Tuần đầu Tháng 4 2020 giao dịch thành công và đầy xúc cảm $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 10/04/2020.

5906 người đang online, trong đó có 764 thành viên. 17:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3207 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Bác nào thích Pen có thể canh DRH cũng dc !:D
    HQC 1.2 - 1.3 canh ra cho đúng nhịp !
    MST bắt đáy có ăn :D trên 4 ra !
    xgameno1hazefx thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    CNN: Vingroup hỗ trợ ngành y tế chống đại dịch toàn cầu
    18:14 | 10/04/2020
    Mới đây, trong bản tin thời sự của Đài CNN (Mỹ), Vingroup trở thành điểm nhấn mới của Việt Nam trong việc phòng chống đại dịch Covid-19. Vingroup được đề cập là đại diện tiêu biểu trong những doanh nghiệp lớn trên toàn cầu góp sức chống dịch, cùng với các tập đoàn khác như Alibaba, Huyndai, GM...
    CNN nhấn mạnh, VinFast, công ty con của Vingroup - tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam đã tận dụng mọi nguồn lực để bắt tay vào sản xuất máy thở hàng loạt khi dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Vingroup với tiềm lực công nghệ, công nghiệp và tài chính mạnh mẽ đã quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.

    [​IMG]
    Theo đó, người khổng lồ của kinh tế Việt Nam sẽ sử dụng toàn bộ nguồn lực và nền tảng công nghệ của các nhà máy sản xuất ô tô VinFast và nhà máy sản xuất thiết bị thông minh và các viện nghiên cứu để hoàn thành mục tiêu này. Bên cạnh đó, Vingroup đã ký kết hợp đồng sáng chế với Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do Trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

    Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup - cho biết: "Công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên thế giới để gia công thiết bị cho họ hoặc cung cấp một phần nhu cầu, số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác". Trước đó, Vingroup là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tài trợ, ủng hộ việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhằm chung tay cùng cộng đồng sớm đẩy lùi dịch bệnh, với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới gần 450 tỷ đồng.

    Theo CNN, không chỉ Vingroup mà hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới đã có những hành động quyết liệt để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch toàn cầu Covid-19. Tại châu Á, Vingroup và Alibaba là hai tập đoàn có những đóng góp nổi bật nhất khu vực.

    [​IMG]
    Tại Trung Quốc, “gã khổng lồ” về công nghệ Alibaba đã cung cấp hệ thống công nghệ ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI cho các chuyên gia kinh tế để tối ưu thời gian, nâng cao tính chính xác của quy trình xét nghiệm. Đặc biệt, Alibaba còn đưa vào thuật toán mới của hệ thống này để có thể hoàn thành quá trình nhận biết virus chỉ trong vòng 20s. Tỷ phú Jack Ma - cựu Giám đốc Điều hành Alibaba ngay lập tức đã tài trợ khẩu trang, bộ xét nghiệm cho 24 quốc gia Mỹ Latinh và một số nước nghèo nhất châu Á để chống lại đại địch Covid-19.

    Trước đó, Đài Truyền hình Mỹ này cũng đề cập đến Huyndai và GM đã tận dụng nhà máy và các nguồn lực để sản xuất máy thở. Đây là những hoạt động thiết thực của các doanh nghiệp, chung tay cùng xã hội và thế giới phòng chống dịch, cũng như mở ra những tiềm năng và cơ hội mới về phát triển sản xuất.

    Ngoài CNN, các hãng thông tấn quốc tế danh tiếng như Reuters (Anh), Nikkei (Nhật)... cũng đưa thông tin về việc Vingroup và các công ty công nghệ, các nhà máy sản xuất bước vào kế hoạch sản xuất máy thở, nhằm hỗ trợ ngành y tế đến độc giả toàn cầu.
    --- Gộp bài viết, 11/04/2020, Bài cũ: 11/04/2020 ---
    Lợi nhuận cao thì rủ do nhiều chấp nhận dc thì chơi thôi :D
    Last edited: 11/04/2020
    xgameno1hazefx thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dấu hiệu doanh nghiệp có khả năng vực dậy nhanh sau khủng hoảng
    Thứ Bảy, 11/4/2020 07:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Nếu dịch Covid-19 kéo dài tới tháng 12/2020 thì 39,3% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cuộc khảo sát của Trường đại học Kinh tế Quốc dân lo ngại sẽ bị phá sản. Để nhận biết các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ này cũng như các doanh nghiệp có khả năng vực dậy nhanh sau khủng hoảng, phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ.
    [​IMG]
    Các doanh nghiệp cần gì thời khủng hoảng?

    Dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra nỗi ám ảnh bao trùm lên nền kinh tế thế giới và tâm lý của người dân.

    Các nước đang phải sử dụng những biện pháp tài khóa, tiền tệ mạnh mẽ nhằm hỗ trợ, kích thích kinh tế như Trung Quốc có gói kích thích tài khóa khoảng 1.300 tỷ nhân dân tệ, gói tái cấp vốn 800 tỷ nhân dân tệ, giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc;

    Mỹ dành 2.200 tỷ USD để kích thích kinh tế, 700 tỷ USD mua tài sản (trái phiếu và chứng khoán được đảm bảo), giảm lãi suất; Hàn Quốc có gói hỗ trợ 38 tỷ USD cho doanh nghiệp nhỏ…

    Mới đây nhất, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và công bố gói kích thích kinh tế tương đương 988 tỷ USD, khoảng 20% GDP.

    Khảo sát của Trường đại học Kinh tế Quốc dân với 510 doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô dưới 200 lao động thuộc các ngành dịch vụ (65,1%), công nghiệp và xây dựng (29,8%), nông nghiệp (5,1%) trên địa bàn Hà Nội (69,3%), TP.HCM (12,2%) và các địa phương khác (18,5%) cho thấy, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu dịch bệnh kéo dài tới tháng 12 (xem đồ thị 1).

    [​IMG]
    Những khó khăn cốt yếu nhất mà các doanh nghiệp gặp phải.
    Trong năm nay, 20,2% số doanh nghiệp dự kiến doanh thu giảm từ 80% trở lên, 28,4% số doanh nghiệp giảm từ 50% trở lên, 34,9% số doanh nghiệp giảm từ 30% trở lên, các doanh nghiệp còn lại giảm dưới 30%. Ðáng lưu ý, 39,3% số doanh nghiệp lo ngại sẽ bị phá sản.
    Các giải pháp hỗ trợ mà doanh nghiệp kỳ vọng là cắt giảm thủ tục hành chính, không tăng chi phí điện, nước, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ, vay vốn với lãi suất ưu đãi, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất… (xem đồ thị 2).

    [​IMG]
    Phản hồi của các doanh nghiệp về những giải pháp hỗ trợ
    quan trọng nhất trong mùa dịch.
    Thực tế cho thấy, không chỉ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà khối doanh nghiệp lớn cũng đang rất khó khăn, đều phải cắt giảm chi phí vận hành, chi phí nhân sự, quy mô sản xuất - kinh doanh, luân chuyển hoặc cắt giảm lao động…
    Các doanh nghiệp đang xốc lại tinh thần cán bộ, công nhân viên và có cơ chế đối thoại giữa ban lãnh đạo và nhân viên một cách trực tiếp nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có sự chuyển đổi, sắp xếp lại phù hợp.

    Khi công ty khó khăn là dịp “lọc” lại những con người phù hợp, hiểu được định hướng cũng như các giá trị mà ban lãnh đạo đang theo đuổi.

    Tập trung vào nhân viên cũng là tập trung vào tương lai của công ty. Văn hóa doanh nghiệp có thể được hình thành, củng cố trong giai đoạn này.

    Kinh nghiệm cho thấy, ban lãnh đạo thường tìm ra những ý kiến hay nhất từ chính đội ngũ nhân viên của họ.

    Ðồng thời, doanh nghiệp tích cực rà soát, cắt giảm chi phí và triển khai các sản phẩm mới.

    Dịch bệnh khiến thói quen tiêu dùng tạm thời thay đổi, chuyển hướng sang các dịch vụ đặt hàng trực tuyến, gia tăng nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm tăng cường sức khỏe, hỗ trợ sức đề kháng…

    Do đó, một số doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng đang có nhu cầu cao, tìm kiếm những đơn vị phù hợp để hợp tác, liên kết, nhận sản phẩm để phân phối…

    Nhu cầu là yếu tố rất khó để dự đoán, ngay cả những doanh nghiệp có thị phần lớn cũng rất khó khăn trong việc dự đoán nhu cầu và không phải việc gì các doanh nghiệp lớn cũng làm được.

    Nhu cầu rất đa dạng nên các doanh nghiệp nhỏ có thể đi tới những ngóc ngách sâu nhất để nắm bắt các nhu cầu, cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ ở mức cao.

    Mặt khác, tác động của dịch bệnh tới các ngành nghề là không đồng thời và không giống nhau, mỗi doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn phát triển khác nhau, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu vốn khác nhau, nhưng không có doanh nghiệp nào hoạt động độc lập trong chuỗi giá trị của ngành nghề đó.

    Tinh thần đối tác được thể hiện rất cao vào lúc này, đây cũng là giai đoạn để “lọc” các đối tác có thiện chí, sẵn sàng cùng hy sinh lợi ích để hướng tới mối quan hệ lâu dài hơn.

    Một số doanh nghiệp tìm đến tổ chức tư vấn để đưa ra chiến lược vực dậy công ty.

    Ðánh giá doanh nghiệp, không thể bỏ qua yếu tố định tính

    Kinh tế thế giới đang phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dứt điểm dịch bệnh để mọi việc dần trở lại bình thường, thông thương trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng…

    Cuộc khủng hoảng lần này là do bắt nguồn từ nguyên nhân phi kinh tế, tác động tới kinh tế, cho nên chính phủ các nước đều dùng tới biện pháp kinh tế để hỗ trợ cho sự gián đoạn này.

    Khó khăn khiến mọi người đều phải thích nghi với thực tế và xác định lại cách để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng.

    Nguyên nhân bắt nguồn tại đâu thì biện pháp xử lý chỉ có thể nằm tại đó và cuộc sống vẫn phải tiếp diễn với trọng tâm xoay quanh vấn đề dịch bệnh.

    Giai đoạn sắp tới dự báo sẽ rất khó khăn và mang tính sàng lọc cao đối với mọi thành phần kinh tế.

    Dịch bệnh là một bộ lọc lớn, chỉ có những nền kinh tế, doanh nghiệp “khỏe” mới có thể sống chung và nhanh chóng vượt qua được.

    Ở góc độ đầu tư, việc tìm ra các doanh nghiệp sẽ vượt qua khủng hoảng đòi hỏi sự sát sao và phân tích kỹ các yếu tố cả định lượng và định tính.

    Trong đó, về mặt định lượng, lượng tiền trong két của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo cuối năm 2019 có thể dùng để trang trải cho chi phí vận hành trong bao lâu?

    Doanh nghiệp cần sống chung với dịch bệnh trước khi nói tới khả năng vực dậy nhanh. Doanh thu giữ được là điều quan trọng nhất ở thời điểm này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng nhiều.

    Về mặt định tính, khả năng, sức mạnh đàm phán của doanh nghiệp với các đối tác để giãn hoặc giảm các chi phí cố định như thế nào? Các doanh nghiệp ở quy mô nào cũng cần thực hiện việc này, doanh nghiệp quy lớn nhưng không linh hoạt vẫn có thể thua lỗ.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có thái độ thận trọng với diễn biến của dịch, đưa ra các kịch bản cụ thể và không ngừng tìm ra các biện pháp mới để thích nghi.

    Nhà đầu tư có thể tham khảo những bài phát biểu của ban lãnh đạo doanh nghiệp, hay trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có thêm đánh giá riêng.

    Nhà đầu tư cần đánh giá được sản phẩm, cấu trúc sản phẩm và chính sách bán hàng trước và sau thời điểm dịch bệnh.

    Một số doanh nghiệp phải giảm giá mạnh các mặt hàng để ưu tiên cho dòng tiền, một số khác giữ nguyên hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi. Hai chiến lược này thể hiện hai vấn đề khác nhau về nội tại của doanh nghiệp.

    Ðặc biệt, nhà đầu tư cần xem xét sự phụ thuộc của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ngoài việc dịch bệnh gây tác động ra, việc linh hoạt trong nguồn cung và đối tượng khách hàng đa dạng ở phía cầu sẽ giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp trong giai đoạn này.

    Các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản…, hay xuất nhập khẩu nói chung đang bị gián đoạn tạm thời, chưa kể các gói hỗ trợ và kích thích rất lớn đang được các nước triển khai có khả năng khiến lãi suất, tỷ giá biến động, sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Ngoài ra, doanh nghiệp ứng xử như thế nào với cộng đồng trong giai đoạn này, tức là ở khía cạnh xã hội, các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ ngân sách chống lại dịch bệnh luôn là những doanh nghiệp linh hoạt và đang làm đúng nghĩa với công việc kinh doanh.

    Những doanh nghiệp như vậy thường nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, người tiêu dùng sau này.
    xgameno1Cam656 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Mỹ: Bệnh viện dã chiến lớn vừa xây xong, chưa điều trị cho bệnh nhân nào đã phải dỡ
    Thứ Bảy, ngày 11/04/2020
    Bệnh viện dã chiến tại Seattle mới được quân đội Mỹ hoàn thành vào tuần trước sẽ được dỡ bỏ để chuyển tới xây dựng tại một bang khác đang đối mặt với cuộc chiến chống Covid-19 trong hoàn cảnh khó khăn hơn, Thống đốc bang Washington – ông Jay Inslee, cho biết.

    Trước đó, gần 300 binh sĩ quân đội Mỹ đã nỗ lực hoàn thành bệnh viện dã chiến này trong thời gian ngắn nhất để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

    Bệnh viện có 250 giường, có phòng xét nghiệm, phòng chụp x – quang, phòng phẫu thuật và phòng điều trị đặc biệt.

    [​IMG]

    Binh sĩ quân đội Mỹ đang tháo dỡ dần bệnh viện dã chiến tại Washington
    “Chúng tôi đã yêu cầu xây dựng bệnh viện dã chiến này trước khi các biện pháp chống dịch được thực hiện đầy đủ. Chúng tôi lo ngại rằng các bệnh viện tại Seattle có thể bị quá tải do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.

    Tuy nhiên, những hành động ứng phó sớm với dịch bệnh của Washington đã giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và cho phép các bệnh viện của chúng tôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân.

    Những binh sĩ đã giúp đỡ người dân Washington khi chúng tôi cần họ nhất. Tuy nhiên, những bang khác cần được hỗ hợ nhiều hơn chúng tôi. Họ cần có cơ sở vật chất cần thiết để chấm dứt cuộc chiến với Covid-19. Cuộc chiến mà tất cả chúng ta đang sát cánh cùng nhau”, ông Jay Inslee phát biểu.

    [​IMG]
    Bệnh viện dã chiến tại Washington khi vừa được hoàn thành (ảnh Fox News)

    Ông Jay Inslee cũng nhấn mạnh rằng, việc dỡ bệnh viện dã chiến không có nghĩa là tình hình dịch bệnh ở Washington đã tốt hơn và đề nghị người dân hãy tiếp tục thực hiện biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội.

    “Chúng ta vẫn chưa đánh bại hoàn toàn được Covid-19. Vì vậy, cho tới khi chúng ta làm được điều đó, nó vẫn có khả năng lây lan nhanh chóng trở lại nếu chúng ta không tiếp tục các biện pháp chống dịch đang áp dụng”, Thống đốc Washington nhấn mạnh.

    Quyết định dỡ bệnh viện dã chiến được đưa ra vài ngày sau khi bang Washington trả lại 400 máy thở cho chính phủ liên bang. Số máy thở này sẽ được đưa đến sử dụng ở New York và những bang khác, nơi dịch Covid-19 đang hoành hành.
    xgameno1Cam656 thích bài này.
  5. EdwardHouston

    EdwardHouston Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2016
    Đã được thích:
    1.007
    2 phiên chỉnh BVH chạm 45.5 là nhảy lên như gái chưa chồng ham trai vậy em. Tuần sau khả năng cao sẽ test lại 49-50
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 4 tỷ USD trong năm nay, lên mức cao kỷ lục mới 84 tỷ USD
    THỨ 6, 10/04/2020,
    Theo Thống đốc NHNN, ngành ngân hàng hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ, giữ ổn định được tỷ giá để đảm bảo củng cố được niềm tin của thị trường và các nhà đầu tư.
    [​IMG]
    Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng 10/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đạt 84 tỷ USD.


    Như vậy con số này đã tăng thêm hơn 4 tỷ USD so với mức chưa đến 80 tỷ USD hồi cuối năm 2019. Đồng thời mức 84 tỷ USD cũng là con số cao kỷ lục mới của dự trữ ngoại hối nước nhà.

    Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, trong 3 tháng qua tỷ giá VND biến động trong biên độ khoảng 1,3 – 1,5%. Có thể nói đây là mức ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỷ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

    Cũng theo Thống đốc, thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động với thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng. Ngành ngân hàng cũng như NHNN hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ, giữ ổn định được tỷ giá để đảm bảo củng cố được niềm tin của thị trường và các nhà đầu tư.
    xgameno1 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    BKAV cũng sản xuất máy thở


    https://photo2.*********/data/attachment-files/2020/04/4967044_11950F1E-484D-4A12-8FD4-EF1C53011CAB.jpeg

    Thông tin này được đích thân CEO Nguyễn Tử Quảng của BKAV thông báo trên Facebook sáng hôm nay. BKAV nói họ đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập và máy mẫu sẽ sẵn sàng vào giữa tháng 5 để được Bộ Y Tế cấp phép.

    Ông Quảng nói dự án máy thở của BKAV sử dụng mã nguồn, thiết kế của mẫu PB560 sau khi Medtronic cung cấp miễn phí cho toàn bộ tổ chức nếu muốn sử dụng để giúp thế giới chống đại dịch Covid-19.

    Theo kế hoạch, khoảng 9000 nhân công tại 4 nhà máy và chuỗi cung ứng tham gia sản xuất Bphoneđã sẵn sàng cho dự án này. Máy mẫu đầu tiên sẽ được sản xuất xong vào giữa tháng 5, sau đó chờ Bộ Y Tế cấp phép để sản xuất hàng loạt. Trước đó, Vingroup đã công bố sẽ sản xuất máy thở.
    xgameno1 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Mexico xây hay phá thỏa thuận OPEC+.

    1, Phát biểu với Reuters trước đó, Hoàng tử Abdulaziz nói: "Tôi hy vọng (Mexico) sẽ thấy được lợi ích của thỏa thuận này không chỉ đối với Mexico mà còn đối với cả thế giới. Toàn bộ thỏa thuận này đang chờ Mexico đồng ý."

    Đáng ngạc nhiên kết quả là Mexico rời khỏi cuộc họp OPEC + ngày 9/4 mà không đồng ý với việc cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, một báo cáo khác cho biết Mexico đã đề nghị giảm sản lượng dầu thô 100.000 thùng/ngày, xuống còn 1,68 triệu thùng/ngày.

    2, Tổng thống Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador cho biết hôm thứ Sáu (10/4), Mỹ đã đồng ý hôm thứ Năm (9/4) cắt giảm 250.000 thùng/ ngày nhằm giúp Mexico đóng góp vào việc cắt giảm toàn cầu.

    3, Công ty Dầu khí của Úc BHP hoạt động dầu khí ở Bắc Mỹ và Caribbean, cho biết công ty sẽ thanh toán ngay lập tức các khoản còn tồn đọng và chuyển sang các điều khoản thanh toán bảy ngày trong sáu tháng tới đối với các doanh nghiệp địa phương nhỏ mà hỗ trợ đơn vị Dầu khí của BHP.

    4, Bộ trưởng Dầu khí Ai Cập Tarek al-Molla đã nhấn mạnh vào thứ Sáu (10/4) về tầm quan trọng của cuộc họp cấp bộ OPEC + diễn ra trong "thời điểm quyết định để khôi phục thị trường và cân bằng giá dầu."

    Tarek al-Molla nói: " Ai Cập tham gia cuộc họp OPEC + nhằm hợp tác và bày tỏ quan điểm để thị trường dầu mỏ thế giới sớm ổn định trở lại".

    5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Dầu khí,Timipre Sylva, cho biết Chính phủ Liên bang Nigeria ước tính kiếm được khoảng 2,8 tỷ USD nếu giá dầu phục hồi, dự kiến thị trường thế giới sẽ giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày.

    Ông nói Nigeria đã tham gia cắt giảm sản lượng dầu lịch sử trong cuộc họp OPEC+ diễn ra ngày 9/4.

    Ông nói: “Giá dầu phục hồi có thể kiếm thêm cho Nigeria ít nhất 2,8 tỷ USD.”

    6, Các quốc gia sản xuất dầu đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận cắt giảm kỷ lục tại cuộc họp G20 vào hôm qua (10/4) nhằm đẩy giá dầu lên cao, trong khi đó Ả Rập Saudi mâu thuẫn với Mexico bất chấp lời đề nghị hòa giải của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    7, Vào thứ Sáu, Trump đã gặp gỡ Hamm và các nhà điều hành của công ty dầu mỏ, các nhà lãnh đạo và người có ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ, gồm Viện Dầu khí Hoa Kỳ, thay mặt cho các công ty thành viên lớn như Exxon và Chevron, API, và Nhà sản xuất nhiên liệu & hóa dầu Mỹ. Trong khi Hamm và Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa Kevin Cramer của bang sản xuất dầu lớn Bắc Dakota đã đề nghị Tổng thống đánh thuế quan đối với Moscow và Riyadh, thì API và các nhà sản xuất nhiên liệu và hóa dầu của Mỹ cầu khẩn Tổng thống để tránh các chính sách của Hoa Kỳ có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ.

    8, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Seamus O'Regan nói, Canada và các nước G20 đồng ý về sự cần thiết phải ổn định giá dầu, nhưng trong cuộc họp hôm thứ Sáu (10/4), Canada đã không hứa sẽ cắt giảm bất kỳ sản lượng cụ thể nào.

    Bộ trưởng cũng cho biết chính phủ liên bang sẽ cấp gói viện trợ để thanh khoản cho ngành dầu khí đang gặp khó khăn của đất nước.
    Last edited: 11/04/2020
    xgameno1 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    OPEC khẳng định quyết tâm duy trì thị trường dầu ổn định
    11:00 | 11/04/2020

    Trong tuyên bố ngày 10/4, Bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dưới sự chủ trì của Ả Rập Xê-út đã cam kết duy trì thị trường dầu ổn định.

    [​IMG]
    Tại cuộc họp, OPEC và các thành viên sản xuất dầu liên minh (OPEC+) cùng tái khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác nhằm duy trì thị trường dầu ổn định vì lợi ích chung của các nhà sản xuất, cũng như đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng.

    Cụ thể, các thành viên tham gia cuộc họp đã đồng ý xác nhận lại khung tuyên bố hợp tác được ký ngày 10/12/2016; cắt giảm sản lượng dầu ở mức 10 triệu thùng mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 1/5/2020; kêu gọi tất cả các nhà sản xuất lớn đóng góp cho những nỗ lực nhằm ổn định thị trường.

    Đa số các thành viên đều quyết tâm giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu khoảng 10%, tuy nhiên Mexico đã lưỡng lự với đề xuất này.

    Tổng thống Mexico Lopez Obrador cho biết, Mexico chịu sức ép cắt giảm 400.000 thùng dầu mỗi ngày, khoảng 23% sản lượng hiện tại. Sau đó, Tổng thống Obrador nói rằng, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý bù đắp thiệt hại để giúp Mexico giảm sản lượng xuống còn 250.000 thùng dầu mỗi ngày.

    Được biết, OPEC+ sẽ tiếp tục tổ chức họp trực tuyến vào tháng 6 tới, để xác định các hành động tiếp theo.

    Quyết định cắt giảm sản lượng toàn cầu nhằm bình ổn giá dầu dự kiến sẽ giảm bớt gánh nặng cho các công ty ở Mỹ, hiện đang đối mặt với rủi ro bị đẩy khỏi thị trường nếu già dầu không được khôi phục.
    xgameno1 thích bài này.
  10. SilverTiger

    SilverTiger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.842
    https://nld.com.vn/kinh-te/trung-qu...-xe-hang-tac-o-cua-khau-20200411085741217.htm
    Trung Quốc siết thông quan, 2.600 xe hàng "tắc" ở cửa khẩu
    11-04-2020 - 09:40 AM | Kinh tế
    (NLĐO)- Lượng xe hàng thông quan để xuất đi Trung Quốc đã giảm rõ rệt khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp quản lý, phòng chống dịch ở khu vực cửa khẩu.


    Theo thông tin từ Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tính đến ngày 10-4, lượng xe chở hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu chờ xuất đi Trung Quốc lên gần 2.600 xe, chủ yếu là nông sản.

    Từ đầu tháng 4 đến nay, do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-2019, nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc trên các cửa khẩu của Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn. Năng lực thông quan tại các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện chỉ bằng 1/3 so với trước đây.

    [​IMG]
    Xe chở hàng hóa "nằm im" chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc

    Để đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hoá, giảm thiểu thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã thường xuyên trao đổi với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để phối hợp tìm giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa; vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-2019.

    Tại hội nghị trực tuyến với Chính phủ ngày 10-4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trước việc Trung Quốc có chủ trương siết chặt hơn hoạt động thông quan do lo ngại về dịch bệnh lây lan trở lại Trung Quốc qua các khu vực biên giới, Bộ Công Thương đang bám rất sát để tập trung xử lý.

    "Dự kiến trong tuần tới Công Thương sẽ cùng trao đổi với Đại sứ Trung Quốc và sẽ lên tuyến biên giới để khảo sát thực tế để có biện pháp tháo gỡ"- ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.


    Việc lưu thông hàng hóa sang Trung Quốc tại các cửa khẩu phía Bắc gặp khó khăn từ đầu tháng 2-2020 do dịch bệnh. Với nhiều biện pháp của các bộ ngành, địa phương, tình hình đã bắt đầu khả quan từ giữa tháng 3. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở Việt Nam nên Trung Quốc đã siết chặt các hoạt động thông quan hàng hoá, nhập cảnh.

    Tại Lạng Sơn, địa phương này đã thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đồng Đăng (Cao Lộc), gồm 300 người, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10-4 để nâng cao năng lực thông quan hàng hoá. Theo đó, các lái xe phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, mặc quần áo bảo hộ, kiểm tra y tế và thực hiện cách ly tập trung dành riêng cho lái xe và lực lương bốc xếp hàng hoá.

    Ngày 11-4, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đang chuẩn bị nội dung và thu xếp Điện đàm giữa Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn để tháo gỡ một số khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời, phối hợp với Sở Thương mại Quảng Tây tăng số lượng chuyến tàu vận tải hàng hóa đường sắt chở nông sản Việt Nam – Trung Quốc.

    Minh Chiến

Chia sẻ trang này