dạy phân tích kỹ thuật, những sách self-help diêm dúa lên gân lên cốt.

    Nếu như ở mức độc độc giả cá nhân, nó mang lại những chân trời mới, những điều lý thú mà nhờ nó độc giả sẽ không còn cảm thấy quá ngạc nhiên với những sự kiện xảy ra hằng ngày và nguyên nhân của nó được lý giải hết sức sâu sắc mà hầu hết chúng ta đềucó thể hiểu được chỉ bằng một sự kiên nhẫn tối thiểu. Trong khi đó, ở mức độ lớn hơn, các chính phủ có thể đối mặt với những thách thức mới, những điều mà Marx đã dự đoán ở thể kỷ XIX, nó xuất hiện theo một hình thức khác nhưng có chung bản chất. Ở đó những vấn đề được bộc lộ hết sức quen thuộc trong thế kỷ XIX mà ngày nay dù trải qua thời kỳ suy thoái đầu thế kỷ XXI chúng ta tỏ ra hết sức lạ lẫm vì đã xem nhẹ tư tưởng của Marx.

    Ngày nay, khi Marx dần tìm lại chỗ đứng ở các quốc gia châu Âu thì thì ở Việt Nam dường như Marx chịu nhiều định kiến sai lầm và bị xem nhẹ. Qua tiếp xúc, tôi hiếm khi thấy ai chỉ trích Marx mà đã từng đọc hết bộ Tư Bản của ông, họ tập trung vào phần tăm tối của triết học Marx và không thấy rằng chủ nghĩa tư bản nhờ có ông đã tìm được những cách thỏa hiệp mới. Nhưng ngày nay chúng ta nếu đi sâu vào phân tích sẽ thấy rằng nó không có mấy sự thay đổi về bản chất và ở đó chúng ta thấy được lời giải đáp Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính của thế giới đương đại mà bài học về cuộc suy thoái đầu thế kỷ XXI đã làm lung lay học thuyết về một thị trường tự do phi điều tiết.

    Luciano Canfora - nhà sử học Italia cho rằng, "Điều có ý nghĩa quan trọng chính là những phân tích của Mác về chủ nghĩa tư bản. Cho tới bây giờ, ông là người duy nhất có thể đưa ra một phân tích cụ thể, tường tận và chi tiết đến như thế về tất cả những cơ chế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã chi phối xã hội hồi đó cũng như bây giờ, dù đã có sự khác biệt về hình thức..."

    Năm 2019, thế giới tài chính đối mặt với những sự kiện mới, là những "hình thức' che lấp bản chất của kinh tế tư bản, đe dọa một cuộc suy thoái kinh tế mới, cái đã thành chu kỳ và đặt dấu chấm hỏi cho sự bền vững của chủ nghĩa tư bản. Trong bối cảnh đó, Tư Bản của Carl Marx được tái bản ở Việt Nam gần đây theo tôi là khá kịp thời và hữu ích. Nó có thể là lời giải đáp cho những gì đang diễn ra, hiện hữu hằng ngày. Việc độc giả với tinh thần cầu thị, ham học hỏi và khả năng tư duy độc lập có thể tìm thấy ở quyển sách cũ này những điều mới mẻ mà trước đây vì lý do gì đó đã bỏ qua một Marx, một nhà triết học, một nhà tiên tri lỗi lạc nhưng bị hiểu lầm nhiều nhất trong lịch sử.

    ====
    Độc giả có thể nhận bản ebook miễn phí bằng cách nhắn tin cho tôi theo thông tin bên dưới hoặc,

    Với bản cứng được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật ấn hành năm 2019, quý độc giả có thể tìm mua ở các nhà sách trên toàn quốc hoặc liên hệ tôi để được mua với giá bìa 1.099.000/đ/bộ 3 quyển. (Miễn phí vẫn chuyển TP.HCM)


    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 18/05/2019, Bài cũ: 18/05/2019 ---
    Follow Khoa đẹp trai tại: https://www.facebook.com/pg/VnInbest
    gacvuondongdatu thích bài này.
  2. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    30.698
    Bác ko biết là ở đây toàn dân chửi cs và cn mark ah. Hiếm hoi mìn e chống mafia thôi ha ha. Ủng hộ bác thớt nhá
    brandykhoa thích bài này.
  3. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    255
    Bọn chửi Mark hay ủng hộ Mark chắc gì đã hiểu Mark, nên bác cũng đừng chống làm gì. Người ta sợ hãi những gì người ta không hiểu và không muốn hiểu. Của cải không nằm ở số đông và chân lý cũng vậy.
    Duduconxanh thích bài này.
  4. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    255
    ĐÔ LA DẦU LỬA - THẾ GIỚI BẮT ĐẦU CÓ NHỮNG LỰA CHỌN KHÁC

    Trong thời kỳ khủng hoảng dầu lửa 1973-1975, giá dầu tăng vọt. Các nước xuất khẩu dầu như OPEC, Nga, Na Uy... thu về một lượng lớn tiền nhưng chi ngân sách không sử dụng hết. Số dollar dư được đầu tư vào các ngân hàng thương mại đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế trong đó có Mỹ để kiếm lời.

    Ngoài đầu tư kiếm lời, các nước này còn viện trợ cho các nước khác. ODA của các nước xuất khẩu dầu mỏ này tăng mạnh.

    Mỹ là nước nhập khẩu dầu lửa nhưng do đồng Dollar cũng là của Mỹ nên Mỹ là nước thu lợi lớn khi các nước có dollar dầu lửa đẩy mạnh đầu tư và Mỹ làm lãi suất ở Mỹ hạ xuống. Thậm chí, Mỹ còn có thể in thêm dollar để mua dầu lửa trong giai đoạn này. Đồng dollar từ đây thống trị tài chính thế giới.

    Vị trí này được duy trì cho đến khi có những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn đe dọa không sử dụng đồng Dollar để mua-bán.

    Năm 2015: Putin sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đô-la Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng dollar dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.

    Năm 2017: Nga và Trung Quốc ký hợp đồng có thời hạn 30 năm khi Nga cung cấp dầu mỏ - khí đốt tự nhiên hàng năm lên tới 1,3 nghìn tỷ ft (khoảng 40 tỷ mét khối khí) cho Trung Quốc. Dự kiến, 1/12/2019 khai trương đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Trung Quốc giải được bài toán thực hiện tham vọng Made in China 2025.

    Năm 2018: Venezuela tuyên bố họ sẽ định giá dầu bằng Euro, Nhân dân tệ và các loại tiền tệ khác.

    Thế giới, bắt đầu có những lựa chọn khác để thoát khỏi đồng Dollar. Mỹ tuyên chiến với siêu cường đang mạnh lên từng ngày và tỏ ra đe dọa hơn và khó sử dụng bạo lực truyền thống như cách đã làm với Iran, Iraq hay gần đây là Venezula hơn. Siêu cường mang tên Trung Quốc.


    https://www.facebook.com/VnInbest/
  5. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    30.698
    E ủng hộ bác thớt bộ 3 quyển (e ko khoái đọc ebook) cầm sách đọc vẫn sướng hơn.
  6. chickdn

    chickdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    310
    Pác cho em link
  7. Duduconxanh

    Duduconxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2017
    Đã được thích:
    30.698
    Bác liên hệ e qua sđt: 0962.185.121 e ở tân bình
  8. chickdn

    chickdn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2017
    Đã được thích:
    310
    Thanks cụ.
  9. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    255
    Bạn nhắn tin mình theo sđt 0909.821.301 hoặc inbox facebook https://www.facebook.com/VnInbest/
    --- Gộp bài viết, 27/05/2019, Bài cũ: 27/05/2019 ---
    Bạn nhắn tin mình theo sđt 0909.821.301 hoặc inbox facebook https://www.facebook.com/VnInbest/
  10. brandykhoa

    brandykhoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    255
    http://ndh.vn/cuoc-chien-my-trung-b...at-30-nam-truoc-2019060108365714p145c151.news

    Trích Cuộc chiến Mỹ - Trung: "Bộ phim làm lại" của chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật 30 năm trước của Thanh Long/Theo Project Syndicate

    "Dựa trên lý thuyết về kinh tế học cung - cầu chưa được kiểm chứng, đặc biệt là lý thuyết giảm thuế là tự huy động vốn, chính quyền ông Reagan đã không thể đánh giá đúng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thương mại. Đến hôm nay, chính quyền của ông Trump cũng không thoát khỏi sức quyến rũ của chính sách lãi suất thấp, cùng với Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại.

    Những trở ngại mà nền kinh tế vĩ mô của Mỹ phải đối mặt trong bối cảnh thiếu hụt tổng tiết kiệm quốc nội đang bị phớt lờ. Không có cử tri Mỹ nào ủng hộ phương án giảm thâm hụt thương mại bằng việc giảm thâm hụt ngân sách và từ đó thúc đẩy tiết kiệm trong nước.

    Tuy nhiên, nước Mỹ muốn cùng lúc làm được hai việc đó (một điều bất khả thi) trong khi chi tiêu cho y tế đang “nuốt chửng” 18% GDP, chi tiêu quốc phòng vượt quá tổng ngân sách quân đội của 7 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới (không tính Mỹ), chính sách giảm thuế khiến thu nhập của chính phủ xuống tương đương 16,5% GDP, thấp hơn mức trung bình 17,4% của 50 năm qua.

    Bộ phim làm lại này quả thực đã đẩy thế giới vào hỗn loạn. Tuy nhiên, bộ phim này có thể sẽ có kết cục rất khác."

    Hết trích.

    Chúng ta có thể thấy được kinh tế tư bản lặp lại những vấn đề xưa cũ theo tính chu kỳ mà ở đó học thuyết về thị trường hiệu quả mà Bàn tay vô hình chi phối nền kinh tế tỏ ra lung lay nghiêm trọng. Ở đó, việc bàn tay của chính phủ can thiệp vào nền kinh tế là hiện hữu và trong nhiều trường hợp, bàn tay đó bảo vệ thiểu số. Đôi khi nó tốt, đôi khi nó thể hiện sự chủ quan duy ý chí và đưa nền kinh tế vào những điểm tắc mà bất cứ một quốc gia nào cũng có nguy cơ gặp phải. Một lần nữa thế giới thử thách "tính bền vững của chủ nghĩa tư bản" và tôi nghi ngờ rằng Trump với những lợi thế không được như Reagan ngày xưa sẽ khó có thể làm thay đổi được kết quả đưa nước Mỹ vào một hỗn loạn mà những người kế nhiệm không thể dọn dẹp trong một sớm một chiều. Hay như Trung Quốc ngày nay, họ chỉ là những lá cờ và những biểu tượng xưa cũ nhưng cách điều hành kinh tế đã là của một siêu cường kiểu mới.

    P/S: Tôi cho rằng, rủi ro về sự mất giá của ÚD là hiện hữu và rõ ràng hơn rất nhiều việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.

Chia sẻ trang này